Luận văn Xung đột biên giới trung quốc - Ấn độ (từ 1962 đến nay)

Nhân loại đã trải qua thế kỷ XX với nhiều biến động sâu sắc trong đời sống chính trị quốc tế. Một thế kỷ đánh dấu sự đảo lộn của thế giới với nhiều cuộc xung đột mạnh mẽ giữa các cường quốc trên thế giới trong hai cuộc Thế chiến cũng như những tranh chấp cục bộ giữa các nước với nhau, mà nổi bật trong đó chính là cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay. Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3 550 cây số, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước. Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Trung- Ấn năm 1962 là hệ quả xuất phát từ những bất đồng của hai nước vốn có từ trước, và dường như rằng đó là một đòn đánh cảnh cáo mà Trung Quốc dành cho Ấn Độ

pdf116 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xung đột biên giới trung quốc - Ấn độ (từ 1962 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Trúc Linh XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ (TỪ 1962 ĐẾN NAY) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Trúc Linh XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ (TỪ 1962 ĐẾN NAY) Chuyên ngành : Lịch sử Thế giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Ngô Minh Oanh Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, tính khách quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Trúc Linh LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn cùng học, của gia đình và đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Lịch sử, Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Phó giáo sư - Tiến sĩ Ngô Minh Oanh , người thầy đã hết lòng dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Lịch sử thế giới khóa 23 đã có những thông cảm, động viên để tôi hoàn thành quá trình học tập và luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, các bạn trong lớp Cao học Lịch sử thế giới khóa 22, 23 đã động viên và giúp đỡ tôi trong học tập và trong những lúc tôi gặp khó khăn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện và luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống để tôi có thể hoàn thành luận văn này./. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................... 1 Lời cảm ơn ....................................................................................................................... 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ CÁC VÙNG TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA HAI NƯỚC ...................................................... 7 1.1. Khái niệm Xung đột .............................................................................................. 7 1.2 Những nhân tố chi phối mối quan hệ biên giới Trung - Ấn ................................... 7 1.2.1. Khái quát quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ trước năm 1962 ............................. 7 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết mâu thuẫn về biên giới Trung - Ấn .............................................................................................................................. 8 1.3. Các vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ................................. 19 1.3.1. Kashmir ......................................................................................................... 20 1.3.2. Aksai Chin .................................................................................................... 23 1.3.3. Arunal Pradesh .............................................................................................. 24 1.4. Lịch sử tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc – Ấn Độ ..................................... 25 Chương 2. XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TỪ 1962 ĐẾN 1987 ............................................................................................................................... 39 2.1. Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ 1962 ...................................... 39 2.1.1. Ấn Độ và chính sách “Tiến về phía trước” ................................................... 40 2.1.2. Cuộc đối đầu của quân đội hai bên tại Thag La ........................................... 41 2.1.3. Những động thái của Trung Quốc trước cuộc chiến .................................... 43 2.1.4. Những động thái của Ấn Độ trước cuộc chiến ............................................. 46 2.1.5. Diễn biến cuộc chiến tranh biên giới 1962 ................................................... 48 2.1.6. Hệ quả của cuộc chiến tranh biên giới 1962 ................................................. 52 2.2. Sự xung đột và ổn định sau năm 1962 ................................................................ 58 2.2.1. Đụng độ của quân đội hai nước ở Nathu La ................................................. 58 2.2.2. Cuộc giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ 1987 ....................................... 59 Chương 3. XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TỪ 1987 ĐẾN NAY VÀ NỖ LỰC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ ............................................................................................ 65 3.1. Những cố gắng cải thiện quan hệ của hai bên sau chiến tranh ........................... 65 3.1.1. Từ sau chiến tranh đến những năm 90 .......................................................... 65 3.1.2. Mối quan hệ biên giới Trung Quốc - Ấn Độ sau chiến tranh lạnh ............... 67 3.1.3. Quan hệ hòa dịu và mâu thuẫn của hai nước đầu thế kỉ 21 .......................... 69 3.1.4. Những hoạt động trong những đầu thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI .............. 72 3.2. Một số động thái mới nhất trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc ........................ 74 3.3. Triển vọng của mối quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ ........................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 90 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PLA: (People`s Liberation Army) Là lực lượng vũ trang chủ yếu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là quân thường trực lớn nhất thế giới và bao gồm các lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân, và lực lượng hạt nhân.Trong chiến tranh thì cảnh sát vũ trang sẽ là nhánh thứ 5 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. LOC: (Line Of Control): Đường kiểm soát biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, được công nhận sau Hiệp định Simla 1972. LAC: (Line of Actual Control) là đường biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia láng giềng Trung - Ấn, kéo dài khoảng 4.000km dọc dãy núi Himalaya. NEFA: (The North-East Frontier Agency) là cơ quan biên giới vùng Đông Bắc đã được đặt lại tên là Arunachal Pradesh vào năm 1972. DBO: (Daulat Beg Oldi) là một trại và căn cứ quân sự nằm trên tuyến đường thương mại cổ xưa nối Ladakh Uyghuristan IMF: (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. ASEAN: (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một liên minhchính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã trải qua thế kỷ XX với nhiều biến động sâu sắc trong đời sống chính trị quốc tế. Một thế kỷ đánh dấu sự đảo lộn của thế giới với nhiều cuộc xung đột mạnh mẽ giữa các cường quốc trên thế giới trong hai cuộc Thế chiến cũng như những tranh chấp cục bộ giữa các nước với nhau, mà nổi bật trong đó chính là cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay. Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3 550 cây số, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước. Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Trung- Ấn năm 1962 là hệ quả xuất phát từ những bất đồng của hai nước vốn có từ trước, và dường như rằng đó là một đòn đánh cảnh cáo mà Trung Quốc dành cho Ấn Độ vì những động thái can dự vào lợi ích quốc gia của họ ở vùng Tây Tạng, Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh. Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc hùng mạnh ở châu Á, đây là hai trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Trong suốt chiều dài lịch sử, giữa hai cường quốc này đã tồn tại nhiều tranh chấp và bất đồng về lãnh thổ, mà đỉnh điểm là cuộc xung đột biên giới năm 1962 đã gây nên biết bao tổn thất về người và của cho cả hai nước. Cuộc xung đột này khởi nguồn từ việc tranh chấp biên giới chung vốn đã được người Anh và người Tây Tạng ấn định năm 1914, chính vì vậy hai bên đã cùng tạo ra cho nhau những ký ức cay đắng và nó như là một vết hằn sâu trong mối quan hệ giữa hai nước từ lúc đó đến nay. Cuộc chiến tranh Trung Ấn đáng chú ý vì đây là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn ở độ cao trên 4250 mét, đặt ra nhiều vấn đề hậu cần cho cả hai bên tham chiến. Cuộc 2 chiến cũng đáng ghi nhớ bởi việc cả hai bên không sử dụng không quân hay hải quân tham chiến. Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai và đã đặt áp lực lên Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, người bị cho là chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu cuộc xâm lấn của Trung Quốc. Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hóa, hai nước xác định lấy mục đích phát triển kinh tế là quan trọng nhất cũng như sự đan xen giữa các lợi ích quốc gia song trùng đã xích hai nước lại gần nhau hơn và từ đây, chính sách đối ngoại giữa hai nước bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ. Nhờ đó quan hệ song phương đã không ngừng đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế thương mại. Tuy nhiên, dường như mối quan hệ mập mờ này vẫn còn đó những thách thức mà hai nước vẫn cần phải giải quyết để đạt được sự đồng thuận và tạo nên môi trường hòa bình trong khu vực đầy rẫy nhưng bất ổn về chính trị này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu của các tác giả trong nước: - Sách: Epghenhi Xtepanop V.I , Hữu Duy Anh (dịch)(1982), Biên giới Trung Quốc từ chủ nghĩa bành trướng cổ truyền đến chủ nghĩa bá quyền ngày nay, Nxb Thông tấn xã Nô-vô-xti, Mát-xco-va. Cuốn sách được xuất bản năm 1982 miêu tả chi tiết về mối quan hệ từ thời phong kiến đến những năm 1975 của các quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc. Đặc biệt tác phẩm làm rõ những âm mưu bành trướng lãnh thổ và quyền lực của Trung Quốc trong suốt một giai đoạn lịch sử. Tác giả sử dụng chương 3 trong tác phẩm để làm rõ lịch sử tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhằm làm rõ những mâu thuẫn từ trong quan điểm của hai bên qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. - Sách: Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, Nxb Giáo dục. Cuốn sách cung cấp một cách nhìn toàn diện về lịch sử Ấn Độ qua các giai đoạn. Trong đó tác giả đặc biệt khai thác điều kiện địa lý và lịch sử Ấn Độ từ sau năm 1947 nhằm làm rõ mối quan hệ Trung - Ấn trong cùng điều kiện lịch sử. 3 - Bài báo: Đỗ Tuyết Khanh (2007), “Quan hệ hợp tác cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế giới đa cực’’, Tạp chí Thời đại mới, số 12-tháng 11/2007, tr.41-62. Bài báo cung cấp cho chúng ta biết sự trỗi dậy đồng thời của cả Trung Quốc và Ấn Độ trong mười năm trở lại đây gây ra mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Châu Á. Mặc dù đụng độ nhau trong lịch sử, nhưng lãnh đạo hai nước luôn tìm kiếm các giải pháp hòa bình để tạo điều kiện cho hai quốc gia cùng hợp tác phát triển. Trong xu thế mới của thế giới, mối quan hệ này bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Những nhân tố này sẽ được đề cập đến trong luận văn. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước: - Sách: Jabin T Jacob (2011), The Sino-Indian Boundary Dispute: Sub-National Units as Ice-Breakers, Slavic Research Center (SRC). Tranh chấp biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là một trong những tranh chấp còn tồn tại lâu đời làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của 2 quốc gia trong khu vực và trên diễn đàn quốc tế. Tác phẩm này đã đề cập tới nguồn gốc của sự tranh chấp: là từ thời kỳ thuộc địa Anh dưới cân nhắc về địa chính trị của " Great Game ", nơi mà Tây Tạng đã được sử dụng như một bộ đệm giữa Ấn Độ thuộc Anh và người Nga với ít hoặc không có suy nghĩ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này. Tranh chấp có hai phần chính - ở phía đông bắc của Ấn Độ và ở phía tây bắc của Ấn Độ Bài viết: Five Decades of China’s War on India in 1962: Current Contextualisation, Centre for Land Warfare StudieS (CLaWS), No. 30, January 2013. Bài báo đề cập đến một trong những khía cạnh của cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Trong đó đặc biệt nhắc đến những quốc gia có liên quan tới cuộc xung đột này là Liên Xô, Pakixtan. Tuy không trực tiếp tham chiến nhưng 2 quốc gia này có lien quan rất nhiều tới nguyên nhân dẫn đến chiến tranh biên giới 1962 giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Sách: David A. Anderson and Isabel Geiger (2010), Sino-Indian Trade Relations and the Ongoing Border Dispute, China & Eurasia Forum Quarterly, Vol. 8 Issue 4, p125. 4 Từ khi xảy ra chiến tranh biên giới 1962, dường như vấn đề này đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa hai nước. Ngày nay, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang nhanh chóng nổi lên như một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới. Thế nhưng mối quan hệ này ngày càng phức tạp và mỏng manh được đánh dấu kể từ khi xảy ra cuộc xung đột đã hơn 50 năm tuổi đã từng làm mối quan hệ kinh tế của hai nước trong tình trạng rạn nứt và thậm chí chấm dứt. Tranh chấp lãnh thổ này đã nán lại quá lâu. Mặc dù cả hai quốc gia hiện đang sẵn sàng bỏ qua sự khác biệt biên giới của họ vì lợi ích của lợi ích kinh tế , sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề này có khả năng gây phản tác dụng trong tương lai gần. Mục đích của bài viết này là để đưa ra ánh sáng bối cảnh lịch sử hình thành tranh chấp , làm nổi bật lý do có thể cho việc thiếu tiến bộ, và xác định các triển vọng khả năng nếu không được giải quyết. - Sách: Rup Narayan Das, Idsa Monograph (2013), India-China Relations A New Paradigm, Series No. 19. Đây là tác phẩm giới thiệu về mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc từ trong quá khứ tới hiện tại. Trong chương II, tác phẩm đề cập đến nguyên nhân xảy ra cuộc xung đột biên giới Trung Quốc- Ấn Độ 1962. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đề cập đến những mâu thuẫn từ sau cuộc xung đột 1962 về các vấn đề lien quan đến kinh tế, chính trị giữa hai nước mà thực chất đều ảnh hưởng từ cuộc xung đột này. - Ngoài ra là những công trình có liên quan nhiều đến nguyên nhân và hậu quả do cuộc xung đột để lại như: A.G. Noorani (2003), "Fact of History", India's National Magazine; Calvin James Barnard (1984), "The China-India Border War", Marine Corps Command and Staff College; Garver, John W. “China’s Decision for War With India in 1962”, in Robert S. Ross and Alastair Iain Johnston (2006), New Directions in the Study of Chinese Foreign Policy, California: Stanford University Press. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu các mâu thuẫn, các vùng tranh chấp cùng các tranh chấp biên giới đã xảy ra, cùng những xung đột trong việc tranh giành lãnh thổ giữa Trung quốc và Ấn Độ. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 a. Đối tượng nghiên cứu Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1962 cho đến năm 2014. b. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu về các vùng tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc và Ấn Độ, các khu vục có liên quan trong quá trình tranh chấp giữa hai bên cũng được đề cập. - Về mặt thời gian: Tác giả nghiên cứu về các mâu thuẫn tranh chấp trong suốt tiến trình lịch sử của Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1962 đến 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài người viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phuơng pháp lịch sử được dùng để chọn lọc xử lý, sắp xếp tài liệu theo tiến trình thời gian nhằm khắc hoạ những xung đột tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đặt cuộc xung đột Trung - Ấn trong bối cảnh quốc tế và khu vực. Kế đó phương pháp logic được sử dụng kết hợp với phương pháp lịch sử để làm nổi bật mức độ của cuộc xung đột và tranh chấp lãnh thổ nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá có tính khái quát. Ngoài ra người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điều cốt lõi của vấn đề nghiên cứu thông qua việc tập hợp, xử lý tài liệu từ nhiều nguồn. Cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Nguồn tài liệu Dựa trên nhà nước nguồn sử liệu thu thập của các tác giả Việt Nam và thế giới, do vậy nguồn tài liệu chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nghiêm túc kế thừa không chỉ tư liệu mà cả về lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tư liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí, các luận văn Cao học được lưu trữ tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng Hợp, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn. Một nguồn tài liệu cũng rất có giá trị mà tác giả đã sử dụng là các nguồn tài liệu từ Internet, những bài viết bằng tiếng Anh mà tác giả tự dịch. 6 7. Đóng góp của luận văn Đề tài: “Xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ từ 1962 đến nay” đi sâu nghiên cứu tiến trình tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia này, những mâu thuẫn, những vùng tranh chấp, và những cuộc chiến tranh lớn bùng nổ từ năm 1962 đến 2014. Qua đó luận văn lên án xung đột và có những đánh giá, nhận xét về quá trình xung đột. Đồng thời, tác giả hy vọng luận văn sẽ cung cấp thêm những tư liệu về vấn đề này đối với những người quan tâm. 8. Bố cục luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì Luận văn có 3 phần chính: Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ CÁC VÙNG TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA HAI NƯỚC Chương 2: XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG - ẤN TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 1987 Chương 3: XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1987 ĐỀN NAY VÀ NHỮNG NỖ LỰC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI VÀ TRUNG - ẤN 7 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ CÁC VÙNG TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA HAI NƯỚC 1.1. Khái niệm Xung đột Trong các khái niệm về xung đột, thường không có sự khác nhau về nhiều mặt nội dung. Trong quan hệ quốc tế có hai khái niệm tương đối phổ biến: Khái niệm thứ nhất: xung đột là sự khác nhau về kết quả mong muốn trong một tình huống mặc cả nào đó. Khái niệm thứ hai: xung đột là một tình trạng xã hội nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể cùng theo đuổi những mục đích riêng biệt hay trái ngược nhau. Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau. Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hoặc tiêu diệt lẫn nhau. Xung đột quốc tế mang tính rất đa dạng, biểu hiện ở nhiều hình thức khác n
Luận văn liên quan