Luận văn Xây dựng bài tập tự nhiên và xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp ba

Cùng với nghe và nói, đọc và viết là những kĩ năng ngôn ngữ cần được chú ý rèn luyện, phát triển trong mọi hoạt động của con người. Vì thế, việc rèn luyện hai kĩ năng này ngay từ cấp Tiểu học nói chung và lớp Ba nói riêng là rất quan trọng. Đề cập đến nhiệm vụ rèn các kĩ năng ngôn ngữ nói chung và kĩ năng đọc, viết nói riêng, trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học, đây là nhiệm vụ chính của môn Tiếng Việt, môn học có tính thực hành, ứng dụng và tích hợp cao. Bàn về vấn đề dạy học tích hợp, có thể nói, trong thời đại ngày nay, đây là xu thế ngày càng thiết yếu của quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh (HS). Đặc biệt, đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 trên cơ sở tăng cường tích hợp để hình thành năng lực tổng hợp và giải quyết vấn đề cho HS. Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao, sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các môn học, các tài liệu dạy học, sự vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp là rất quan trọng. Như vậy, có thể thấy rằng, việc xây dựng chương trình tích hợp, xây dựng tài liệu dạy học dựa trên nền tảng của một chương trình tích hợp nhằm tăng cường năng lực liên môn cho HS, tạo điều kiện cho các em phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo là một việc làm quan trọng và cấp thiết.

pdf237 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bài tập tự nhiên và xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Phương Anh XÂY DỰNG BÀI TẬP TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HỖ TRỢ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT CHO HỌC SINH LỚP BA LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Phương Anh XÂY DỰNG BÀI TẬP TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HỖ TRỢ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT CHO HỌC SINH LỚP BA Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LY KHA Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với nghe và nói, đọc và viết là những kĩ năng ngôn ngữ cần được chú ý rèn luyện, phát triển trong mọi hoạt động của con người. Vì thế, việc rèn luyện hai kĩ năng này ngay từ cấp Tiểu học nói chung và lớp Ba nói riêng là rất quan trọng. Đề cập đến nhiệm vụ rèn các kĩ năng ngôn ngữ nói chung và kĩ năng đọc, viết nói riêng, trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học, đây là nhiệm vụ chính của môn Tiếng Việt, môn học có tính thực hành, ứng dụng và tích hợp cao. Bàn về vấn đề dạy học tích hợp, có thể nói, trong thời đại ngày nay, đây là xu thế ngày càng thiết yếu của quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh (HS). Đặc biệt, đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 trên cơ sở tăng cường tích hợp để hình thành năng lực tổng hợp và giải quyết vấn đề cho HS. Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao, sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các môn học, các tài liệu dạy học, sự vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp là rất quan trọng. Như vậy, có thể thấy rằng, việc xây dựng chương trình tích hợp, xây dựng tài liệu dạy học dựa trên nền tảng của một chương trình tích hợp nhằm tăng cường năng lực liên môn cho HS, tạo điều kiện cho các em phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo là một việc làm quan trọng và cấp thiết. Ở bậc tiểu học, cùng với các môn học khác, chương trình, sách giáo khoa (SGK) môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) cũng được cấu trúc theo quan điểm tích hợp, thể hiện trên ba phương diện: tích hợp kiến thức tự nhiên và xã hội; tích hợp phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học; tích hợp trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng khác nhau cho HS tiểu học. Đồng hành với sách giáo khoa, vở bài tập Tự nhiên và Xã hội (VBTTN&XH) là nguồn tài liệu phù hợp nhằm giúp HS thực hiện các hoạt động học tập độc lập và đa dạng trong các tiết học để rèn luyện các kĩ năng học tập, thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức. Xét trên bình diện chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được, SGK và VBTTN&XH đã chuyển tải khá tốt nội 4 dung kiến thức và giúp HS phát triển năng lực bản thân thông qua việc học tập môn TN&XH. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ - nhiệm vụ chính của môn Tiếng Việt, mà cụ thể hơn, đề tài này xin xét đến kĩ năng đọc, kĩ năng viết, VBTTN&XH vẫn chưa được thiết kế trên cơ sở chú trọng tích hợp rèn luyện thêm hai kĩ năng này nhằm phối hợp với môn Tiếng Việt trong việc hình thành, phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho HS. Như đã đề cập phía trên, trong chương trình học tập cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ vai trò chủ yếu nhất đối với việc hình thành, phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ. Chương trình Tiếng Việt lớp Ba là giai đoạn “chuyển mình” quan trọng nhằm củng cố cho HS những kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ đã học ở lớp 1, 2 (giai đoạn HS tư duy trực quan hình ảnh) và trang bị những kiến thức, kĩ năng cao hơn, cần thiết cho việc học tập Tiếng Việt ở lớp 4, 5 (giai đoạn HS tư duy trực quan trừu tượng). Vì thế, có thể nói nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp Ba nói riêng là không hề nhẹ. Tuy vậy, những nhà giáo dục, nhà sư phạm không nên xem đây chỉ là nhiệm vụ của riêng môn Tiếng Việt mà cần xem nó như một nhiệm vụ không thể tách rời các môn học khác mà TN&XH là một ví dụ. Do đó, nếu thực hiện được việc tích hợp kĩ năng đọc, viết thông qua hệ thống bài tập môn TN&XH ngay trong giai đoạn này thì trẻ sẽ có một tiền đề thuận lợi cho việc phát triển kĩ năng đọc, viết sau này. Theo tìm hiểu của người thực hiện, các nghiên cứu ở Việt Nam về tích hợp trong môn TN&XH chủ yếu nêu lên quan điểm tích hợp và việc vận dụng nó trong vấn đề xây dựng chương trình theo hướng: tích hợp kiến thức của một số ngành khoa học, tích hợp bồi dưỡng kĩ năng sống, tư tưởng, lối sống đạo đức cho trẻ vào chương trình môn TN&XH, chứ chưa tìm hiểu việc tích hợp rèn các kĩ năng ngôn ngữ thông qua hệ thống bài tập. Trong khi đó, trên thế giới, vấn đề này được đề cập khá nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu, công trình lại tập trung nghiên cứu việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho trẻ thông qua môn “Science (1)” ở các lớp 4, 5 và các lớp cao hơn. (1) Trên thế giới, thuật ngữ “Science” được dùng để gọi các môn Khoa học cho tất cả các lớp. Tại Việt Nam, môn “Science” có tên là môn Tự nhiên và Xã hội (đối với lớp 1, 2, 3); Khoa học, Lịch sử và Địa Lý (đối với lớp 4, 5). 5 Chương trình “Science A - Z” ( chỉ tập trung thiết kế các bài tập khoa học giới hạn trong bốn chủ đề nhỏ “Đời sống, Trái Đất, Vật lý, Tiến trình” (Life, Earth, Physical, Process). Chương trình Hạt giống Khoa học/ Gốc rễ của việc đọc (Seeds of Science/Roots of Reading) cung cấp các hoạt động học tập khoa học đa dạng trong mục đích phát triển đồng thời kĩ năng đọc, viết và kĩ năng khoa học; tuy nhiên, số lượng bài học ở đây chỉ giới hạn trong một vài bài cụ thể và chia theo các nhóm lớp (nhóm lớp 2 - 3, nhóm lớp 3 - 4, nhóm lớp 4 - 5), thiếu sự phân hóa thành một lớp cụ thể. Hơn nữa, do đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, cấu trúc chương trình môn học, việc áp dụng các bài tập này vào chương trình giáo dục môn TN&XH3 ở Việt Nam có sự chênh lệch và khó khăn rất lớn. Như vậy, có thể nói, hệ thống bài tập TN&XH tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Xuất phát từ thực tiễn trên; đồng thời, với mong muốn tìm hiểu về quan điểm tích hợp nói chung và việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết thông qua hệ thống bài tập TN&XH lớp Ba nói riêng, đón đầu xu hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực sau 2015, để tìm kiếm, tham khảo, xây dựng và thử nghiệm các bài tập phù hợp góp phần rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng bài tập Tự nhiên và Xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp Ba” nhằm tìm hiểu và xây dựng hệ thống bài tập TN&XH3 theo hướng tích hợp và chứng minh giả định bài tập TN&XH3 được thiết kế theo dạng tích hợp sẽ là một nguồn tài liệu hiệu quả trong việc hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngày nay, tích hợp trở thành xu thế tất yếu trên thế giới ở mọi lĩnh vực mà giáo dục là một yếu tố trong đó. Nói đến tích hợp trong giáo dục, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm có thể tìm thấy những thông tin chi tiết về vấn đề này ở tất cả các khía cạnh: định nghĩa, nguyên nhân, cách tiếp cận, lợi ích của việc tích hợp trong Vì vậy, để tránh bị nhầm lẫn, chúng tôi vẫn giữ nguyên thuật ngữ “Science” khi đề cập đến môn học này trong khi trình bày các nghiên cứu của thế giới về vấn đề liên quan đến đề tài. 6 giáo dục về mặt thiết kế chương trình cũng như phương pháp dạy học ở nhiều tài liệu và nghiên cứu của các chuyên gia, nhà giáo dục như Fan (2004), Drake & Burns (2004), Đào Thị Hồng (2005), Cao Văn Sâm (2006), Hoàng Thị Tuyết (2012). Ngoài ra, khi xét đến các mức độ tích hợp trong giáo dục, các tác giả Drake & Burns (2004), Hoàng Thị Tuyết (2012) cũng trình bày ba hướng tiếp cận tích hợp và các phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Chính sự đa dạng về các nguồn tài liệu tích hợp trong giáo dục giúp cho người đọc có một cái nhìn đa chiều, thuận lợi cho việc lựa chọn các hướng tiếp cận xu hướng dạy học tích hợp trong phạm vi mà người đọc quan tâm. [1, tr.27, 28], [5], [6], [7], [9, tr. 13 - 24], [10], [18], [19]. Nằm trong hệ thống giáo dục của các quốc gia trên thế giới, việc dạy tiếng cũng đã, đang được thực hiện theo xu hướng tích hợp với nhiều hình thức khác nhau. Và “Language Arts (2)” được nhiều nơi lựa chọn, sử dụng linh hoạt như một mô hình tích hợp đem lại hiệu quả cao cho việc dạy tiếng. Trong “Language Arts”, ở một góc độ tiếp cận, kĩ năng ngôn ngữ được tích hợp vào các môn học khác. Điều này tạo điều kiện cho HS phát triển các kĩ năng ngôn ngữ trong sự tương tác với các kiến thức khoa học, xã hội đa dạng nhằm phát triển kĩ năng sống và khả năng tư duy, giao tiếp của các em. Các tài liệu và nghiên cứu của Joyce, Malicky (1996), Cox (2007), O'Shaughnessy (2001), Mildred (2008) nêu lên cái nhìn chung nhất về mô hình “Language Arts” từ định nghĩa, đặc điểm đến cách thức và phương pháp thực hiện. Thực hiện theo mô hình này, nhiều trang web, mà điển hình là trang mục “Online Language Arts Curriculum” (Chương trình “Language Arts” trực tuyến) cũng tập trung vào việc cung cấp các bài học đa phương tiện nhằm giảng dạy, củng cố, phát triển kiến thức về ngữ âm, độ trôi chảy, ngữ pháp, chính tả, từ vựng, đọc hiểu, ... Bên cạnh đó, mục “Language Arts Games” (Trò chơi “Language Arts”) của các trang web (2) “Language Arts” là một thuật ngữ được hiểu trên 3 lĩnh vực: (1) các kĩ năng ngôn ngữ; (2) một môn học trong chương trình (liên quan đến các kĩ năng diễn đạt ý tưởng theo hình thức ngôn ngữ nói hoặc viết cũng như các kĩ năng hiểu ý tưởng của người nói hay người viết); các lĩnh vực của chương trình giáo dục ngôn ngữ của nhà trường. 7 còn cung cấp các trò chơi đa dạng nhằm “mềm hóa” việc học tập ngôn ngữ của trẻ. Đặc biệt, trong phạm vi của đề tài, Jerine (2010) cho thấy tầm quan trọng của việc tích hợp giảng dạy ngôn ngữ trong môn “Science” và phác họa những khó khăn, thách thức mà giáo viên (GV) có thể gặp phải khi áp dụng hướng tích hợp này thông qua việc sử dụng vở bài tập khoa học vào giảng dạy. [17], [28], [30], [39], [45], [60] Ngoài ra, khi đề cập đến việc phát triển kĩ năng đọc, viết ở HS, các tài liệu và một số trang web cũng chỉ ra các yếu tố có liên quan đến việc đọc, viết (kiến thức ngữ âm, từ vựng; kĩ năng giải mã, tốc độ đọc, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng diễn đạt, ) và đề nghị một số cách thức cũng như trò chơi để phát triển các yếu tố này. [9], [11], [12], [13], [25], [34], [37] Bàn về vai trò của việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết vào chương trình “Science”, thuật ngữ “science literacy” (đọc viết khoa học) khá quen thuộc với các nhà giáo dục trên thế giới. Các nghiên cứu của Krupp(1994); Bowers (2000); Willoughby (2005); Shin, Rueda, Simpkins, Lim (2009); Jerine (2010); Chen (2011); Sharrio (2011); Sessoms (2012) cho thấy lý do và tầm quan trọng của việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết trong dạy học môn “Science” dựa trên việc so sánh tương quan các kĩ năng trong học tập khoa học và các kĩ năng liên quan đến việc đọc, viết. Không dừng lại ở đó, các tài liệu nêu trên còn gợi ý một số cách để tích hợp việc dạy kĩ năng đọc, viết thông qua môn học này mà một trong số đó là xây dựng các hình thức bài tập phù hợp cho cả hai yêu cầu: kiểm tra kiến thức khoa học và tạo môi trường để trẻ phát triển kĩ năng đọc, viết, Cụ thể, trong nghiên cứu của mình, tác giả Sessoms (2012) cho thấy ý nghĩa của việc sử dụng các các hình thức văn bản đa dạng (thơ, văn, truyện, thông báo, áp phích, ...) trong mục tiêu phát triển kĩ năng đọc, viết cho trẻ thông qua chương trình môn “Science” [50, tr.13, 14]. Mặt khác, Stewart (2010) còn nhấn mạnh việc sử dụng các tài liệu học tập môn “Science” trong nhiều cách thức khác nhau: chương trình “Cùng đọc sách”, chương trình “Đọc kịch bản”, kết nối kết nối sách hư cấu và phi hư cấu. Đặc biệt, Bowers (2000) trình bày hai hướng để phát triển một bài học tích 8 hợp. Đó là bắt đầu bằng một văn bản bên ngoài và tìm kiếm nội dung khoa học trong văn bản hoặc bắt đầu với nội dung khoa học và tìm kiếm tài liệu tương ứng với chủ đề. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng cho thấy vai trò của các yếu tố thuộc đồ họa, vai trò của việc dạy học đa phương tiện, đa hình thức, đối với việc phát triển kĩ năng đọc viết khoa học của HS. Bên cạnh những vấn đề như các tài liệu trên đã nêu, đáng lưu ý phải kể đến tài liệu do Colluns Educational xuất bản (1998), tài liệu của Glynn, S., Muth, K. (1994),. Các tác giả của hai tài liệu này xác định rằng HS có thể nắm được các khái niệm khoa học và mối quan hệ giữa chúng bằng cách đọc, viết các dạng văn bản khác nhau có liên quan đến khoa học (các câu chuyện, bài báo về sự phát triển, tiến bộ trong khoa học và công nghệ; các loại tài liệu tham khảo khác nhau có chủ đề khoa học; tiểu sử của các nhà khoa học; các tác phẩm văn chương của các nhà khoa học, ...). Nhờ cách thức này, tư duy phê phán và kĩ năng tổng hợp vấn đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt của trẻ sẽ phát triển. Qua đó, tác giả giới thiệu một số mô hình và cách thức để tích hợp rèn luyện kĩ năng đọc, viết thông qua học tập khoa học. Đó là các chiến lược SQ4R (3), chiến lược MURDER (4) (Dansereau, 1985) chiến lược Dạy học tương hỗ (5) (Palincsar, 1986), chiến lược DARTs (Direct activities related to texts - Các hoạt động định hướng có liên quan đến văn bản). Đặc biệt, tài liệu của Collins Educational (1998) còn trình bày các bước để phát triển kĩ năng viết của HS theo tiến trình: làm quen với nhiều dạng văn bản khác nhau  chia sẻ cùng (3) Chiến lược SQ4R: S (Survey - khảo sát): Xem trước văn bản, sử dụng các tiêu đề và mục lục, hướng dẫn nội dung; Q (Question - câu hỏi): Xây dựng các câu hỏi về nội dung văn bản; R (Read - đọc): Đọc văn bản, sử dụng các câu hỏi và hướng dẫn; R (Reflect - phản ánh, đối chiếu): Xem xét những gì đã đọc, nội dung văn bản liên quan đến kiến thức cơ bản; R (Recite - kể lại): Xem xét những gì đã được đọc, nội dung văn bản liên quan đến kiến thức; R (Review - xem lại): Tổ chức thông tin của văn bản, đọc lại những nội dung khó. (4) Chiến lược MURDER: M (Mood - Lối) : lập kế hoạch cho việc học văn bản, theo dõi sự chú ý; U (Understanding - Hiểu): xác định nội dung văn bản khó và quan trọng; R (Recall - Gợi nhớ): Diễn giải ý tưởng của văn bản và lập sơ đồ cho những nội dung quan trọng; D (Digest - Phân loại, sắp đặt có hệ thống): Phản ánh, xác định các ý tưởng quan trọng và những phần khó hiểu; E (Expand - Mở rộng): Hỏi để biết cách áp dụng các thông tin trong văn bản; R (Review - Xem lại): Phân tích lỗi trong bài kiểm tra. (5) Chiến lược dạy học tương hỗ: Tóm tắt ý chính của văn bản, xây dựng câu hỏi để tổng kế văn bản, lọc ra những nội dung có thể gây nhiễu trong văn bản; dự đoán thông tin sẽ xuất hiện trong văn bản tiếp theo. 9 nhau cấu trúc của văn bản sẽ viết  cung cấp các khung viết mẫu để HS có định hướng và học tập cách tư duy, tổng hợp, phân tích và triển khai vấn đề  viết độc lập. [22, tr. 1057 - 1069], [42, tr. 7 - 18] Cũng với tinh thần dạy học khoa học theo hướng tích hợp, trang web và chương trình Hạt giống Khoa học/ Gốc rễ của việc đọc (Seeds of Science/Roots of Reading) ( thiết kế các hoạt động học tập trong mục đích tích hợp dạy khoa học và kĩ năng ngôn ngữ. Thông qua các nguồn tài liệu phong phú như truyện khoa học có hình ảnh minh họa, các bài đọc nhanh, các bài tập thông qua hình thức trò chơi, trang web giúp HS tiếp cận kiến thức khoa học một cách nhẹ nhàng; đồng thời tạo cơ hội cho các em phát triển kĩ năng ngôn ngữ nói chung, và kĩ năng đọc, viết nói riêng. Đặc biệt, chương trình Hạt giống Khoa học/ Gốc rễ của việc đọc (Seeds of Science/Roots of Reading) ( cung cấp các hoạt động thực hành khoa học tích hợp. Thông qua bốn hoạt động Làm - Nói - Đọc - Viết trong suốt quá trình học tập, HS được tạo cơ hội gắn kết với các khái niệm khoa học và phát triển kĩ năng đọc, viết, thảo luận. Trong chương trình này, các chủ đề theo khối lớp (từ lớp 2 đến lớp 5) bao gồm nhiều bài học khác nhau và mỗi bài học đều có mục tiêu rõ ràng về mặt kiến thức khoa học, kĩ năng đọc, kĩ năng viết, kĩ năng nghe, nói cũng như có hướng dẫn cụ thể về các bước cần thực hiện. Do đó, có thể nói, chương trình Hạt giống Khoa học/ Gốc rễ của việc đọc là một người bạn đồng hành cho những người quan tâm đến mảng tích hợp giữa khoa học và kĩ năng đọc, kĩ năng viết ở đối tượng HS lớp 2 - 5. Như vậy, về việc thiết kế các bài tập khoa học tích hợp hỗ trợ rèn kĩ năng đọc viết, tác giả đề tài chưa tìm thấy các tài liệu của nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhưng trong những đề tài về giải pháp tích hợp phát triển kĩ năng đọc, viết thông qua môn “Science”, các nghiên cứu có đề cập đến cách thức xây dựng các bài tập này với các hướng: đa dạng ngữ liệu học tập, phương tiện dạy học với các hình thức phong phú (thơ, văn, truyện, thông báo, áp phích, ...); sử dụng các hình thức đồ họa (tranh ảnh minh họa, biểu đồ, ), các khung viết mẫu, trò chơi mở rộng vốn từ để phát triển khả năng diễn đạt, kĩ năng tư duy, kĩ năng phân tích - tổng hợp của 10 HS trên cơ sở của việc học tập thực hành, tương tác. Khía cạnh đánh giá kĩ năng đọc viết khoa học cũng là một vấn đề mà nhiều tổ chức giáo dục và những nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu của Chương trình đánh giá quốc gia Úc (2012), tổ chức PISA (2000), Cox (2007) trình bày các yếu tố cần đánh giá trong vấn đề này (kiến thức, khái niệm khoa học; kĩ năng khoa học; kĩ năng áp dụng các hiểu biết, kĩ năng khoa học vào hoàn cảnh xác định, ...), mục đích và nhiệm vụ đánh giá. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giá và giới thiệu các mẫu bài kiểm tra. Qua đó, người đọc sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về đọc viết khoa học và nắm rõ việc đánh giá khả năng này ở trẻ. [14], [17], [46] Có thể thấy rằng, việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết qua môn “Science” là xu hướng rất phổ biến trên thế giới, nhưng vẫn chưa được tập trung nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở các vấn đề tích hợp trong dạy học nói chung (khái niệm, định nghĩa, cách tiếp cận, cách xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp) chứ chưa tìm hiểu về mảng tích hợp hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết thông qua môn TN&XH. Trên thế giới, hầu hết các nghiên cứu liên quan thường đề cập đến các đối tượng HS một cách chung nhất hoặc tập trung nghiên cứu trên các lớp đối tượng lớp 4, lớp 5 (ở bậc Tiểu học) và các lớp cao hơn với việc phân tích cách thức tiến hành, tổ chức các hoạt động thực hành, thực nghiệm khoa học để qua đó, HS thực hành và phát triển đồng thời kiến thức khoa học và kĩ năng đọc viết. Trong các nghiên cứu này, đối tượng HS lớp 3 chưa được tập trung chú ý cụ thể. Hơn nữa, các đề tài chủ yếu hướng vào việc nghiên cứu các biện pháp dạy học để rèn luyện kĩ năng đọc viết khoa học ở HS chứ chưa có đề tài nào đi sâu vào việc xây dựng, phân tích các bài tập hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba. Chỉ có chương trình Hạt giống Khoa học/ Nguồn gốc của việc đọc cung cấp một số hoạt động học tập với các hướng dẫn cụ thể cho đối tượng này. Tuy nhiên, do đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, chương trình đào tạo, ... việc áp dụng các bài tập môn “Science” trên thế giới vào Việt Nam có sự chênh lệch nhất định. Như vậy, có thể nói, bài tập TN&XH tích hợp hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Do đó, nếu có thể 11 xây dựng bài tập TN&XH trong mục đích nêu trên thì HS, GV và những người quan tâm sẽ có thêm một nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc phát triển đồng thời kiến thức, kĩ năng khoa học TN&XH hội và kĩ năng đọc, viết. Đó là mong muốn mà người thực hiện đề tài “Xây dựng bài tập Tự nhiên và Xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba” hướng đến. 3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn liên quan