Luận văn Xác định nhu cầu, cơ cấu nguồn vốn: Chính sách lợi tức cổ phần công ty SACOM

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bưu chính – Viễn thông không phải là ngành kinh tế dịch vụ đơn thuần mà là ngành kinh tế dịch vụ phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, qui mô mạng lưới rộng. Đặc biệt đối với Việt Nam, do yêu cầutăng tốc đầu tư hiện đại, phổ cập dịch vụ Bưu chính – Viễn thông nên đòi hỏi vốn đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn. Do tính chất đầu tư trên qui mô lớn, kỹ thuật công nghệ hiện đại nên các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thôngthường là các dự án lớn, phần lớn được xếp vào dự án nhóm A, có tổng mức vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Chẳng hạn, để thực hiện dự án phóng vệ tinh VINASAT dự kiến cần 3.500 tỷ đồng; dự án mở rộng 2 mạng điện thoại di động dự kiến cần 5.000 tỷ đồng. Do sự phát triển nhanh về công nghệ, dịchvụ trên thế giới và trong khu vực khiến doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thay đổi công nghệ và áp dụng công nghệ mới. Các nhà cung cấp trên thế giới luôn thay đổi công nghệ của thiết bịnên chu kỳ sử dụng công nghệ càng rút ngắn. Điều này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có lợi nhuận lớn, được thực hiện cơ chế khấu hao nhanh về khấu hao tài sản cố định. Bài toán đặt ra trong chiến lược phát triển của các doanhnghiệp Bưu chính – Viễn thông nước ta là phải cân đối đủ nguồn vốn cho đầu tư. Biện pháp cơ bản giải quyết yêu cầu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, dịch vụ của doanh nghiệp Bưu chính– Viễn thông là tăng cường huy động vốn đầu tư mọikênh có thể huy động: - Nguồn ngân sách nhà nước cấp: Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng, cần thiết để doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư có khả năng tạo lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn chậm. Thuộc loại các dự án đầu tưnày bao gồm: Dự án hạ tầng thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ và an ninh – quốc phòng; dự án đầu tư hạ tầng thông tin vùng sâu, vùng cao; các dự án đầu tư xây dựng Điểm Bưu điện – Văn hóa xã. Dù vậy qui mô nguồn vốn này cũng chỉ có giới hạn và tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã xóabỏ cơ chế bao cấp vốncho các doanh nghiệp Nhà nước; chuyển từ hình thức cấp phát vốn đầu tư cho doanh nghiệp sang cơ chế cấp vốn tín dụng đầu tư. Trong đó,vốn tín dụng đầu tư có tính ưu đãi (lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay) Nhà nước chỉ tậptrung cho các dự án đầu tư trọng điểm và các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư trong nước. Mặt khác, nhằm khuyến khích tính tự chủ cho các doanh nghiệp, thay bởi cơ chế tài trợ vốn trực tiếp, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng tích lũy tái đầu tưmà chủ yếuthông qua con đường làm tăng tỷ lệ trích lợi nhuận hình thànhquỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Còn nữa, để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua kênh viện trợ phát triển chính thức (ODA) Chính phủ tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước tiếp cận nguồn vốn này và coi nguồn vốn ODA đối với doanh nghiệp Nhà nước là hình thức thay thế vốn tài trợ từ ngân sách Nhà nước. - Nguồn vốn tái đầu tư của doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông có lợi thế huy động do lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp lớn cả số tuyệtđối và tương đối so với doanh thu, nên quỹ đầu tư phát triển hình thành từ lợi nhuận lớn. Tuy vậy, dù có lợi thế mấy đi chăng nữa thì nguồn vốn đầu tư này của doanh nghiệp cũng chỉ có giới hạn. - Nguồn vốn vay: Đây là nguồn vốn đầutư mà doanh nghiệp có thể huy động ở qui mô lớn nếu đáp ứng các điều kiện vay vốn. Về điều kiện vay vốn (tài sản đảm bảo tiền vay, dự án có hiệu quả, năng lực trảnợ) doanh nghiệp Bưu chính– Viễn thông có nhiều lợi thế đáp ứng. Nhưng khó khăn gây cho doanh nghiệp lại chủ yếu từ phía ngân hàng thương mại. Thứ nhất, khả năng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp bịgiới hạn, bởi theo qui định tại luật các tổ chức tín dụng thì mỗi ngân hàng thương mại không được cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình. Trong khi vốn tự có của ngân hàng thương mại rất thấp, Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam cũng được coi là một khách hàng. Thứ hai,ngay cả khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện vay vốn thì các ngân hàng thương mại có lúc cũng không đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp bởi vốn huy động của ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Thứ ba, việc cho vay bằng vốn ngoại tệ của ngân hàng thương mại trong nước đối với các dự án có nhu cầu ngoạitệ lớn vẫn có lúc gặp khó khăn dẫn đến doanh nghiệp phải vay vốn cácngân hàng thương mại nước ngoài. - Nguồn ODA: Đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có nhiều ưu đãi, chủ trương của Chính phủ tạo điều kiện cho Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam tiếp cận các nhà tài trợ, đàm phán, ký kết. Các doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông có lợi thế đáp ứng điều kiện tiếp nhận tàitrợ (nhiều dự án phù hợp mục tiêu tài trợ, có khả năng đáp ứng nguồnvốn đối ứng cho từng dự án ODA). Dù vậy, trong thời qua, nguồn vốn đầu tư này chưa được doanh nghiệp tranh thủ tối đa. Trong 5 năm của giai đoạn 1996 – 2000, Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam chỉ huy động được 490 tỷ đồng nguồn vốn ODA, chiếm 2,64 % tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện. Doanh nghiệp không những khó khăn về đáp ứng điều kiện nhận tài trợ mà ngay cả việc chưa đủ kinh nghiệm trong việc tiếp cận đàm phán. - Nguồn vốn huy động qua hợp đồng hợp tác kinh doanh: Thuộc nguồn vốn này chủ yếu là nguồn vốn đầutư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Thời gian qua riêng Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam có 5 dự án BCC trên các lĩnh vực khai thác viễn thông quốc tế, di động, điện thoại nội hạt với trị giá tổng vốn đầu tư trên 01 tỷ USD. Nếu tính riêng giai đoạn 1996–2000 thì Tổng Công ty thu hút được 3.000 tỷ đồng vốn đầu tư theohình thức BCC, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư thực hiện.Tuy vậy, thực tiễn 10 năm huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức BCC, bên cạnh thành công và hiệu quả, nhất là của dự án BCC viễn thông quốc tế thì một số dự án BCC khác chưa khai thác có hiệu quả. Nguyên nhân chính có thể rútra là do dự án chưa có sự lựa chọn công nghệ hiện đại thích hợp, cơ chế quảntrị dự án chưa phù hợp. - Nguồn vốn đầu tư vay từ ngân hàng thương mại nước ngoài: So với nhiều doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông có lợi thế hơn trong việc huy động vốn thông qua các hợp đồng vay vốn nga n hàng thương mạinước ngoài. Do năng lực tài chính của doanh nghiệp tương đối tốt, các dự án đầu tư có tính khả thi và đảm bảo khả năng hoàn vốn nên việc vay vốn ngân hàng nước ngoài của doanh nghiệp tương đối thuận lợi. Các khoản tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng nước ngoài có khảnăng đáp ứng thời hạn hoàn vốn tốt hơn so với khoản tín dụng vay ngân hàng trong nước. Tuy vậy, do sự biến động thường xuyên của thị trường vốn quốc tế, đặc biệt tính nhạy cảm của tỷ giá ngoại tệ nên doanh nghiệp luôn bị đe dọa việc bảo đảm nguồn vốn ngoạitệ trả nợ gốc và lãi. Có thể nói nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông đòi hỏi rất lớn, qui mô vốn đầu tưtăng nhanh qua các giai đoạn. Theo báo cáo đánh giá công tác năm 2000, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch năm 2001, nội dung kế hoạch 05 năm 2001 – 2005 tại Vănbản số 08/BC-VPTH ngày 14/01/2001 của Tổng Công tyBưu chính – Viễn thông Việt Nam thì tổng số vốn dự kiến đầu tư vào Bưu chính, Viễn thông của cả giai đoạn là 31.720 tỷ đồng, bình quân 5.744 tỷ đồng/năm. Vần đề đặt ra là, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư thì doanh nghiệp cần có chiến lược với các chính sách và biện pháp huy động vốn đầu tư thích hợp. Việc huy động vốn đầu tư phải phát huy ở mức cao nhất năng lực nội sinh, khai thác tối đa điều kiện cho phép trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài việc khai thác tối đa nguồn vốnđầu tư từ các kênh hiện có như tranh thủ nguồn vốn ngân sách Nhànước cấp, tăng cường tích lũy tái đầu tư, nâng cao khả năng và hiệu quả huy động vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông cần có chính sách, biện pháp mớiđể huy động vốn đầu tư như: " Bằng những cơ chế thích hợp để các ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và các khách hàng góp vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở Bưu chính – Viễn thông. Trong đó việc xác định mô hình, phương thức, công cụ huy động nguồn vốn đầu tư này có ý nghĩa quyết định. " Thông qua cơ chế vay trả theo lãi suất thị trường hoặc cơ chế liên kết liên doanh đầu tư cùng phân chia lợi ích để thu hút các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các khách hàng sử dụng dịch vụ cùng bỏ vốn tham gia đầu tư vào Bưu chính – Viễn thông. " Nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu Công ty thông qua thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế. " Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên để huy động vốn đầu tư của người lao động, các đối tượng khác trong xã hội thông qua phát hành cổ phiếu phù hợp với yêu cầu đổi mới tổ chức và quản lý khai thác kinh doanh Bưu chính – Viễn thôngtrong giai đoạn tới. Sacom là một trong những Công ty thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông đã cổ phần hóa. Vấn đề dự trữ nguồn vốn cho năm kế hoạch là hết sức cần thiết cho Công ty. Công ty phải huy hoạch được trong năm kế hoạch cần bao nhiêu nguồn vốn để đảm bảo doanh thu kế hoạch. Khi các doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông tiến hành cổ phần hóa thì vấn đề cơ cấu tài chính và chính sách lợi tức cổ phần là hết sức quan trọng. Do đó em đã chọn đề tài “ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NGUỒN VỐN, CƠ CẤU TÀI CHÍNH, CHÍNH SÁCH LỢI TỨC CỔ PHẦN CÔNG TY CÁP VÀ VẬT LIỆU VIỄN THÔNG – SACOM” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Do kiến thức còn hạn chếcũng như qúa trình tìm hiểu từ thực tế khó khăn nên trong quá trình thực hiện đề tài còn phạm sai sótvà chủ quan trong nhận thức. Em rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của Qúy thầy cô, cùng các anh chị phòng Kế toán Thống kê – Tài chính Công ty Sacom để hoàn thiện đề tài tốt hơn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN " Đánh giá tình hình thực trạng của Công ty Sacom. " Xác định nhu cầu nguồn vốn, cơ cấu tài chính, chính sách lợi tức cổ phần Công ty Sacom. " Đưa ra các kiến nghị về cơ cấu tài chính, chính sách lợi tức cổ phần. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do kiến thức cũng nhưnhững thông tin số liệu cònhạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau: " Chỉ dự trù nguồn vốn ngắn hạn bằng phương pháp phần trăm trên doanh thu. " Do vấn đề cơ cấu tài chính hết sức phức tạp cho nênchỉ dừng lại ở phạm vi xem xét ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến các chỉ số: Lợi nhuận sau thuế, ROE, EPS, WACC. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUỒN SỐ LIỆU " Tham khảo và lấy số liệu từ sổ sách kế toán qua các bảng báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, từ bảng cáo bạch của Công ty. " Nghiên cứu các tài liệu, sách vở có liên quan đến dự trù nguồn vốn, cơ cấu tài chính, chính sách lợi tức cổ phần. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Lý luận chung về xác định nhu cầu nguồn vốn, cơ cấu tài chính, chính sách lợi tức cổ phần. Chương 2: Xác định nhu cầu nguồn vốn, cơ cấu tài chính, chính sách lợi tức cổ phần tại Công ty sacom. Chương 3: Đề xuất và kết luận.

pdf98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định nhu cầu, cơ cấu nguồn vốn: Chính sách lợi tức cổ phần công ty SACOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan