Luận văn nghiên cứu trên cơ sở những yêu cầu bức xúc nâng cao hiệu quả dạy - học sách
Tiếng Việt 3 mới triển khai đại trà từ năm học 2004 – 2005, theo mục tiêu môn Tiếng Việt Tiểu
học: “Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về
xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam ” [9, tr.9].
Ngoài các phương pháp được vận dụng hướng đến phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh (HS), nguyên tắc tích hợp, quan điểm tích hợp thời gian qua được đề cập khá
nhiều, nhưng dạy và học theo hướng tích hợp, từ đó nâng lên thành “phương pháp tích hợp” là
vấn đề giáo viên Tiểu học Bến Tre ít chú tâm tới! Theo kết quả khảo sát của chúng tôi ở 120
giáo viên (GV) dạy Tiếng Việt 3 trong tỉnh, chỉ 15,83 % tự nhận có quan tâm đến dạy học theo
hướng tích hợp! Bám sát chương trình và sách Tiếng Việt 3, góp phần đề ra giải pháp nâng cao
hiệu quả dạy và học chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 là cơ sở thực tiễn của luận văn.
Chủ điểm “Lễ hội” là một chủ điểm mới, lần đầu tiên được đưa vào Tiếng Việt 3 một cách
có hệ thống. Dưới góc nhìn “tích hợp”, theo chúng tôi, đây là chủ điểm có vai trò đặc biệt: vừa
giúp trường Tiểu học (TH) khai thác thế mạnh thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới,
vừa góp phần thực hiện kiến nghị của Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban quốc gia về Thập kỷ Quốc tế
phát triển văn hóa của Việt Nam : “Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy ở
các trường học nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, giáo dục cho học sinh về giá trị
của văn hoá dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam, nâng cao lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ
di sản văn hóa” [90, tr.3].
151 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vân dụng phương pháp tích hợp dạy chủ điểm “lễ hội” trong sách tiếng Việt lớp 3 ở Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
PHẠM VĂN LUÂN
VÂN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
DẠY CHỦ ĐIỂM “LỄ HỘI” TRONG
SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ở BẾN TRE
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành:
Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Văn
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TSKH. BÙI MẠNH NHỊ
TP. HỒ CHI MINH - 2006
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Điều phối
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học -Bộ Giáo dục & Đào tạo, Phòng Khoa học – Công
nghệ - Sau Đại học, khoa Ngữ văn trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh đã có định hướng cụ
thể, thiết thực giúp chúng tôi hình thành ý tưởng của đề tài này từ năm học 2003 - 2004
đến nay.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Thầy Bùi Mạnh Nhị, người đã hướng dẫn tận
tình, có những ý kiến đóng góp cụ thể, cung cấp nhiều nguồn tư liệu chuyên môn, hỗ trợ
quá trình thực hiện đề tài.
Đề tài hoàn thành còn được sự góp ý của quý lãnh đạo và chuyên viên Viện Văn
hóa – Thông tin, Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sở Văn
hóa – Thông tin Bến Tre, cán bộ văn hóa – thông tin các huyện, thị trong tỉnh, quý đồng
nghiệp ở phòng Giáo dục Tiểu học – Sở Giáo dục & Đào tạo Bến Tre, quý thầy cô trường
Cao đẳng Bến Tre. Chúng tôi xin ghi nhận và trân trọng cám ơn sự đóng góp quý báu
này.
Triển khai phần khảo sát và thực nghiệm đề tài, chúng tôi nhận được sự ủng hộ,
hợp tác của lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo các huyệïn, thị, Ban giám hiệu anh chị
em giáo viên tiểu học dạy lớp 3, quý phụ huynh và học sinh lớp 3 các trường Tiểu học
trong toàn tỉnh. Đặc biệt là các trường: TH Bình Khánh Đông (huyện Mỏ Cày), TH
Tân Thạch A, (huyện Châu Thành), TH Thạnh Phước (huyện Bình Đại), TH Phú
Khánh (huyện Thạnh Phú), TH Tân Thành (thị xã Bến Tre) Chúng tôi xin cám ơn sự
nhiệt tình chuyên môn, ý thức năng động sáng tạo của các thầy cô giáo trong quá trình đổi
mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học
nói chung và môn tiếng Việt lớp 3 nói riêng.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do vấn đề còn mới mẻ, nguồn tài liệu nghiên cứu
chưa nhiều, năng lực và thời gian của người thực hiện đề tài có hạn, luận văn chỉ thực hiện
ở một mức độ nhất định và chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Một lần nữa,
chúng tôi xin trân trọng ghi nhận và chân thành cám ơn tất cả những ý kiến chỉ giáo, sự
trao đổi, đóng góp, hợp tác và động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận
văn !
Bến Tre, ngày 9 tháng 9 năm 2006
Người viết
Phạm Văn Luân
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở những yêu cầu bức xúc nâng cao hiệu quả dạy - học sách
Tiếng Việt 3 mới triển khai đại trà từ năm học 2004 – 2005, theo mục tiêu môn Tiếng Việt Tiểu
học: “Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về
xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam” [9, tr.9].
Ngoài các phương pháp được vận dụng hướng đến phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh (HS), nguyên tắc tích hợp, quan điểm tích hợp thời gian qua được đề cập khá
nhiều, nhưng dạy và học theo hướng tích hợp, từ đó nâng lên thành “phương pháp tích hợp” là
vấn đề giáo viên Tiểu học Bến Tre ít chú tâm tới! Theo kết quả khảo sát của chúng tôi ở 120
giáo viên (GV) dạy Tiếng Việt 3 trong tỉnh, chỉ 15,83 % tự nhận có quan tâm đến dạy học theo
hướng tích hợp! Bám sát chương trình và sách Tiếng Việt 3, góp phần đề ra giải pháp nâng cao
hiệu quả dạy và học chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 là cơ sở thực tiễn của luận văn.
Chủ điểm “Lễ hội” là một chủ điểm mới, lần đầu tiên được đưa vào Tiếng Việt 3 một cách
có hệ thống. Dưới góc nhìn “tích hợp”, theo chúng tôi, đây là chủ điểm có vai trò đặc biệt: vừa
giúp trường Tiểu học (TH) khai thác thế mạnh thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới,
vừa góp phần thực hiện kiến nghị của Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban quốc gia về Thập kỷ Quốc tế
phát triển văn hóa của Việt Nam : “Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy ở
các trường học nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, giáo dục cho học sinh về giá trị
của văn hoá dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam, nâng cao lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ
di sản văn hóa” [90, tr.3].
“Tích hợp” không phải là vấn đề mới mẻ, không phải là những khám phá, phát hiện đầu
tiên của người Việt Nam; trên bình diện lý luận cũng như thực tiễn, đó là vấn đề đã từng được
nghiên cứu và thực hiện, từng đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn
đang là chuyện còn nhiều ý kiến trao đổi trong đội ngũ GV Tiểu học Bến Tre. Chương trình và
sách giáo khoa Tiếng Việt 3, các tài liệu bồi dưỡng thay sách, tài liệu tham khảo cho GV Tiểu
học, dù được biên soạn theo tinh thần “tích hợp”, vẫn chưa làm rõ các khía cạnh, tầng nghĩa của
khái niệm này; trong số GV tham gia khảo sát, có 61,66 % cho rằng mình chỉ hiểu ở mức giản
đơn về lý thuyết phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. Do đó, có đến 69,19 % GV tuy qua
thí điểm, bước vào đại trà vẫn lúng túng khi vận dụng phương pháp tích hợp; họ tự nhận thấy
cần tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện cả kiến thức lẫn kỹ năng dạy học theo hướng tích hợp Việc
đề xuất hướng rèn luyện kỹ năng dạy học chủ điểm “Lễ hội” theo phương pháp tích hợp, trong
điều kiện chương trình tiếng Việt các lớp 1, 2, 3 không có tiết lý thuyết riêng, vì vậy càng trở
nên có tính thời sự !
Có ý kiến cho rằng, ở TH GV chưa cần thiết được trang bị kiến thức về phương pháp dạy
học tích hợp; vì đặc thù của môn tiếng Việt ở TH, không như môn Văn ở Trung học cơ sở,
không có tiết lý thuyết riêng, chỉ giúp HS làm quen qua các bài tập rèn luyện kỹ năng Đây là
vấn đề cần làm sáng tỏ khi nghiên cứu, dạy và học chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 !
Ngày nay, trong khoa học giáo dục, sự liên kết bộ môn là một hướng tích cực của khoa học
sư phạm hiện đại; những yếu tố liên môn đã tạo ra xu thế tích hợp nhiều môn học, sớm hình
thành những khái niệm khoa học phức tạp, đồng thời tiết kiệm được thời gian dạy học so với
việc dạy các môn riêng rẽ, tách rời nhau. Tài liệu tham khảo, trang thiết bị, dụng cụ dạy học
Tiếng Việt 3 hiện đã vận dụng phương pháp tích hợp trong đặt câu hỏi, ra đề bài tập, bài kiểm
tra... Song, hiện nay ở Bến Tre, qua khảo sát có 84,16 % GV chưa được trang bị có hệ thống cơ
sở lý thuyết phương pháp tích hợp đủ để vận dụng vào giảng dạy một chủ điểm cụ thể!
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn gắn với mục tiêu dạy học bộ môn Tiếng Việt lớp 3 ở trường Tiểu học. Đặc
biệt chú trọng đến các kỹ năng tích hợp để GV dạy bộ môn này có thể làm chủ quá trình tổ
chức, hướng dẫn, điều khiển HS khi dạy chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3, tạo môi trường giao
tiếp có định hướng phát triển cao hơn những hiểu biết tiềm tàng, đang trong trạng thái tản mạn,
non yếu ở HS lớp 3.
Luận văn hướng vào thực tiễn cung cấp kiến thức, kỹ năng dạy chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng
Việt 3 trên cơ sở nắm chắc lý thuyết phương pháp tích hợp cùng các biện pháp đặc trưng tổ chức,
hướng dẫn HS, dần dần khái quát những điều đã được định hình qua các môi trường giao tiếp ở
gia đình, nhà trường và cộng đồng thành những quy tắc, kiến thức cơ bản, làm nền cho sự hoàn
thiện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt và vốn văn hóa Đây là cơ sở để GVTH nắm bắt, hiểu và
thực hiện có hiệu quả ý đồ các tác giả biên soạn chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là hiện thực khách quan qua 4 năm dạy thể nghiệm
Tiếng Việt 3, gắn với quá trình tập huấn và thực hiện thay sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 do
Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) triển khai trong toàn quốc từ năm học 2004 - 2005. Cụ thể
hơn, đó là sự thể hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng trong chương trình Tiếng Việt 3, tài
liệu sách giáo khoa, sách giáo viên và thực tiễn thay sách lớp 3 bậc tiểu học tại địa phương.
- Bến Tre có 197 trường TH, với 6121 GV [80], là một trong 10 tỉnh, thành trong cả nước
được Bộ GD&ĐT chọn triển khai Dự án phát triển giáo viên Tiểu học từ năm học 2003-2004.
Bản thân chúng tôi may mắn được tiếp xúc với 280 HS lớp 3; 120 GV dạy Tiếng Việt lớp 3; 215
phụ huynh HS lớp 3 và 72 chuyên gia, cán bộ văn hóa – thông tin ở cơ sở, nghệ nhân qua các
lớp tập huấn, bồi dưỡng thay sách, đồng thời được dự nhiều tiết thao giảng, tiết dạy thực nghiệm
Tiếng Việt 3 tại các trường TH trong tỉnh. Hiện thực sinh động của các giờ dạy – học trên lớp, sự
đổi mới cách soạn giáo án của GV, những khó khăn, bất cập trong vận dụng các Phương pháp
dạy học hiện đại đang đặt ra nhiệm vụ bức xúc cho hoạt động nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm
giáo dục tiểu học từ thực tiễn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thứ nhất của luận văn là tìm hiểu sâu hơn nét mới về nội dung và
phương pháp dạy học tích hợp. Chính nguyên tắc tích hợp đã làm thay đổi cấu trúc chương trình
Tiếng Việt 3. Nội dung cả chương trình tích hợp và nội dung từng chủ điểm, từng bài cũng có
tính tích hợp, điều đó đòi hỏi sự xuất hiện tất yếu phương pháp dạy học tích hợp.
Đối tượng nghiên cứu thứ hai của luận văn là lý thuyết về phương pháp tích hợp dưới góc
nhìn như là một phương pháp đặc thù trong quá trình vận dụng dạy - học chủ điểm “Lễ hội”,
Tiếng Việt 3. Các nhà nghiên cứu, tác giả sách giáo khoa, sách GV đã đề cập đến vấn đề tích
hợp với đầy đủ lý thuyết như một phương pháp dạy học. Luận văn mong muốn bàn kỹ hơn về
điều này trong một chủ điểm với những bài dạy cụ thể.
Đối tượng nghiên cứu thứ ba của luận văn là việc nghiên cứu và đề xuất những kỹ năng dạy
học tích hợp với những biện pháp, thao tác, đồ dùng dạy học cụ thể, góp phần nâng cao năng lực
soạn giáo án, lên lớp, tổ chức ngoại khóa của GV khi dạy chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3. Kết
quả khảo sát và dạy thực nghiệm một số bài trong chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3; ý kiến đóng
góp quý báu từ các nhà giáo, nhà nghiên cứu và học viên lớp Tập huấn sưu tầm văn hóa văn
nghệ dân gian do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Bến Tre (10/2005) là minh chứng
xác đáng cho việc vận dụng phương pháp tích hợp dạy chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 ở Bến
Tre hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Thứ nhất, giả thiết cần khẳng định mà đề tài mong muốn đạt tới là: phương pháp dạy học
tích hợp với những kỹ năng tương ứng - một trong những yêu cầu cần thực hiện có hiệu quả
trong giờ dạy Tiếng Việt 3 nói chung, giờ dạy chủ điểm “Lễ hội” nói riêng. Vận dụng tốt kỹ
năng dạy học tích hợp chính là nét mới, là bí quyết dạy đúng, dạy hay môn Tiếng Việt ở Tiểu
học, đây cũng là mong mỏi của các tác giả biên soạn sách giáo khoa. Và cũng cần khẳng định
rằng: tích hợp vừa là phương hướng dạy học, nguyên tắc dạy học và phương pháp dạy học.
Phương pháp tích hợp, kỹ năng tích hợp cần được xây dựng thành một “lý thuyết công cụ” hoàn
chỉnh trong bối cảnh đổi mới giáo dục Tiểu học hiện nay!
Thứ hai, giả thiết cần phủ định là quan niệm: không có phương pháp và kỹ năng tích hợp
vẫn dạy tốt chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3. Hoặc có ý kiến cho rằng, dạy học theo phương
pháp tích hợp sẽ phá vỡ tính chỉnh thể môn Tiếng Việt, “dạy tích hợp” tốn công sức mà lợi ích
mang lại chẳng là bao... Những ý kiến nêu trên đều phiến diện, cần phủ định bằng căn cứ khoa
học và thực nghiệm chứng minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi vào giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
a) Trên cơ sở kế thừa quan niệm của các nhà nghiên cứu, nhà giáo bàn về phương hướng
tích hợp, nguyên tắc tích hợp, luận văn hướng tới xây dựng lý thuyết về vận dụng phương pháp
tích hợp dạy Tiếng Việt 3 trong một chủ điểm cụ thể. Phương pháp dạy học này có phần mới mẻ
đối với GV Tiếng Việt 3 ở Bến Tre sẽ được trình bày qua các bước tìm hiểu bản chất, chức năng,
biện pháp thể hiện.
b) Luận văn xác định hệ thống những kỹ năng cần rèn luyện đối với GV dạy Tiếng Việt 3
khi vận dụng phương pháp tích hợp giảng dạy chủ điểm “Lễ hội”. Các kỹ năng này đặt trong
mối quan hệ với kỹ năng của những phương pháp dạy học khác. Kỹ năng dạy học tích hợp xuất
phát từ “cách nhìn tích hợp” khi nghiên cứu chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 qua các phân môn
và từng bài. “Cách nhìn tích hợp” sẽ dẫn đến kỹ năng khảo sát, lựa chọn nội dung tích hợp, kỹ
năng soạn giáo án, lên lớp, kiểm tra đánh giá, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo phương pháp
tích hợp. Như vậy, kỹ năng dạy học theo phương pháp tích hợp sẽ chi phối toàn bộ quá trình dạy
học chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3.
c) Luận văn đề xuất hướng vận dụng kỹ năng dạy học tích hợp vào thực tiễn, thông qua ý
tưởng dạy thực nghiệm một số bài trong chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3. Quá trình này giúp tác
giả có kết luận xác đáng làm sáng tỏ vấn đề “Vận dụng phương pháp tích hợp dạy chủ điểm
“Lễ hội” trong sách Tiếng Việt lớp 3 ở Bến Tre” .
6. Giới hạn của luận văn
Thứ nhất, luận văn khái quát những nét chính về lý thuyết vận dụng phương pháp tích hợp
vào dạy học tiếng Việt TH, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu khoa học giáo
dục, trong nguồn tư liệu tác giả khảo sát được và thực tiễn dạy học tiếng Việt lớp 3 ở Bến Tre.
Thứ hai, hệ thống những kỹ năng dạy học Tiếng Việt 3 theo phương pháp tích hợp tương
đối phong phú. Hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt TH, luận văn chỉ đi
sâu trao đổi về các kỹ năng: Nắm bắt nguyên tắc tích hợp trong giảng dạy chủ điểm “Lễ hội”,
Tiếng Việt 3. Rèn luyện cách nhìn tích hợp khi lựa chọn yếu tố đồng qui, soạn giáo án, xây dựng
hệ thống câu hỏi, cách thức kiểm tra, đánh giá, việc lồng ghép tổ chức họat động ngoại khóa
trong quá trình dạy – học chủ điểm “Lễ hội”.
Thứ ba, do điều kiện thời gian, luận văn chỉ triển khai khảo sát, thực nghiệm một số bài
trong chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 ở Bến Tre sau năm đầu tiên thực hiện đại trà chương
trình, sách giáo khoa mới.
7. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, qua nghiên cứu từ X.Roegiers - “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát huy các năng lực ở nhà trường” đến Jean - Mare Denomme & Madeleine Roy - “Tiến tới
một sư phạm tương tác” cho thấy, khuynh hướng “tích hợp” được đề cập đến trong vài thập kỷ
gần đây, cùng với xu hướng liên ngành, đa ngành, liên môn Vượt lên những khuynh hướng
quen thuộc đó, ở Pháp năm 1997 Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) do Edgar
Morin chủ trì đã đề xướng tư tưởng xuyên môn, đây là tư tưởng cách mạng nhằm đổi mới tư duy
dạy học trên thế giới những năm cuối cùng thế kỷ trước. Ở Mỹ, trẻ em đã được học tích hợp lễ
hội ở nhà theo chế độ “Homeschooling”; ở Đức, những lớp cuối bậc tiểu học, học sinh đã học
môn “Tích hợp tìm hiểu quê hương” (Heimatkunde)
Ở nước ta, “ôn cũ biết mới” được coi là hình thức quen thuộc và là một biểu hiện rõ nét
của hình thức tích hợp theo hướng đồng tâm của sách giáo khoa. Thực hiện đường lối đổi mới
giáo dục của Đảng được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng
khoá VIII [23, tr.43] nội dung, phương pháp dạy học, chương trình giáo dục TH đã được Bộ
GD&ĐT xây dựng với những bước cải tiến lớn; trong đó có nguyên tắc xây dựng chương trình
và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt dựa trên quan điểm tích hợp một cách xuyên suốt, có
hệ thống.
Có thể nói, khởi thủy từ cố thủ tướng Phạm Văn Đồng với tư tưởng “Dạy văn là một quá
trình rèn luyện toàn diện”, các nhà giáo, nhà nghiên cứu Phan Trọng Luận, Nguyễn Khắc Phi,
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Phương, Lã Nhâm Thìn, Trương Dĩnh, Nguyễn Minh
Thuyết, Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Thúy Hồng, Chu Thị Phương đã chú ý khai thác khuynh
hướng tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tiếng Việt; nhiều tác giả sách giáo khoa từ năm 2000 đã
khẳng định mạnh mẽ: “ Nếu không đưa quan điểm tích hợp vào việc tổ chức thực hiện chương
trình giảng dạy mới thì có lẽ sự đổi mới chương trình là không thật cần thiết”[118, tr.97]. Các
khái niệm “nguyên tắc tích hợp”, “quan điểm tích hợp”, “hướng tích hợp” được GV TH làm quen
và sử dụng khi tiếp cận, thực hiện chương trình mới. Song ở Bến Tre, qua tìm hiểu thực trạng
giáo dục TH của chúng tôi, khái niệm tích hợp trong môn Tiếng Việt mới được hiểu ở mức đơn
giản, vẫn còn 21,66 % GV cho “tích hợïp là gộp 6 phân môn” (Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện,
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) vào chỉnh thể Tiếng Việt.
Tóm lại, các tài liệu có tính chất chỉ đạo thực hiện chương trình Tiếng Việt mới đã đặt nền
móng cho một quan điểm dạy học theo phương hướng tích hợp. Song, lý thuyết về phương pháp
tích hợp với những kỹ năng đặc thù của nó ở Tiểu học, có thể nói chưa được thiết lập!
Cùng với các văn bản chỉ đạo dạy học theo hướng tích hợp; từ năm 2000 đến nay, các bài
nghiên cứu về “tích hợp” đã tiến một bước khá xa đưa quan điểm này vào thực tiễn. Tuy nhiên,
vận dụng những tài liệu này, còn 19,10 % GV được khảo sát cảm thấy rất khó nhận ra yếu tố
tích hợp và định hướng triển khai chúng trong thực tiễn dạy học! Ở đây, kỹ năng nhìn ra yếu tố
tích hợp chưa được thuyết trình rõ. Thực tế hiện nay là, các nhà nghiên cứu, các tác giả đã vận
dụng lý thuyết tích hợp biên soạn sách, viết tài liệu tham khảo tương đối nhiều, nhưng về căn
bản chưa giải quyết từ lý thuyết gốc: nhận diện phương pháp tích hơ