Luận văn Văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của Trần Tiêu

Trần Tiêu là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Song khác với những thành viên trong nhóm, Trần Tiêu đã chọn cho mình một hướng thể hiện riêng. Ông chuyên viết về nông thôn, cụ thể là hướng ngòi bút của mình về đời sống nơi thôn ổ. Trần Tiêu viết không nhiều, đề tài cũng không nóng bỏng như cách thể hiện của các nhà văn hiện thực đương thời. Có lẽ vì thế nên rất ít có những công trình nghiên cứu sâu sắc, cụ thể về văn nghiệp của Trần Tiêu. Người ta chỉ tìm thấy một vài dòng ngắn ngủi đề cập đến ông trong các chuyên luận, các bài phê bình, nghiên cứu về Tự lực văn đoàn, hoặc trong các giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói chung. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng “nội dung hiện thực, ý nghĩa xã hội” trong các tác phẩm của Trần Tiêu “còn bị hạn chế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ông chưa đề cập được mối mâu thuẫn đối kháng ở nông thôn, chưa phản ánh được cuộc sống bị áp bức bóc lột tàn tệ của người nông dân.” [14, 437] Chúng tôi thiết nghĩ, để đánh giá một tài năng văn chương không phải chỉ căn cứ vào đề tài. Cái cốt yếu để tạo nên một phong cách, một tài năng văn học thực sự chính là ở tâm huyết của người cầm bút. Viết cái gì? Viết như thế nào? Viết để làm gì? Luôn là những câu hỏi đặt ra đối với những người cầm bút. Thực tế có nhà văn sáng tác không nhiều nhưng trên mỗi trang viết ấy đã để lại những dấu ấn trăn trở, những tâm huyết mà tác giả muốn sẻ chia cùng bạn đọc. Trần Tiêu thuộc mẫu nhà văn như thế!

pdf91 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của Trần Tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Nhật Thanh VĂN HÓA LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Nhật Thanh VĂN HÓA LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BẠCH VĂN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS. Bạch Văn Hợp - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Bình Dương, ngày 20 tháng 06 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Nhật Thanh. MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3 0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4 0TMỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN0T .................................... 6 0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 7 0T1. Lí do chọn đề tài0T.......................................................................................................... 7 0T2. Giới hạn vấn đề0T ........................................................................................................... 8 0T3. Lịch sử vấn đề0T ............................................................................................................. 8 0T4. Đóng góp của luận văn0T ............................................................................................. 12 0T5. Phương pháp nghiên cứu0T.......................................................................................... 13 0T6. Kết cấu luận văn0T ....................................................................................................... 13 0TCHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VĂN HÓA LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ0T ................................................ 15 0T1.1 Văn hóa Việt Nam0T ................................................................................................... 15 0T1.1.1. Về khái niệm văn hóa0T ........................................................................................ 15 0T1.1.2. Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam0T ............................................................ 16 0T1.2. Văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ0T ............................................................. 18 0T1.2.1. Khái niệm vùng văn hóa0T .................................................................................... 18 0T1.2.2. Những nhân tố tác động tạo nên bản sắc văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ.0T .............................................................................................................................. 20 0T1.2.3. Những đặc trưng của văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ0T.......................... 23 0TCHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG LÀNG XÃ TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU0T ......................................................................................... 28 0T2.1. Thiết chế xã hội0T ...................................................................................................... 29 0T2.1.1. Sự phân chia ngôi thứ ở làng xã0T......................................................................... 29 0T2.1.2 Lối ứng xử theo tục lệ, một biểu hiện cho tính tự trị ở làng quê. 0T ......................... 32 0T2.2. Phong tục tập quán0T ................................................................................................ 33 0T2.2.1 Rước lão là sự thể hiện của truyền thống kính trọng người già trong xã hội nông nghiệp.0T ........................................................................................................................ 34 0T2.2.2. Tục khao vọng, với những biểu hiện quá mức nơi làng xã Bắc Bộ. 0T.................... 37 0T2.3. Văn hóa sinh hoạt 0T .................................................................................................. 40 0T2.3.1. Sinh hoạt văn hóa tinh thần 0T ............................................................................... 41 0T2.3.2. Sinh hoạt văn hóa vật chất0T ................................................................................. 62 0TCHƯƠNG 3: VĂN HÓA LÀNG XÃ QUA TÍNH CÁCH NHÂN VẬT0T .............. 72 0T3.1. Lối sống đậm tình nặng nghĩa 0T ............................................................................... 72 0T3.2. Sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận trong giao tiếp0T ........................................... 75 0T3.3. Đề cao vai trò người phụ nữ trong gia đình0T .......................................................... 79 0TKẾT LUẬN0T ............................................................................................................. 87 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ..................................................................................... 90 MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN Tài liệu trích dẫn được trình bày theo một số quy ước như sau: - Dấu ngoặc vuông ( [] ) và số ghi tên tài liệu và số trang được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Trong dấu ngoặc vuông ([]) luôn có hai chữ số cách nhau bởi dấu phẩy, số thứ nhất (từ trái sang) là chỉ tên tài liệu - theo thứ tự của nó trong danh mục tài liệu tham khảo, số thứ hai dùng để ghi số trang của tài liệu được trích dẫn. Ví dụ: trong trang thứ 3 của luận văn, chúng tôi có ghi [26, 790], trong đó, 26 là thứ tự của tài liệu “Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (tập 2), NXB KHXH, 1989” trong danh mục các tài liệu tham khảo, còn 790 là số trang của tài liệu đó. Trường hợp, trích dẫn một lúc nhiều trang liên tiếp, chúng tôi dùng dấu (-) đặt giữa các số trang. Ví dụ: trang thứ 31 của luận văn chúng tôi có ghi [31, 64 - 65]. Trong đó, 31 là thứ tự của tài liệu “Trần Tiêu, Sau lũy tre, NXB Đời nay, 1942”trong danh mục các tài liệu tham khảo; còn 64 – 65 là số trang của tài liệu đó. Phần trích dẫn in nghiêng và bỏ trong dấu ngoặc kép. (“ ”) MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trần Tiêu là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Song khác với những thành viên trong nhóm, Trần Tiêu đã chọn cho mình một hướng thể hiện riêng. Ông chuyên viết về nông thôn, cụ thể là hướng ngòi bút của mình về đời sống nơi thôn ổ. Trần Tiêu viết không nhiều, đề tài cũng không nóng bỏng như cách thể hiện của các nhà văn hiện thực đương thời. Có lẽ vì thế nên rất ít có những công trình nghiên cứu sâu sắc, cụ thể về văn nghiệp của Trần Tiêu. Người ta chỉ tìm thấy một vài dòng ngắn ngủi đề cập đến ông trong các chuyên luận, các bài phê bình, nghiên cứu về Tự lực văn đoàn, hoặc trong các giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói chung. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng “nội dung hiện thực, ý nghĩa xã hội” trong các tác phẩm của Trần Tiêu “còn bị hạn chế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ông chưa đề cập được mối mâu thuẫn đối kháng ở nông thôn, chưa phản ánh được cuộc sống bị áp bức bóc lột tàn tệ của người nông dân.” [14, 437] Chúng tôi thiết nghĩ, để đánh giá một tài năng văn chương không phải chỉ căn cứ vào đề tài. Cái cốt yếu để tạo nên một phong cách, một tài năng văn học thực sự chính là ở tâm huyết của người cầm bút. Viết cái gì? Viết như thế nào? Viết để làm gì? Luôn là những câu hỏi đặt ra đối với những người cầm bút. Thực tế có nhà văn sáng tác không nhiều nhưng trên mỗi trang viết ấy đã để lại những dấu ấn trăn trở, những tâm huyết mà tác giả muốn sẻ chia cùng bạn đọc. Trần Tiêu thuộc mẫu nhà văn như thế! Mặc dù sáng tác không nhiều nhưng với một lối văn giản dị, hàm súc, cách xây dựng cốt truyện đơn giản, chặt chẽ, với những tình tiết nhẹ nhàng và nghệ thuật miêu tả chân thực, các tác phẩm của Trần Tiêu thực sự là những trang viết sâu sắc, gợi cảm về cuộc sống của người nông dân sau lũy tre làng với những lề thói, phong tục, những sinh hoạt về cả vật chất lẫn tinh thần của họ, mang đậm dấu ấn văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tất nhiên ở đó có cả những điều hay lẫn điều dở. Nông thôn Việt Nam hiện lên trong sáng tác của Trần Tiêu “tồn tại cụ thể với đơn vị làng” (chữ dùng của Hà Minh Đức). Cho đến nay, tác phẩm của Trần Tiêu vẫn có một vị thế nhất định trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thực hiện đề tài “Văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ trong sáng tác của Trần Tiêu”, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói nhằm khẳng định vị thế của nhà văn trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 2. Giới hạn vấn đề Trần Tiêu viết không nhiều nhưng lại đa dạng về thể loại. Bên cạnh những tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn viết về nông thôn, ông còn biên soạn một số sách giáo khoa như: Tập đọc quốc văn lớp 3 và lớp 4. Ông sáng tác cả trong hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Trần Tiêu, cụ thể là những tác phẩm: Sau lũy tre, Con Trâu, Chồng con, và Truyện quê... Qua đó để làm nổi bật những biểu hiện của văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ trong sáng tác của nhà văn này. 3. Lịch sử vấn đề So với những nhà văn cùng thời, đặc biệt là các thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, thì rõ ràng Trần Tiêu viết không nhiều, thậm chí có thể nói là không đáng kể và ngay cả việc thẩm định, đánh giá về văn nghiệp của ông cũng ít được đề cập đến một cách hệ thống. Mãi đến tháng 3 năm 2006, khi Vu Gia, nhà biên khảo văn học, người có nhiều công trình khảo cứu về văn chương Tự lực văn đoàn, cho ra mắt công chúng cuốn “Trần Tiêu nhà văn độc đáo của Tự lực văn đoàn” thì lần đầu tiên văn nghiệp của Trần Tiêu mới được tìm hiểu toàn diện bằng một công trình nghiên cứu khoa học dày dặn, công phu, hệ thống. Tuy nhiên, ngay khi những tác phẩm đầu tiên của Trần Tiêu ra đời, trong các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, có thể chỉ qua một vài dòng ngắn gọn, ít ỏi, các nhà nghiên cứu, phê bình đã ít nhiều đề cập đến sự đóng góp của tác giả này. Trước Cách mạng tháng Tám: Vũ Ngọc Phan có thể xem là người sớm nhất có công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Trần Tiêu. Trong cuốn “Nhà văn hiện đại” nhà nghiên cứu này nhận xét: “Trần Tiêu là một nhà tiểu thuyết chuyên viết về dân quê. Người ta đã tưởng ông viết riêng về cách sinh hoạt, về sự sống của con người Việt Nam ở nơi đồng ruộng, nhưng đọc kĩ những tiểu thuyết của ông, người ta mới thấy ông chuyên chú vào phong tục người dân quê nhiều hơn là cuộc sống nghèo nàn và không tổ chức của họ”. [26, 790] Và từ nhận định về nội dung thể hiện trong sáng tác của Trần Tiêu, Vũ Ngọc Phan đã xếp tác giả này vào nhóm nhà văn phong tục. Ông còn chỉ rõ: “Người dân quê dưới ngòi bút của Trần Tiêu bao giờ cũng là người dân quê nghèo khổ và mê tín. [...] Trần Tiêu là nhà văn cho thấy mặt kém cỏi của người dân quê Việt Nam”. [26, 790] Sau Cách mạng tháng Tám: Thời kì trước đổi mới (trước 1986): Các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Mạnh, ở mức độ khác nhau, đã viết về Trần Tiêu trong các công trình nghiên cứu của mình. Trước hết là Phan Cự Đệ, một nhà nghiên cứu thâm niên, người có nhiều công trình nghiên cứu về văn chương Tự lực văn đoàn, trong chuyên khảo “Tự lực văn đoàn, con người và văn chương”(1978) đã viết: “...Trần Tiêu hướng hẳn về nông thôn. Ông nói lên cái ước mơ suốt đời của người nông dân là có được một con trâu cày để làm ăn mát mặt hơn (Con trâu, 1939). Ông đi sâu vào những phong tục lễ nghi phiền phức, tranh nhau ngôi thứ ở nông thôn của bọn hào lí, kì mục sâu mọt, hiếu danh (Sau lũy tre, 1937). Ông thông cảm với nỗi khổ của người đàn bà nông thôn “hết khổ về chồng lại khổ về con”, suốt đời thầm lặng hy sinh (Chồng con, 1941)”. [11, 551] Nhận định trên của Phan Cự Đệ mới chỉ ra phạm vi hiện thực được phản ánh trong sáng tác của Trần Tiêu mà chưa nghiên cứu sâu sắc toàn diện văn nghiệp của Trần Tiêu. Trên tinh thần so sánh các sáng tác của Trần Tiêu với những nhà văn hiện thực đương thời, Trần Hữu Tá trong cuốn “Từ điển văn học” (1984), đã viết về Trần Tiêu với nhận xét: “Nội dung hiện thực, ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết Con trâu cũng như trong các tác phẩm khác của Trần Tiêu còn bị hạn chế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ông chưa đề cập được mối mâu thuẫn đối kháng ở nông thôn, chưa phản ánh được cuộc sống bị áp bức, bóc lột tàn tệ của người nông dân [...]. Tuy vậy, trong chừng mực nhất định, tác phẩm của ông vẫn nêu lên được hình ảnh của người nông dân hiền lương, chất phác và tình trạng vất vả lam lũ của những người lao động chân lấm tay bùn”. [14, 437] Theo chúng tôi, có thể nói, mặc dù không tập trung khai thác trực diện những áp bức, bóc lột của bọn cường hào, địa chủ,... đẩy đưa người nông dân lương thiện đến những “bước đường cùng”, hay nguy cơ “tha hóa” như trong sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, nhưng với việc nghiêng về phản ánh nỗi khổ cực trong đời sống tinh thần, với những ước mơ dẫu đơn giản nhưng không thể thực hiện được của những người dân cày do nếp sống cổ hủ và những hủ tục lạc hậu ở chốn thôn quê gây nên, Trần Tiêu đã có tiếng nói riêng trên văn đàn rất đáng trân trọng! Cùng trong thời kì này, khi viết lời giới thiệu cho “Tổng tập văn học Việt Nam” (tập 30A), (1985), Nguyễn Đăng Mạnh có nhắc đến Trần Tiêu và nhóm Tự lực văn đoàn một cách trân trọng như sau: “Thạch Lam... Trần Tiêu... với những trang tả cảnh, tả tình phát triển tâm lí, cảm giác một cách tinh tế trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân, các nhà văn trẻ của chúng ta đã tận dụng kinh nghiệm nói trên của các cây bút lãng mạn để bồi bổ cho mình khả năng tái hiện cuộc sống một cách phong phú và tinh vi hơn” [23, 16]. Cùng với việc khẳng định tài năng và sự đóng góp của nhóm Tự lực văn đoàn, Nguyễn Đăng Mạnh đồng thời đề cao cách miêu tả tâm lí, tả tình, tả cảnh và sự tái hiện cuộc sống của Trần Tiêu. Sau thời kì đổi mới (sau 1986): Giáo sư Hoàng Như Mai, khi viết lời tựa cho tập Chồng con nhân dịp tái bản (1988), đã viết “Ngày nay, số phận của những anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo, Thị Nở căn bản đã được thay đổi. Nhưng những vấn đề đặt ra trong Chồng con vẫn còn phải suy nghĩ, giải quyết”. [29, 1] Hà Minh Đức, trong “Khải luận về văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 – 1945”, đã viết về Trần Tiêu như sau:“với lối miêu tả chân thực về những cảnh sống và phong tục ở làng quê, và những trang viết sâu sắc, gợi cảm về đời sống gia đình [...]Trần Tiêu là nhà văn miêu tả rất thành công về phong tục. Nông thôn với ông tồn tại cụ thể với đơn vị làng và tác giả ít khai thác phía quan hệ giai cấp song người đọc có thể nhận ra bóng dáng của nó.” Từ đó ông kết luận: “Tác phẩm của Trần Tiêu còn là những tư liệu bổ ích về xã hội học một thời kì qua”. [12, 718] Các ý kiến này thực sự là những nhận định có giá trị về văn nghiệp của Trần Tiêu, nó gợi ra những vấn đề mới mẻ cho thế hệ sau mạnh dạn hơn trong việc tiếp tục nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn này. Năm 1989, trong lời giới thiệu về tuyển tập “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945”, phần nhận xét về Trần Tiêu, tác giả Nguyễn Hoành Khung viết “Cảm hứng miêu tả phong tục ở Trần Tiêu lắm khi lấn át việc đi sâu vào đời sống và tâm hồn con người nên cây bút chuyên viết về nông thôn này chưa có được bức tranh xã hội có giá trị hiện thực cao như ở văn học hiện thực phê phán”.[21, 43] Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh trong cuốn “Về Tự lực văn đoàn”, cũng trên tinh thần so sánh Trần Tiêu với những nhà văn hiện thực đương thời, cụ thể là so sánh với Ngô Tất Tố, đã nhận định: “Chủ đề không sâu sắc, sức tố cáo không mãnh liệt, dữ dội bằng Tắt đèn (của Ngô Tất Tố). Nhưng ngòi bút tả thực chính xác và tỉ mỉ của Trần Tiêu cũng giúp hiểu thêm về người nông dân và nông thôn”. [40, 77] Năm 1999, Phạm Thế Ngũ, Thế Phong, Lê Thị Đức Hạnh, Nguyễn Quang Thắng,... trong các bài nghiên cứu về văn học giai đoạn 1930 – 1945, hoặc viết về Tự lực văn đoàn đều có nhắc đến Trần Tiêu. Những giá trị về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Trần Tiêu đã được giới nghiên cứu, phê bình nhìn nhận, đánh giá toàn diện hơn. Phạm Thế Ngũ, trong “Việt Nam văn học giản ước tân biên” (1999)(tập 3), đã nhận xét “Trần Tiêu với một giọng bình dị và óc quan sát tỉ mỉ đi sâu vào những phong tục làng xã, khao vọng, đình trung, mua nhiêu, bán xã, cưới xin, tống táng và nếp sinh hoạt cùng tâm lí của người đàn ông (Con trâu, 1940) cũng như người đàn bà (Chồng con, 1942) ở nông thôn”. [25, 691] Trong cuốn “Từ điển tác gia Việt Nam” (1999), Nguyễn Quang Thắng cũng nhận định Trần Tiêu là nhà văn chuyên viết về “đề tài đồng ruộng, mô tả chân thực về đời sống của giới nông dân miền Bắc Việt Nam núp dưới bóng tre xanh, dầm mưa dãi nắng, chốn bùn lầy nước đọng”. [36, 1466] Ở bài “Trần Tiêu, nhà văn chân quê” trong “Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam”( 1999), nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh sau khi nhận xét về những đánh giá trước đây về Trần Tiêu đã đi đến khẳng định: “Trần Tiêu đã miêu tả được phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân quê, nhiều khi khá tường tận, tỉ mỉ, qua đó nổi lên những nhân vật tiêu biểu cho các lớp người ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và phần nào cho các làng quê Việt Nam nói chung”.[17, 233] Nhìn chung, các ý kiến này đều xếp Trần Tiêu vào kiểu “nhà văn chân quê”, chuyên viết về phong tục ở nông thôn. Năm 2004, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ đầu tiên về Trần Tiêu với tên gọi “Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu giai đoạn 1930 - 1945” của tác giả Nguyễn Thanh Du (trường ĐHSP TP.HCM) như một bước mở đầu cho việc nghiên cứu sáng tác của Trần Tiêu ở tầm của một công trình khoa học chuyên sâu thực sự. Đến 2006, Vu Gia cho ra đời cuốn biên khảo “Trần Tiêu nhà văn độc đáo của Tự lực văn đoàn” như một lời khẳng định thêm – Trần Tiêu xứng đáng được nghiên cứu, đánh giá với tư cách của một tác giả văn học có vị trí và đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam. Theo nhà biên khảo này, “Viết về nông thôn ngày ấy không thiếu người, nhưng nếu nói nhà văn chuyên viết về nông thôn, hiểu đời sống người nông dân sau lũy tre xanh, theo tôi, không ai bằng Trần Tiêu” [16, 323]. Vu Gia khẳng định thêm: “Qua trang viết của ông, nhất là những trang viết về phong tục, chúng ta có thể thấy được cuộc sống lúc nào cũng thân thiết, tốt đẹp và sáng sủa, nhưng cũng luôn có bóng tối và thương đau” [16, 324]. Mặc dù các ý kiến trên đều đánh giá không cao về nội dung hiện thực trong tác phẩm của Trần Tiêu, thế nhưng dù ít nhiều, những ý kiến này đều nhận thấy, khi viết về nông thôn, Trần Tiêu luôn miêu tả đời sống sinh hoạt của những người dân quê sau lũy tre làng, nhất là những cảnh hội hè, đình đám, tế lễ, rước sách,... những mối tình giản dị, nên thơ của trai làng gái làng gặp gỡ nhau trong một đám hội, đêm chèo... Tất cả đều in đậm dấu ấn văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo chúng tôi, đây chính là những nét độc đáo riêng làm nên phong cách của Trần Tiêu cũng như sức sống lâu bền cho các tác phẩm của ông. Như vậy, bắt đầu từ ý kiến của Vũ Ngọc Phan (1942) đến công trình nghiên cứu của nhà biên khảo Vu Gia (2006) đã có mười mấy nhận định, đánh giá khác nhau về văn nghiệp của Trần Tiêu. Cùng nói về sự nghiệp sáng tác của một tác giả
Luận văn liên quan