Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tếquốc tế. Theo một sốchuyên gia
hàng đầu, việc gia nhập WTO là cơhội và thách thức. Cơhội là giúp chúng ta tựdo
thương mại hoá, tăng các giao dịch thương mại quốc tế. Thách thức là chúng ta còn
nhiều yếu kém, chưa nhận thức rõ thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO. Sẽcòn
nhiều thách thức khi các Doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sựnắm rõ và áp dụng hai
điều sau:
Thứnhất: Cơsởpháp lý nước ta chưa mạnh
Thứhai: Tiêu chuẩn Môi trường – Trách nhiệm xã hội: Đa sốcác Doanh nghiệp
trong nước chưa thực hiện được một sốtiêu chuẩn quốc tếnhưISO 9000 (Hệthống
quản lý chất lượng sản phẩm), ISO 14000 (Hệthống quản lý chất lượng môi trường),
SA 8000 (Hệthống quản lý trách nhiệm xã hội), OHSAS 18 000 (Hệthống đánh giá
an toàn và sức khoẻnghềnghiệp), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát
tới hạn trong công nghệthực phẩm và dược phẩm) Chính vì chưa áp dụng được hai
điều trên nên sản phẩm ta làm ra có giá trịthấp, khi xuất ra nước ngoài sản phẩm ta
bịkiện bán phá giá nhưvụkiện “ Bán phá giá cá Ba Sa”. Đây là bài học kinh nghiệm
mà các Doanh nghiệp cần nắm rõ và cần thay đổi khi bước vào sân chơi mang tính
rộng lớn và chuyên nghiệp nhưWTO. Khi bước vào sân chơi đó, các Doanh nghiệp
sẽcó ưu đãi vềchính sách kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó cũng bịsức ép từcộng
đồng, từchính phủ, các quy định luật pháp, các nhà hoạt động môi trường và nhất là
khách hàng (người sửdụng cuối sản phẩm) ý thức hơn những tác động của sựthay
đổi môi trường đối với đời sống của họvà nhạy cảm hơn vềquyền lợi của họtrong
việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó, công nhân (người trực tiếp sản
xuất) ý thức hơn vềnhững quyền lợi mà họphải có trong quá trình lao động.
150 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng Chương trình đào tạo cho nhân viên ngành Thép Việt Nam phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Luận văn
Xây dựng Chương trình đào tạo cho nhân
viên ngành Thép
Việt Nam phục vụ công tác áp dụng ISO
14001: 2004
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 1
I.1 Ñaët vaán ñeà
Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Theo một số chuyên gia
hàng đầu, việc gia nhập WTO là cơ hội và thách thức. Cơ hội là giúp chúng ta tự do
thương mại hoá, tăng các giao dịch thương mại quốc tế. Thách thức là chúng ta còn
nhiều yếu kém, chưa nhận thức rõ thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO. Sẽ còn
nhiều thách thức khi các Doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự nắm rõ và áp dụng hai
điều sau:
Thứ nhất: Cơ sở pháp lý nước ta chưa mạnh
Thứ hai: Tiêu chuẩn Môi trường – Trách nhiệm xã hội: Đa số các Doanh nghiệp
trong nước chưa thực hiện được một số tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000 (Hệ thống
quản lý chất lượng sản phẩm), ISO 14000 (Hệ thống quản lý chất lượng môi trường),
SA 8000 (Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội), OHSAS 18 000 (Hệ thống đánh giá
an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát
tới hạn trong công nghệ thực phẩm và dược phẩm)…Chính vì chưa áp dụng được hai
điều trên nên sản phẩm ta làm ra có giá trị thấp, khi xuất ra nước ngoài sản phẩm ta
bị kiện bán phá giá như vụ kiện “ Bán phá giá cá Ba Sa”. Đây là bài học kinh nghiệm
mà các Doanh nghiệp cần nắm rõ và cần thay đổi khi bước vào sân chơi mang tính
rộng lớn và chuyên nghiệp như WTO. Khi bước vào sân chơi đó, các Doanh nghiệp
sẽ có ưu đãi về chính sách kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó cũng bị sức ép từ cộng
đồng, từ chính phủ, các quy định luật pháp, các nhà hoạt động môi trường và nhất là
khách hàng (người sử dụng cuối sản phẩm) ý thức hơn những tác động của sự thay
đổi môi trường đối với đời sống của họ và nhạy cảm hơn về quyền lợi của họ trong
việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó, công nhân (người trực tiếp sản
xuất) ý thức hơn về những quyền lợi mà họ phải có trong quá trình lao động.
Trên thực tế, Các Doanh nghiệp hiện nay đang dành nhiều quan tâm hơn cho cho
việc tìm hiểu và xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Các buổi giới thiệu, hội thảo, giao lưu với các Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO tại
Việt Nam được tổ chức khá thường xuyên. Nhưng khi đi vào vấn đề thì các Doanh
nghiệp hiện nay vẫn còn khá lúng túng trong khâu áp dụng hoặc các Doanh nghiệp
đã áp dụng thì việc duy trì và cải tiến hệ thống không hiệu quả. Nguyên nhân là do
nhân viên của các Doanh nghiệp chưa thật sự hiểu và chưa có ý thức trách nhiệm
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 2
hành động của mình đối với môi trường. Nếu chúng ta thực hiện như một điều đối
phó, mang giải pháp “tình thế” thì sẽ gặp nhều bất lợi khi tham gia vào thị trường
khó tính của các nước phát triển.
Với lý do đó, Đề tài “Xây dựng Chương trình đào tạo cho nhân viên ngành Thép
Việt Nam phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004” được thực hiện. Tôi chọn
ngành Thép vì đây là một trong năm ngành chủ lực của Việt Nam, nó đóng góp một
phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà, bên cạnh đó nó cũng gây ảnh hưởng
không ít đến môi trường.
I.2 Tính caáp thieát cuûa ñeà taøi
Theo nghị định số 80/2006 / NĐ – CP ngày 09/08/2006 trong mục 3, điều 18, mục c
quy định
Việc áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam không phải là một việc làm mới mẻ. Tính đến
tháng 12 năm 2005, Việt Nam có khoảng 127 Doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 (so
với khoảng 2461 Doanh nghiệp đạt ISO 9001). Điều đó chứng tỏ ISO 14001 chưa
thực sự được chú trọng hay là việc áp dụng ISO 14001 còn gặp nhiều vướng mắc.
Nhận thức được vấn đề môi trường ngày càng cấp bách và yêu cầu của cộng đồng
quốc tế ngày càng gây gắt, trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định:
- Trong kế hoạch đến năm 2010: 100% các cơ sở sản xuất mới phải áp dụng các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đạt Giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001, 100% Doanh
nghiệp có sản phẩm xuất khẩu phải áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001.
- Đến năm 2020: 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đạt Giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001, 100% sản phẩm hàng
hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu thụ nội địa phải được ghi Nhãn môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14021.
(Nguồn: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02-12-2003 về
việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020)
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 3
Làm sao cho Doanh nghiệp có thể tiếp xúc với ISO 14001 thuận lợi hơn, áp dụng
ISO 14001 một cách dễ dàng hơn, kết hợp một cách hài hoà, hợp lý giữa việc áp
dụng ISO 14001 với việc kinh doanh sản xuất của Doanh nghiệp. Trong trường hợp
này, vai trò của Nhà tư vấn ISO 14001 đóng vai trò khá quan trọng, Nhà tư vấn sẽ
hợp tác với Doanh nghiệp, giới thiệu và giúp Doanh nghiệp nhận thức một cách rõ
ràng hơn về vấn đề môi trường, tiếp cận một cách sâu sát hơn với tiêu chuẩn ISO
14001 và đưa ra một phương cách cụ thể để cho hoạt động của Doanh nghiệp theo
một quy trình, thích hợp với tiêu chuẩn ISO 14001.
Nhưng trên thực tế, bài giảng của các Nhà tư Vấn ISO cho các Doanh nghiệp khá
chung chung, chưa có những bài giảng riêng, đặc thù cho từng trình độ, cấp bậc khác
nhau, dẫn đến việc nhiều công nhân không nắm bắt được vấn đề và họ thực hiện với
tinh thần bắt buộc hơn là ý thức mình phải làm, phải có trách nhiệm trước hành động
của mình. Vì vậy mà việc xây dựng Chương trình đào tạo nhận thức cho nhân viên là
việc làm hết sức cấp bách, nhằm phục vụ trong công tác áp dụng ISO một cách dễ
dàng hơn.
I.3 Mục tiêu của Đề tài
Nhằm đưa ra Chương trình đào tạo cho nhân viên ngành Thép, với mỗi cấp bậc khác
nhau, làm việc trong các lĩnh vực khác nhau thì trình độ nhận thức và trách nhiệm
của họ trong việc áp dụng ISO 14001 cũng có điểm khác nhau. Vì vậy, ở mỗi cấp
bậc sẽ có chương trình đào tạo riêng dễ hiểu, với mong muốn góp phần đổi mới
phương pháp giảng dạy để nhân viên nắm bắt được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi
của mình trong việc thực hiện và duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001.
I.4 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn
I.4.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả đạt được của đề tài là cơ sở, giúp cho các Doanh nghiệp có tài liệu hướng
dẫn cho việc thực thi Hệ thống quản lý môi trường.
I.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Với chương trình được xây dựng, người làm đề tài hy vọng với những kết quả nghiên
cứu được, phần nào giúp cho công tác giảng dạy để áp dụng tốt HTQLMT, nâng cao
nhận thức của nhân viên, làm cho họ có ý thức, trách nhiệm hơn với môi trường và
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 4
đồng thời mở ra định hướng mới trong việc kinh doanh, sản xuất và phân phối sản
phẩm ở những thị trường mới đầy tiềm năng nhưng khó tính cho các Doanh nghiệp.
I.5 Nội dung của Đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:
- Giới thiệu sơ lược về HTQLMT và tiêu chuẩn ISO 14001
- Cập nhật những điểm mới của ISO 14001: 2004
- Nghiên cứu hiệu quả áp dụng ISO ở một số tổ chức trong nước và quốc tế
- Xây dựng Chương trình đào tạo cho nhân viên ngành Thép phù hợp với khả
năng nhận thức của mỗi trình độ khác nhau và ở những bộ phận làm việc khác
nhau.
- Đưa Chương trình đào tạo vào phần mềm Access để lập ngân hàng bài giảng
cho các Nhà tư vấn, đào tạo viên.
I.6 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
- Nhân viên ngành Thép
- Quy trình sản xuất Thép
I.7 Phương pháp nghiên cứu
I.7.1 Phương pháp luận
Thép là một trong năm ngành chủ lực của Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ
vào quá trình xây dựng và phát triển nước nhà. Tuy nhiên, hiện nay ngành Thép đang
gặp một số vấn đề khó khăn như giá nguyên nhiên liệu đầu vào cao (dầu, phôi
thép…), chất lượng và giá thành sản phẩm làm ra chưa thể cạnh tranh với sản phẩm
thép của Trung Quốc, Úc…Để các Doanh nghiệp Thép lớn mạnh và có khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế (khi Việt Nam là thành viên của APEC, WTO…)
thì việc quản lý chất lượng sản phẩm và biết rõ nguồn gốc sản phẩm là một lợi thế.
Ngoài ra việc khẳng định Doanh nghiệp đã và đang áp dụng một số hệ thống quản lý
sẽ làm tăng khả năng hài lòng của các khách hàng khó tính.
ISO 14001 ra đời, nó mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện công nghệ sản
xuất, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường do quá trình sản xuất gây ra,
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 5
cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và
mở rộng thị trường xuất khẩu cho Doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, ISO 14001 đã bắt đầu là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên số Doanh
nghiệp nói chung và Doanh nghiệp ngành Thép nói riêng đạt chứng nhận ISO 14001
chưa nhiều do gặp trở ngại trong việc áp dụng. Ngoài gặp khó khăn về vốn đầu tư,
công nghệ lạc hậu, hệ thống tổ chức quản lý chưa hiệu quả thì một nguyên nhân quan
trọng khác đó là kinh nghiệm và nhận thức của đa số cấp quản lý và những người sản
xuất về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.
“ Xây dựng Chương trình đào tạo cho nhân viên ngành Thép phục vụ công tác áp
dụng ISO 14001:2004” là một đề tài mới vì trước đây các Nhà tư vấn thường có
những bài giảng chung cho Ban lãnh đạo và Ban Quản lý ISO, công nhân viên của
Doanh nghiệp và thực tế cho thấy việc đào tạo và nhận thức chưa mang lại hiệu quả
cao vì đa số Doanh nghiệp thực hiện mang tính bắt buộc hơn là trên tinh thần tự
nguyện. Vì vậy khi các Doanh nghiệp sản xuất Thép tiến hành áp dụng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001 vẫn còn khá lúng túng, không định rõ công việc mình cần
phải làm và làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng.
Để thực hiện, người làm đề tài nghiên cứu, tìm hiểu các tiêu chuẩn ISO 14001, cách
thức áp dụng ISO để xây dựng chương trình đào tạo, sau đó sử dụng phương pháp
luận để trao đổi ý kiến với Nhà tư vấn, Giáo viên hướng dẫn (những người có kinh
nghiệm thực tế rất cao trong việc tư vấn áp dụng ISO 14001), phương pháp này phù
hợp với thời gian, khả năng hiểu biết của người làm đề tài.
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 6
Phù hợp
Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu
Đưa vào phần mềm Access, lập
ngân hàng bài giảng cho Chương
trình đào tạo
Xây dựng bài giảng phù hợp
cho từng nhóm
Trao đổi ý kiến với
Giáo viên hướng dẫn
và Nhà tư Vấn ISO
Xác định các khía cạnh môi
trường của ngành sản xuất
Thép
Tìm hiểu HTQLMT và
tiêu chuẩn ISO 14001
Phân loại nhóm nhân
viên ngành Thép phục
vụ công tác giảng dạy
Tìm hiểu quy trình sản xuất
Thép của công ty Thép
Miền Nam và POMINA
Đưa ra quy trình chung của
ngành sản xuất Thép
Tham chiếu tài liệu,
sách báo liên quan
đến ngành Thép
Không phù hợp
Phù hợp
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 7
I.7.2 Phương pháp cụ thể
- Tìm hiểu Hệ thống quản lý môi trường và tiêu chuẩn ISO 14001 qua tài liệu
sách, vở.
- Tham chiếu tài liệu, sách, báo liên quan đến ngành sản xuất Thép
- Quan sát thực tế quá trình tư vấn giữa Nhà tư vấn quản lý QTC Việt Nam và
Công ty Thép POMINA theo tiêu chuẩn ISO 14001 (Update Bộ tài liệu cho
phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 )
- Khảo sát thực tế Công ty Thép POMINA tìm hiểu công nghệ sản xuất Thép và
tham khảo quy trình sản Thép của công ty Thép Miền Nam (Nguồn:
www.thepmiennam.com) từ đó xác định các khía cạnh môi trường của ngành
Thép.
- Trao đổi ý kiến với Nhà tư vấn ISO và Giáo viên hướng dẫn về cách thiết lập
bài giảng cho phù hợp.
I.8 Giới hạn của Đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên khi xây dựng xong Chương trình đào tạo,
chưa thể áp dụng thử cho các công ty sản xuất Thép.
I.9 Phương hướng phát triển của Đề tài
Đề tài này áp dụng cho tất cả các nhà máy sản xuất Thép ở Việt Nam. Tùy theo
HTQLMT của từng nhà máy mà các nhà máy này có thể dựa vào Chương trình đào
tạo chung để điều chỉnh bài giảng cho thích hợp để nâng cao nhận thức của nhân
viên.
Có thể dựa vào sườn bài giảng này, các ngành khác có thể soạn bài giảng về Chương
trình đào tạo nhận thức riêng cho ngành của mình.
I.10 Bố cục của Đề tài
Đề tài có 141 trang nội dung chính (không bao gồm tài liệu tham khảo) được trình
bày trên giấy A4, gồm 16 bảng biểu và 13 hình vẽ- giao diện, được bố cục thành 7
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Đặt vấn đề, trình bày tính cấp thiết của đề tài và tóm lược nội dung của đề tài.
Mở đầu
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 8
Chöông 2: Cô sôû lyù thuyeát
Toång quan veà Heä thoáng quaûn lyù moâi tröôøng theo tieâu chuaån ISO 14001, caùc yeâu
caàu cuûa HTQLMT, tình hình aùp duïng EMS vaø 14001:2004 treân Theá Giôùi vaø Vieät
Nam. Nhöõng thuaän lôïi vaø khoù khaên cuûa Doanh nghieäp khi aùp duïng ISO 14001
Chöông 3: Toång quan veà ngaønh Theùp
Trình baøy toång quan veà tình hình saûn xuaát – tieâu thuï Theùp treân theá giôùi vaø Vieät
Nam. Taùc nhaân gaây oâ nhieãm moâi tröôøng cuûa ngaønh saûn xuaát Theùp, thuaän lôïi vaø
khoù khaên cuûa ngaønh Theùp khi aùp duïng ISO 14001: 2004.
Chöông 4: Khaû naêng ñaûm baûo nguoàn löïc vaø phaân loaïi nhoùm ñeå xaây döïng Chöông
trình ñaøo taïo nhaän thöùc ISO 14001:2004
Chương này trình bày cơ sở và sự cần thiết phải phân loại nhóm để đào tạo
Chöông 5: Xaây döïng Chöông trình ñaøo taïo cho nhân viên ngành Thép
Chöông naøy trình baøy noäi dung cuûa Chöông trình ñaøo taïo cho caùc nhoùm ñaõ ñöôïc
phaân ra ôû chöông 4, bao goàm: Ban laõnh ñaïo, Ban ISO, Khoái Vaên phoøng, Khoái
Coâng nhaân
Chương 6: Ñöa Chöông trình đào taïo nhaän thöùc vaøo phaàn meàm Access ñeå xaây
döïng ngaân haøng baøi giảng.
Chöông 7: Keát luaän – Kieán nghò
Cơ sở lý thuyết
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 9
II.1 Tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (EMS)
II.1.1 Giới thiệu về EMS
EMS là một phần của toàn bộ cơ cấu quản lý trong một tổ chức. Nó xác định tác
động tức thời và dài hạn của các quá trình, dịch vụ, hoạt động sản xuất của các
Doanh nghiệp đối với môi trường. EMS mang lại sự nhất quán trong tổ chức bằng
cách xác định rõ các nguồn tài nguyên, phân công công việc cụ thể, liên tục và không
ngừng đánh giá việc thực hiện các thủ tục và quá trình của Doanh nghiệp.
EMS cần thiết cho các Doanh nghiệp để dự đoán và đáp ứng những tiêu chuẩn,
những mục tiêu mong muốn đạt được về mặt môi trường và đảm bảo sự tuân thủ các
yêu cầu trong nước và quốc tế. EMS chỉ thành công khi tổ chức thực hiện việc quản
lý môi trường với sự ưu tiên cao nhất.
Nhìn chung, EMS mang lại cho các Doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức như sau:
- Xây dựng chính sách môi trường thích hợp, bao gồm việc cam kết ngăn ngừa
ô nhiễm.
- Xác định những yêu cầu về pháp luật và các khía cạnh môi trường phù hợp
với các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
- Phát triển việc quản lý và cam kết của nhân viên đối với việc bảo vệ môi
trường, với sự phân công cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn.
- Khuyến khích lập kế hoạch môi trường xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ
chức, từ khâu nhập nguyên vật liệu thô đến phân phối sản phẩm.
- Xây dựng việc quản lý nhằm đạt được các mức độ thực hiện mục tiêu đã đề
ra.
- Cung cấp nguồn tài nguyên một cách đầy đủ và thích hợp, kể cả đào tạo đạt
mục tiêu.
- Xây dựng và duy trì chương trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng
khẩn cấp.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động và duy trì chương trình nhằm bảo
đảm việc thực hiện hệ thống được cải tiến liên tục.
- Đánh giá lại các hoạt động môi trường, xem xét lại chính sách, mục tiêu, chỉ
tiêu môi trường và cải tiến thích hợp.
Cơ sở lý thuyết
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 10
- Xây dựng quá trình quản lý nhằm xem xét lại và đánh giá EMS, đồng thời xác
định các cơ hội cải tiến hệ thống và mang lại kết quả cao trong công tác bảo
vệ môi trường.
- Khuyến khích các nhà thầu, nhà cung ứng xây dựng EMS.
ISO 14001 có thể mang lại một cơ cấu tổ chức như trên cho bất kỳ Doanh
nghiệp nào.
II.1.2 Nguyên tắc của EMS
Nguyên tắc 1: Cam kết và chính sách
Tổ chức cần phải định ra chính sách môi trường và đảm bảo sự cam kết về HTQLMT
của mình.
Nguyên tắc 2: Lập kế hoạch
Tổ chức phải đề ra kế hoạch để thực hiện chính sách môi trường của mình.
Nguyên tắc 3: Thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả tổ chức phải phát triển khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết
để đạt được chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình.
Nguyên tắc 4: Đo và đánh giá
Tổ chức phải đo, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình.
Nguyên tắc 5: Xem xét và cải tiến
Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục HTQLMT nhằm cải tiến kết quả hoạt
động tổng thể về môi trường của mình.
Với nguyên tắc này, nên coi HTQLMT là cơ cấu tổ chức cần được giám sát liên tục
và xem xét định kỳ để có được một phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động
môi trường của tổ chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài. Mỗi
cá nhân trong tổ chức phải có trách nhiệm cải tiến môi trường liên tục.
Cơ sở lý thuyết
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 11
Hình 2.1: Mô hình Hệ thống Quản lý Môi trường
Trong mô hình ta thấy có 5 yếu tố chính:
- Cam kết và chính sách môi trường
- Kế hoạch
- Thực hiện và tác nghiệp
- Kiểm tra và hành động khắc phục
- Xem xét của lãnh đạo
Tất cả những yếu tố này tương tác với nhau tạo thành một khung thống nhất như
trên, một phương pháp hệ thống để cải thiện môi trường với kết quả là toàn bộ hệ
thống đều được cải tiến liên tục. Như trong hình vẽ miêu tả, các yếu tố này được xây
dựng hỗ trợ lẫn nhau, với bậc đầu tiên là chính sách môi trường - nền tảng hỗ trợ cho
toàn bộ sơ đồ khung của HTQLMT, tất cả các yếu tố chính và yếu tố phụ cần thiết
cho một HTQLMT vững mạnh. Bất cứ sai sót hoặc yếu điểm nào đều ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống.
Mô hình minh hoạ rất rõ ý tưởng “Cải tiến liên tục” là cải tiến tất cả các yếu tố của
HTQLMT, tổ chức có thể đạt được việc cải tiến kết quả hoạt động môi trường, đây là
lợi ích có được khi thực hiện ISO 14001.
Cơ sở lý thuyết
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 12
II.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
II.2.1 Giới thiệu về ISO
ISO (International Organization of Standadization) là một tổ chức quốc tế về vấn đề
tiêu chuẩn, thành lập vào năm 1946 có thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia,
bao gồm khoảng 135 nước trên thế giới tham gia. Tổ chức này có mục đích chung là
đưa ra các tiêu chuẩn hoà hợp trong quá trình giao thương và phát triển hợp tác quốc
tế giữa các nước trong và ngoài tổ chức.
Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng
hoá và dịch vụ được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự
nguyện. Tuy nhiên, nhiều nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi như đây là tính chất
bắt buộc.
ISO có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh
vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ ngành công nghiệp chế tạo điện -
điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp
tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng
tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ Chính phủ các ngành và các bên có
liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.
Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên của ISO chấp thuận, nó được
công bố là tiêu chuẩn quốc tế. Sa