Cầu sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hóa nông
sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong những
thời điểm nhất định.
Cầu bao gồm: cầu cá nhân và cầu thị trường. Đối với từng cá nhân người
tiêu dùng phân biệt nhóm sản phẩm cuối cùng cho sinh hoạt (lương thực, thực
phẩm.) và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian (hạt giống, thức ăn gia súc,
nguyên liệu chế biến.). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ cần một
lượng hàng hóa tương đương với ph ần thu nhập và mua thứ hàng đó. Như vậ y
khi giá th ấp anh ta mua được lư ợng hàng nhiều còn khi giá cao thì ngược lại.
Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian sẽ cần một lượng hàng nhất đ ịnh
dựa vào định mức kinh tế kĩ thuật và qui mô sản xuất của họ. Như vậy nếu giá hạ
người ta c ũng không mua nhiều hơn, còn nếu giá tăng người ta sẽ tìm mặt hàng
khác để thay thế, thậm chí trong chừng mực phải giảm qui mô sản xuất hoặc
chuy ển hướng sản xuất.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Marketing nông nghiệp - Chương 2: Một số khái niệm sản phẩm nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Nhóm: 1.2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD
BÀI TẬP NHÓM
MARKETING NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP
Cán bộ giảng dạy:
TS.Bùi Văn Trịnh
CẦN THƠ, 10/2010
2 Nhóm: 1.2
Chương 2
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
VỀ CUNG VÀ CẦU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
2.1 CẦU VỀ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm
Cầu sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hóa nông
sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong những
thời điểm nhất định.
Cầu bao gồm: cầu cá nhân và cầu thị trường. Đối với từng cá nhân người
tiêu dùng phân biệt nhóm sản phẩm cuối cùng cho sinh hoạt (lương thực, thực
phẩm...) và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian (hạt giống, thức ăn gia súc,
nguyên liệu chế biến...). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ cần một
lượng hàng hóa tương đương với phần thu nhập và mua thứ hàng đó. Như vậy
khi giá thấp anh ta mua được lượng hàng nhiều còn khi giá cao thì ngược lại.
Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian sẽ cần một lượng hàng nhất định
dựa vào định mức kinh tế kĩ thuật và qui mô sản xuất của họ. Như vậy nếu giá hạ
người ta cũng không mua nhiều hơn, còn nếu giá tăng người ta sẽ tìm mặt hàng
khác để thay thế, thậm chí trong chừng mực phải giảm qui mô sản xuất hoặc
chuyển hướng sản xuất.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm nông nghiệp
2.1.2.1 Giá cả:
Đường cung cầu tổng quát (2.1) biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả P và
lượng cầu Q. Số cầu là cầu ứng với mỗi mức giá P1 là Q1 và ở giá P2 thì số cầu là
Q2. Tổng hợp tất cả các số cầu ta có đường cung cầu. Quan hệ giữa lượng cầu và
giá cả là quan hệ tỉ lệ nghịch. Vì vậy ta có thể biểu diễn đường cung cầu về một
loại hàng hóa nông sản như hình 2.1
3 Nhóm: 1.2
=> Khi giá cao lượng cầu giảm khi giá giảm thì lương cầu tăng lên.
2.1.2.2 Tính sẵn có của hàng hóa thay thế:
Ví dụ: Người ta có thể dùng thịt bò hoặc thịt gia cầm thay cho thịt lợn trong
trường hợp giá thịt lợn tăng nhưng giá thịt bò và thịt gia cầm không tăng.
2.1.2.3 Thu nhập và phân phối thu nhập:
Thu nhập của người tiêu dùng dành mua từng loại nông sản thực phẩm.
Người tiêu dùng rất nhạy cảm với biến giá của những loại nông sản mà họ dành
tỷ trọng lớn phần thu nhập để mua. Ngược lại những sản phẩm như gia vị,
muối... chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng cầu thì khi có biến giá, người tiêu dùng
cũng không cần thêm bớt nhiều. Do vậy khi giá loại nông sản thay thế giảm
xuống sẽ làm thay đổi lượng cầu về một nông sản khác.
Tình hình phân phối thu nhập và mức thu nhập của các nhóm dân cư: Khi
thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn. Ngược lại khi thu nhập
tăng thì cầu về các loại nông sản có chất lượng cao sẽ tăng lên. Tình trạng phân
phối thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ảnh hưởng tới lượng cầu một loại nông
sản hàng hóa. Thực tế cho thấy, càng có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập
giữa các nhóm dân cư thì lượng cầu về lương thực thực phẩm càng giảm hơn so
Q1 Q2
P2
P1
4 Nhóm: 1.2
với trường hợp ít có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập. Ở nước ta khi bình
quân thu nhập của dân cư nông thôn đạt 4.617 ngàn đồng/hộ/năm, thì chi tiêu
cho hầu hết các loại lương thực thực phẩm đều cao hơn mức chi tiêu cho các
lương thực phẩm cùng loai của nhóm hộ có mức thu nhập tương tự là 4.787 ngàn
đồng/hộ/năm.
2.1.2.4 Thị hiếu và tập quán tiêu dùng của dân cư và các phong tục địa
phương:
Ví dụ: trong dịp lễ tết nhu cầu tiêu dùng thịt và các loại gạo nếp, gạo tấm
tăng lên
2.1.2.5 Dân số và qui mô dân số:
Dân số làm cho qui mô tiêu dùng tăng lên. Khi dân số tăng thì cầu về các
sản phẩm cũng tăng theo. Tuy nhiên cầu các sản phẩm nông nghiệp có tính đặc
thù. Nếu sức sản xuất thấp, khi dân số tăng thì những nhu cầu nông sản rẻ tiền
tăng lên. Ngược lại, khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, khi dân số tăng
làm cho nhu cầu về mọi loại nông sản tăng, kể cả những mặt hàng nông sản cao.
2.1.2.6 Dự đoán về giá cả trong tương lai:
Mục đích có thể dự báo xu hướng lượng sản phẩm cần cung cấp, nhu cầu
sản phẩm và giá sản phẩm thông qua việc hiểu được sản xuất từng mùa vụ và chu
kỳ giá và các yếu tố chính ảnh hưởng đến các chu kỳ đó. Chẳng hạn như: Dự báo
xuất khẩu gạo của nước ta sẽ gặp khó khăn trong nửa cuối năm nay. Mục tiêu
xuất khẩu 6 triệu tấn gạo của nước ta có thể đạt được nhưng kim ngạc xuất khẩu
gạo thì sẽ thấp hơn nhiều so với dự kiến. Hiện nay, lượng gạo tồn kho ở Việt
Nam và Thái Lan còn rất lớn, do đó, giá gạo có thể giảm nửa.
2.1.2.7 Cầu cho dự trữ:
Cầu cho dự trữ thể hiện một loại cầu quan hệ đến nhu cầu và giá cả theo dự
toán trong tương lai. Thông thường các hàng hóa nông nghiệp được sản xuất theo
thời vụ nhưng lại tiêu thụ hầu hết điều đặn trong năm. Các đơn vị dự trữ cung
ứng các dịch vụ dự trữ hàng hóa vào thời điểm thu hoạch để đáp ứng nhu cầu
5 Nhóm: 1.2
tiêu thụ trong năm. Các đơn vị này dự đoán rằng chênh lệch giá cả từ thu hoạch
đến những thời điểm tiêu thụ khác đem cho lợi nhuận.
Như vậy hàm số cầu có thể diễn giải là bao gồm cả cầu sử dụng cho hiện tại
và cả cầu cho mục đích dự trữ. Nếu cầu cho dự trữ kết hợp vào hàm cầu thì sẽ có
thêm các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cầu.
Hoạt động dự trữ được cho là có tác động gia tăng tần suất và độ lớn của sự
biến động về giá cả. Dự trữ làm gia tăng tổng cầu và điều này làm gia tăng giá
cả.
Dự trữ theo dự báo hợp có khuynh hướng điều hòa mức độ biến động giá
cả.
2.2 CO GIÃN CẦU VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HỆ SỐ
2.2.1 Định nghĩa
Hệ số co giãn của cầu được sử dụng để đo độ nhạy cảm của lượng cầu hàng
hóa đối với sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Nó cho biết khi yếu tố
ảnh hưởng thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa sẽ thay đổi bao nhiêu %.
2.2.2 Các loại hệ số co giãn của cầu
2.2.2.1 Co giãn của cầu theo giá:
Hệ số co giãn của cầu theo giá được định nghĩa như là một hệ số thể hiện
phần trăm thay đổi về lượng cầu tương ứng với mức phần trăm thay đổi về giá
của sản phẩm đó.
Theo định nghĩa, ta có công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá như
sau:
Hệ số này thường được diễn giải như là phần trăm thay đổi về lượng cầu
(%)/
(%)/
, PP
QQe DDPQD
6 Nhóm: 1.2
tương ứng với 1% thay đổi về giá. Do đường cầu dốc xuống về phía phải nên hệ
số co giãn của cầu theo giá luôn mang dấu âm.
Hệ số co giãn về cầu có khoản giá trị từ 0 đến âm vô cực. Các giá trị có thể
có của PQDe , :
Nếu PQDe , > 1, cầu co giãn, phần trăm thay đổi về lượng cầu lớn hơn
phần trăm thay đổi tương ứng về giá, thay đổi một chút giá bán sẽ làm cho
lượng cầu thay đổi nhiều.
Nếu PQDe , = ∞, cầu co giãn hoàn toàn, tăng (giảm) giá thì lượng cầu sẽ
giảm tới 0, nghĩa là không bán được sản phẩm nào. Đường cầu nằm
ngang.
Nếu PQDe , < 1, cầu ít co giãn, phần trăm thay đổi về lượng cầu nhỏ hơn
phần trăm thay đổi tương ứng về giá, thay đổi giá bán nhiều nhưng lượng
cầu thay đổi ít.
Nếu PQDe , = 1, cầu co giãn đơn vị, phần trăm thay đổi của lượng cầu
tương ứng với phần trăm thay đổi về giá.
Nếu PQDe , = 0, cầu hoàn toàn không co giãn, dù giá tăng hay giảm thì
lượng cầu vẫn không thay đổi, đường cầu thẳng đứng.
PQD
e , = ∞ PQDe , > 1 PQDe , = 1
PQD
e , < 1
PQD
e , = 0
7 Nhóm: 1.2
Đối với đa số hàm cầu thì hệ số co giãn giá về cầu thay đổi dọc theo đường
cầu. Chỉ trừ một vài trường hợp thì hệ số co giãn giá về cầu là một hằng số dọc
theo đường cầu. Các trường hợp này bao gồm đường cầu là một đường thẳng
đứng, một đường nằm ngang, hàm số mũ hoặc 1 Hyperbole vuông.
Hệ số co giãn giá về cầu và tổng doanh thu:
Nếu cầu co giãn theo giá thì giá cả và tổng doanh thu thay đổi nghịch
chiều nhau. Nếu cầu không co giãn theo giá thì giá cả và tổng doanh thu
thay đổi theo quan hệ thuận.
TR = P x Q
P tăng P giảm
Cầu co giãn ( 1, PQDe )
TR giảm TR tăng
Cầu không co giãn ( 1, PQDe )
TR tăng TR giảm
Cầu co giãn đơn vị ( 1, PQDe )
TR không thay đổi TR không thay đổi
P1
0
Q Q
E = ∞
E > 1
E = 1
E < 1
E = 0
TRmax
Hệ số co giãn và đường cầu
P
8 Nhóm: 1.2
Mối quan hệ giữa hệ số co giãn và tổng doanh thu cũng được phân tích
dọc theo một đường cầu. Nếu đường cầu dịch chuyển tăng thì tổng doanh
thu và lượng cầu đều có thể tăng mặt dù cầu không co giãn theo giá. Điều
này phụ thuộc vào sự dịch chuyển của đường cầu chứ không do hệ số co
giãn giá về cầu quyết định.
2.2.2.2 Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập:
Như ta đã biết thu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng đén số cầu đối với hàng
hóa. Vì vậy ta cần phải nghiên cứu hệ số co giãn của cầu theo thu nhập.
Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là:
Q
I
I
Qe IQD
,
Ý nghĩa của hệ số co giãn của cầu theo thu nhập: Hệ số co giãn của cầu
theo thu nhập cho biết % thay đổi của số cầu do 1% thay đổi của thu nhập. khi
thu nhập thay đổi thì dẩn đến sự thay đổi của số cầu, nhưng sự thay đổi của số
cầu phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa.
2.2.2.3 Hệ số co giãn chéo của cầu:
Nếu các yếu tố khác không đổi, giá của hàng hóa có liên quan (thay thế
hoặc bổ sung) thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa đang xem.
Trong phần này ta nghiên cứu hệ số co giãn của cầu đối với hàng hóa nào
đó theo giá hàng hóa có liên quan. Hệ số này được gọi là hệ số co giãn chéo của
cầu.
Ta có công thức tính hệ số co giãn chéo của cầu:
Trong đó P’ là giá cả hàng hóa có liên quan, ',PQDe là hệ số co giãn chéo của
cầu.
Q
P
P
Qe PQD
'
'',
9 Nhóm: 1.2
Ý nghĩa của hệ số co giãn chéo: Hệ số co giãn chéo của cầu đối với một
hàng hóa nào đó cho biết % thay đổi của số cầu đối với hàng hóa này do giá của
hàng hóa có liên quan thay đổi
Từ công thức trên ta có nhận xét sau:
Nếu 2 hàng hóa này thay thế cho nhau thì ',PQDe > 0
Ví dụ: Như cam và quýt là 2 hàng hóa thay thế cho nhau, ta có thể thấy
rằng khi giá của cam tăng lên sẽ làm cho số cầu đối với quýt tăng lên.
Nếu 2 hàng hóa là bổ sung cho nhau thì ',PQDe < 0
Ví dụ: như cá và thức ăn cho cá là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau, ta có thể
thấy rằng khi giá của thức ăn tăng lên thì sẽ làm cho số cầu đối với cá giảm
xuống.
Ý nghĩa thực tế: Hệ số co giãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu đối
với một loại hàng hóa nào đó đối với chiến lược giá của doanh nghiệp sản xuất
hàng hóa có liên quan. Vì thế hệ số co giãn chéo đóng vai trò quan trọng trong
việc hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cạnh
tranh.
Các hàng hóa độc lập có hệ số co giãn chéo bằng hoặc tương đương 0
Cần chú ý rằng khi ta thay đổi thứ tự hàng hóa khi tính toán hệ số co giãn
chéo thì không nhất thiết cho ra cùng kết quả.
2.2.3 Quan hệ giữa các hệ số co giãn của cầu
2.2.3.1 Quan hệ thống nhất
Quan hệ này thể hiện rằng tổng của các hệ số về cầu gồm hệ số co giãn giá,
hệ số co giãn giá chéo và hệ số thu nhập của một hàng hóa là bằng 0.
Eii + Ei1 + Ei2 + …+ Eiy = 0 (1)
10 Nhóm: 1.2
Trong đó:
Eii: hệ số co giãn giá về cầu của hàng hóa i
Ei1: các hệ số co giãn chéo của i
(j = 1, 2, 3,…)
Eiy: hệ số co giãn thu nhập về cầu
Ý nghĩa của quan hệ thống nhất: Là tác động thay thế và tác động thu nhập
của việc thay đổi bản thân giá cả hàng hoá i phải thống nhất với các hệ số co
giản giá chéo và hệ số co giãn thu nhập của hàng hóa đó.
Ta thấy:
- Một hệ số co giãn thu nhập cao tất yếu phải tương ứng với hệ số co giãn
về giá cầu lớn (về giá trị tuyệt đối).
- Nếu hàng hoá i có nhiều hàng hóa thay thế (tức có nhiều hệ số co giãn giá
chéo có ý nghĩa) và/ hoặc có một số hàng hóa có liên quan thay thế chặt
chẽ (tức có các giá trị co giãn giá chéo dương lớn) cũng có ý nghĩa là hệ
số co giãn giá chéo cao.
Thí dụ: có các hệ số co giãn như sau của mặt hàng thịt cá
Hệ số co giãn giá về cầu -0,59
Ecá,tôm 0,02
Ecá,gà 0,06
Ecá,heo 0,12
Các hệ số co giãn giá chéo khác -0,01
Hệ số cho giãn thu nhập về cầu 0,40
Ta thấy: tổng của các hệ số về cầu là:
11 Nhóm: 1.2
Eii + (Ei1 +Ei2 +Ei3 +Ei4) + Eiy = -0,59 + 0,02 + 0,06 + 0,12 - 0,01 + 0,40 = 0
Đó là quan hệ thống nhất của các hệ số co giãn.
Với các giả định rằng:
1) Hệ số co giãn thu nhập về cầu dương.
2) Các quan hệ chéo đa số là quan hệ thay thế (hệ số co giãn giá chéo
dương), thì giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn về cầu sẽ có khả năng lớn hơn các
giá trị của hệ số co giãn giá chéo về cầu. Có như thế thì tổng các hệ số mới bằng
0.
Quan hệ thống nhất cũng có thể sử dụng để xác định giới hạn dưới của hệ
số co giãn giá về cầu và giới hạn trên của hệ số co giãn thu nhập về cầu.
Ta có: tổng của các hệ số co giãn chéo là : Eij = Ei1 + Ei2 + …+Ein
Với giả định (2):
Nếu: Tổng này = 0 => | Eii | | Eiy |=> Có nghĩa là hệ số co giãn giá về cầu
của hàng hóa i (Eii) sẽ gần như tương đương với hệ số co giãn thu nhập về cầu
(Eiy), lúc đó tổng của các hệ số co giãn giá chéo là dương và như vậy 0 là giới
hạn dưới của tổng này.
Nếu: Tổng này > 0 => | Eii | > | Eiy | => độ lớn của hệ số co giãn thu nhập có
thể xem là giới hạn dưới của hệ số co giãn thu nhập về cầu.
Phân tích tương tự, có thể nói rằng giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn giá về
cầu một khi đã biết sẽ xác định giới hạn trên của hệ số co giãn thu nhập theo cầu.
2.2.3.2 Quan hệ đối xứng:
Thể hiện mối quan hệ giữa các hệ số co giãn giá chéo.
Ta có công thức:
Eij = (Rj/Ri)Eji + Rj(Eji - Eiy) (2)
12 Nhóm: 1.2
Trong đó:
Rj : Tỉ lệ chi tiêu cho hàng hóa j so với tổng chi tiêu
Ri : Tỉ lệ chi tiêu cho hàng hóa i so với tổng chi tiêu
Rij, Eji = hệ số co giãn giá chéo
Eji, Eiy = hệ số co giãn thu nhập
Giả sử, chi tiêu cho hàng hóa j chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi tiêu
và hệ số co giãn thu nhập về cầu của 2 hàng hóa là tương đương nhau
Eij = (Rj/Ri)Eji (2’)
(2’) được gọi là công thức Hotelling – Jureen
Nếu biết được Eji thì có thể ước lượng được Eij và ngược lại. Mối quan hệ
giữa các hệ số co giãn chéo có thể nghiên cứu ứng dụng ở mức chấp nhận được
và giá trị hệ số co giãn chéo ở mức chấp nhận được thường rất khó ước lượng
trực tiếp từ dữ liệu sẵn có.
Tác động thay thế trong giá mang tính chất đối xứng, còn tác động thu nhập
thì không.
VD: Chi tiêu thịt vịt thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng thu nhập bình
quân của người tiêu dùng so với chi tiêu thịt gà => 1% thay đổi của giá thịt vịt
ảnh hưởng đến giá thịt gà ít (hệ số co giãn chéo nhỏ) và ngược lại chi tiêu thịt vịt
chiếm tỉ trọng lớn so với chi tiêu thịt gà trong tổng thu nhập của người tiêu dùng
=> 1% thay đổi của giá thịt vịt ảnh hưởng đến giá thịt gà lớn hơn (hệ số co giãn
chéo lớn). Tức là ảnh hưởng của giá thịt gà lên thịt vịt lớn hớn giá thịt vịt lên giá
thịt gà.
2.2.3.3 Quan hệ tổng Cournot
Quan hệ này thể hiện số gia quyền của các hệ số co giãn giá (chéo) về cầu
của mặt hàng tương ứng với một hàng hóa j thì bằng với giá trị âm của tỉ trọng
chi tiêu cho hàng hóa j trong thu nhập:
13 Nhóm: 1.2
R1E1j + R2E2j + … + RnEnj =-Rjs
Thí dụ: Giả sử ta có 3 mặt hàng: quần áo và giày dép, thực phẩm, du lịch.
Với tỉ trọng chi tiêu tương ứng so với tổng chi tiêu là: 30%; 50%; 20%. Và hệ số
co giãn giá chéo của thực phẩm tương ứng với quần áo và giày dép là -0.4. Hệ số
co giãn giá chéo của du lịch tương ứng với quần áo và giày dép là -0.5 thì ta có:
0.5*(-0.4) + 0.2*(-0.5) = -0.3
2.2.3.4 Quan hệ tổng hợp Engel
Quan hệ này thể hiện tổng số gia quyền của các hệ số co giãn thu nhập về
cầu (Eiy) của tất cả hàng hóa mà một người tiêu dùng mua sắm bằng 1. Quyền số
được sử dụng là tỉ trọng của khoản chi tiêu cho từng hàng hóa so với tổng chi
tiêu (Ri). Công thức tính toán là:
R1E1y + R2E2y + … + RnEny =-Ry
Lưu ý là trong công thức này không nhất thiết tát cả các hệ số co giãn thu
nhập dều nhỏ. Thí dụ co 4 mặt hàng với các hệ số co giãn thu nhập là 6; 1; 0.5;
0.2. và các quyền số tương ứng là 0.1; 0. 2; 0.2; 0.5. Thì ta có:
0.1*6 + 0.2*1 + 0.2*0.5 + 0.5*0.2=1
Các quan hệ được đề cập ở trên có thể được ứng dụng trong trường hợp cần
ước lượng một hệ thống phương trình yêu cầu. Trong trường hợp này các ràng
buộc về quan hệ của các hệ số co giãn về cầu có thể được quy định trong quá
trình ước lượng. Một lợi thế của việc sử dụng hệ thống phương trình là mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau về cầu của các sản phẩm khác nhau được thể hiện trong
quá trình ước lượng và phân tích thông qua việc quy định các ràng buộc theo
quan hệ nêu trên.
2.3 QUAN HỆ CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRONG NÔNG NGHIỆP
2.3.1 Khái niệm
Cung thị trường: tổng số lượng sản phẩm mà tất cả các người sản xuất/bán
sẵn sàng cung ứng ra thị trường với các mức giá khác nhau của hàng hoá đó
14 Nhóm: 1.2
trong khoảng thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Đối với đường cung ngắn hạn một số yếu tố sản xuất là cố định, trong khi
một số yếu tố khác có thể thay đổi để đáp úng điều kiện giá cả thay đổi.
+ Ngắn hạn: thời gian từ 1-2 năm đối với sản phẩm công nghiệp.
+ Dài hạn:thời gian cần thiết đối với các yếu tố sản xuất. Vd: đất đai, vật kiến
trúc và máy móc đều có thể thay đổi.
Lượng sản phẩm mà nông dân sẵn sàng cung ứng thêm khi giá cả tăng lên
phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố sản xuất mà còn phụ thuộc vào khoản thời
gian cần thiết để sự điều chỉnh có thể diễn ra, thời gian cần thiết cho sự điều
chỉnh càng dài thì phản ứng điều chỉnh càng lớn khi giá thay đổi.
Trong khoảng thời gian rất ngắn: khi mùa vụ đã được sản xuất và thu
hoạch thì đường cung ứng sản phẩm là một đường thẳng đứng, lượng
cung ứng không thể tăng hay giảm.
Trong khoản thời gian ngắn: số lượng yếu tố sản xuất sử dụng (phân bón,
thức ăn…) có thể thay đổi.
Trong khoản thời gian dài hơn: việc cung ứng sản phẩm có xu hường thay
đổi nhiều hơn khi thời gian cần thiết cho sự điều chỉnh càng dài.
Thời gian giữ vai trò rất quan trọng trong việc xác định quan hệ cung ứng
trong nông nghiệp. Khái niệm thời gian ngắn, trung và dài hạn chỉ là tương đối.
Thời gian cần thiết cho cung ứng thay đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm. Ví dụ:
thay đổi quyết định trong sản xuất cây ăn quả thì cần nhiều thời gian hơn trong
chăn nuôi gia cầm.
Đối với mục đích dự báo, người ta mong muốn tách rời tác động của việc
thay đổi giá cả trong ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên việc này khó thực hiện trên
thực tế. Khó có thể cô lập được toàn bộ tác động của một lần thay đổi về giá cả
vì các lần thay đổi giá cả tiếp theo có thể diễn ra trước khi tác động cuối cùng
của lần thay đổi thứ nhất có thể hoàn tất. Những gì mà người ta quan sát được
15 Nhóm: 1.2
trên thực tế là tác động tổng hợp của nhiều lần thay đổi giá cả khác nhau với các
mức độ hiệu trễ khác nhau.
2.3.2 Hệ số co giãn về cung cấp (E s)
Hệ số co giản giá về cung thể hiện phần trăm thay đổi về lượng cung tương
ứng với một mức phần trăm thay đổi về giá, các nhân tố khác không đổi.
Do giá và lượng cung cấp đổi cùng chiều nên hệ số có dấu dương.
Hệ số Es = 0 có nghĩa là lượng cung là không đổi khi giá thay đổi. Trường
hợp này gọi là cung hoàn toàn không co giản.
0< Es <1: cung không co giản. Phần trăm thay đổi về lượng cung lớn hơn
phần trăm thay đổi tương ứng về giá.
2.3.3 Cung thay đổi (sự dịch chuyển của đường cung)
Số cung của một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào giá của chính nó và
một số yếu tố khác. Ở phần trước ta giả định các yếu tố khác không đổi, nhưng
điều này không thực tế, cần phân biệt giữa sự thay đổi về số lượng cung (di
chuyển dọc theo đường cung) và sự thay đổi cung (đường cung dịch chuyển). Vì
vậy ta phải nghiên cứu sự thay đổi của các yếu tố này. Sự thay đổi của chúng sẽ
làm dịch chuyển đường cung với mức giá không đổi. Phần này sẽ phân tích một
cách chi tiết ảnh hưởng của các yếu tố này lên đường cung để từ đó rút ra các bài
học hữu ích cho kinh doanh.
16 Nhóm: 1.2
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của đường cung là:
(1) Giá cả đầu vào thay đổi: