Trong bối cảnh chung của nền kinh tế tri thức toàn cầu và những yêu
cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong bước đường hội nhập WTO, Nghị
quyết Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định hướng phát triển giáo
dục và đào tạo 5 năm 2006-2010: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất
quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ
thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện
của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế
giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch
đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân,
đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã
hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
134 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng E - Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường cao đẳng kĩ thuật cao thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________
Nguyễn Phúc Hậu
XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC
VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CAO THẮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________
Nguyễn Phúc Hậu
XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC
VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CAO THẮNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRỌNG TÍN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Thưa thầy cô và các bạn đồng nghiệp!
Mới ngày nào tôi còn chưa xác định được hướng làm đề cương luận văn
mà giờ đây trên tay cầm cuốn luận văn này lòng cảm thấy vui sướng. Với thời
gian hạn hẹp và những khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành
được luận văn tốt nghiệp : “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ
DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO
THẮNG” là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân và trên hết là sự giúp
đỡ, động viên chân thành, nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Vì vậy,
tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Tiến sĩ Lê Trọng Tín – Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Các giảng viên giảng dạy tại dạy khoa Hóa ở trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ban giám hiệu trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, đặc biệt là tập thể
giảng viên khoa Giáo dục đại cương và các nhân viên thư viện đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình giảng dạy và thực nghiệm.
Ban quản trị các trang web www.hochanh.info và www.hoclieumo.com.
Ba mẹ, cô Mai, các anh chị (anh Đại, chị Linh, anh Thiện) cùng các bạn
( Nam Kỳ, Thu Hằng, Quỳnh San, Hồng Trâm,) đã động viên và giúp đỡ tôi
rất nhiều để vượt qua khó khăn và hoàn thành luận văn.
Với đề tài này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi
mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, sáng tạo.
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Phúc Hậu
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế tri thức toàn cầu và những yêu
cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong bước đường hội nhập WTO, Nghị
quyết Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định hướng phát triển giáo
dục và đào tạo 5 năm 2006-2010: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất
quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ
thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện
của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế
giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch
đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân,
đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã
hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát
huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh ”. Cụ thể là công
cuộc đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và trường cao
đẳng, đại học đã đặt ra cho giáo viên và học sinh, SV nhiều thách thức và
nhiệm vụ. Vai trò mới của người giáo viên với tư cách người thiết kế, ủy thác,
điều khiển và thể chế hóa trong các hoạt động dạy. Từ đó, vai trò và trách
nhiệm của giáo viên bây giờ trở nên quan trọng hơn, nặng nề hơn và tế nhị
hơn. Học sinh, SV học tập phải chủ động tích cực sáng tạo hơn, khả năng tự
học và học suốt đời phải được phát huy. Nhằm đạt được mục đích trên, người
giáo viên bên cạnh phải có nền tảng kiến thức vững chắc còn phải luôn luôn
tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong bài giảng nhằm đạt kết quả cao nhất.
Ngày nay, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học hóa học đã trở nên phổ biến rộng rãi.
Trong đó, công nghệ đa phương tiện (multimedia), bao gồm các công cụ hỗ
trợ việc trình diễn, sự mô phỏng nhờ máy tính và các lớp học ảo, học tập điện
tử (E-learning) đã dần dần quen thuộc với người học. Với E-learning thực
hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập không
còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống. E-learning là một
dạng của học tập từ xa nhưng học tập từ xa không phải là E-learning. Việc
chuẩn bị cho phương hướng này không chỉ ở hạ tầng internet và các trang bị
kĩ thuật khác mà còn ở công nghệ dạy và học, đánh giá tương ứng với loại
hình dạy và học đó.
Xây dựng chương trình E-learning cho SV trường Cao đẳng Kỹ thuật
Cao Thắng là một việc làm thiết thực. Với điều kiện học tập của SV, nhất là
SV học hệ liên thông vừa học vừa đi làm không có nhiều thời gian nghiên cứu,
với E-learning các em có thể tự học vào những lúc rảnh và chủ động được
thời gian. Mặt khác ngành nghề do trường đào tạo như cơ khí, ô tô, điện, điện
tử cũng liên quan đến môn hóa học rất nhiều, nhất là phần Điện hóa và
Điện phân.
Tất cả những phân tích trên là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu với tiêu đề: “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ
DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ
THUẬT CAO THẮNG”. Việc lựa chọn đề tài này nhằm góp phần vào việc
đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học ở trường cao
đẳng, đại học.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HÐC.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện”
phần HĐC nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của SV.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về E-learning.
- Tổng quan cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.
- Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện”
phần HĐC.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những
đề xuất. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm giúp cho GV dạy tốt hơn và
SV học có kết quả cao hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
- Phép biện chứng duy vật
- Quan điểm tiếp cận hệ thống
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để
xây dựng cở sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp toán học thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và
tính các tham số đặc trưng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng thành công E-learning chương “Hóa học và dòng điện”
phần HĐC thì sẽ mang lại các kết quả sau:
- Rèn luyện cho SV tính tự giác học hỏi, chủ động và sáng tạo.
- SV có nhiều thời gian tự nghiên cứu bài học, được tự kiểm tra kiến
thức, từ đó có hứng thú trong việc học.
- Nâng cao kết quả học tập của SV phần HĐC của chương “Hóa học và
dòng điện”.
6. Phạm vi, giới hạn của đề tài
Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC.
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. Về lý luận
- Xây dựng các qui tắc tạo nên E- learning môn HĐC.
- Xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh của E- learning môn HĐC.
7.2. Về thực tiễn
- Xây dựng được E-learning chương “Hóa học và dòng điện”.
- Chất lượng dạy và học chương trình HĐC của trường Cao đẳng Kỹ
Thuật Cao Thắng được cải thiện.
- Giảng dạy môn HĐC hoàn toàn bằng E-learning.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự ra đời của E-learning
Theo tài liệu của tác giả Bùi Thanh Giang [16] thì E-learning chia làm
4 giai đoạn như sau:
Trước năm 1983: Kỷ nguyên GV làm trung tâm
Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, quan điểm giáo dục “Lấy
GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học
viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh GV và các bạn học. Đặc điểm của loại
hình này là giá thành đào tạo rẻ.
Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện
Hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn
powerpoint đây là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó
cho phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính
sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm vào bất
kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự
hướng dẫn của giáo viên là rất hạn chế.
Giai đoạn 1994-1999: Làn sóng E-learning thứ nhất
Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào
tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công
nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-
mail, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ
web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng.
Giai đoạn 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai
Các công nghệ tiên tiến bao gồm Java và các ứng dụng mạng IP, công
nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ
thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo.
Ngày nay thông qua web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình
ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất
lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày công nghệ web đã chứng tỏ có khả
năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các
môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong
đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ hai
của E-learning.
1.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng của E-learning [13], [36], [46]
Hiện nay, E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế
giới. Phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E-learning cũng rất
có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này còn
nhiều bất cập.
Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã
được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ
thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng
áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia
lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông ICT/rda 2/2003; Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004
và Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công
nghệ - Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ - Thông tin
(Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là Hội thảo
khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai
E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo
và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin
(Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm
Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning
( nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-
learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm
ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo như các
phần mềm tạo bài giảng điện tử, các phân mềm quản lý học sinh, sắp xếp thời
khóa biểu... Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói
hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở
Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning
Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục &
Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu
chính - Viễn Thông... Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng
loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các
nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều
việc phải làm mới tiến kịp các nước.
1.1.3. Triển vọng của E-learning [16], [46]
Hiệu quả của E-learning cao hơn so với cách học truyền thống do E-
learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người
học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp
với khả năng và sở thích của từng người.
E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện
nay, E-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế
giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời.
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E-learning - phương pháp giáo dục đào tạo
mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông
Keith Holtham, Giám đốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực
châu á - Thái Bình Dương, E-learning căn bản dựa trên công nghệ mạng
ngang hàng P2P. Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình
học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khóa học qua mạng Internet hoặc
Intranet cho người dùng máy tính. Ưu điểm nổi trội của E-learning so với các
phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở
và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức. Với công nghệ này, quá trình dạy
và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng
thời giảm thời gian đào tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền
thống. E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông
qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô
hình này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học
những thứ cần thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có
thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối mạng mà không cần phải đến trường.
Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào E-
learning. Năm 2000, thị trường này đã đạt doanh số 2,2 tỷ USD. Người ta dự
tính, đến năm 2005, E-learning trên toàn cầu sẽ đạt tới 18,5 tỷ USD. Ở các
nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất
nhanh. Thị trường E-learning ở Mỹ đạt 11,4 tỷ USD vào năm 2004. Tại châu
Á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD).
Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, năm 2003, thế giới sẽ
thiếu khoảng 1,45 triệu chuyên gia mạng. Do đó nhu cầu về nguồn nhân lực
này ngày càng lớn cùng với mức độ phức tạp xung quanh việc thiết kế, triển
khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong nền kinh tế Internet. Chính vì
vậy, E-learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học.
1.1.4. Các đề tài nghiên cứu về E-leaning
Thông qua việc thống kê các luận văn, luận án được bảo vệ trong và
ngoài nước về phương pháp dạy học hóa học của các trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, trường Đại học Sư phạm TP.HCM , chúng tôi chỉ tìm được một đề
tài nghiên cứu về E-learning. Đó là luận văn thạc sĩ giáo dục học “Xây dựng
E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử” học phần HĐC
trường cao đẳng Giao thông vận tải 3” của Nguyễn Thị Thùy Linh, học viên
Khóa 16, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Với đề tài này tác
giả đã làm được những công việc sau:
- Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử”
học phần HĐC.
- Tiến hành giảng dạy kết hợp hình thức tổ chức dạy học truyền thống
với hình thức tổ chức dạy học E-learning.
Với hướng đi của chúng tôi có điểm khác biệt như sau:
- Đề xuất các quy tắc xây dựng E- learning chương “Hóa học và dòng
điện” môn HĐC.
- Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” học phần HĐC
trên một trang web về giáo dục có tổ chức và quy mô lớn.
- Tiến hành giảng dạy bằng hình thức tổ chức dạy học E-learning.
Như vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng, đây là một hướng đi mới và có
giá trị của luận văn.
1.2. Cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Học tập [23]
Học tập có những đặc điểm sau:
- Đặc tính cá nhân của việc học tập.
- Vai trò xúc tác của những hiểu biết tích lũy từ trước.
- Tầm quan trọng của các “tài nguyên” dành cho SV.
- Vai trò của hoàn cảnh giảng dạy và kinh nghiệm cụ thể.
- Các năng lực chuyên sâu cần rèn luyện.
- Con đường khám phá trong quá trình học tập.
- Vai trò quan trọng của phương pháp xây dựng và thực hành.
- Vai trò quan trọng của “siêu nhận thức” (tư duy của người học về quá
trình học tập của họ).
1.2.2. Học tập đổi mới [4], [6], [23], [30]
Học tập giải quyết vấn đề
Học tập giải quyết vấn đề là một cách học trong đó người học làm trung
tâm, người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập, người
học tham gia tích cực vào quá trình hình thành và kiểm soát hoạt động học,
huy động kinh nghiệm và nguồn lực của chính bản thân mình nhằm phát huy
năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề của đời sống.
Mục tiêu chính của học tập giải quyết vấn đề
- Người học tiếp thu được một nền tảng kiến thức tích hợp, dễ nhớ và
áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề nhận thức.
- Người học phát triển các kĩ năng thực tế và hiệu quả đó là cách giải
quyết vấn đề, năng lực tự học, cách thức làm việc phối hợp.
Đặc điểm của các tình huống có vấn đề
- Phức tạp: liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau, đòi hỏi thăm dò
nhiều cách kết hợp mới.
- Thực tế: đáp ứng một nhu cầu, có ý nghĩa, đòi hỏi áp dụng tri thức.
- Bất ổn: thể hiện một trở ngại cần phải vượt qua, gây ra trạng thái mất
cân bằng hay xung đột nhận thức.
- Phong phú: dẫn dắt đến việc đối sánh các quan điểm khác nhau, gây
tranh luận, kích thích tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn, không chỉ đưa ra
một câu trả lời duy nhất.
Đối với người học, tình huống có vấn đề cần phải là cơ hội thường
xuyên giúp họ đánh giá lại những hiểu biết từ trước, đối sánh với những hiểu
biết của người khác và những hiểu biết mới lĩnh hội được qua quá trình học
tập. Vai trò của những hiểu biết từ trước của SV là rất quan trọng. Như Ph.
Meirieu (một giáo sư tại trường đại học Lumiere Lyon- Pháp) đã nói “Một
người không thể nắm bắt tri thức ngay từ chỗ không biết gì, mà phải tích luỹ
hiểu biết dần dần, ngày càng sâu sắc hơn, có khả năng giải thích ở phạm vi
rộng hơn, và giúp họ tiến xa hơn nữa trong nhận thức thế giới đồng thời hệ
thống hoá các tri thức đã lĩnh hội”.
Các bước của học tập giải quyết vấn đề
- Gặp vấn đề mâu thuẫn và xây dựng các giả thuyết từ những kiến thức
đã có.
- Nhận diện các thông tin cần thiết phải có.
- Tự học: tìm kiếm và sử dụng các tài nguyên khác nhau.
- Kiểm tra lại vấn đề với những thông tin mới thu được: loại bỏ, sửa đổi
hoặc bổ sung các giả thuyết.
- Trừu tượng hóa: đối sánh các trường hợp khác nhau để xác định các
mối liên hệ nhận thức giúp tăng cường hiệu quả của các kiến thức vừa tiếp thu
được.
- Nhận xét và đánh giá nhanh: xem xét lại toàn bộ quá trình để rút tỉa
kinh nghiệm và xác định vùng cải thiện của quá trình học tập.
- Trong quá trình học tập, nhóm học tập lý tưởng nhất là từ 5 đến 7
người. Trong suốt quá trình cùng nhau học tập và giải quyết các vấn đề, người
học sẽ dần hình thành thói quen học tập phối hợp và kĩ năng lám việc nhóm.
Giáo viên có thể dự kiến việc tăng thêm số lượng thành viên của mỗi nhóm.
Vai trò của giáo viên
Giáo viên không trực tiếp dạy mà giúp đỡ người học học tập, không
cho biết các giải pháp hoàn thiện, kiểm s