Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân tích lí hoá

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc trên thế giới rất phát triển kéo theo sự thay đổi vô cùng to lớn về yếu tố con người trong xã hội. Trong xã hội mới, tri thức là yếu tố quyết định, con người là yếu tố trung tâm, là chủ thể của toàn xã hội, do đó giáo dục con người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước [26]. Để đáp ứng yêu cầu con người - nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển của đÊt nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tạo ra những chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hóa người học. Muốn được như thế, nguồn bài tập, câu hỏi cho nội dung kiến thức phải phong phú, đa dạng. Tuy vậy, với những môn học có mức độ tư duy cao và một khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp thì việc chuẩn bị dạng câu TNKQ là dường như chưa đầy đủ, chưa có sự sáng tạo, nhạy bén và sự phát triển tư duy khoa học cao. Do vậy, trong trường hợp này cần duy trì và phát triển hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận để xử lý thông tin và lĩnh hội tri thức môn học.[17] Vì những lí do trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân tích lí hóa ” và sử dụng chúng theo hướng dạy và học tích cực để phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của người học.

pdf155 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân tích lí hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------------ NGUYỄN THANH TUẤN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MỘT SỐ CHƯƠNG TRONG PHÂN TÍCH LÍ HOÁ Chuyên ngành: Hoá phân tích Mã số: 60 44 29 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG XUÂN THƯ Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Më ®Çu 1 I. Lý do chän ®Ò tµi 1 II. Néi dung chÝnh cña ®Ò tµi 2 III. NhiÖm vô cña ®Ò tµi 2 Ch•¬ng I Tæng quan 3 I.1 ý nghÜa cña hÖ thèng bµi tËp 3 I.1.1 Tæng hîp vµ «n luyÖn kiÕn thøc 3 I.1.2 Ph©n lo¹i bµi tËp vµ c©u hái ho¸ häc 5 I.1.3 T¸c dông cña bµi tËp ho¸ häc 6 I.1.4 VËn dông kiÕn thøc ®Ó gi¶i bµi tËp 7 I.2 D¹y häc chó träng ph•¬ng ph¸p tù häc 7 I.2.1 D¹y häc chó träng rÌn luyÖn ph•¬ng ph¸p tù häc 8 I.2.2 Häc th«ng qua tæ chøc c¸c ho¹t ®éng cña sinh viªn 8 I.2.3 T¨ng c•êng häc tËp c¸ thÓ, phèi hîp víi häc tËp hîp t¸c 9 I.3 Xu h•íng ph¸t triÓn cña bµi tËp Ho¸ häc hiÖn nay 9 I.4 C¬ së ph©n lo¹i c©u hái vµ bµi tËp c¨n cø vµo møc ®é nhËn thøc vµ t• duy 10 Ch•¬ng II Ph•¬ng ph¸p ph©n tÝch quang phæ hÊp thô nguyªn tö 13 II.1 C¬ së lý thuyÕt 13 II.1.1 §Æc ®iÓm chung cña ph•¬ng ph¸p ®o quang phæ hÊp thô nguyªn tö 13 II.1.2 §iÒu kiÖn t¹o thµnh phæ hÊp thô nguyªn tö 13 II.1.2.1 Qu¸ tr×nh nguyªn tö ho¸ mÉu 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên II.1.2.2 C¸c ph•¬ng ph¸p nguyªn tö ho¸ 14 II.1.2.3 Sù hÊp thô bøc x¹ céng h•ëng 15 II.1.2.4 Ph•¬ng ph¸p ph©n tÝch phæ hÊp thô nguyªn tö 15 II.1.3 C¸ch lo¹i trõ sai sè do c¸c nguyªn tè ®i kÌm vµ sai sè ph«ng 17 II.2 C©u hái tù luËn 18 II.3 Bài tập chương II 37 Chương III Ph•¬ng ph¸p ph©n tÝch quang phæ ph¸t x¹ nguyªn tö 60 III.1 C¬ së lý thuyÕt 60 III.1.1 Đặc điểm chung của phương pháp quang phæ ph¸t x¹ nguyªn tö 60 III.1.2 Sù t¹o thµnh phæ AES 60 III.1.3 B¶n chÊt cña ph•¬ng ph¸p phæ ph¸t x¹ nguyªn tö 61 III.1.4 Sù kÝch thÝch, sù ph¸t x¹ vµ c•êng ®é v¹ch ph¸t x¹ nguyªn tö 62 III.2 C©u hái tù luËn 63 III.3 Bài tập chương III 79 Chương IV C¸c ph•¬ng ph¸p t¸ch, chiÕt vµ ph©n chia 97 IV.1 C¬ së lý thuyÕt cña ph•¬ng ph¸p chiÕt 97 IV.1.1 §Þnh nghÜa vµ hÖ sè ph©n bè 97 IV.1.2 H»ng sè chiÕt 97 IV.1.3 C¸c yÕu tè ¶nh h•ëng ®Õn qu¸ tr×nh chiÕt ho¸ häc 98 IV.1.3.1 ¶nh h•ëng cña H+ trong pha n•íc 98 IV.1.3.2 ¶nh h•ëng cña hiÖu øng muèi 99 IV.1.3.3 ¶nh h•ëng cña t¸c nh©n chiÕt 100 IV.1.3.4 §iÒu kiÖn chiÕt 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên IV.2 C¬ së lý thuyÕt cña ph•¬ng ph¸p s¾c ký 101 IV.2.1 Thêi gian l•u 102 IV.2.2. ThÓ tÝch l•u 104 IV.2.3 S¾c ký khÝ (GC) 105 IV.2.3.1 S¾c ký khÝ - r¾n (GSC) 105 IV.2.3.2 S¾c ký khÝ - láng (GLC) 105 IV.3 C¬ së lý thuyÕt cña ph•¬ng ph¸p t¸ch 106 IV.3.1 T¸ch chÊt b»ng ph•¬ng ph¸p ch•ng cÊt 106 IV.3.1.1 C©n b»ng láng h¬i cña hÖ hai hay nhiÒu cÊu tö 106 IV.3.1.2 X¸c ®Þnh sè ®Üa lý thuyÕt vµ tû sè håi l•u b»ng ph•¬ng ph¸p MC Cabe – Thielo 106 IV.3.1.3 X¸c ®Þnh sè ®Üa lý thuyÕt cùc tiÓu vµ tû sè håi l•u cùc tiÓu theo ph•¬ng ph¸p MC Cabe – Thielo 107 IV.3.1.4 X¸c ®Þnh ®•êng kÝnh cña cét ch•ng cÊt vµ chiÒu cao cña cét ch•ng cÊt cho yªu cÇu t¸ch ®· cho 107 IV.4 C©u hái tù luËn 108 IV.5 Bài tập chương IV 131 KẾT LUẬN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học hóa học “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân tích lí hóa”. Với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Hóa của trường ĐHSP Thái nguyên và thầy cô trong tổ bé môn Hóa phân tích trường ĐHSP Hà Nội và đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo TS Đặng Xuân Thư, Thầy đã dành nhiều thời gian công sức chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy đã đọc bản thảo nhiều lần, sửa chữa, bổ sung và đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Đặng Xuân Thư và các thầy cô khoa Hóa ĐHSP Th¸i Nguyªn, trường ĐHSP Hà Nội, các bạn bè đồng nghiệp, thư viện trường ĐHSP Th¸i Nguyªn, thư viện trường ĐHSP Hà Nội, th• viÖn tr•êng §HKHTN Hµ Néi. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng quản lý sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa – trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo các điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 08 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thanh TuÊn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU I – Lý do chọn đề tài: Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc trên thế giới rất phát triển kéo theo sự thay đổi vô cùng to lớn về yếu tố con người trong xã hội. Trong xã hội mới, tri thức là yếu tố quyết định, con người là yếu tố trung tâm, là chủ thể của toàn xã hội, do đó giáo dục con người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước [26]. Để đáp ứng yêu cầu con người - nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển của đÊt nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tạo ra những chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hóa người học. Muốn được như thế, nguồn bài tập, câu hỏi cho nội dung kiến thức phải phong phú, đa dạng. Tuy vậy, với những môn học có mức độ tư duy cao và một khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp thì việc chuẩn bị dạng câu TNKQ là dường như chưa đầy đủ, chưa có sự sáng tạo, nhạy bén và sự phát triển tư duy khoa học cao. Do vậy, trong trường hợp này cần duy trì và phát triển hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận để xử lý thông tin và lĩnh hội tri thức môn học.[17] Vì những lí do trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân tích lí hóa ” và sử dụng chúng theo hướng dạy và học tích cực để phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của người học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 II – Nội dung chính của đề tài: Hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận môn phân tích lí hoá của 3 chương: - Chương I: Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử. - Chương II: Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ nguyên tử. - Chương III: Các phương pháp tách, chiết và phân chia. III – Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. - Nghiên cứu đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập trong nội dung đề tài. - Nghiên cứu hướng dẫn cách giải. Phân loại thành các nhóm bài tập theo chủ đề, từ đó hệ thống hóa kiến thức và bao quát được nội dung môn học của 3 chương này. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy học phần “Phân tích lí hóa” trong các trường ĐHSP, CĐSP và ĐHKHTN, … có sử dụng học phần phân tích hóa lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Ch•¬ng I TỔNG QUAN I.1 Ý nghĩa của hệ thống bài tập: UNESCO đã từng nhấn mạnh rằng: “trái với thông lệ cổ truyền việc giảng dạy phải thích nghi với người học, chứ không phải buộc người học tuân theo các quy định sẵn có từ trước trong việc dạy học”. “Người học và công chúng nói chung cần có tiếng nói nhiều hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giáo dục”. Từ những năm 1980 trở lại đây, nổi bật lên một hướng mới: việc giảng dạy phải đảm bảo cho người học trở thành người công dân có trách nhiệm và hành động hiệu quả. Như vậy mục đích của việc học tập đã phát triển từ học để hiểu đến học để hành rồi đến học để thành người - một con người tự chủ, năng động và sáng tạo. Vì thế việc học tập giải quyết vấn đề trong học tập, trong thực tiễn đòi hỏi con người phải có cả kiến thức và phương pháp tư duy.[19] I.1.1 Tổng hợp và ôn luyện kiến thức: Việc dạy học, đặc biệt dạy học đại học không thể thiếu bài tập, sử dụng bài tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Hệ thống câu hỏi và bài tập có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt: - Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học, củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Khi người học vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, họ mới nắm kiến thức một cách sâu sắc. - Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, người học sẽ không tập trung nếu giờ ôn tập đó chỉ yêu cầu họ nhắc lại các kiến thức cũ đã học. Thực tế cho thấy người học (học sinh, sinh viên) chỉ thích trả lời các câu hỏi suy luận và giải bài tập trong giờ ôn tập. - Rèn luyện các kĩ năng khoa học hóa học của môn học như cân bằng phương trình phản ứng, phương trình ion, tính toán theo công thức hóa học, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 áp dụng các định luật, phương pháp xác định định lượng các chất … Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho người học. - Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiến đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy. Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh, sáng tạo. - Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học. Có khả năng tổng hợp và khái quát hóa kiến thức: Thông qua việc trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong nội dung học phần học tương ứng, người sinh viên sẽ tự khái quát hóa kiến thức một cách tốt nhất dưới sự cố vấn, chỉ đạo của người thầy. Để hình thành cho sinh viên những khái quát đúng đắn, tiêu biểu cần đảm bảo các điểu kiện sau: - Làm biến thiên hoặc mờ nhạt những dấu hiệu không bản chất của vật hay hiện tượng khảo sát, đồng thời giữ không đổi dấu hiệu bản chất. - Chọn những dạng bài tập để đưa ra được sự biến thiên hợp lí nhất nêu bật được dấu hiệu bản chất và trừu tượng hóa dấu hiệu thứ yếu. - Có thể sử dụng những cách biến thiên khác nhau có cùng một ý nghĩa tâm lí học, nhưng lại hiệu nghiệm. Qua đó thể hiện được sự mềm dẻo của tư duy. - Phải cho người học tự mình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến thiên và nêu đặc tính của những dấu hiệu không bản chất. Điều đó cũng chứng tỏ rằng sinh viên đã nhận thức được dấu hiệu bản chất. Ngoài việc bảo đảm những điều kiện trên đây, giáo viên cần tập luyện cho người học phát triển tư duy khái quát bằng những hình thức quen thuộc như lập dàn ý, xây dựng những kết luận và tóm tắt nội dung các bài, các chương.[26] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 I.1.2 Phân loại bài tập vµ c©u hái hóa học: Dựa vào nội dung và hình thức thể hiện có thể phân loại bài tập hóa học thành 2 loại: - Bài tập định tính. - Bài tập định lượng. Câu hỏi có thể phân loại thành: - Câu hỏi tái hiện kiến thức - Câu hỏi vận dụng kiến thức - Câu hỏi suy lí, chứng minh. * Bài tập định tính: Là các dạng bài tập có liên hệ với sự quan sát để mô tả, giải thích các hiện tượng hóa học. Các bài tập định tính cũng có rất nhiều các bài tập thực tiễn giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn sinh động. * Bài tập định lượng (bài toán hóa học): Là loại bài tập cần vận dụng kĩ năng toán học kết hợp với kĩ năng hóa học (định luật, nguyên lí, quy tắc, …) để giải. * Câu hỏi tái hiện kiến tức là dạng câu hỏi người học chỉ cần tái hiện trình bày lại những nội dung mà mình tiếp thu được. * Câu hỏi vận dụng kiến thức là câu hỏi mà người học cần phải nghiên cứu kĩ phần kiến thức cơ sở lý thuyết, từ đó vận dụng linh hoạt trong khi nghiên cứu giải quyết bài toán. * Câu hỏi suy lí, chứng minh là câu hỏi mà người học phải nắm vững lí thuyết, biết vận dụng các nội dung kiến thức có liên quan để giải quyết bài toán.[9] I.1.3 Tác dụng của bài tập hóa học: * Tác dụng trí dục: - Bài tập hoá học có tác dụng làm chính xác, cũng như hiểu sâu hơn các khái niệm và định luật đã học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - Giúp cho sinh viên năng động sáng tạo trong học tập, phát huy năng lực nhận thức và tư duy, tăng trí thông minh và là phương tiện để người học vươn tới đỉnh cao tri thức. - Là con đường nối liền giữa kiến thức thực tế và lý thuyết tạo ra một thể hoàn chỉnh thống nhất biện chứng trong cả quá trình nghiên cứu. Đào sâu, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú không làm nặng nề thêm khối lượng kiến thức cho người học. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, sinh viên mới nắm kiến thức sâu sắc. - Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa, kiểm tra đánh giá việc nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất (chủ động, sáng tạo). - Tạo điều kiện để phát triển tư duy cho người học: khi giải bài tập bắt buộc người học phải suy luận, quy nạp, diễn dịch hoặc các thao tác tư duy đều được vận dụng. Trong thực tế học tập, có những vấn đề buộc người học phải đào sâu suy nghĩ mới hiểu được trọn vẹn. Thông thường khi giải một bài toán nên yêu cầu hoặc khuyến khích người học giải bằng nhiều cách - tìm ra cách giải ngắn nhất, hay nhất. * Tác dụng giáo dục: - Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh, sinh viên vì thông qua giải bài tập rèn luyện cho HS, SV tính kiên nhẫn, trung thực trong học tập, tính sáng tạo khi xử lý và vận dụng trong các vấn đề học tập. Mặt khác, qua việc giải bài tập rèn luyện cho các em tính chính xác khoa học và nâng cao hứng thú học bộ môn. - Các bài tập hóa học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, ngoài ra các bài có nội dung thực nghiệm có tác dụng rèn luyện tính tích cực, tự lực lĩnh hội tri thức và tính cẩn thận, tuân thủ triệt để quy định khoa học, chống tác phong luộm thuộm, vi phạm những nguyên tắc khoa học.[25] I.1.4 Vận dụng kiến thức để giải bài tập: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Để giải bài tập người học phải biết vận dụng lý thuyết đã học ở nội dung các chương các bài, quá trình này thực chất đòi hỏi người học phải có một kĩ năng nhận thức và tư duy nhất định. Hoạt động nhận thức và phát triển tư duy của sinh viên trong quá trình dạy học hóa học. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm, lí trí). Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với chúng và các hiện tượng tâm lí khác. Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Theo M.N.Sacđacop: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được”.[9] I.2 Dạy học chú trọng phƣơng pháp tự học: Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội, khác với động vật con người không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà chủ động tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. I.2.1 Dạy học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học: Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh cùng với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển với tốc độ cực kì nhanh chóng, chúng ta thực sự cần phải quan tâm dạy cho sinh viên phương pháp học tập, phương pháp nhận thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người thì kết quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội. Vì vậy, với phương pháp dạy học ngày nay rất nhấn mạnh hoạt động tự học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động có sự hướng dẫn của người thầy. Bên cạnh đó việc học tập là suốt đời, người học không chỉ học trong nhà trường, mà còn học mọi lúc, mọi nơi, sau khi rời ghế nhà trường còn phải tiếp tục học tập để bổ sung cập nhật kiến thức.[10] I.2.2 Học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương pháp dạy học tích cực, người học là đối tượng của hoạt động dạy, nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động học được cuốn vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, do đó mà sinh viên tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt sẵn. Khi đặt vào những tình huống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo những suy nghĩ riêng của mình, từ đó sinh viên vừa nắm kiến thức, vừa nắm phương pháp làm ra kiến thức mà không theo những khuôn mẫu sắn có. Với cách dạy học này, Thầy không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà sự dạy học phải giúp cho từng sinh viên biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động cùng tập thể.[10] I.2.3 Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Khi trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của sinh viên không đồng đều một cách tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là các bài học được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động độc lập. Khi áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ cao thì sự phân hóa càng lớn. Việc sử dụng các công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh, sinh viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập của mỗi cá nhân. Lớp học là một môi trường giao tiếp thầy - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh những nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được nâng mình lên một trình độ mới. Người học sẽ vận dụng vốn hiểu biết, kinh ngiệm sống của mỗi cá nhân và của cả tập thể lớp chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của giáo viên. Hình thức học tập theo nhóm không làm hạn chế sức mạnh, hứng thú học tập của mỗi cá nhân mà trái lại tạo đà mạnh mẽ tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, giúp họ chuyển từ đối tượng giáo dục thành chủ thể giáo dục.[25] I.3. Xu hƣớng phát triển của bài tập hóa học hiện nay: Bài tập hóa học vừa là mục tiêu, vừa là mục đích, vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học hữu hiệu do vậy cần được quan tâm, chú trọng trong các bài học. Nó cung cấp cho học sinh không những kiến thức, niềm say mê bộ môn mà còn giúp người học con đường giành lấy kiến thức, là bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học, hình thành và phát triển có hiệu quả trong hoạt động nhận thức của học sinh. Bằng hệ thống bài tập sẽ thúc đẩy sự hiểu biết của sinh viên, sự vân dụng những hiểu biết vào thực tiễn, sẽ là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xu hướng phát triển của bài tập hoá học hiện nay hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển tư duy hoá học. Những bài tập có tính chất học thuộc trong các câu hỏi lý thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các câu hỏi đòi hỏi sự tư duy, tìm tòi. Dạy học “chú trọng
Luận văn liên quan