Trong nền kinh tế thị trường, nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực sản
xuất, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới quy mô và tốc độ phát triển khác
nhau đã xuất hiện các hiện tượng chèn ép, thôn tính, hoặc tự nguyện tìm cách
“chung sống” hoà bình với nhau trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để
“phân chia” thị trường và khai thác những tiềm năng riêng có của từng công
ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” vững chắc hơn bởi một liên minh rộng
hơn. Từ đó, chúng ta đã từng nghe và đọc được những danh từ từ cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20 như “Cartel”, “Association” và gần đây hơn là các
“Cheabol”; “Group” . tất cả đều có chung một ý nghĩa chủ đạo là: liên minh,
liên kết nhóm.cùng thoả thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung
như: phối hợp chiến lược, kiểm soát qua góp vốn, cung ứng sản phẩm; phân
chia chiếm lĩnh thị trường; thống nhất phương thức, nguyên tắc kiểm soát nội
bộ; Trong các liên minh nói trên, có một công ty đóng vai trò “thương hiệu”
trung tâm, có khả năng chi phối và bảo vệ các công ty con hoặc công ty thành
viên khác trong liên minh để tránh khỏi nguy cơ bị chèn ép hoặc thôn tính.
Tất cả những “liên minh” như thế, khi nghiên cứu và dịch ra tiếng Việt, thông
thường được gọi chung là “Tập đoàn”. Với cách hiểu về tập đoàn như vậy, có
thể thấy tập đoàn kinh tế là một cái vỏ bọc tốt để bảo vệ cho các tế bào bên
trong nó hoạt động có hiệu quả. Các tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra
những mục tiêu chính mà các tổ chức mong muốn đạt được khi quyết định
thực hiện liên kết thành tập đoàn như: nâng cao vị thế cạnh tranh và loại bỏ
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, có được bổ sung về vốn, đa dạng hoá rủi
ro Khi các tổ chức/doanh nghiệp cùng đạt được mục đích trên thông qua
việc liên kết thì có thể nói rằng đây là sự “đồng sinh” hiệu quả bởi những lợi
ích có được từ việc liên kết các nguồn lực sẽ giúp cho các bên như: mở rộng
- 2 -thu nhập, giả m thiểu chi phí hoạt động, nâng cao tiềm lực hoạt động, tiết kiệ m
thuế phải nộp, giảm giá thành vốn. Bên cạnh lợi ích mà việc liên minh, liên
kết mang lại thì chính sự “đồng sinh” ấy cũng không tránh khỏi việc mang
lại cho c ác tổ chức bên trong nó những chi phí phụ trội từ quá trình liên kết
kinh doanh, hợp nhất công nghệ phát sinh ra: chi phí liên kết (mua bán, sáp
nhập, hợp nhất); khả năng ảnh hưởng tiêu cực do thay đổi bộ máy lãnh đạo;
chi phí hợp nhất công nghệ. Từ đó, để hiểu sâu về nội hà m danh từ mang
tính cấu trúc quan hệ kinh tế này còn đang là một vấn đề rất nan giải không
chỉ ở Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, việc hình thành và phát triển các tập đoàn
kinh tế trong đó có tập đoàn tài chính - ngân hàng đang là xu thế tất yếu và đã
đưa lại nhiều kết quả và thành công ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở
nước ta đây là vấn đề còn hết sức mới mẻ và thiếu kinh nghiệm. Do đó, việc
nghiên cứu đánh giá khả năng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân
hàng ở Việt Nam hiện tại, xu hướng xây dựng trong tương lai và đề xuất một
số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng
là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, tác giả đã quyết định lựa chọn
vấn đề: “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn thạc sỹ của mình .
98 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
BÙI ÁNH TUYẾT
-
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2007
NEU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
BÙI ÁNH TUYẾT
-
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy
HÀ NỘI – 2007
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP
ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ..................................................... 5
1.1. Tập đoàn tài chính - ngân hàng .............................................................. 5
1.1.1. Lịch sử ra đời của tập đoàn tài chính-ngân hàng ...................................... 5
1.1.2. Khái niệm về tập đoàn tài chính- ngân hàng ............................................ 7
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn tài chính- ngân hàng .............................. 8
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính- ngân hàng ......................... 11
1.2. Các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ......................................... 12
1.2.1. Ngân hàng đa năng .................................................................................. 12
1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đa năng ..................................................... 12
1.2.1.2. Đặc điểm của ngân hàng đa năng .............................................................. 13
1.2.1.3. Tính ưu việt của ngân hàng đa năng .......................................................... 13
1.2.2. Mô hình công ty mẹ – con ........................................................................ 13
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ con .......................................................... 13
1.2.2.2. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ con ...................................................... 14
1.2.2.3. Tính ưu việt của mô hình công ty mẹ – con ............................................... 14
1.3. Điều kiện và hình thức xây dựng tập đoàn tài chính -
ngân hàng ................................................................................................ 15
1.3.1. Điều kiện thành lập .................................................................................. 15
1.3.1.1. Điều kiện từ môi trường bên ngoài ............................................................ 15
1.3.1.2. Điều kiện từ chính bản thân các NHTM: .................................................. 16
1.3.2. Hình thức thành lập ................................................................................. 22
1.4. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với sự
phát triển nền kinh tế quốc gia ............................................................... 27
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng
tập đoàn tài chính - ngân hàng ............................................................... 28
1.5.1. Mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng Citigroup ................................... 28
1.5.2. Mô hình của tập đoàn OCBC .................................................................... 30
1.5.3. Mô hình của tập đoàn tài chính-ngân hàng tại Trung Quốc .......................... 31
1.5.4. Các kinh nghiệm rút ra ............................................................................. 32
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ .................................................................................................................... 35
2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................... 35
2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam .............................................. 35
2.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam ..................................................................................... 39
2.2. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -
ngân hàng tại Việt Nam. ......................................................................... 42
2.2.1. Về mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam
được lựa chon. .......................................................................................... 42
2.2.2. Về các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -
ngân hàng tại Việt Nam ............................................................................. 44
2.2.2.1. Điều kiện từ bên ngoài .............................................................................. 44
2.2.2.2. Điều kiện bên trong các ngân hàng............................................................ 47
2.2.3. Quy trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại
Việt Nam ............................................................................................ 56
2.2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 56
2.2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 56
2.2.4.2. Khó khăn................................................................................................... 57
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN
VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI
CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ............................................. 60
3.1. Sự cần thiết phải thành lập các tập đoàn tài chính -
ngân hàng tại Việt Nam hiện nay .......................................................... 60
3.1.1 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một tất
yếu khách quan ......................................................................................... 60
3.1.2 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một tất
yếu khách quan ......................................................................................... 60
3.2. Khả năng xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng
tại Việt Nam ............................................................................................. 61
3.2.1 Về môi trường kinh tế ............................................................................... 62
3.2.2 Về phía các NHTMVN ............................................................................... 62
3.3. Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -
ngân hàng tại Việt Nam. ......................................................................... 64
3.4. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -
ngân hàng ............................................................................................... 65
3.4.1 Giải pháp vĩ mô ........................................................................................ 65
3.4.1.1 Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật đối với
hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng ........................................... 65
3.4.1.2. Nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập Tập
đoàn Tài chính-Ngân hàng ....................................................................... 66
3.4.2 Giải pháp vi mô ....................................................................................... 67
3.4.2.1 Các NHTM Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện
Đề án cơ cấu lại NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt................................................................................................... 67
3.4.2.2 Tăng cường vốn chủ sở hữu ...................................................................... 68
3.4.2.3 Phát triển đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ ngân
hàng mới ................................................................................................... 71
3.4.2.4 Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ .................................................................. 72
3.4.2.5 Mở rộng và phát triển mạng lưới ngân hàng .............................................. 73
3.4.2.6 Đổi mới công nghệ sử dụng trong hoạt động ngân hàng ............................ 74
3.4.2.7 Cải tiến quy trình, quy chế hoạt động của ngân hàng ................................ 75
3.4.2.8 Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán thường xuyên .................................. 75
3.4.2.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................ 76
3.5. Kiến nghị: ................................................................................................ 78
3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước ...................................................................... 78
3.5.2 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại. ........................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
1.1 Mười tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia lớn nhất thế
giới xếp hàng theo tổng tài sản (năm 2003) 6
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các loại hình Tập
đoàn tài chính - ngân hàng 9
1.3 Mười vụ sáp nhập tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới
từ năm 1995 25
1.4 Mười Vụ đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ngân hàng Trung
Quốc 26
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH
Biểu đồ Trang
1.1 Cơ cấu thu nhập theo vùng năm 2005 29
1.2 Cơ cấu thu nhập theo sản phẩm năm 2005 30
3.1 Mô hình Ngân hàng đa năng 66
Mô hình Trang
1.1 Ngân hàng đa năng (Universal Banking) 12
1.2 Mô hình công ty mẹ con (Parent Subsidiary) 14
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ASEAN
ATMS
Bis
CAR
Citigroup Inc.
CPH
DNNN
HĐQT
Holding Company
IMF
KTQT
M&A
NHCP
NHNN
NHTM
NHTMCP
NHTMNN
NHTW
OCBC
OTC
Parent Subsidiary
TCTD
TNHH
Universal Banking
WTO
XHCN
Hiệp hội các nước Đông Nam á
Máy rút tiền tự động
Bis
Hệ số an toàn vốn tối thiểu
Tập đoàn tài chính Citigroup
Cổ phần hóa
Doanh nghiệp nhà nước
Hội đồng quản trị
Mô hình tập đoàn tài chính
Quỹ tiền tệ quốc tế
Kinh tế quốc tế
Hợp nhất và sáp nhập
Ngân hàng cổ phần
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng Trung Ương
Oversea – Chinese Banking Coporation
Thị trường phi tập trung
Mô hình công ty mẹ con
Tổ chức Tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Mô hình Ngân hàng đa năng
Tổ chức Thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ
của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bầy tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quy - người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị ở Bộ tài chính, Bộ thương
mại, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã hỗ trợ tài
liệu - một phần không thể thiếu để bản Luận văn được hoàn chỉnh.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình
đã hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn.
Do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn
không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến,
chỉ bảo của thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2007
Tác giả
Bùi ánh Tuyết
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực sản
xuất, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới quy mô và tốc độ phát triển khác
nhau đã xuất hiện các hiện tượng chèn ép, thôn tính, hoặc tự nguyện tìm cách
“chung sống” hoà bình với nhau trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để
“phân chia” thị trường và khai thác những tiềm năng riêng có của từng công
ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” vững chắc hơn bởi một liên minh rộng
hơn. Từ đó, chúng ta đã từng nghe và đọc được những danh từ từ cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20 như “Cartel”, “Association” và gần đây hơn là các
“Cheabol”; “Group” ... tất cả đều có chung một ý nghĩa chủ đạo là: liên minh,
liên kết nhóm...cùng thoả thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung
như: phối hợp chiến lược, kiểm soát qua góp vốn, cung ứng sản phẩm; phân
chia chiếm lĩnh thị trường; thống nhất phương thức, nguyên tắc kiểm soát nội
bộ; Trong các liên minh nói trên, có một công ty đóng vai trò “thương hiệu”
trung tâm, có khả năng chi phối và bảo vệ các công ty con hoặc công ty thành
viên khác trong liên minh để tránh khỏi nguy cơ bị chèn ép hoặc thôn tính...
Tất cả những “liên minh” như thế, khi nghiên cứu và dịch ra tiếng Việt, thông
thường được gọi chung là “Tập đoàn”. Với cách hiểu về tập đoàn như vậy, có
thể thấy tập đoàn kinh tế là một cái vỏ bọc tốt để bảo vệ cho các tế bào bên
trong nó hoạt động có hiệu quả. Các tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra
những mục tiêu chính mà các tổ chức mong muốn đạt được khi quyết định
thực hiện liên kết thành tập đoàn như: nâng cao vị thế cạnh tranh và loại bỏ
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, có được bổ sung về vốn, đa dạng hoá rủi
ro… Khi các tổ chức/doanh nghiệp cùng đạt được mục đích trên thông qua
việc liên kết thì có thể nói rằng đây là sự “đồng sinh” hiệu quả bởi những lợi
ích có được từ việc liên kết các nguồn lực sẽ giúp cho các bên như: mở rộng
- 2 -
thu nhập, giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao tiềm lực hoạt động, tiết kiệm
thuế phải nộp, giảm giá thành vốn. Bên cạnh lợi ích mà việc liên minh, liên
kết mang lại thì chính sự “đồng sinh” ấy cũng không tránh khỏi việc mang
lại cho các tổ chức bên trong nó những chi phí phụ trội từ quá trình liên kết
kinh doanh, hợp nhất công nghệ phát sinh ra: chi phí liên kết (mua bán, sáp
nhập, hợp nhất); khả năng ảnh hưởng tiêu cực do thay đổi bộ máy lãnh đạo;
chi phí hợp nhất công nghệ. Từ đó, để hiểu sâu về nội hàm danh từ mang
tính cấu trúc quan hệ kinh tế này còn đang là một vấn đề rất nan giải không
chỉ ở Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, việc hình thành và phát triển các tập đoàn
kinh tế trong đó có tập đoàn tài chính - ngân hàng đang là xu thế tất yếu và đã
đưa lại nhiều kết quả và thành công ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở
nước ta đây là vấn đề còn hết sức mới mẻ và thiếu kinh nghiệm. Do đó, việc
nghiên cứu đánh giá khả năng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân
hàng ở Việt Nam hiện tại, xu hướng xây dựng trong tương lai và đề xuất một
số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng
là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, tác giả đã quyết định lựa chọn
vấn đề: “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn thạc sỹ của mình .
2. Tình hình nghiên cứu
Trong yêu cầu chung của quá trình hội nhập, hệ thống NHTM cũng đã
có những động thái tích cực trong việc chuẩn bị nội lực cho việc xây dựng mô
hình tập đoàn tài chính. Đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo khoa
học cấp Bộ, Ngành, cũng như các buổi hội thảo... nghiên cứu quá trình hội
nhập của Việt Nam ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các cơ hội, thách thức
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Ví dụ
- 3 -
như: Cuộc hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng mô hình tập đoàn tài
chính - ngân hàng ở Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp
với Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức tháng 8 năm 2006. Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề
xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng hệ thống ngân
hàng Việt Nam; xem xét các điều kiện để hình thành mô hình tập đoàn tài
chính - ngân hàng tại Việt Nam, trên cơ sở đánh giá những thuận lợi khó khăn
mà hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam đang đối mặt, luận văn đưa ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy việc xây dựng tập đoàn tài chính
- ngân hàng ở Việt Nam hiện nay trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về các tập đoàn tài chính - ngân hàng và vai trò
của nó trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -
ngân hàng của các NHTM Việt Nam và so sánh với một số nước trên thế giới,
từ đó nêu ra lợi thế cũng như những khó khăn trong quá trình xây dựng tập
đoàn tài chính – ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình
tập đoàn tài chính - ngân hàng của các NHTM Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các mô
hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và các điều kiện để xây dựng tập đoàn tài
chính - ngân hàng ở Việt Nam.
- 4 -
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu việc xây
dựng một số mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới và khả năng
xây dựng các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, không đi
sâu vào nội dung họat động của tập đoàn tài chính - ngân hàng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện
chứng, kết hợp với các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng
phát triển kinh tế tài chính của Nhà nước để phân tích, đánh giá tình hình xây
dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục Luận văn gồm 3 chương:
Chương I – Lý luận chung về mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng
Chương II - Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân
hàng tại Việt Nam hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương III - Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc xây dựng
mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
- 5 -
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
1.1. Tập đoàn tài chính - ngân hàng
1.1.1. Lịch sử ra đời của tập đoàn tài chính - ngân hàng
Vào cuối thế kỷ 19, sau một thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ dưới
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu vốn của các công ty tăng
lên để mở rộng lĩnh vực hoạt động và địa bàn kinh doanh không những ở
phạm vi trong nước mà còn trên thế giới. Đến cuối thế kỷ 20 thì quá trình này
diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia, hoạt động trong
nhiều lĩnh vực ra đời và phát triển cho đến nay. Có thể kể đến những tập đoàn
kinh tế lớn như Ford Motor, Pfizer, Siemens, Toyota Motor, IBM, ... Sự hình
thành các tập đoàn tài chính được diễn ra theo quy luật của thị trường và
thường mang một số đặc điểm sau:
Một là, tập đoàn gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính..., có quy mô rất lớn về
vốn, lao động, doanh thu ... Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt ra biên
giới quốc gia, thậm chí trên khắp thế giới để trở thành những tập đoàn xuyên
quốc gia, hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá chiến lược kinh doanh nhằm đạt
được những ưu thế trong cạnh tranh và nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Các tập
đoàn kinh doanh đa phần được tổ chức theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty
con”.
- 6 -
Hai là, sự liên kết giữa các đơn vị thành viên (về tài chính, công nghệ,
thị trường ...) rất đa dạng, có thể là chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng trên
cơ sở cùng có lợi của mỗi thành viên và của cả tập đoàn. Trong tập đoàn,
công ty mẹ sở hữu lượng lớn cổ phần trong các công ty con, nắm quyền chi
phối các công ty con về mặt tài chính cũng như về mặt chiến lược phát triển.
Ba là, sở hữu trong tập đoàn tài chính - ngân hàng là sở hữ