Luận văn Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 trung học phổ thông

Thế kỷ XXI – thế kỉ của thời đại Công nghệ thông tin (CNTT), toàn cầu hóa, kinh tế tri thức – thì vấn đề Giáo dục, văn hóa, con người đặt lên hàng đầu. Vì vậy quan niệm mới về chất lượng Giáo dục ở thế kỷ XXI trong phiên họp lần thứ 166 của UNESCO (Paris) ngày 7/4/2003 nêu rõ nội dung giáo dục là “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau, học để tự khẳng định mình” * Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4 năm 2001 về “Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã ghi rõ: - Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH , là điều kiện phát huy nguồn năng lực cuả con người, là yếu tố để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của HS và SV, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. * Ngày 30/9/2008 Bộ trưởng Bộ GD– ĐT đã ban hành chỉ thị số 55/2008/CT – BGDĐT về “ Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008 – 2012”. Trong đó cần chú trọng đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học, triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e- Learning) để mở rộng khả năng lựa chọn cơ hội học tập cho người học

pdf92 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết Hoa Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ OANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP. HCM, Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Cùng với tất cả học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 18, chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn đến cho chúng tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn – PGS.TS. Đặng Thị Oanh người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS. Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa học trường ĐHSP TP. HCM. đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu - Quý thầy cô trường THPT Đức Hòa, Hậu Nghĩa, cũng như quý thầy cô của nhiều trường PTTH thuộc địa bàn tỉnh Long An đã có nhiều giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện tốt luận văn này. Nguyễn Thị Tuyết Hoa Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGDĐT : Bộ giáo dục đào tạo CĐ : Cao đẳng CNH : Công nghiệp hóa CNTT : Công nghệ thông tin CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông CSS : Cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng (* CT : Chỉ thị ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐT : Đào tạo GV : Giáo viên GD : Giáo dục HĐH : Hiện đại hóa HĐ : Hoạch định HHHC : Hóa học hữu cơ HS : Học sinh HSG : Học sinh giỏi HTML : Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản ICT : Information and communication technology – Công nghệ thông tin và truyền thông PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SBT : Sách bài tập THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNKQ : Trắc nghiệm khách quan TNPT : Tốt nghiệp phổ thông TSĐH : Tuyển sinh đại học MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài * Thế kỷ XXI – thế kỉ của thời đại Công nghệ thông tin (CNTT), toàn cầu hóa, kinh tế tri thức – thì vấn đề Giáo dục, văn hóa, con người đặt lên hàng đầu. Vì vậy quan niệm mới về chất lượng Giáo dục ở thế kỷ XXI trong phiên họp lần thứ 166 của UNESCO (Paris) ngày 7/4/2003 nêu rõ nội dung giáo dục là “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau, học để tự khẳng định mình” * Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4 năm 2001 về “Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã ghi rõ: - Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH , là điều kiện phát huy nguồn năng lực cuả con người, là yếu tố để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của HS và SV, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. * Ngày 30/9/2008 Bộ trưởng Bộ GD– ĐT đã ban hành chỉ thị số 55/2008/CT – BGDĐT về “ Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008 – 2012”. Trong đó cần chú trọng đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học, triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e- Learning) để mở rộng khả năng lựa chọn cơ hội học tập cho người học. * Hiện nay đa số các trường THPT hầu hết được trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet, và tin học được giảng dạy chính thức. Ngoài ra một số trường còn được trang bị thêm những thiết bị hiện đạiTất cả tạo nên cơ sở hạ tầng CNTT giúp cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Giờ đây, với việc phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT &TT) toàn thể GV một lần nữa lao vào cuộc thử sức tạo website, hoặc blog.để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Bởi lẽ, mạng Internet thực hiện một phạm vi rộng lớn các giải pháp nhằm nâng cao tri thức và hiệu năng của con người, không chỉ là quá trình dạy đơn thuần của GV, mà HS với sự trợ giúp của máy tính có thể tự tiếp thu và xử lý thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của sự tự học. * Sự phát triển của CNTT&TT ảnh hưởng không nhỏ đối với tầng lớp trí thức, họ phải học tập suốt đời nếu họ muốn tiếp tục có việc làm. Nhà tương lai học Alvin Toffler đã nhận định rất độc đáo rằng “ Trong thế kỷ XXI, sự thất học sẽ không đến với những người không biết đọc, biết viết, mà là với những ai không biết học, biết quên và biết học lại ”. Vì vậy, sự tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn mỗi người là rất cần thiết để bù đắp những lỗ hỏng kiến thức, thích ứng nhanh chóng với yêu cầu cuộc sống đang phát triển. Tự học còn là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhà trường hiện đại cần trang bị cho HS. Vì nó có ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi đã bước vào cuộc sống. * Ngày nay, nhờ có mạng Internet, kho tàng tri thức của nhân loại đã được lưu trữ, xử lý và trao đổi dễ dàng trên phạm vi toàn cầu. Trước đây đối với những em HS khá, giỏi gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình tự học của mình là thiếu thông tin, thiếu tài liệu, nhưng giờ đây các em lại phải khổ sở vì quá tải thông tin, dư thừa tài liệu. HS một lần nữa phải lúng túng trong việc chọn tài liệu, chọn phương pháp tự học như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong học tập. Trên đây là những lý do để tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG WEBSITE NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 2/ Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc xây dựng website nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HSG hóa học THPT. 3/ Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học tự học và tăng cường năng lực tự học cho HS. 3.2. Tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT của GV và HS trong việc dạy và học môn Hoá học. 3.4. Xây dựng website chương 8-“ Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol” ; Chương 9-“ Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic “ 3.5. Nghiên cứu việc sử dụng website nhằm tăng cường năng lực tự học đối với HSG hóa học lớp 11 3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả việc sử dụng website cho HSGH hoá học lớp 11 ở trường THPT. 4/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình tự học hóa học ở trường không chuyên THPT Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng website nhằm bồi dưỡng năng lực tự học hóa học cho HSG hoá học. 5/ Phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học lớp 11 nâng cao “ Chương 8: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol. Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic”. 6/ Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được trang web với nội dung tự học phong phú, sinh động sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS phổ thông đặc biệt HSG, HS chuyên hóa, đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, tự đọc, tự kiểm tra, tự nghiên cứu - một công cụ có tính chiến lược giúp HS tự học, tự hoàn thiện suốt đời. 7/ Phương pháp nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận  Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học, việc tự học.  Nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ 11.  Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn xây dựng Web: phần mềm Mã nguồn mở,   Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài như các bài giảng, hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, đề thi tuyển sinh đại học,  7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Điều tra thực trạng công tác dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay, thực trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là việc sử dụng ICT trong dạy học Hóa học ở Việt Nam.  Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên và các chuyên gia. + Quan sát, trò chuyện với HS nhằm đánh giá thực trạng truy cập mạng của HS hiện nay. + Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các GV về kinh nghiệm học tập,.... + Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm. + Nghiên cứu kế hoạch học tập của HSG hoá học của các lớp chuyên, chọn. + Tham khảo các ý kiến đóng góp của Thầy Cô giáo lâu năm, trong đó có chuyên gia tin học để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.  Thực nghiệm sư phạm  Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của trang web, thông qua việc đưa vào sử dụng.  Triển khai việc sử dụng trang web cho HS khối 11. 7.3. Phương pháp toán học thống kê – Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm SPSS rút ra kết luận. – Phương tiện nghiên cứu: máy vi tính, tranh ảnh, các phần mềm hóa học hỗ trợ. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Sự bùng nổ CNTT tạo làn sóng mới, làm thay đổi cách dạy và học của GV và HS. Trên mạng Internet đã xuất hiện rất nhiều website viết về học tập như hocmai.vn, onthi.com, onbai.com...Cũng có không ít các website về Hoá Học nhưng HS phổ thông sẽ chưa thực sự thuận lợi khi tìm kiếm kiến thức bộ môn bởi lẽ đa số các trang web trên đều sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. - Hiện nay đã có khá nhiều đề tài về thiết kế trang web từ luận văn tốt nghiệp của sinh viên đến luận văn thạc sỹ của học viên cao học như : 1/ Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hidrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 2/ Ngô Thị Phương Bích (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương nhóm oxy lớp 10 THPT, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 3/ Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 4/ Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa học ở trường THPT, luận văn thạc sỹ PPGDHH, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 5/ Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương halogen lớp 10 THPT, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 6/ Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, luận văn thạc sỹ PPGDHH, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 7/ Nguyễn Thị Thùy Linh (2008), Xây dựng e-learning chương liên kết hóa học và cấu tạo phân tử học phần hóa đại cương trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3, luận văn thạc sỹ PPGDHH, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 8/ Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT ( chương trình nâng cao), luận văn thạc sỹ PPGDHH, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 9/ Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế trang web tự học chương trình Hóa học trung học phổ thông, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 10/ Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 – Nhóm nitơ chương trình phân ban thí điểm, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. – Tất cả các luận văn trên đều hướng đến mục tiêu chung là góp phần nâng cao chất lượng dạy học, làm phong phú nội dung các bài giảng lý thuyết, làm sáng tỏ những khái niệm trừu tượng, khó trong SGK, minh họa tốt các phản ứng bằng thí nghiệm giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức. Tuy nhiên, hầu hết các website hiện nay đều chỉ ngừng lại ở mức độ cung cấp tài liệu lý thuyết, thiếu hẳn phần bài tập tự rèn luyện, thiếu hẳn thông tin ngược từ những HS có nhu cầu tự học, tự kiểm tra đánh giá sức học của chính bản thân HS. 1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hiện nay ngành giáo dục của chúng ta đang triển khai vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp của ngành giáo dục đến các chuyên gia nghiên cứu giáo dục, các thầy cô giáo đều khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới PPDH trong việc nâng cao chất lượng nhà trường. Sự cố gắng của chúng ta là rất lớn, hoạt động đổi mới rất phong phú và đa dạng. Nhưng đổi mới là gì? Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Theo Giáo sư tiến sĩ khoa học Thái Duy Tuyên [46] “Đã đến lúc cần hệ thống hóa và phát triển những vấn đề, những hoạt động đổi mới đã triển khai trong nghiên cứu lí luận và trong hoạt động thực tiễn trong thời gian qua để nêu lên một bức tranh tổng quát về nội dung và nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, nhằm làm cho việc nhận thức và điều khển quá trình đổi mới diễn ra một cách khoa học và hiệu quả”. Để làm được điều này cần dựa vào các tài liệu khoa học, báo chí, các kết quả điều tra khảo sát thực tiễn. Thừa kế các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể mô tả việc đổi mới phương pháp dạy học diễn ra trên những mặt sau đây : 1.2.1. Đổi mới về phương hướng Diễn ra theo ba hướng lớn a) Tiếp cận theo quan điểm tâm lí giáo dục Bản chất của quan điểm này là tìm mọi cách phát huy năng lực nội sinh của người học, tìm mọi cách phát triển sức mạnh trí tuệ, tâm hồn, ý chí của họ. Theo tiếp cận này đổi mới PPDH cần chú ý các hoạt động cụ thể sau nay: _ Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo. _ Tổ chức cho học sinh làm việc độc lập, cá nhân hóa quá trình học tập. _ Hình thành ở các em động cơ học tập lành mạnh, phát huy tính tích cực, tự lực, tự cường, phát huy ý chí học tập. b) Tiếp cận theo quan điểm điều khiển học Quan điểm này chủ trương giải phóng người học, tạo điều kiện cho người học được tự do phát triển nhu cầu học tập, phát huy năng lực các nhân, điều khiển mối quan hệ thầy trò bằng nhiều hình thức khác nhau, lấy hạnh phúc và sự phát triển của người học làm nền tảng, trên cơ sở đó góp phần phát triển cộng đồng và xã hội làm mục đích hoạt động của thầy cô giáo. Dạy học lấy HS làm trung tâm là tư tưởng rất nhân văn, rất dân chủ mà nhân loại đang hướng tới. Tuy nhiên, nếu cho rằng dạy học lấy HS làm trung tâm là toàn bộ nội dung của hoạt động đổi mới PPDH thì đó là một quan điểm phiến diện và sai lầm, nó chỉ là một tư tưởng, một phương hướng đổi mới PPDH, cần phối hợp với các tư tưởng và phương hướng khác. Điều quan trọng là trọng tâm chú ý của ngươì thầy cần hướng đến việc điều khiển hoạt động trí tuệ, nhu cầu, động cơ, ý chí của HS trong điều kiện hiện tại. Đặt vấn đề như vậy, hoạt động của người dạy sẽ trở nên có phương hướng, phong phú, hiệu quả. c) Tiếp cận theo quan điểm công nghệ Quan điểm này chủ trương đưa công nghệ mới vào nhà trường, nghĩa là cung cấp cho người thầy những công cụ lao động mới. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD và đưa nhà trường vào một giai đoạn phát triển mới. Trong tương lai, khi công nghệ hiện đại được sử dụng rộng rãi vào việc GD con người thì cấu trúc của quá trình dạy học sẽ có nhiều thay đổi và năng suất lao động của người thầy sẽ tăng lên rõ rệt. Khi nói đến đổi mới PPDH phải nhìn nhận vấn đề một cách rộng rãi và linh hoạt theo ba hướng. Hiện nay, dù các hoạt hoạt động đổi mới PPDH trên thế giới diễn biến phức tạp và đa dạng đến đâu cũng không đi lệch ba phương hướng ấy. - Phát triển năng lực nội sinh của người học. - Đổi mới quan hệ thầy trò. - Đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường. 1.2.2. Đổi mới về tính chất hoạt động nhận thức của học sinh Vấn đề then chốt của việc đổi mới PPDH là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo. Không còn rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện nữa mà phải hướng đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học. Cần đặt ra cho các em những nhiệm vụ, tìm tòi những mâu thuẫn, những hiện tượng, những vấn đề, những mối liên hệ mới cần phát hiện. Từ đó tăng cường hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa cho học sinh trong quá trình dạy học. 1.2.3. Tăng cường hoạt động tự học của học sinh Trong quá trình học nếu học sinh rơi vào thế bị động, ghi nhớ mà không độc lập suy nghĩ, sáng tạo thì trong tư duy cũng như trong hành động sẽ trở thành xơ cứng. Và khi vào đời, đứng trước những vấn đề mới, các em sẽ hết sức bỡ ngỡ, bị động, lúng túng và không đủ bản lĩnh để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Vì vậy cần đặc biệt coi trọng hoạt động tự học có tính sáng tạo và cần phối hợp hoạt động tự học sáng tạo và hoạt động tự học tái hiện một cách hợp lí. 1.2.4. Tăng cường thí nghiệm, thực hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đời sống Mục đích học tập do UNESCO đề xướng là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.” Việc vững lí thuyết chỉ là để biết, để nhận thức bản chất sự vật, hiện tượng. Điều mà chúng ta cần là cải tạo thực tiễn. Vì “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Kết hợp học với hành là truyền thống lâu đời của nhân dân ta và cũng là một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất của loài người trong công tác giáo dục. Tuy nhiện hiện nay nhà trường lại tập trung toàn lực vào việc dạy lí thuyết để phục vụ thi cử. Lấy thi cử làm mục đích cho sự học vì nó có liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm và nghề nghiệp tương lai của thanh niên. Công tác thí nghiệm, thực hành chẳng những không được coi trọng mà có trường hợp còn bị tự tiện cắt bỏ ngay cả những phần đã được quy định trong chương trình để tập trung giờ cho việc luyện thi làm ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường. Vì vậy tăng cường thí nghiệm thực hành là một phương hướng quan trọng cần lưu ý khi đổi mới PPDH. 1.2.5. Tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật mới đặc biệt là công nghệ thông tin Để nhận thức được các sự vật hiện tượng một cách chính xác, sâu sắc và có độ nhớ lâu bền thì trong quá trình dạy học cần huy động càng nhiều cơ quan cảm giác của HS vào quá trình nhận thức càng tốt. Nhưng trong thực tiễn điều này đã không được vận dụng vì nhiều lí do: thiếu cơ sở vật chất, chất lượng thiết bị kém không sử dụng được, quản lí không chặt chẽ, Nếu biết sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật mới thì sẽ ảnh hưởng tốt đến trình độ nhận thức của học sinh. Vì vậy việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong và ngoài nhà trường đang cần được đẩy mạnh. Một trong những phương tiện kĩ thuật mới có tác động mạnh mẽ làm thay đổi quá trình dạy và học là CNTT. - CNTT như là công cụ, phương tiện để người GV thực hiện việc đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực. Với sự trợ giúp của CNTT, sẽ phát huy được tổng hợp các yếu tố có lợi trong quá trình dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thời đại mới – thời đại thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức. - CNTT tạo môi trường để HS khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập. Là nguồn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động, lượng thông tin truyền đạt cao trong thời gian ngắn, cách truyền đạt thông tin sinh động tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức được truyền đạt, gây hứng thú trong học tập. - Ứng dụng CNTT không hề thủ tiêu vai trò của người GV mà trái lại còn phát huy hiệu quả hoạt động của GV trong quá trình dạy học, là công cụ đắc lực hỗ trợ cho GV tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức, dẫn dắt HS tiếp cận, tự tìm kiếm tri thức, tự sáng tạo, khai thác kho tài nguyên tri thức của nhân loại. GV khi đó tiết kiệm được thời gian “chết” (thời gian vẽ sơ đồ, hình vẽ, kẻ bảng,) trên lớp. Do đó chất lượng bài giảng cao và hiệu quả sử dụng giờ giảng cũ
Luận văn liên quan