Marketing Làng Gốm Bát Tràng

Làng có lịch sử khoảng 500 năm với khá nhiều ngôi nhà cổ có tuổi từ 100 ÷ 200 năm. Trên tường các ngôi nhà này thường gắn nhiều mảnh gốm hoặc gạch Bát Tràng. Loại gạch làng Bát Tràng nổi tiếng bền trắc và không bị mọc rêu. Từ xa xưa, số hộ giàu đã chiếm một tỷ lệ tương đối trong làng, các hộ này đã xây cất cho mình những ngôi nhà bề thế, những ngôi nhà đó giờ đây đã trở thành những công trình kiến trúc hết sức cổ kính. Ngoài ra, các công trình như: đền làng, đình làng và nhà thờ họ, thờ tổ cũng được xây dựng rất kiên cố, có cột, xà và cửa bằng lim. Tiếp thu nền kiến trúc kiểu Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX, trong làng cũng có những ngôi nhà kiểu Pháp có tường rất dày từ 40 ÷ 60 cm, trần cao, mái nhà được làm bằng xà lim và gạch mỏng Bát Tràng. Giờ đây, nhiều ngôi nhà với các kiểu kiến trúc cổ và các ngôi nhà theo kiến trúc mới đan xen tạo nên sự phong phú về kiến trúc rất hấp dẫn khách du lịch. Hiện nay, làng có 100% số hộ gia đình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

doc30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6044 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Marketing Làng Gốm Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch Marketing cho Làng gốm Bát Tràng 1. Giới thiệu chung 2 2. Thực trạng làng nghề Bát Tràng 2 a. Thực trạng du lịch làng nghề 2 b. Tương lai du lịch làng nghề 3 c. Thị trường khách của làng gốm Bát Tràng 4 d. Nhu cầu thị trường đối với du lịch làng nghề Bát Tràng 4 e. Sản phẩm 6 f. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 7 3. Phân tích SWOT 9 4. Kế hoạch Marketing 16 4.1 Thị trường mục tiêu của du lịch Bát Tràng 16 4.2 Mục tiêu của kế hoạch Marketing 17 4.3. Chiến lược Định vị 18 4.4. Chiến lược Marketing 20 5. Kế hoạch tiến hành 27 Giới thiệu chung Làng có lịch sử khoảng 500 năm với khá nhiều ngôi nhà cổ có tuổi từ 100 ÷ 200 năm. Trên tường các ngôi nhà này thường gắn nhiều mảnh gốm hoặc gạch Bát Tràng. Loại gạch làng Bát Tràng nổi tiếng bền trắc và không bị mọc rêu. Từ xa xưa, số hộ giàu đã chiếm một tỷ lệ tương đối trong làng, các hộ này đã xây cất cho mình những ngôi nhà bề thế, những ngôi nhà đó giờ đây đã trở thành những công trình kiến trúc hết sức cổ kính. Ngoài ra, các công trình như: đền làng, đình làng và nhà thờ họ, thờ tổ cũng được xây dựng rất kiên cố, có cột, xà và cửa bằng lim. Tiếp thu nền kiến trúc kiểu Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX, trong làng cũng có những ngôi nhà kiểu Pháp có tường rất dày từ 40 ÷ 60 cm, trần cao, mái nhà được làm bằng xà lim và gạch mỏng Bát Tràng. Giờ đây, nhiều ngôi nhà với các kiểu kiến trúc cổ và các ngôi nhà theo kiến trúc mới đan xen tạo nên sự phong phú về kiến trúc rất hấp dẫn khách du lịch. Hiện nay, làng có 100% số hộ gia đình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Thực trạng làng nghề Bát Tràng Thực trạng du lịch làng nghề Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, kể từ khi mở rộng về phía Tây, Hà Nội có tới 256 làng nghề truyền thống. Trong đó, gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi với đậm đặc các giá trị văn hoá - lịch sử. Đó là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào có thể khai thác sử dụng ở hai hình thức: du lịch thương mại và du lịch nhân văn. Nhằm thu hút khách ngoại địa - đặc biệt là khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thế nhưng, ngoại trừ hai cái tên được nhắc đến liên tục là Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên, mặc dù có chủ trương từ chính quyền địa phương. Ví như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái… Dù được đầu tư phát triển du lịch từ những năm 2003 – 2004 song đến nay tình hình du lịch tại những địa điểm này không có biến chuyển tích cực nào, lượng tour thưa thớt, khách hàng thờ ơ. Trong năm 2009, Sở Công thương TP.Hà Nội cũng đã có chủ trương và thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thúc đẩy du lịch làng nghề như tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng làng nghề lưu vực sông Đáy, sông Nhuệ; thu thập thông tin về làng nghề để xuất bản sách, phim; tổ chức các lớp học truyền nghề, các triển lãm sản phẩm thủ công nghiệp để xúc tiến thương mại, liên kết kinh doanh nhằm bảo tồn, phát triển các nghề thủ công truyền thống… Tuy nhiên, các kế hoạch của Sở vẫn chưa có định hướng cụ thể cho việc phát triển ở mỗi làng nghề. Trong khi đó, nếu có định hướng chi tiết, những làng nghề gần trung tâm như làng hoa Tây Tựu, Cốm Vòng, tương-miến Cự Đà… đầy cơ hội để phát triển một cách bền vững. Các làng nghề ở Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, gỗ Vân Hà, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động… có thể nói đã “ăn nên làm ra” nhờ xuất khẩu các đồ mỹ nghệ, nhưng việc “xuất khẩu tại chỗ” cho khách du lịch lại chưa phát triển đúng với thế mạnh của làng. Khách Tây Âu rất thích đồ sơn mài. Khách Nhật rất thích tranh thêu. Khách Mỹ rất thích đồ mỹ nghệ bằng gỗ, tre, rơm… Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra mua những tác phẩm nghệ thuật chất lượng. Nhưng khi họ sang Việt Nam với mục đích du lịch, thường là dài ngày, các làng nghề chưa có những chính sách chiến lược để phát triển các thể mạnh tiềm năng của mình trong việc thuyết phục những đối tượng khách này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó phải kể đến: hạ tầng văn hoá truyền thống bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hoá, môi trường ô nhiễm do sản xuất phát triển, các điểm và các sản phẩm chưa được quan tâm phát triển một cách đúng mực. Tương lai du lịch làng nghề Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống trên khắp miền đất nước. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống. Nhận thức được tầm quan trọng của sự tồn tại các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề và đặc biệt khuyến khích sự phát triển của loại hình du lịch làng nghề. Để làm được điều trên, trước mắt phải nhanh chóng chấn hưng làng nghề, xây dựng các thiết chế về du lịch làng nghề, mở tour du lịch làng nghề, phát triển các Showroom du lịch làng nghề. Kêu gọi đầu tư các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các đề án như: Hệ thống quản lý Showroom sản phẩm làng nghề gắn kết với hoạt động du lịch. Thị trường khách của làng gốm Bát Tràng Khách đến với Bát Tràng vô cùng phong phú đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Trong số khách quốc tế đến Hà nội mỗi năm thì lượng khách đến với Bát tràng đạt 8- 9 Nếu thông kê đủ, số lượng khách quốc tế vào Hà Nội ước tính lên tới gần 1 triệu lượt người. Trung bình hàng tháng, làng Bát Tràng đón 25-30 nghìn lượt khách, trong đó có khoảng 6-7 nghìn lượt khách quốc tế. đến để tham quan các sản phẩm gốm và thực hiên các giao dịch buôn bán. Ngoài ra cón hàng vạn khách nội địa đến đây tham quan mua sắm, nghiên cứu tìm hiểu. Khách nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên; các nhà chuyên gia, nghiên cứu tìm hiểu về gốm sứ bát tràng chiếm 60%. Ngoài ra, khách đến tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 40%. Khách quốc tế đến Bát Tràng có nhiều quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Khách tới đây tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 85% cón khách đến giao dịch làm ăn chiếm khoảng 25%. Khách đến Bát Tràng tùy mục đích có thể lưu lại trong các khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là tương đối ngắn. Khách nội địa thường đến trong các ngày cuối tuần, các dịp lễ tết. Còn khách tham quan quốc tế, thường đi theo đoan song thời gian lưu lại cũng rất ngắn. Nhu cầu thị trường đối với du lịch làng nghề Bát Tràng Lượng khách được Sở văn hóa thể thao và Du lịch Hà Nội công bố chính thức trong 6 tháng đầu năm 2011 là 650.000 lượt khách, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đứng đầu là thị trường khách Trung Quốc, tiếp đến là Australia, Nhật Bản. Đây là số lượng khách có thể thống kê, ngoài ra còn có lượng khách chưa thống kê là du khách quốc tế đu bằng đường biển đến Hải Phòng, Quảng Ninh; sau đó tham quan Hà Nội trong ngày rồi trở về địa phương trên; lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam bằng giấy thông hành từ các cửa khẩu phía Bắc được các công ty du lịch đưa đến Hà Nội tham quan trong ngày rồi vào Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhu cầu thiết yếu: Về cơ sở lưu trú và nhà hàng Khách du lịch nước ngoài đến thăm làng nghề Bát Tràng với mục đích tham quan tìm hiểu làng nghề gốm truyền thống Việt Nam, vừa trải nhiệm khung cảnh làng quê vừa được tham gia vào quá trình sản xuất của người thợ để tạo ra những sản phẩm gốm tinh xảo. Vì vậy họ rất muốn ở lại nghỉ đêm tại làng nghề để xem cảnh đốt lò nung gốm. Điều này tạo cầu lớn đối với những cơ sở lưu trú và các nhà hàng phục vụ ăn uống tại làng nghề Bát Tràng. Hiện nay ở Bát Tràng, cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ khách du lịch quốc tế hầu như là chưa có, không thể đáp ứng được đối với tour du lịch làng nghề. Nhu cầu đặc trưng Nhu cầu về các tour du lịch trọn gói hấp dẫn du khách Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của làng nghề Gốm Bát Tràng và quá trình sản xuất gốm Bát Tràng. Đến với làng nghề Bát Tràng, du khách luôn có mong muốn được tìm hiểu những thông tin về làng nghề, qua đó tiếp cận nền văn hóa truyền thống giàu màu sắc của Việt Nam. Tìm hiểu văn hóa, tập quán sinh hoạt của người dân làng nghề Việt Nam, tham quan cảnh vật làng quê Việt Nam. Bát Tràng là một trong những làng nghề còn giữ được nhiều nét đặc trưng, dân dã, quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tham gia vào quá trình làm gốm, trực tiếp quan sát người thợ làng nghề sáng tạo ra những sản phẩm gốm mang giá trị truyền thống Việt Nam. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về Bát Tràng thông qua các phương tiện đại chúng. Sở hữu những món đồ lưu niệm đặc trưng của Bát Tràng. Với mục đich đi thăm quan tìm hiểu văn hóa và tập quán địa phương, các du khách đều có nhu cầu đối với các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Hàng thủ công truyền thống có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, là nhân tố quan trọng để hấp dẫn du khách. Xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ. Các sản phẩm gốm Bát Trạng được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên đối với việc “xuất khẩu tại chỗ” lại chưa được lưu tâm đúng mức. Các mặt hàng gốm tại chợ Bát Tràng chủ yếu là những mặt hàng sản xuất theo ý thích cá nhân của người thợ hoặc làm rập khuôn theo truyền thống, chưa có sự sáng tạo và điều chỉnh theo thị hiếu của khách du lịch. Đa phần các sản phẩm đều không phải những mặt hàng được gia công với độ tinh xảo cao. Trong khi khách du lịch lại có nhu cầu lớn đối với những sản phẩm lưu niệm tinh xảo và mang tính đặc trưng của làng nghề. Làng Bát Tràng đã làm du lịch nhiều năm, tuy nhiên đối với sản phẩm đặc trưng của làng nghề, mang dấu ấn và ký ức riêng của gốm Bát Tràng hiện nay vẫn còn là một vấn đề chưa được giả đáp. Nhu cầu bổ sung: Các dịch vụ bổ sung phục vụ quá trình tiêu dung của khách tại làng nghề Bát Tràng như dịch vụ nghỉ ngơi, giải khát, hàng quán… Sản phẩm Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú về màu sắc kích cỡ. Ngoài những sản phẩm truyền thống có từ các đây 400, 500 năm, thì hiện nay với nhu cầu thị trường đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã mới phục vụ cho cuộc sống. Xét về tổng thể thì có thể chia các sản phẩm của Bát Tràng làm các loại chủ yếu sau: Đồ dân dụng. - Cỡ nhỏ có: bát cơm, bát đào, bát đá, chén, tách và be rượu. - Cỡ vừa có: bát yêu, bát nắp, ấm chuyên, ấm tích, liễn, phạng, thùng hoa bèo,... Đồ thờ. Bát hương, đỉnh chầm, cây đèn, độc bình, song bình, lộc bình, ống cắm hương, chân nến, lọ hoa, bộ tam đa và các loại choé,... Đồ trang trí nội thất và vườn. Có các loại chậu hoa, chậu thống, đôn, trạc, nghê, voi, vịt, cá, tôm, cua, ve sầu cùng các loại phù điêu và đĩa treo tường và mới đây là những đồ vật có kích thước rất nhỏ và ngộ nghĩnh thường phục vụ dưới hình thức đồ lưu niệm cho khách du lịch như hộp phấn, hình người, bộ ấm chén cỡ nhỏ xíu. Với những ngày lễ trong năm như: ngày quốc tế phụ nữ, ngày lễ tình yêu, ngày nhà giáo,... cũng có những sản phẩm đặc trưng tại các quầy hàng. Kỹ thuật chế tác gốm ở Bát Tràng đã có thể phục chế lại được tất cả các sản phẩm cổ truyền đặc sắc từ 300 ÷ 400 năm trước, điều mà không một nơi sản xuất gốm sứ làm được giỏi bằng. Chính điều này đã giúp Bát Tràng không những duy trì được tiếng tăm vốn có mà còn làm cho tiếng tăm đó vang xa hơn. Trong mỗi sản phẩm là tâm hồn và tài nghệ với nét văn hoá Bát Tràng từ xưa truyền lại qua bao đời nay, các sản phẩm đó vẫn rất đẹp và vô cùng rõ nét. Có những sản phẩm của các nghệ nhân Bát Tràng đã trở thành báu vật của làng như chiếc bình gốm cao 3m của nghệ nhân Nguyễn Minh Ngọc tại xóm 1, làng cổ Bát Tràng. Đây là chiếc bình sứ lớn nhất Việt Nam và là niềm tự hào của người dân Bát Tràng. Với những sản phẩm mang tính lịch sử và nghệ thuật như vậy, khách du lịch có thể đến thăm làng theo các tour du lịch chuyên đề như: Nghệ thuật gốm sứ dân gian Việt Nam hay văn hoá Viêt Nam hoặc đơn thuần chỉ để ngắm nhìn sự phong phú trong các cửa hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Bát Tràng là một trong ít làng nghề được thành phố quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối đồng bộ: có xe buýt từ Hà Nội chạy tới tận xã, có cảng đường sông thuận lợi cho du khách đi bằng đường thủy. Đường bộ và đường sông đến Bát Tràng rất thuận tiện nhưng hiện tại rất cần được cải tạo và nâng cấp. Bến sông hiện nay là bãi đổ chất thải rắn của làng, gây mất mỹ quan và tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách. Đường dẫn lên bến vào làng còn tương đối hẹp. Tuyến đường đê Long Biên - Xuân Quan hiện đang bị xuống cấp, có rất nhiều ổ gà gây cản trở việc đi lại. Hiện nay tuyến đường đã được mở rộng hơn 2m sau khi xây kè đê bằng bê tông nhưng đường vẫn chưa được tu bổ nâng cấp. Bao quanh làng là một con đường bên sông mà từ đó du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được ra mặt nước sông Hồng mênh mông rộng lớn. Con đường này đã được quyết định thi công trong tổng thể kế hoạch quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng, nhưng mới chỉ được hoàn thành 3/4. Phần còn lại từ Đình đến thôn Giang cao được cho rằng đó là phần đẹp nhất của làng thì chưa được làm. Con đường này bị cụt một đoạn từ cổng Đền làng đến thôn Giang cao vì bị lở khi nước sông lên hằng năm nên muốn tạo một con đường dài liên tục thì phải xây kè và mở lại đoạn đường đã bị nước sông cuốn đi. Hiện nay con đường phần được làm mới chỉ đổ bê tông. Đường đi trong làng cổ vẫn rất chật hẹp và ngoắt ngéo tuy đó là nét đặc trưng của làng, nhưng để khách du lịch có thể tiện đi lại thì cần có biển chỉ dẫn bởi lối đi trong làng nếu không phải người làng thì rất khó thâm quan được mọi nơi trong làng. Cở sở vật chất phục vụ ăn nghỉ khách du lịch còn hạn chế. Các loại hình dịch vụ để du khách có thể nghỉ ngơi khi tới tham quan như: nhà hàng, quán cafe, bưu điện, nhà vệ sinh công cộng,... Đối với khách du lịch nước ngoài, họ rất muốn ở lại Bát Tràng qua đêm để được xem thực tế cảnh đốt lò nung gốm, nhưng không thểs vì địa phương không bố trí được chỗ ăn nghỉ. Rồi các công trình phụ cận hỗ trợ việc đón tiếp du khách còn rất thiếu, ảnh hưởng không nhỏ đến khai thác tiềm năng du lịch. Thực trạng về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng chưa cao. Xã Bát Tràng có hơn 7.000 nhân khẩu, trên diện tích 164ha đất. Trong đó, 99% dân số tham gia vào làng nghề truyền thống (bao gồm 84% dân số sản xuất đồ gốm sứ, 15% dân số làm dịch vụ cho làng nghề (buôn bán men, đất, hồ, chất đốt...). Theo danh sách của UBND xã thì năm 2003, Bát Tràng có 562 hộ sản xuất phải đóng thuế. Tuy nhiên, con số này tụt dần từ đầu năm 2004, đặc biệt đến những tháng cuối năm, thay vì hoạt động rầm rộ như những năm trước, số gia đình ngừng sản xuất bất ngờ tăng lên một cách đáng lo ngại. Cụ thể là: Tháng 8 có 236 hộ nghỉ, tháng 9 có 210 hộ nghỉ, tháng 10 có 199 hộ nghỉ và tháng 11 có 197 hộ nghỉ... Hiện nay, Bát Tràng đang khan hiếm lao động có kỹ thuật và có tay nghề. Theo thống kê của Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, có 90% thanh niên Bát Tràng biết làm gốm nhưng theo đuổi nghề thì không nhiều. Hầu hết họ được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”, chưa có nhiều bước đột phá sáng tạo trong quá trình làm gốm. Buộc phải thuê lao động ngoại tỉnh. Công việc được thuê chủ yếu là: đổ rót, chuốt, vẽ, trồng - dỡ lò, làm men... Lao động ngoại tỉnh đến đây do không có gì ràng buộc nên việc thợ bỏ đi thường xuyên xảy ra. Thiếu lao động có trình độ cao, lao động trẻ, thiếu người thực sự tâm huyết và yêu nghề dẫn đến việc làng nghề Bát Tràng đang “khủng hoảng” về lao động. Chưa có giải pháp cụ thể nào cho thực trạng này. Để đẩy nhanh tiến độ công việc cho kịp thời gian giao hàng, hầu hết các xưởng gốm đều chấp nhận thuê thợ với giá cao, mặc dù họ chưa đáp ứng được chất lượng cũng như yêu cầu của công việc. Thực trạng về môi trường Trước những năm 2000 toàn xã và vùng gốm sứ có trên 1000 lò hộp đốt than, mỗi ngày làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường khoảng 2.000 tấn khí độc hại gồm: CO, CO2, H2S, hắc ín, Hydrocacbon và khoảng 600 tấn chất thải rắn, bụi silic. Cảnh quan xuống cấp do môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải khí và chất thải rắn (70% dân số bị mắc bệnh rối loạn đường hô hấp và hơn 80% bị đau mắt hột). Về Bát Tràng điều đầu tiên nhìn thấy là đường làng ngõ xóm đâu cũng vương vãi bột than và xỉ lò, tường nhà, nơi nào cũng là phương tiện chế biến nhiên liệu. Từ năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng UBND xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề đã làm thay đổi bộ mặt nơi đây. Theo kế hoạch phát triển của dự án đến hết năm 2010 sẽ thực hiện chuyển đổi về cơ bản 150 lò than đang hoạt động tại xã thay thế bằng lò gas bông gốm tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ sản xuất và bảo vệ môi trường. Từ năm 2008 -2010, số lượng lò nung ga công nghệ mới tăng một cách nhanh chóng, từ 40 dự án lên tới hơn 600 dự án. Theo kết quả điều tra mới nhất của xã Bát Tràng, hiện trên 95% các hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng đã chuyển từ lò đốt than sang công nghệ là nung ga. Tuy nhiên do giá gas cao nên nhiều người vẫn muốn giữ lò than để làm hàng chợ, hàng không vẽ họa tiết cầu kỳ, dù biết là lò than thì gây độc cho môi trường. Do số lượng lò than còn nhiều nên tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn không được cải thiện. Nhiều hộ có mặt bằng sản xuất chật hẹp phải tận dụng đường đi, tường rào làm chỗ phơi than, đổ xỉ than. Đường sá bụi bặm rất trở ngại cho việc đón khách du lịch. Vẫn còn tồn tại những trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, đổ rác thải không đúng nơi quy định. Thực trạng về chính sách phát triển Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống".  Phân tích SWOT Điểm mạnh ( Strengths) : Có một lịch sử lâu đời Làng gốm sứ Bát Tràng được hình thành từ thế kỷ 15. Trong những năm tồn tại và phát triển của làng, nhiều đời nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm có giá trị, tạo lập danh tiếng cho xứ sở. Khách trong, ngoài nước tấp nập đến thăm quan, mua hàng. Trong các cửa hàng, có đủ các mẫu gốm sứ từ cổ truyền đến hiện đại của các nước Pháp, Italy, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Kể từ lúc hình thành phường Bạch Thổ đến ngày nay, quê gốm Bát Tràng đã trải qua bề dày lịch sử vẻ vang rất đáng tự hào. Giá trị lịch sử lâu đời là một điểm mạnh để thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng. Có lễ hội hàng năm thu hút khách du lịch Hàng năm lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch, gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình.Làng nghề Bát Tràng, ven sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm gốm. Làng gần bến sông, có đủ đình, chùa, đền, miếu linh thiêng và cũng là nơi dân làng sinh hoạt cộng đồng khi làng vào đám hoặc dịp lễ tết trong năm . Hội làng diễn ra trong 2 ngày 15 và 16 tháng hai âm lịch
Luận văn liên quan