Luận văn Yếu tố địa – chính trị trong chính sách của mỹ đối với khu vực Nam Á (1989 – 2009)

Thế kỷ XXI, nước Mỹ đối mặt với những thách thức lớn đe dọa vị thế bá chủ thế giới mới có được sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nước Nga, Trung Quốc yếu kém ngày nào giờ đây đã trở nên hùng mạnh cả về kinh tế, quân sự lẫn vị thế chính trị quốc tế. Có được sức mạnh trên, các cường quốc này luôn tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra các nước khác để tìm kiếm lợi ích quốc gia. Sự mở rộng của các cường quốc đó đồng nghĩa với phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp. Tìm cách ngăn cản bước tiến của các nước vừa là đối thủ vừa là đối tác này, Mỹ không thể theo phương pháp đối đầu trực tiếp mà phải bằng cách chạy đua giành giật, thiết lập càng nhiều càng tốt phạm vi ảnh hưởng, mà trước hết là các khu vực kế cận các cường quốc này, trong đó có Nam Á. Thêm vào đó, ngay từ đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã phải tiến hành hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afganistan, những quốc gia có vị trí gần với khu vực Nam Á. Danh nghĩa của cuộc chiến là chống khủng bố nhưng sâu xa hơn đó là tranh giành bá quyền với các cường quốc đang lên ở khu vực này.

pdf144 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố địa – chính trị trong chính sách của mỹ đối với khu vực Nam Á (1989 – 2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phạm Chung Thủy YẾU TỐ ĐỊA – CHÍNH TRỊ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC NAM Á (1989 – 2009) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phạm Chung Thủy YẾU TỐ ĐỊA – CHÍNH TRỊ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC NAM Á (1989 – 2009) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng Sau đại học cùng tập thể Thầy Cô khoa Lịch sử . Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Minh Oanh, thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ vật chất và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 4TLỜI CẢM ƠN4T .............................................................................................................................. 3 4TMỤC LỤC4T ................................................................................................................................... 4 4TPHẦN MỞ ĐẦU4T ......................................................................................................................... 6 4T1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI4T ........................................................................................................ 6 4T2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ4T ..................................................................................... 7 4T3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU4T ......................................................................... 11 4T .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4T ...................................................................................... 11 4T5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN4T .......................................................................................... 12 4T6.BỐ CỤC LUẬN VĂN4T ......................................................................................................... 12 4TChương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NAM Á VÀ VỊ THẾ ĐỊA -CHÍNH TRỊ CỦA KHU VỰC4T .......................................................................................................................................... 13 4T1.1.Sơ lược về địa lý dân cư và lịch sử hình thành khu vực4T ................................................. 13 4T1.1.1.Khái niệm Nam Á và địa lý, dân cư khu vực Nam Á4T ................................................. 13 4T1.1.2.Sơ lược lịch sử hình thành khu vực4T ........................................................................... 16 4T1.2.Những nhân tố tác động đến chiến lược địa – chính trị của Mỹ đối với khu vực Nam Á 4T .............................................................................................................................................. 18 4T1.2.1.Sự trỗi dậy của Nam Á trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của Mỹ 4T .... 18 4T1.2.2. Nhân tố thách thức từ các nước lớn4T .......................................................................... 35 4TChương 2: YẾU TỐ ĐỊA - CHÍNH TRỊ KHU VỰC NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ TỪ 1989 - 20014T.......................................................................................................................... 60 4T2.1.Bối cảnh lịch sử4T .............................................................................................................. 60 4T2.2.Chuyển biến của yếu tố địa – chính trị trong chính sách của Mỹ đối với Nam Á4T .......... 63 4T2.2.1.Đối với Ấn Độ4T .......................................................................................................... 63 4T2.2.2.Đối với Pakistan4T........................................................................................................ 71 4T2.2.3.Đối với các nước Nam Á khác4T .................................................................................. 74 4TChương 3: YẾU TỐ ĐỊA - CHÍNH TRỊ KHU VỰC NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ TỪ 9/2001 - 20094T ...................................................................................................................... 78 4T3.1.Bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực4T ............................................................................... 78 4T3.2.Chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ4T .................................................................................. 82 4T3.2.1.Thúc đẩy giải quyết nguy cơ chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan 4T ............................. 83 4T3.2.2.Xúc tiến hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ4T ............................................................. 85 4T3.2.3.Tăng cường hợp tác kinh tế song phương4T .................................................................. 88 4T3.2.4.Hợp tác không gian dân sự và hợp tác công nghệ cao 4T ............................................... 92 4T3.2.5.Hợp tác an ninh quốc phòng4T...................................................................................... 94 4T3.3.Chính sách của Mỹ đối với Pakistan4T............................................................................... 96 4T3.3.1.Tăng cường quan hệ với Pakistan4T.............................................................................. 96 4T3.3.2.Cung cấp viện trợ và hợp tác kinh tế với Pakistan4T ..................................................... 97 4T3.3.3.Hợp tác chống khủng bố4T ......................................................................................... 100 4T3.3.4.Kiểm soát chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pakistan4T .............................. 104 4T3.4.Chính sách của Mỹ đối với các nước Nam Á khác4T ....................................................... 106 4T3.4.1.Sri Lanka4T ................................................................................................................ 106 4T3.4.2.Bangladesh4T ............................................................................................................. 109 4T3.4.3.Nepal4T ...................................................................................................................... 112 4T3.4.4.Maldives và Bhutan4T ................................................................................................ 113 4TKẾT LUẬN4T ............................................................................................................................. 118 4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T ........................................................................................................ 125 4TPHỤ LỤC4T ................................................................................................................................ 132 PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI, nước Mỹ đối mặt với những thách thức lớn đe dọa vị thế bá chủ thế giới mới có được sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nước Nga, Trung Quốc yếu kém ngày nào giờ đây đã trở nên hùng mạnh cả về kinh tế, quân sự lẫn vị thế chính trị quốc tế. Có được sức mạnh trên, các cường quốc này luôn tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra các nước khác để tìm kiếm lợi ích quốc gia. Sự mở rộng của các cường quốc đó đồng nghĩa với phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp. Tìm cách ngăn cản bước tiến của các nước vừa là đối thủ vừa là đối tác này, Mỹ không thể theo phương pháp đối đầu trực tiếp mà phải bằng cách chạy đua giành giật, thiết lập càng nhiều càng tốt phạm vi ảnh hưởng, mà trước hết là các khu vực kế cận các cường quốc này, trong đó có Nam Á. Thêm vào đó, ngay từ đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã phải tiến hành hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afganistan, những quốc gia có vị trí gần với khu vực Nam Á. Danh nghĩa của cuộc chiến là chống khủng bố nhưng sâu xa hơn đó là tranh giành bá quyền với các cường quốc đang lên ở khu vực này. Hai cuộc chiến trên đều nằm gần Nam Á đã góp phần đưa vị trí địa - chính trị Nam Á trở nên “giá trị” hơn bao giờ hết. Nắm được Nam Á, Mỹ còn có khả năng khống chế con đường biển sôi động vào hàng bậc nhất trên thế giới. Vì vậy mà đảm bảo sự lưu thông cho hàng hóa Mỹ cũng như con đường vận chuyển dầu về Mỹ. Khu vực Nam Á còn được coi là nơi có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với Mỹ trong thời điểm này vì nằm gần quốc gia thù địch Iran. Chương trình hạt nhân gây tranh cãi nhiều năm của Iran dù đã được chính quyền Washington liên tục gây sức ép bằng cách cấm vận, cô lập, đe dọa tấn công phủ đầu nhưng không khiến chính quyền Tehran nao núng. Trái lại những vụ thử tên lửa liên tiếp như một lời thách thức rằng Iran sẵn sàng cho một cuộc chiến với Mỹ và đồng minh của họ. Nắm được khu vực địa - chính trị quan trọng này, không chỉ phục vụ cho mục tiêu quân sự của Mỹ mà còn phục vụ mục tiêu kinh tế khi các quốc gia này đang là thị trường tiêu thu và đầu tư hấp dẫn với giới tư bản Mỹ. Xác định Nam Á là khu vực có vị trí địa - chính trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, Mỹ tìm cách liên kết đồng minh với các nước lớn, lấy lòng các nước nhỏ trong khu vực. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Yếu tố địa - chính trị trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Nam Á (1989 – 2009)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. Thêm vào đó, thông qua việc tìm hiểu những toan tính của giới cầm quyền Mỹ đối với khu vực địa - chính trị Nam Á có thể thấy được phần nào bản chất thực sự của những mối quan hệ mà các nước lớn đang tiến hành trên phạm vi toàn thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam. 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế của các tác giả trong và ngoài nước xuất phát từ việc xem xét yếu tố địa - chính trị. Mỹ là một siêu cường. Quyền lực và lợi ích của Mỹ hầu như có ở khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy có nhiều nhà nghiên cứu lấy nước Mỹ làm điển hình trong việc nghiên cứu về địa - chính trị. Thực tế cho thấy chưa có một nghiên cứu riêng nào về yếu tố địa chính trị khu vực Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ được thực hiện ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính lý luận về lĩnh vực này phải kể đến “An Introduction to Political Geography” của John Gennie Short xuất bản năm 1993. Công trình nghiên cứu được đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, phân hóa giữa các khu vực với mức độ ngày một tăng. Thúc đẩy sự biến đổi ngày một tăng đó là chủ nghĩa tư bản. Tác giả lấy khái niệm Bắc – Nam để phân biệt các nước thuộc nhóm nước giàu và nghèo. Năm 1996, Nguyễn Văn Hiến dịch tác phẩm “Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI”của tác giả Maridon Tuareno, một chiến lược gia có tiếng ở Pháp, do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những thay đổi của thế giới sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Tác phẩm cũng đề cập những thay đổi ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Những lý giải của tác giả cuối cùng nhằm đưa ra một lý thuyết mới về quan hệ quốc tế hiện đại với vai trò trung tâm là châu Âu. Zbigniew Brzezinski tham gia bàn về địa - chính trị thế giới thông qua tác phẩm “Bàn cờ lớn” (The Grand Chessboard) được Lê Phương Thúy biên dịch vào 1999, do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản. Cuốn sách đã mô tả chiến lược toàn cầu của Mỹ ở thế kỷ XXI. Tác giả nhìn nhận những lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường mà Mỹ có được sau Chiến tranh lạnh. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, Mỹ phải ngăn chặn không để xuất hiện một đối thủ nào ở lục địa Á – Âu có khả năng thống trị lục địa này và thách thức địa vị quốc tế của nước Mỹ. Xuất phát từ nhận định lục địa Âu - Á sẽ là nơi diễn ra những tranh chấp chủ yếu, tác giả cũng cho rằng Mỹ phải duy trì cho được sự hiện diện quân sự của mình tại các khu vực then chốt Trung Đông và các quốc gia đồng minh ở Đông Á. Bên cạnh đó, tăng cường xâm nhập những địa bàn chiến lược then chốt: Trung Á, Đông Nam Á. Ở Việt Nam công trình nghiên cứu có tính khái quát địa – chính trị đầu tiên được nhắc đến là “Khái quát lịch sử tư tưởng địa – chính trị thế giới” của Nguyễn Thế Lực và Nguyễn Hoàng Giáp, đăng trên tạp chí Khoa học chính trị vào năm 2000. Trong bài viết này các tác giả đưa ra những luận chứng cho thấy tư tưởng về địa - chính trị đã có từ lâu đời, nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, địa – chính trị mới trở thành một khoa học độc lập. Bài viết đã giới thiệu một số nhà tư tưởng địa – chính trị nổi tiếng cùng với những quan điểm của họ về địa – chính trị: Alfred Thayer Haman (người đề cao quyền lực trên biển), Halford Mackinder (người đề cao quyền lực có được ở lục địa mà trung tâm là lục địa Á –Âu), Nicholas John Spykman (người đề cao quyền lực ở “vùng rìa” ). Năm 2000, Aham P. Chapman, Giáo sư danh dự địa lý trường đại học Lancaster, Anh quốc, viết cuốn “The geopolitics of South Asia: from early empires to the nuclear age”, do Ashgate Publishing Limited xuất bản. Cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông có cái nhìn xuyên suốt địa – chính trị khu vực này từ đầu những đế chế xuất hiện trên tiểu lục địa Ấn Độ cho tới khi vùng lãnh thổ này sở hữu vũ khí hạt nhân. Tác giả tập trung vào giai đoạn từ sau thế chiến thứ hai cho đến khi Ấn Độ và Pakistan thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Trong đó tác giả đề cập đến mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nga ở khu vực địa – chính trị này. Chapman đặc biệt đưa ra các tam giác quan hệ giữa các quốc gia Nam Á với nhau và với các cường quốc bên ngoài. Từ đó rút ra nhận định về bản chất và chiều hướng phát triển của các mối quan hệ này có ảnh hưởng tới địa – chính trị khu vực. Năm 2003, Giáo sư David S. Chou thuộc trường đại học quốc gia Chengchi, Trung Quốc cho xuất bản cuốn sách “U.S. policy toward Indian and Pakistan in the post- Cold War Era”, do công ty phát hành sách Sheng - Chih, Đài Loan phát hành. Sau đó một phần trích được giới thiệu trên Tạp chí Tamkang các vấn đề quốc tế. Trong công trình này, tác giả đề cập đến những chuyển biến chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ và Pakistan sau Chiến tranh lạnh, chuyển dịch từ cải thiện những quan hệ với Ấn Độ tới một chính sách “Ấn Độ là trước hết”. Tác giả cũng chỉ ra rằng do sự cân nhắc chiến lược của “mối đe doạ Trung Quốc”, Ấn Độ được Mỹ coi trọng hơn và khi nào cái bóng của “sự đe doạ Trung Quốc” vẫn tồn tại trong trí não của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, Washington sẽ đối xử với Ấn Độ như một đối tác tự nhiên của họ ở Nam Á. Đồng thời, chừng nào chiến dịch chống khủng bố còn tiếp tục và tái thiết ở Afghanistan vẫn chưa kết thúc, Mỹ vẫn sẽ cần sự hợp tác của Pakistan, vì thế, Mỹ sẽ cố gắng duy trì chính sách cân bằng hiện thời của họ đối với Ấn Độ và Pakistan. Từ đó tác giả kết luận lợi ích chiến lược là nhân tố quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Nam Á. Chính sách đó là một phần của chính sách toàn cầu tìm kiếm sự ngăn chặn một cường quốc thù địch từ các nước Châu Âu hay Châu Á. Năm 2003, Nhóm đặc Đặc nhiệm gồm Frank G.Wisner II, Nicholas Platt, Marshall M. Bouton, Dennis Kux and Mahnaz Ispahani, cho xuất bản ở Mỹ công trình nghiên cứu “New Priorities in South asia: U.S. Policy toward India, Pakistan and Afghanistan” do Ủy ban đối ngoại Mỹ phát hành. Các tác giả khẳng định sau sự kiện 11/9, Nam Á có tầm quan trọng then chốt đối với an ninh toàn cầu, củng cố quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ và đảm bảo một quốc gia Hồi giáo Pakistan ôn hòa, tích cực khuyến khích mối quan hệ hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan, đảm bảo một Afghanistan, nơi lực lượng khủng bố có thể không bao giờ giành lại nơi ẩn náu – tất cả phải là ưu tiên của Mỹ. Năm 2004, Rahul Roy Chaudhury cho đăng bài viết “The United States’ role and influence on the India – Pakistan conflict” trên trang web của Cơ quan nghiên cứu giải trừ quân bị Liên Hợp Quốc (The United Nations Institute for Disarmament Research, Bài viết cho thấy Mỹ hết sức quan tâm đến những mâu thuẫn nảy sinh trong tranh chấp lãnh thổ Jammu và Kashmir vốn đã diễn ra 3 cuộc chiến tranh quy mô và nhiều cuộc đụng độ dọc biên giới Ấn Độ - Pakistan. Chính sách của Mỹ là theo đuổi phương án hóa giải các mâu thuẫn hai bên để không dẫn đến chiến tranh, thúc đẩy họ giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán hòa bình. Bởi Nam Á hòa bình sẽ phục vụ cho lợi ích địa – chính trị của họ ở đây. Năm 2005, Polly Nayak công bố công trình U.S. Security Policy in South Asia Since 9/11 — Challenges and Implications for the Future được đăng tải trên trang web của Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương (The Asia-Pacific Center for Security Studies, 3Twww.apcss.org3T) có cơ sở tại Honolulu, Mỹ. Tác giả cho rằng từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố ở Nam Á, chính sách an ninh của họ ở khu vực này được coi trọng. Mỹ đã tiến hành những hợp tác an ninh với các quốc gia chủ chốt ở đây. Tuy nhiên chính sách này của Mỹ đang có những thách thức lớn như sự bất lực của Pakistan trong việc ngăn chặn các phiến quân Hồi giáo cực đoan thâm nhập vào Afghanistan; khó giải quyết mâu thuẫn khi tăng cường quan hệ với Ấn Độ sẽ làm mất lòng Pakistan và ngược lại (đặc biệt là hoạt động quân sự); nguy cơ xung đột Ấn Độ - Pakistan đe dọa nỗ lực chống khủng bố của Mỹ; cơ chế nào cho sự kiểm soát vũ khí hạt nhân ở Ấn Độ và Pakistan một cách hiệu quả; sự khác biệt giữa tầm nhìn chiến lược Washington và New Delhi là giới hạn hợp tác quốc tế đáng kể của hai nước Năm 2005, Hồ Châu cho đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu bài “ Chiến lược Á – Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh nhìn từ góc độ địa – chính trị”. Bài viết này khẳng định lục địa Á – Âu là quan trọng đối với vị trí siêu cường của Mỹ. Mỹ đang thực hiện một chiến lược quan trọng là ngăn chặn bất kỳ nước nào vươn lên tranh giành địa vị bá quyền của Mỹ ở đây. Mỹ đang cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của mình ở các khu vực Trung Đông, Trung Á và Nam Á. Bruce Vaughn, một Chuyên gia các vấn đề Nam Á của chính quyền Mỹ đã cho công bố trên trang web của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (www.fas.org) các bài viết về các nước Nam Á khác như Nepal: Background and U.S. Relations (2006); Bangladesh: Background and U.S. Relations(2007); Sri Lanka: Background and U.S. Relations (2009) thể hiện cái nhìn cơ bản về mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia này từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó có thể thấy được chính sách của Mỹ đối với khu vực này qua từng thời kỳ. Tầm quan trọng địa – chính trị của những nước Nam Á nhỏ nói trên được khẳng định trong bối cảnh các cường quốc mới nổi đang cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Tác giả cho thấy ở Nam Á ngày nay, Mỹ không còn một mình một sân khấu nữa, lợi ích của Mỹ đang bị đe dọa thường xuyên hơn. Cũng như, Bruce Vaughn, năm 2009, K. Alan Kronstadt, chuyên gia các vấn đề Nam Á của chính quyền Mỹ có một loạt bài viết về mối quan hệ của Mỹ với Ấn Độ, Mỹ với Pakistan (U.S. – Indian Relations; U.S. – Pakistan Relations; Pakistan: Key current issues and devolopment) được đăng tải trên trang web của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (Congressional Research Service, www.fas.org). Tác giả điểm lại những mốc quan trọng và sự kiện nổi bật trong quan hệ của Mỹ từ sau sự kiện 11/9 với các quốc gia này. K. Alan Kronstadt cho thấy, khi chính quyền Mỹ tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố, Nam Á trở thành khu vực địa – chính trị quan trọng. Vì vậy, Mỹ đã tiến hành chuyển hướng quan hệ với Pakistan, chấm dứt hơn một thập niên quan hệ lạnh nhạt, trong khi tiếp tục thắt chặt quan hệ với Ấn Độ. Tác giả cũng cho thấy những mâu thuẫn khó giải quyết trong quan hệ cùng lúc với hai quốc gia là địch thủ của nhau, sự tích cực của Mỹ tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh trước những âm mưu khủng bố trên đất nước Ấn Độ. Hơn lúc nào hết Mỹ cần khu vực này hòa bình,
Luận văn liên quan