Lý thuyết phát triển trí tuệ của Jean Piaget

I/ Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp. II/ Nội dung lý thuyết: 1. Thế nào là trí tuệ? 2. Các quan điểm về phát triển trí tuệ của một số nhà tâm lý học 3. Lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget III/ Bình luận. IV/ Vận dụng lý thuyết trong CTXH trẻ em.

ppt25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết phát triển trí tuệ của Jean Piaget, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết phát triển trí tuệ của Jean Piaget GV: Mai Kim Thanh Nhóm: 3 Lớp: K51_Công tác xã hội Các nội dung chính I/ Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp. II/ Nội dung lý thuyết: 1. Thế nào là trí tuệ? 2. Các quan điểm về phát triển trí tuệ của một số nhà tâm lý học 3. Lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget III/ Bình luận. IV/ Vận dụng lý thuyết trong CTXH trẻ em. I/ Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp: Jean Piaget (1896-1980) là nhà Sinh vật học, Triết học, Logic học, Tâm lý học người Thuỵ Sỹ. Ông nổi tiếng nhất là nhà tâm lý học trẻ em và đã xuất bản 5 cuốn sách: Ngôn ngữ và tư duy ở trẻ em (1923) Phương pháp và lập luận ở trẻ em (1924) Quan niệm của trẻ em về thế giới (1926) Quan niệm của trẻ em về tính nhân quả vật lý (1927) Phán xét của trẻ em về đạo đức (1932) Năm 1969, ông được hội Tâm lý học Mỹ trao tặng giải thưởng “Đóng góp xuất sắc trong khoa học”. II/ Nội dung của lý thuyết 1. Thế nào là trí tuệ? Trong tiếng La tinh, trí tuệ nghĩa là hiểu biết thông tuệ. Theo từ điển tiếng việt,trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến 1 trình độ nhất định. Ngoài ra còn có 1 số thuật ngữ liên quan đến trí tuệ như: “trí khôn”, “trí năng”, “trí lực”, “trí óc”, “trí thông minh”. II/ Nội dung của lý thuyết 2. Các quan điểm về phát triển trí tuệ của một số nhà tâm lý học: * Theo LX. Vưgốtxki sự phát triển trí tuệ chia làm 2 mức: Trí tuệ bậc thấp: là những phản ứng trực tiếp, cụ thể, tức thời khi sự vật hiện tượng tác động lên các giác quan và không có sự tham gia của kí hiệu, ngôn ngữ. Trí tuệ bậc cao: có sự khác biệt về chất so với trí tuệ bậc thấp, đó là có sự xuất hiện và tham gia của ngôn ngữ; vai trò của các công cụ tâm lý trong các thao tác trí tuệ (đặc biệt là tư duy). * Theo Robbie Case, ông đề xuất 4 giai đoạn phát triển trí tuệ: Giai đoạn 1: Cấu trúc kiểm soát giác động (0 – 1.5 tuổi) : Biến tướng tâm trí liên quan đến vận động của cơ thể. Giai đoạn 2: Cấu trúc kiểm soát quan hệ (1.5 – 5 tuổi): Trẻ tham dò và phối hợp quan hệ giữa đồ vật, sự vật, con người. Giai đoạn 3: Cấu trúc kiểm soát kích thước (5- 11 tuổi): trẻ rút ra những kích thước có ý nghĩa từ thế giới vật chất và xã hội. - Giai đoạn 4: Cấu trúc kiểm soát trừu tượng (11-18,5 tuổi): trẻ đạt được hệ thống tư duy trừu tượng giúp chúng giải quyết các vấn đề tương tự qua lời nói và luận ra những nét tâm lý ở những người khác. 3. Học thuyết phát triển trí tuệ của Piaget: Piaget chia quá trình phát triển trí tuệ của trẻ thành 4 thời kỳ lớn: Thời kỳ cấu trúc giác động (0-2 tuổi). Thời kỳ cấu trúc tiền thao tác (2-6,7 tuổi). Thời kỳ thao tác cụ thể (7-11,12 tuổi). Thời kỳ thao tác hình thức (11,12-15,16 tuổi). Thời kỳ cấu trúc giác- động: Về bản chất, giai đoạn này trí tuệ vận động chưa đạt tới mức biểu tượng và thao tác. Những thành tựu chỉ xét riêng trong lĩnh vực trí tuệ chủ yếu trong giai đoạn là hình thành các cấu trúc xây dựng, các hiện thực, phát huy tri giác, hình thành mầm mống trí khôn suy ngẫm. Thời kỳ này chia thành 6 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn 1 (0- 1tháng tuổi): các phản xạ có tính chất bẩm sinh như mút, bấu, víu,… được phát động do sự kích thích của môi trường và chúng càng lặp lại và có hiệu lực hơn. Giai đoạn 2 (1- 4 tháng tuổi): hình thành tri giác và thói quen vận động, qua điều kiện hoá các phản xạ đã có theo các tương tác của môi trường (VD: động tác mút khi nhìn thấy bầu sữa). Giai đoạn 3 (4- 8 tháng tuổi): các phản ứng vòng tròn thứ cấp được thiết lập do phát triển sự phối hợp giữa hệ thống tri giác với các sơ cấu vận động (VD: kéo sợi dây làm lắc quả chuông để phát ra tiếng kêu). Giai đoạn 4 (8-12 tháng tuổi): hình thành khả năng phối hợp phương tiện- mục đích (VD: nhấc tay người lớn ra để lấy đồ chơi). Giai đoạn 5 (12- 18 tháng tuổi): phát hiện ra các phương tiện mới, khả năng mục đích- phương tiện (VD: kéo chiếu để cho búp bê lại gần). Giai đoạn 6 (18- 24 tháng tuổi): trẻ phát sinh các giải pháp sáng tạo trong ứng xử, xuất hiện khả năng nhập tâm các hành vi (VD: trẻ tìm cách mở nắp hộp hoặc bao diêm lấy kẹo hay vật hấp dẫn nào đó). b) Thời kỳ tiền thao tác (2- 6,7 tuổi): Mầm mống của giai đoạn này là thời kỳ giác-động. Đặc điểm chính của thời kỳ này là: tính duy kỷ, tư duy cứng nhắc, suy luận bán logic, nhận thức xã hội hạn chế. Tính duy kỷ: không quy chiếu và tính ích kỷ, ngạo mạn mà là sự cá biệt hoá về cái tôi không đầy đủ với người khác và thế giới, đến xu thế tri giác, hiểu và giải thích thế giới dưới dạng của bản thân. VD: Trong một nhóm trẻ có 1 em nói: “hôm qua tớ thấy một siêu nhân trong một cuốn sách” thì một em khác tiếp theo: “ cái áo len làm tớ ngứa”. Tư duy cứng nhắc: Trẻ có xu hướng tập trung vào 1 nét nổi bật của vật thể hoặc sự vật mà không biết tới các nét khác. VD: 2 cốc nước giống nhau cùng đựng những mức nước bằng nhau. Nếu đem lượng nước ở 1 cốc đổ vào 1 đồ đựng cao hơn, nhỏ hơn thì trẻ tập trung và chú ý vào độ cao của nước và sẽ kết luận sai là có nhiều nước hơn vì mực nước cao hơn. Sự cứng nhắc của tư duy còn thể hiện trong xu hướng tập trung vào những tình trạng hơn là những biến đổi liên kết các tình trạng đó. Cuối thời kỳ này, trẻ khắc phục được lối tư duy cứng nhắc. Suy luận bán logic: Các ý nghĩ hay kết nối với nhau 1 cách lỏng lẻo hơn là 1 quan hệ logic. Nhận thức hạn chế về xã hội: Một trẻ tiền thao tác đánh giá một hành vi sai trái tuỳ thuộc vào các biến tố bên ngoài như là thiệt hại gây nên là bao nhiêu, hoặc là hành vi bị trừng phạt. Nó không biết tới những biến tố bên trong như là ý đồ của con người. Chẳng hạn, một cậu bé đánh vỡ 15 cái chén khi giúp mẹ dọn bàn được coi như là có lỗi hơn là một cậu bé chỉ đánh vỡ một cái chén trong khi định ăn cắp bánh bích qui để trên giá. c) Thời kỳ thao tác cụ thể (7-11,12 tuổi): Thời kỳ đầu thao tác, trẻ em xuất hiện khả năng phân biệt cái bất biến và cái biến đổi ( VD: khi chuyển lượng nước từ cốc này sang cốc kia thì trẻ nhận biết được cái bất biến là lượng nước còn cái biến đổi là hình dạng cốc). Tức là trẻ có khả năng bảo tồn 1 số thuộc tính của vật. Nhờ khả năng này, trẻ hình thành các thao tác trí tuệ như: phân loại, phân hạng, hình thành các khái niệm bảo tồn, trọng lượng, khối lượng,… Thời kỳ tiếp theo, ngoài những thành tựu trên, trẻ có thể đạt được các khái niệm về không gian và thời gian. d) Thời kỳ thao tác hình thức (11,12- 15,16 tuổi): Đặc trưng của giai đoạn này là các thao tác tư duy của trẻ không cần dựa vào vật cụ thể (tư duy trừu tượng). Nó có thể suy luận dựa trên các mệnh đề, các giả thuyết. Trí tuệ của trẻ đạt tới mức trưởng thành. VD: Trẻ có thể giải được các bài toán đựa trên các con số mà không cần quan sát số lượng các vật cụ thể … *) Tóm tắt các giai đoạn phát triển trí tuệ: 1. Thời kỳ giác động (0- 2 tuổi): đứa trẻ hiểu thế giới theo ý nghĩa của sự tác động thân thể lên thế giới. Nó vận động từ những phản xạ đơn giản qua nhiều bước để đạt tới 1 loạt các hành vi có tổ chức (có sự tham gia của ý thức). 2. Thời kỳ tiền thao tác (2-7 tuổi): bậy giờ trẻ có thể sử dụng các ký hiệu tượng trưng (hình ảnh, tâm trí, từ ngữ, cử chỉ) để biểu tượng cho các vật thể và sự kiện ngày càng có tổ chức và logic. 3. Thời kỳ thao tác cụ thể (7-11,12 tuổi): trẻ đạt được phần nào những cấu trúc logic giúp nó thực hiện những thao tác tâm trí khác nhau. 4. Thời kỳ thao tác hình thức (12- 15,16 tuổi): thao tác tâm trí không còn hạn hẹp ở các vật cụ thể, chúng có thể được áp dụng cho những diễn đạt hoàn toàn bằng lời hoặc logic cho cái có thể cũng như cho cái có thực, cho tương lai cũng như cho hiện tại. *) Nhận xét về các giai đoạn phát triển trí tuệ của Piaget: Các thành tựu trí khôn giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trước . Mỗi giai đoạn là 1 cấu trúc tổng thể các sơ cấu chứ không phải là sự xếp chồng các sơ cấu với nhau. Mỗi giai đoạn là sự thống hợp các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước. Mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. III/ Bình luận: Ưu điểm: Học thuyết phát triển trí tuệ là 1 trong những học thuyết có ảnh hưởng và uy tín nhất trong tâm lý học thế kỷ XX. Các khía cạnh cần quan tâm nhất của học thuyết là cách tiếp cận phát sinh, phát triển khi giải quyết các vấn đề cơ bản của tâm lý học, các phương pháp nghiên cứu khách quan, đặc biệt là phương pháp lâm sàng; quan điểm nhấn mạnh hoạt động trí tuệ không đơn giản là hoạt động nhận thức, là sự tái lập lại đặc điểm của các vật thể bên ngoài, mà chủ yếu là sự thay đổi của chính chủ thể nhận thức, sự thay đổi đó quy định khả năng nhận thức đối tượng mới, tách ra các giai đoạn phát triển cụ thể. 2. Hạn chế: Piaget sử dụng quá nhiều khái niệm của sinh học, toán học, logic học. Vì vậy bản chất của trí tuệ mới chỉ được trình bày như 1 hệ thống logic-sinh học, logic-tâm lý và cấu trúc toán, còn nội dung xã hội của nó bị bỏ qua. Ở đây còn 3 vấn đề cần phải giải quyết: nguồn gốc xã hội của các thao tác trí tuệ, nội dung tâm lý của các thao tác đó, ảnh hưởng của các điều kiện văn hoá- xã hội tới quá trình phát triển trí tuệ. Yếu tố hành động của chủ thể được đề cao còn vai trò định hướng của người lớn chưa được đánh giá đúng mức. Hơn nữa yếu tố hành động mới chỉ là kết quả, còn quá trình chuyển nó thành thao tác bên trong, thao tác trí tuệ chưa được nghiên cứu. IV/ Ứng dụng lý thuyết trong CTXH với trẻ em: Piaget đã mô tả rất chi tiết về các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế song cũng giúp cho người lớn nói chung và các nhà làm CTXH nói riêng hiểu được các giai đoạn phát triển tâm lý, trí tụê của trẻ. Qua đó giải thích được những biểu hiện hàng ngày của trẻ. Nắm được các giai đoạn phát triển sẽ giúp cho người lớn phân biệt được những trẻ phát triển bình thường với những trẻ có vấn đề về trí tuệ. Người lớn có vai trò rất lớn trong việc định hướng sự phát triển trí tuệ trẻ em. Vì vậy, hiểu được các giai đoạn phát tin sẽ giúp người lớn có biện pháp tác động phù hợp với từng giai phát triển để trí tuệ của trẻ được phát triển 1 cách tốt nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Danh sách nhóm 3: Đinh Thị Thuỷ (nhóm trưởng) Nguyễn Thị Hảo (thư ký) Phạm Thị Hà (02/09/1987) Lê Thị Minh Nguyệt Lương Thị Thanh Hà
Luận văn liên quan