Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại hướng dịch vụ

Trong thời đại thông tin bùng nổ, các doanh nghiệp đã dần ý thức được tác dụng của kênh thông tin Internet. Các cơ hội kinh doanh và hợp tác làm ăn có thể nảy sinh từ Internet. Trong khi đó, hiện nay, để một doanh nghiệp triển khai được ý định kinh doanh của mình trên môi trường mạng Internet là một vấn đề không hề đơn giản. Vấn đề đó chính là chi phí, thời gian triển khai và bảo trì hệ thống. Theo mô hình truyền thống, để triển khai một phần mềm cần phải có các giai đoạn sau đây: • Doanh nghiệp xác định yêu cầu hệ thống cần triển khai • Thuê một công ty tư vấn để tư vấn về vấn đề kĩ thuật • Thuê một công ty phần mềm để phát triển hệ thống • Triển khai hệ thống • Bảo trì hệ thống Chính vì có quá nhiều giai đoạn nên chi phí của một phần mềm rất cao. Hơn nữa thời gian phát triển phần mềm kéo dài, có thể lên đến vài năm nếu hệ thống lớn. Sau khi hệ thống đã đi vào hoạt động doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhân viên kĩ thuật , tiền bản quyền phần mềm để duy trì hệ thống. Đây chính là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này khiến việc đầu tư kinh doanh qua môi trường mạng Internet của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Một câu hỏi đặt ra là: Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp và người dùng có thể tiếp cận với TMĐT dễ dàng hơn, có thể tiếp cận TMĐT với chi phí thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất và duy trì, bảo trì hệ thống dễ dàng?

doc136 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại hướng dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM š&› BÙI CAO HỌC – NGUYỄN VĂN TÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI HƯỚNG DỊCH VỤ KHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌC NĂM 2009 MỤC LỤC Danh sách các hình Hình 31 Khung hoạt động của EC 23 Hình 32 Các thành phần tham gia hệ thống EC 25 Hình 33 Mối liên hệ giữa các loại hình kinh doanh trong EC 27 Hình 34 Hệ thống EC 29 Hình 35 Qui trình bảo mật trên một hệ thống website 33 Hình 36 Giải pháp thanh toán trực tuyến OnLink 35 Hình 37 Mô hình OnLink 35 Hình 38 Qui trình thanh toán của OnLink 36 Hình 39 PaymentAsia 36 Hình 310 Đối tác của OnLink 38 Hình 311 Các ngân hàng liên kết với OnLink 38 Hình 312 Khách hàng đang triển khai của OnLink 39 Hình 313 39 Hình 314 Thanh toán đơn giản với Google Checkout 40 Hình 315 Một số khách hàng của Google Checkout 40 Hình 316. Mô hình hoạt động của ứng dụng SaaS 44 Hình 41 Tổng quan hệ thống SaaSSytem với 3 loại đối tượng người dùng chính 48 Hình 42 Sơ đồ tổng quan các use-case của đối tượng SaaSAdmin 52 Hình 43 Chi tiết use-case Quàn lý khách hàng 53 Hình 44 Chi tiết use-case Quàn lý người dùng 54 Hình 45 Danh sách use-case cho đối tượng SaaSCustomer 58 Hình 46 Quản lý khách hàng 59 Hình 47 Quản lý sản phẩm 59 Hình 48 Quản lý danh mục sản phẩm 60 Hình 49 Quản lý đơn hàng 60 Hình 410 Quản lý banner 61 Hình 411 Quản lý tin tức 61 Hình 412 Quản lý menu 62 Hình 413 Danh sách use-case cho đối tựong ClientCustomer 71 Hình 414 Lược đồ cơ sở dữ liệu 79 Hình 415 Sơ đồ lớp 89 Hình 416 Flowchart cho đối tượng SaaSAdmin 90 Hình 417 Flowchart cho đối tượng SaaSCustomer 91 Hình 418 Flowchart cho đói tượng ClientCustomer 92 Hình 419 Trang chủ ứng dụng SaaSSystem 93 Hình 420 Màn hình đăng ký SaaSCustomer 94 Hình 421 Màn hình đăng nhập SaaSCustomer 94 Hình 422 Màn hình login SaaSAdmin 95 Hình 423 Màn hình trang chủ admin SaaSAdmin 96 Hình 424 Màn hình danh sách khách hàng SaaSCustomer 97 Hình 425 Màn hình danh sách người dùng hệ thống 97 Hình 426 Màn hình trang chủ SaaSCustomer 99 Hình 427 Màn hình xem chi tiết sản phẩm 100 Hình 428 Màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm 101 Hình 429 Màn hình xem danh mục sản phẩm 102 Hình 430 Màn hình xem chi tiết tin tức 103 Hình 431 Màn hình chi tiết giở hàng 103 Hình 432 Màn hình thanh toán qua Paypal 104 Hình 433 Màn hình trang chủ phần quản trị của SaaSCustomer 105 Hình 434 Hệ thống menu trong admin của SaaSCustomer 106 Hình 435 Màn hình danh mục sản phẩm 107 Hình 436 Màn hình thêm mới danh mục 107 Hình 437 Màn hình danh sách sản phẩm 108 Hình 438 Màn hình thêm mới sản phẩm 109 Hình 439 Màn hình danh sách đơn hàng 110 Hình 440 Màn hình chi tiết đơn hàng 110 Hình 441 Màn hình doanh thu 111 Hình 442 Màn hình danh sách tin tức 111 Hình 443 Màn hình thêm mới tin 112 Hình 444 Màn hình danh sách menu 113 Hình 445 Màn hình thêm mới menu 113 Hình 446 Màn hình danh sách banner 114 Hình 447 Màn hình thêm mới banner 114 Hình 448 Màn hình cấu hình hệ thống 115 Hình 449 Màn hình danh sách khách hàng 115 Hình 51 Cấu hình IIS 118 Hình 52 Tạo tên Alias cho thư mục 119 Hình 53 Chọn thư mục lưu website 119 Hình 54 Chỉ định file mặc định chạy khi truy cập website 120 Hình 55 Cài đặt thành công website 121 Hình 81 Mô hình 3 lớp truyền thống 134 Hình 82 Mô hình 3 lớp kết hợp Web services 134 Hình 83 Một bước cải tiến trong mô hình kết hợp này 135 Hình 84 Tiếp tục cải tiến ... 135 Hình 85 "Ba tầng của ba tầng" - trong đó Web service đóng vài trò như một lớp Business 136 Hình 86 Log4net 137 Hình 87 URL Friendly 141 Danh sách các thuật ngữ sử dụng EDI: Viết tắt của từ Electronic Data Interchange – Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử - tiền thân của thương mại điện tử hiện nay. B2C (Business to Consumer): Là những giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp và người tiêu thụ riêng biệt. B2B (Business to Business): Là các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. E-tailing: bán lẽ trực tuyến, thường là B2C. C2B (Consumer to Business): Là mô hình TMĐT trong đó mỗi cá nhân sử dụng Internet để bán sản phẩm hay dịch vụ tới các tổ chức, hay là các tổ chức tìm kiếm những người tiêu dùng và bán sản phẩm cho họ. C2C (Consumer-to-Consumer): Là mô hình TMĐT trong đó người tiêu thụ bán trực tiếp cho một người tiêu thụ khác. P2P (Peer-to-Peer): là công nghệ sử dụng khả năng của mạng máy tính đơn lẻ chia sẽ dữ liệu và xử lý với những máy khác một cách trực tiếp; có thể được dùng trong C2C, B2B, và B2C. E-Commerce: Thương mại điện tử. E-Gorvernment: Chính phủ điện tử. SaaS: Viết tắt của từ Software as a Service – Phần mềm hướng dịch vụ - Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC thì SaaS là: "Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". Về cơ bản các thuật ngữ SaaS và On-Demand Software được hiểu như nhau. PaaS: Viết tắt của từ Platform as a Service – Nền ứng dụng. Các nhà phát triển PaaS mong muốn cung cấp một nền tảng để các nhà lập trình có thể phát triển chương trình của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng. SSO: Viết tắt của từ Single Sign On – Đăng nhập một lần cho nhiều ứng dụng dạng SaaS SaaSSystem: Tên tự đặt – hệ thống website SaaSSystem – cho phép thành viên đăng ký trên đó. Sau khi đăng ký, thành viên (SaaSCustomer) có một website riêng cho mình. SaaSCustomer: Tên tự đặt – thành viên đăng ký trên website SaaSSystem. Đồng thời đóng vai trò là quản trị hệ thống đối với website họ có được ClientCustomer: Tên tự đặt – khách hàng đầu cuối. Là đối tượng khách hàng của website SaaSCustomer. DoS: Viết tắt của từ Denial of Service - là kiểu tấn công làm cho các dịch vụ mạng bị tê liệt và không còn khả năng đáp ứng được yêu cầu nữa. Loại tấn công này ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, rất dễ thực hiện và lại khó bảo vệ hệ thống khỏi bị tấn công. [Theo luận văn Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật- SVTH: Nguyễn Duy Thăng – Nguyễn Minh Thu – GVHD: Th.S Mai Văn Cường – trang 112] DDoS: Viết tắt của từ Distributed Denial of Service – đây cũng là phương pháp tấn công từ chối dịch vụ nhưng không giống như DoS mà gọi là DDos (từ chối dịch vụ phân tán), nghĩa là cùng một lúc nhiều máy tính sẽ được huy động để gởi gói tin đến máy chủ đích, đến một lúc nào đó sẽ làm máy chủ đích bị quá tải và không thể hồi đáp các yêu cầu khác, dẫn đến làm tê liệt hệ thống [Theo luận văn Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật- SVTH: Nguyễn Duy Thăng – Nguyễn Minh Thu – GVHD: Th.S Mai Văn Cường – trang 117] MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Ngày nay Thương Mại Điện Tử (TMĐT) đã trở thành một công cụ thương mại phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Ở VN, điển hình có các trang: www.gophatdat.com, www.timnhanh.com , www.vietnamworks.com.vn, www.travel.com.vn … đang có tình hình phát triển tốt. Tuy nhiên, để hình thành nên những trang TMĐT khá nổi tiếng đó là cả một quá trình. Thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra không ít. Trong thời đại thông tin bùng nổ, các doanh nghiệp đã dần ý thức được tác dụng của kênh thông tin Internet. Các cơ hội kinh doanh và hợp tác làm ăn có thể nảy sinh từ Internet. Trong khi đó, hiện nay, để một doanh nghiệp triển khai được ý định kinh doanh của mình trên môi trường mạng Internet là một vấn đề không hề đơn giản. Vấn đề đó chính là chi phí, thời gian triển khai và bảo trì hệ thống. Theo mô hình truyền thống, để triển khai một phần mềm cần phải có các giai đoạn sau đây: Doanh nghiệp xác định yêu cầu hệ thống cần triển khai Thuê một công ty tư vấn để tư vấn về vấn đề kĩ thuật Thuê một công ty phần mềm để phát triển hệ thống Triển khai hệ thống Bảo trì hệ thống Chính vì có quá nhiều giai đoạn nên chi phí của một phần mềm rất cao. Hơn nữa thời gian phát triển phần mềm kéo dài, có thể lên đến vài năm nếu hệ thống lớn. Sau khi hệ thống đã đi vào hoạt động doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhân viên kĩ thuật , tiền bản quyền phần mềm để duy trì hệ thống. Đây chính là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này khiến việc đầu tư kinh doanh qua môi trường mạng Internet của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Một câu hỏi đặt ra là: Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp và người dùng có thể tiếp cận với TMĐT dễ dàng hơn, có thể tiếp cận TMĐT với chi phí thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất và duy trì, bảo trì hệ thống dễ dàng? Đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng chính là lý do chọn đề tài “Xây dựng hệ thống TMĐT hướng dịch vụ” Mục đích Tìm hiểu và làm rõ các khái niệm về TMĐT, phần mềm hướng dịch vụ (SaaS), kĩ thuật lập trình trên môi trường mạng internet. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống TMĐT hướng dịch vụ với các mục đích sau: Cung cấp một giải pháp toàn diện về TMĐT cho người dùng là doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Việc cung cấp giải pháp TMĐT này phải thỏa các tiêu chí sau: Có đầy đủ các tính năng như một website TMĐT bình thường Chi phí triển khai thấp Thời gian triển khai nhanh Chi phí duy trì, bảo trì hệ thống thấp An toàn, ổn định và bảo mật dữ liệu Đối tượng Đối tượng mà đề tài phục vụ đó chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân và người sử dụng mạng Internet. Với đối tượng người dùng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, luận văn sẽ nghiên cứu và cung cấp cho đối tượng này giải pháp TMĐT toàn diện với chi phí thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất và bảo trì hệ thống dễ dàng nhất có thể. Với đối tượng là các cá nhân muốn kinh doanh qua môi trường mạng Internet, họ có thể sử dụng kết quả luận văn với tư cách là một doanh nghiệp hoặc với tư cách là một người dùng mạng. Với đối tượng là người sử dụng mạng Internet, họ có thể là người dùng đầu cuối của các hệ thống TMĐT của những doanh nghiệp ở trên hoặc họ đơn thuần chỉ là tìm kiếm thông tin để phục vụ nhu cầu của mình, kết quả của luận văn cũng cung cấp cho họ một nơi tập trung thông tin của một lĩnh vực nào đó – như ta vẫn thườg gọi bằng từ “cộng đồng” – để họ có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin. Phạm vi nghiên cứu TMĐT là một lĩnh vực rộng cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn lý thuyết ứng dụng. Muốn hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có thời gian để tiếp cận và hiểu nó. Với một khoảng thời gian có hạn, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong một phạm vi có thể: Tìm hiểu về lý thuyết TMĐT Tìm hiểu về lý thuyết ứng dụng dạng SaaS (Software as a Service ) Triển khai thử nghiệm một hệ thống TMĐT theo mô hình hướng dịch vụ TỔNG QUAN Tình hình TMĐT và mô hình cung cấp phần mềm hướng dịch vụ (SaaS) trên thế giới và ở Việt Nam Thế giới Phát triển thương mại điện tử theo mô hình SaaS – hướng dịch vụ đây ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Điển hình là một số hãng phần mềm nổi tiếng đã cho ra đời nhiều ứng dụng dạng SaaS như Google với Google Docs (một dạng ứng dụng thay thế Excel và Word nhưng chạy trên môi trường mạng), Google Apps, Gmail, ….; Microsoft thì có Online Office, Microsoft Dynamics CRM, …; SalesFoce thì có website www.salesfoce.com – một website nổi tiếng về cung cấp các ứng dụng SaaS; Amazon thì nổi tiếng với website www.amazon.com; Ebay – hãng mua bán trực tiếp lớn nhất thế giới hiện nay- thì nổi tiếng với website www.ebay.com Đặc điểm chung các website dạng này là đều cung cấp ứng dụng dạng SaaS cho người sử dụng. Có thể là miễn phí hoặc có thể là thu phí định kì . Các phần mềm dạng SaaS hiện rất đa dạng: từ phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu đại chúng như email, Word, Excel, Access đến các phần mềm cao cấp như CRM, ERP, … thì SaaS đều góp mặt. Ứng dụng dạng SaaS có thể cung cấp miễn phí tới người dùng như Gmail, Google Docs, … hoặc có tính phí với người sử dụng như Office Online, các ứng dụng lĩnh vực CRM, ERP, … Việt Nam Cùng với xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam đang có những bước chuyển mình tích cực. Theo khảo sát mới nhất của Cục Thương mại điện tử và CNTT Bộ công thương, 45% doanh nghiệp trên cả nước đã có website riêng. Trong số đó, 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử. Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp đã chấp nhận việc nhận đơn hàng bằng phương tiện điện tử. Về phía người tiêu dùng, cũng có những tín hiệu khả quan khi 65 % người tìm hiểu thông tin trên mạng trước khi mua sắm. Tuy nhiên, đa số website kinh doanh ở VN vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập như: nội dung có vấn đề, thiết kế chưa phù hợp làm rối mắt người xem, cập nhật kém, lượng truy cập thấp, tốc độ chậm... Theo ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và CNTT, Bộ Công thương, hạn chế lớn nhất hiện nay là thói quen mua hàng của người VN dẫn đến tỷ lệ người dùng các loại thẻ ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế, trực tuyến chưa đại trà. Bên cạnh đó, loại hình này cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách mở rộng của ngân hàng. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh nhân tố trước mắt để thúc đẩy thương mại điện tử tại VN là các trang web phải tạo ra mô hình mua bán có độ an toàn cao, các dịch vụ theo sau phải chu đáo. Đây không phải là hình thức mua bán "cao siêu" mà phải tạo nên sự thân thiện và dễ dàng cho người tiêu dùng Vậy còn thương mại điện tử theo mô hình SaaS ở Việt Nam thì sao? Thương mại điện tử được phát triển theo mô hình SaaS ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn đầu. Một vài website TMĐT ở VN đã cung cấp phần mềm theo hướng dịch vụ - tức cho phép người dùng đăng ký thành viên và có một website riêng. Điển hình là một số trang như: www.gophatdat.com, www.1001shoppings.com, www.vietmy.vn, www.dava.vn ... Trong số những trang trên thì trang www.gophatdat.com và trang www.dava.vn có mô hình SaaS tương đối rõ nét. Tuy nhiên, cũng như những trang TMĐT truyền thống, đa phần các trang này vẫn vướng phải các hạn chế khách quan và chủ quan như đã nêu trên. Vì thế đã các site này phát triển và thành công một cách toàn diện thì vẫn cần phải có thời gian. Hướng đi phát triển TMĐT theo mô hình SaaS là một lựa chọn phù hợp với tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay. Để hỏi rõ tại sao ta lại chọn hướng đi này thì có thể tham khảo các ích lợi và khó khăn khi chọn giải pháp này ngay sau đây: Thuận lợi và khó khăn cho TMĐT Thuận lợi: Những ứng dụng TMĐT nói chung đang nhận được những thuận lợi như sau: Số người truy cập internet tăng nhanh (trên 20 triệu người/90 triệu dân – theo Dân Trí Online). Các chính sách ưu đãi của nhà nước về công nghệ thống tin. Thói quen mua hàng qua mạng đang được người tiêu dùng chú ý. Khó khăn Khó khăn có thể gặp phải khi triển khai 1 hệ thống TMĐT: Thói quen và lòng tin của người dùng vào các ứng dụng TMĐT chưa cao. Các ngân hàng còn khó khăn trong việc liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến để cho ra đời các sản phẩm thanh toán trực tuyến Tính bảo mật thông tin còn kém trên các website TMĐT ở VN. Chi phí phát triển & bảo một website TMĐT ở VN vẫn còn cao. Thời gian phát triển lâu. Chính sách hỗ trợ khách hàng sau khi mua sản phẩm hầu như không được các doanh nghiệp chú trọng. Hướng tiếp cận Việc chọn hướng tiếp cận TMĐT theo mô hình SaaS giải quyết được một số vấn đề sau: Chi phí triển khai thấp Chi phí bảo trì thấp Thời gian triển khai nhanh Nâng cấp bảo trì dễ dàng (nâng cấp hàng loạt) Các ứng dụng dạng SaaS có thể chia làm 2 loại: Cung cấp nền tảng để xây dựng ứng dụng (PaaS – Platform as a Service) Cung cấp phần mềm trọn gói để sử dụng (SaaS – Software as a Service) Với dạng 1, đối tượng người dùng mà ứng dụng SaaS muốn nhắm tới là các nhà phát triển phần mềm, các công ty phần mềm hay các lập trình viên (developer). Mục tiêu của các phần mềm SaaS dạng này là cung cấp một nền tảng chuẩn để hỗ trợ phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng. Ưu điểm của ứng dụng SaaS dạng này là cung cấp một nền tảng cơ bản để phát triển ứng dụng, dựa trên nền tảng đó, các nhà phát triển hay các lập trình viên có thể tùy biến các ứng dụng nhằm tạo ra một sản phẩm vừa ý và phục vụ hữu ích cho nhu cầu của khách hàng của họ. Nhược điểm của ứng dụng dạng này là đòi hỏi người sử dụng phải có am hiểu kĩ thuật, có trình độ tin học nhất định mới có thể sử dụng. Do vậy, ứng dụng SaaS dạng này ít phổ biến trên thực tế hiện nay. Với dạng 2, đối tượng mà các ứng dụng SaaS muốn nhắm đến là các người sử dụng đầu cuối, các doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng Internet làm môi trường kinh doanh. Ưu điểm của ứng dụng SaaS dạng này là không đòi hỏi người dùng phải có trình độ tin học cao, triển khai dễ dàng và nhanh chóng. Nhược điểm của ứng dụng SaaS dạng này là độ tùy biến của ứng dụng không cao. Người dùng vẫn có thể tùy biến cho ứng dụng của họ, nhưng có giới hạn. Bởi không nhà phát triển phần mềm nào có thể viết ra một phần mềm mà thỏa tất cả các yêu cầu của tất cả mọi người. Dựa vào những phân tích về ưu và khuyết của từng giải pháp, chúng em quyết định chọn hướng tiếp cận là theo mô hình cung cấp phần mềm trọn gói (SaaS) vì các lí do sau: Phù hợp với khả năng phát triển của bản thân. Phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay ở Việt Nam. Có thể kết hợp giữa mô hình SaaS và PaaS để phát triển thành một ứng dụng SaaS toàn diện về sau này. KIẾN THỨC NỀN TẢNG Thương mại điện tử ( EC ) Định nghĩa EC E-Commerce Là khái niệm chỉ quá trình mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua mạng máy tính, đặc biệt mạng Internet. Hầu hết các ứng dụng EC được thực hiện thông qua môi trường mạng internet. Tuy nhiên, quá trình mua bán này có thể thông qua mạng WAN, LAN hay thậm chí là máy tính đơn. Khi đó, việc mua bán hàng hóa giữa một máy bán hành và một thẻ thông minh có thể coi là một EC. E- Business Hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin Dịch vụ khách hàng (customer service) Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative) Đào tạo từ xa (e-learning) Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness) Một số khái niệm EC Mô hình EC Là phương thức kinh doanh của công ty để phát sinh lợi nhuận cho công ty. Mô hình EC giải thích một công ty đóng vai trò như thế nào trong một dây chuyền. Một đặc điểm của EC là có thể tạo ra các mô hình thương mại mới. Thị trường điện tử (Electronic Market) Người bán và người mua gặp nhau trực tuyến để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ. Sàn giao dịch Là một loại đặc biệt của thị trường điện tử. Giá cả trong thị trường có thể qui định và giá cả có thể thay đổi sao cho phù hợp giữa cung và cầu. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử (Electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic Message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt. Ví dụ: trả lương bằng chuyển khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng, … thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính Financial Electronic Data Interchange – gọi tắt là FEDI - chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch điện tử với nhau. Tiền mặt Internet (Internet Cash) Là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông quan Internet, áp dụng cho phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia với nhau. Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa. Vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash). Loại tiền này có công nghệ đặc thù đảm bảo được mọi yêu cầu của người bán và người mua theo luật quốc tế. Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi dùng mạng Internet để chuyển cho người bán hàng. Thanh toán bằng tiền Internet đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau: Có thể dùng thanh toán những món hàng có giá trị nhỏ, thạm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao địch mua hàng và chuyển tiền rất thấp không đáng kể) Không đòi hỏi phải có ngay một qui chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến hành giữa 2 người hoặc 2 công ty bất kỳ. Các thanh toán là vô danh. Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả Túi tiền điện tử (Electronic Purseb) Còn gọi là “ví tiền điện tử” – là nơi để gởi tiền mặt Internet, chủ yếu thể hiện dưới dạng thẻ thông