Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm. 1 Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta cần đổi mới phong cách làm việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta, việc nghiên cứu tư tưởng, phong cách làm việc của Người để xây dựng, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất cần thiết. Trong rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Song, chưa có công trình nào bàn sâu về tư tưởng, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh. Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Hành chính Khu vực I là một đơn vị nghiên cứu và giảng dạy, có trách nhiệm tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của nước ta. Chủ yếu là các “Trưởng, phó phòng và tương đương của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp phó các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên và trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể, huyện, quận, thị xã” 2 . Là một người nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, nên tôi lựa chọn đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay làm đề tài khoa học cấp bộ phân cấp, sau khi đã hoàn thành đề tài khoa học cấp cơ sở Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

pdf103 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay Lời nói đầu 2 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định rõ: "Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm.1 Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta cần đổi mới phong cách làm việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta, việc nghiên cứu tư tưởng, phong cách làm việc của Người để xây dựng, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất cần thiết. Trong rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Song, chưa có công trình nào bàn sâu về tư tưởng, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh. Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Hành chính Khu vực I là một đơn vị nghiên cứu và giảng dạy, có trách nhiệm tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của nước ta. Chủ yếu là các “Trưởng, phó phòng và tương đương của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp phó các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên và trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể, huyện, quận, thị xã”2. Là một người nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, nên tôi lựa chọn đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay làm đề tài khoa học cấp bộ phân cấp, sau khi đã hoàn thành đề tài khoa học cấp cơ sở Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc nghiên cứu đề này trước hết là phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và tu dưỡng rèn luyện phong cách làm việc của tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, Tr. 310 2 Nghị quyết số 52/NQ/TW của Bộ Chính trị Về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 3 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, vào việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện và toàn xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng về lĩnh vực phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh đã có những công trình tiêu biểu như: Sách của Giáo sư Đặng Xuân Kỳ: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Chuyên đề Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh trong Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh của Phân viện Hà Nội xuất bản năm 1997; của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004; Sách Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005; Sách của GS,TS Hoàng Chí Bảo: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; sách của TS Phạm Văn Bính: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, v,v. Trong các sách và công trình nói trên, một số nhà nghiên cứu khoa học đã đi sâu nghiên cứu về phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; nghiên cứu Phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Nhìn chung, hầu hết các sách báo, công trình mới chỉ đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp, hoặc phong cách của cán bộ, đảng viên nói chung, hoặc về chính phương pháp, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chưa có công trình nào chỉ bàn chuyên sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý và sự vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Một là: Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý. Hai là: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ quản lý vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 Bám sát mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài này không trình bày lại những khái niệm cơ bản nhưng đã được đề cập đến và giải quyết trong nhiều sách báo và công trình, đề tài đã công bố trước. Thí dụ như các khái niệm: Cán bộ; cán bộ lãnh đạo; cán bộ quản lý; cán bộ lãnh đạo, quản lý; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý,v,v. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng ta về Xây dựng Đảng, Nhà nước, về công tác cán bộ để trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý và việc vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Trong nghiên cứu và trình bày đề tài, sử dụng các phương pháp Lôgíc-Lịch sử, phương pháp Phân tích - Tổng hợp, Phương pháp Liên ngành, và các Phương pháp, Kỹ thuật điều tra xã hội học, v,v. 5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài này không trùng lắp với bất cứ đề tài nào trong khối lượng đề tài nghiên cứu đồ sộ về Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được xã hội hoá sẽ góp phần thiết thực vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung trong toàn xã hội. Góp phần vào việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây dựng Đảng, Khoa học lãnh đạo, Khoa học quản lý, v,v trong Hệ thống học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay là một đề tài cần thiết, nhưng cũng không phải là dễ dàng thực hiện một cách hoàn hảo. Do trình độ và thời gian cũng còn có mặt hạn chế, nên trong bản Tổng quan khoa học này chắc không tránh khỏi có thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự bổ khuyết của 5 của Hội đồng nghiệm thu cũng như của các bạn đọc xa gần, để chúng tôi có thể sửa chữa, bổ sung cho bản Tổng quan này hoàn thiện hơn. 6 Chương 1 sự cần thiết vận dụng tư Tưởng hồ Chí minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý. 1.1.1. Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt, mềm dẻo. Người ta nói Phong cách là bộ mặt của tâm hồn là trang phục của tư tưởng, là bản chất của con người. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh chính là bản chất con người Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh là bản thân con người Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến phong cách làm việc, lãnh đạo, quản lý của cán bộ, đảng viên. Về mặt này, Người đã để lại cho chúng ta nhiều giáo huấn quan trọng, đặc biệt trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Sau Cách mạng Tháng Tám, trên cương vị là người sáng lập Đảng và là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Yêu cầu quan trọng đầu tiên trong phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý là phải có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới. "Trung với Đảng", "Trung với nước, hiếu với dân" là phẩm chất cơ bản quán xuyến trong mọi hoạt động của người lãnh đạo, quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ điều chủ chốt trong phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải: “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, 7 lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc”1. Trong mọi công tác, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo, quản lý có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, ở đây cần có sự vững vàng, không thay đổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc. Những vấn đề có tính chiến lược, quan điểm, đường lối của Đảng, mục tiêu, chính sách, pháp luật của Nhà nước là bất biến, phải giữ vững như sắt đá. Để thực thực hiện những điều bất biến như những vấn đề chiến lược, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những vấn đề có tính nguyên tắc, thì sách lược cách mạng, các hình thức, phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt mới có thể đạt kết quả. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn những người lãnh đạo quản lý phải có bản lĩnh Dĩ bất biến ứng vạn biến. Độc lập thống nhất Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu đấu tranh bất biến của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và dân tộc ta. Con đường đi đến mục tiêu đó là con đường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi trí tuệ, sự hy sinh, phấn đấu của nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Trong mỗi bước đi lên, cách mạng phải đối phó với muôn vàn sự biến đổi khó lường. Người cách mạng, các nhà lãnh đạo, quản lý phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén để linh hoạt biến đổi sách lược, có những hình thức, biện pháp đấu tranh biến hóa thích hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể trong mỗi bước đi, mỗi bước tiến lên của cách mạng đặt ra. 1.1.2. Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo. Vì có nhiệt tình cách mạng, người cán bộ lãnh đạo mới say mê, tận tuỵ với công việc để tìm ra những phương án sáng tạo nhằm thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Chính lòng thiết tha yêu nước, thương dân là động lực lớn thôi thúc người lãnh đạo, quản lý chuyên tâm lo toan công việc. Chỉ có tận tuỵ, say mê với công việc, người lãnh đạo, quản lý mới có sự tìm tòi sáng tạo, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới hình thành được những phương án sáng tạo để thực thi được nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 285. 8 Hồ Chí Minh cho rằng các cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhờ có tinh thần anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau, mà đã làm nên những thành tích rất vẻ vang. Không những vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải là người được trang bị các tri thức khoa học. Nhiệt tình cách mạng chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi nó được thống nhất với các tri thức khoa học và trên cơ sở khoa học. Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tri thức, không am hiểu và thành thạo công việc thì sẽ là người cán bộ kém về năng lực công tác, chỉ có phong cách làm việc kinh nghiệm chủ nghĩa, áp đặt giáo điều, bảo thủ, trì trệ. Thiếu tính khoa học cũng dẫn đến khó quyết đoán công việc, thiếu tự tin, dễ nghiêng ngả, nhất là khi cách mạng chuyển giai đoạn. Người cán bộ dễ chao đảo, lệch lạc phương hướng, dẫn tới có thể chuyển từ cực này sang cực khác và hành động một cách tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tri thức khoa học. Thực tiễn cho thấy, có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới sai lầm, chệch hướng, làm hỏng đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại vô ý thức. Những chương trình, dự án, kế hoạch với những ý tưởng tốt đẹp, nhưng do thiếu tri thức dẫn đến thất bại, gây ra tổn thất nặng nề. Hồ Chí Minh cho rằng tính khoa học phải được đảm bảo bằng tri thức khoa học, do vậy nếu không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ cũng như ít hiểu biết về tình hình trong và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận và thực tiễn nên gặp thuận lợi dễ lạc quan, gặp thành công sớm mắc phải căn bệnh kiêu ngạo cộng sản nhưng khi gặp khó khăn dễ dao động bi quan, lập trường cách mạng không vững, thiếu độc lập suy nghĩ, thiếu chủ động sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo quản lý: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”1. “Bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tri thức và chính trị của mình.”2 1.1.3. Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách và quyết đoán 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 215. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 253. 9 Cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người có trọng trách trong một tập thể. Bởi vậy, xây dựng phong cách làm việc đúng đắn, trước hết, phải xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể. Thực hành nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Bởi vì một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà người cán bộ lãnh đạo quản lý. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Lãnh đạo không phát huy trí tuệ tập thể, thì sẽ dẫn đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, chuyên quyền. Có ý thức tập thể cao, biết tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đòi hỏi và công việc cũng không thể tiến triển được. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng: “Nhưng không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng cứ đưa ra bàn mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy là hiểu máy móc. Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ. Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”1. Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán. Bởi vì, như Người khẳng định: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một tốt cũng thành công”2. Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, quốc dân đồng bào, kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ. 1.1.4. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 505. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T3, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr 287. 10 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích tụ lại trong quá trình lịch sử”. “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”, “làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”4. Cán bộ lãnh đạo quản lý cần phải có lý luận mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Song, Người cũng chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”5. Lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở. Vì thế, việc giáo dục lý luận gắn liền với liên hệ thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng mọi biến đổi của tình hình, của nhiệm vụ cách mạng, là một việc làm thường xuyên của Đảng. Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là không được “lý luận suông”, mà phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta.”. Người chủ trương “phải gắn lý luận với công tác thực tế”. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng một mặt phải xuất phát từ tình hình cụ thể, mặt khác lý luận còn phải có nhiệm vụ giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Như thế “lý luận mới không tách rời thực tế”. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nâng cao trình độ lý luận, phải “gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng”, phải “đi sát thực tế”, “phải liên hệ mật thiết với quần chúng”. Nghĩa là phải nắm vững sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, coi đó là nguyên tắc, là phương châm, là phong cách trong suy nghĩ và hành động của mình. ở Hồ Chí Minh, điểm nổi bật nhất lại chính là luôn luôn có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa nói và làm. Cả cuộc đời cách mạng đầy phong ba, bão táp của  Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 497. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 47. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, S.đ.d, tr. 496.  Hồ Chí Minh: Toàn tập, T9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 292. 11 Người là một bài học lớn sáng rõ những nguyên tắc đạo đức mà Người vạch ra, trong đó có nguyên tắc nói đi đôi với làm. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm nhất là nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức, mà phải làm có hiệu quả. Nếu một người làm việc gì cũng không có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh không thể coi là một người có đạo đức. Mà không có đạo đức thì không thể làm người lãnh đạo, quản lý. Người nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã giúp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”1. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về sự nhất quán tuyệt vời giữa nói và làm, để cho các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta học tập và làm theo. 1.1.5. Phong cách làm việc quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên nói chung và các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi công tác của Đảng, của Chính phủ, Đoàn thể, phong cách làm việc tốt nhất là phải: "Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng và làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thờ
Luận văn liên quan