Máy bơm là thiết bị cơ khí được dùng để đẩy chất lỏng lên cao hoặc vận chuyển đi xa bằng cách truyền năng lượng động cơ vào chất lỏng.
Máy bơm cũng có thể được coi như là một máy thủy lực chuyển cơ năng ( của động cơ) thành áp năng ( của chất lỏng).
Máy bơm là một thiết bị tập trung năng lượng, năng lượng trong máy bơm có thể được tạo ra nhờ động cơ điện, động cơ đốt trong hoặc tuabin.
Máy bơm được sử dụng nhằm 2 mục đích chính:
• Vận chuyển nước từ nơi này đến nơi khác ( như từ nguồn nước giếng, sông hồ tới hồ chứa hoặc nhà máy xử lí).
• Tuần hoàn chất lỏng trong một hệ thống ( hệ thống làm mát,.).
48 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Máy bơm trong công nghệ xử lí nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG
MÔN: QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Chuyên đề :
MÁY BƠM
TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC
GVHD: Thầy Phạm Anh Đức
SVTH: Nhóm 12
1.Lê Diệu Linh 91202136
2.Lê Thị Trúc Linh 91202137
3.Nguyễn Mỹ Linh 91202138
TP.HCM tháng 11 năm 2014
Mục lục
Chương1. TỔNG QUAN VỀ MÁY BƠM
Định nghĩa:
Máy bơm là thiết bị cơ khí được dùng để đẩy chất lỏng lên cao hoặc vận chuyển đi xa bằng cách truyền năng lượng động cơ vào chất lỏng.
Máy bơm cũng có thể được coi như là một máy thủy lực chuyển cơ năng ( của động cơ) thành áp năng ( của chất lỏng).
Máy bơm là một thiết bị tập trung năng lượng, năng lượng trong máy bơm có thể được tạo ra nhờ động cơ điện, động cơ đốt trong hoặc tuabin.
Máy bơm được sử dụng nhằm 2 mục đích chính:
Vận chuyển nước từ nơi này đến nơi khác ( như từ nguồn nước giếng, sông hồ tới hồ chứa hoặc nhà máy xử lí).
Tuần hoàn chất lỏng trong một hệ thống ( hệ thống làm mát,..).
Hình 1. Một số loại máy bơm
Phân loại:
Các loại máy bơm sử dụng trong công nghệ xử lí nước quy mô nhỏ thường được chia làm 2 loại lớn: bơm động lực học và bơm chuyển động ( bơm thể tích), điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là khả năng đáp ứng với sự thay đổi áp suất cuối đường xả.
Bơm động lực học:
Là loại bơm mà năng lượng được truyền cho nước liên tục và nước không được chứa trong một dung tích cố định. Thường sử dụng trong trường hợp có lưu lượng lớn và đòi hỏi có sự thay đổi dòng chảy, khi áp lực cuối ống xả của bơm tăng thì lượng nước bơm sẽ giảm.
Bơm li tâm: là một trong những loại bơm động lực học phổ biến được sử dụng trong hệ thống xử lí nước. Bơm li tâm truyền lực li tâm vào chất lỏng thông qua một hoặc nhiều cơ cấu quay ( gọi là cánh quạt hay bánh công tác) nhằm tăng động lực và giảm áp lực cho chất lỏng.
Hình 2. Bơm li tâm
Bơm sâu: thường dùng trong bơm nước giếng. Được thiết kế dựa trên cơ sở của bơm li tâm, các cánh quạt của máy bơm được gắn trên một trục thẳng đứng, mỗi cánh quạt sẽ dẫn nước tới giai đoạn tiếp thông qua bộ khuếch tán_đảm bảo nước đi theo chiều dọc đến bộ khuếch tán sau.
Bơm thể tích:
Là loại bơm mà năng lượng truyền cho nước gián đoạn theo từng kì và nước được chứa trong một dung tích cố định. Bơm thể tích không thay đổi dung tích khi áp lực cuối ống xả của bơm thay đổi. Bơm này không thích hợp cho việc vận chuyển lượng nước lớn nhưng lại thích hợp cho trường hợp áp lực cao và lưu lượng dòng chảy thấp, đòi hỏi độ chính xác cao.Các loại bơm thể tích phổ biến như bơm pit-tông và bơm roto.
Bơm roto để đẩy và vận chuyển nước từ đầu vào đến cuối đầu ra của bơm. Bơm này thích hợp cho trường hợp có áp lực thấp hơn so với bơm pit-tông vì ở áp lực cao bơm hoạt động không hiệu quả. Bơm dễ bị kẹt khi có chất rắn va vào không gian rỗng nhỏ giữa cánh quạt và vỏ, thường dùng để bơm chất lỏng có độ nhớt cao hay bơm hóa chất cho quá trình xử lí nước.
Bơm pit-tong là bơm dùng để gây áp lực lên chất lỏng. Cấu tạo bơm đơn giản chỉ bao gồm một piston chuyển động tới lui trong xilanh, nhờ cơ cấu truyền động của trục, thanh và piston mà chất lỏng trong xilanh được đẩy thông qua một van kiểm tra. Bơm này thích hợp cho các trường hợp đòi hỏi áp lực cao và bơm các chất có tính ăn mòn ( axit hay bazo), chất lỏng có độ nhớt cao.
Hình 3. Cơ cấu của bơm pit-tông
Bảng 1. So sánh giữa bơm động lực học và bơm thể tích:
Loại bơm
Đặc điểm
Bơm động lực học
( bơm li tâm)
Bơm thể tích
Tốc độ dòng chảy và chiều cao cột áp
Có tốc độ dòng chảy đa dạng và phụ thuộc vào áp suất hay chiều cao cột áp
Có tốc độ dòng chảy mạnh hay yếu không phụ thuộc vào áp suất hay chều cao cột áp
Thường có áp lực lớn hơn so với bơm li tâm
Công suất và độ nhớt
Lưu lượng dòng chảy giảm khi độ nhớt tăng
Lưu lượng dòng chảy tăng khi độ nhớt tăngè thích hợp với chất lỏng có độ nhớt cao.
Hiệu suất làm việc
Tốc độ dòng chảy bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi thay đổi áp suất hay chiều cao cột áp
Tốc độ dòng chảy không hoặc bị ảnh hưởng ít khi thay đổi áp suất hay chiều cao cột áp.
NPSH: áp suất cột hút tối thiểu
Đa dạng và được xác định nhờ áp suất
Đa dạng, được xác định bởi tốc độ, giảm tốc độ thì NPSH của bơm giảm
Sơ đồ phân loại máy bơm:
Bơm thể tích
Bơm động lực học
Bơm chuyên biệt
Bơm li tâm
Bơm khoansâu
Bơm roto
Bơm pit-tong
Bơm phun tia
Bơm xoáy nước
Máy bơm
Ứng dụng của máy bơm trong đời sống:
Mỗi lĩnh vực ứng dụng đòi hỏi một loại máy bơm phù hợp, do đó việc lựa chọn bơm thường phải dựa trên nhu cầu, áp lực dòng chảy ra yêu cầu, lưu lượng yêu cầu và không gian dung tích chứa có sẵn của mỗi loại bơm. Hai loại máy bơm được sử dụng phổ biến nhất trong công nghệ xử lí nước là máy bơm li tâm _ dùng trong hệ thống phân phối nước cấp và bơm thể tích _ dùng trong nhà máy xử lí nước khâu bơm hóa chất vào quá trình xử lí.
Việc lựa chọn máy bơm là một khâu quan trọng, người chọn cần cân nhắc kĩ về khả năng ứng dụng của bơm càng chi tiết càng tốt. Khi chọn bơm cần xem xét đến các thông số như tổng chiều cao cột áp (TDH), lưu lượng bơm, áp suất cột hút tối thiểu, đặc điểm của chất lỏng như pH, độ nhớt, tính ăn mòn, nhiệt độ cũng như số lượng, hình dạng và kích thước của chất rắn. Hiện nay có nhiều phần mềm hổ trợ việc lựa chọn máy bơm, nhưng tốt nhất là sử dụng sơ đồ đường cong bơm, tại điểm giao nhau sẽ xác định được điểm hoạt động của bơm và cũng có thể dự đoán được khả năng hoạt động của bơm khi thay đổi các thông số và lựa chọn bơm nào có điểm hoạt động tốt nhất. Thông thường, chọn máy bơm có áp suất có sẵn hơn 25% áp suất yêu cầu của hệ thống bơm hoặc chọn bơm có đường kính cánh quạt lớn hơn trong các máy bơm.
Bảng 2. Bảng tóm tắt khả năng ứng dụng của các loại máy bơm:
Loại bơm
Ứng dụng
Bơm piston
Dùng trong trường hợp áp lực thấp và dòng xả lớn
Bơm pit-tong thanh trơn
Dùng cho chất lỏng có độ đậm đặc cao, áp lực cao và dòng xả nhỏ
Bơm thùng
Dùng cho áp lực thấp và thích hợp trong vận hành thủ công ( dùng tay)
Bơm li tâm
Dòng chảy vào liên tục, cung cấp khối lượng nước lớn với áp lực đầu ra không đổi và áp lực thấp, dùng phổ biến trong phân phối nước.
Bơm roto
Dùng cho chất lỏng có độ nhớt cao như dầu bôi trơn, thích hợp với áp lực thấp.
Bơm li tâm nhiều cấp
Lượng nước xả lớn
Trong hệ thống phân phối nước:
Tại nguồn, máy bơm phân phối nước thô tới nhà máy xử lí nước, trong nhà máy, bơm thêm hóa chất với liều lượng mong muốn cho quá trình xử lí nước, một số bơm khác di chuyển bùn thải từ bể chứa bùn đến hệ thống xử lí và thiêu đốt. Trong mạng lưới cấp nước, bơm đẩy nước vào mạng lưới đường ống và đẩy nước lên cao, nơi mà không thể cấp nước bằng trọng lực, nhất là lên đài nước. 3 loại máy bơm được sử dụng phổ biến trong hệ thống phân phối nước là máy bơm li tâm _ vận chuyển nước, bơm tuabin _ dùng ở chỗ lấy nước vào và bơm sâu_ dùng cho giếng.
Ngoài ra còn có các loại máy bơm thể tích ( bơm roto, bơm piston..) tham gia vào quá trình vận hành của hệ thống cấp nước ở công đoạn cho hóa chất vào trong quá trình xử lí nước.
Trong hệ thống xử lí nước thải:
Máy bơm được sử dụng để bơm nước thải công nghiệp và đô thị về nhà máy xử lí dùng máy bơm pit-tông _ loại máy bơm thể tích có khả năng hoạt động với áp lực dòng chảy cao.
Bơm pit-tông được sử dụng để bơm hóa chất vào quá trình xử lí nước thải.
Bơm li tâm dùng cho quá trình bơm bùn thải đi đến hệ thống xử lí hoặc bơm tuần hoàn bùn hoạt tính cho quá trình xử lí nước thải.
Bơm nước thải đã xử lí đến nguồn tiếp nhận.
Chương 2. MÁY BƠM TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI
Các loại máy bơm thường dùng trong xử lí nước thải:
Công nghệ bơm ly tâm, bơm cánh quạt và bơm giếng khoang tiên tiến có thể kết hợp trong mỗi nhu cầu bơm và có thể cung cấp cho bất kì nhu cầu nào liên quan đến áp suất chất lỏng, lưu lượng dòng chảy và tỷ lệ chất rắn.
Bơm li tâm:
Hình 4. Bơm li tâm
Máy bơm li tâm được chế tạo với nhiều loại cánh bơm khác nhau như cánh xoáy hoặc hướng trục . Với bơm hướng trục có nhiều cánh quạt quay khác nhau hoạt động với hiệu quả cao. Với công nghệ tiên tiến, bơm này có thể được thiết kế để xử lí nước thải và bùn thải chứa 10% lượng chất rắn khô.
Bơm cánh quạt:
Hình 5. Bơm cánh quạt
Bơm cánh quạt dễ dàng lắp đặt, cung cấp tốc độ dòng chảy lớn ngay cả khi áp lực dòng chảy cực thấp. Máy này cũng hoạt động hiệu quả tại trạm lấy nước vào, tuần hoàn bùn hoạt tính hay khuấy trộn hỗn hợp. Công nghệ mới đảm bảo máy bơm hoạt động với hiệu suất cao và bền vững.
Bơm giếng khoang:
Hình 6. Bơm giếng khoang
Các máy bơm giếng khoang cao cấp thường dựa trên cơ sở hệ thống các bộ phận rời rạc được kết nối với nhau. Sự thiết kế và lựa chọn nguyên liệu sao cho phù hợp với từng nhu cầu, máy bơm có thể lắp đặt theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang. Loại máy này phù hợp cho việc tách nước trong bùn và lưu lượng nước thấp. Một số máy bơm loại lớn có thể sử dụng roto rỗng, làm tăng tuổi thọ của máy và giảm việc bảo dưỡng.
Bơm cánh xoáy:
Hình 7. Bơm cánh xoáy
Máy làm việc với hiệu suất cực cao trong các chức năng đòi hỏi khắt khe cũng như trong việc phá vỡ các sợi thô hay mảnh vụn có thể đạt hiệu quả cao bằng việc thêm các cánh xoáy và đã được chứng minh. Bơm này thích hợp cho các dòng chảy lặng và không gián đoạn suốt hệ thống.
Vai trò của bơm trong công nghệ xử lí nước thải:
Hình 8. Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải
Các chức năng của bơm trong hệ thống:
Bơm và kiểm soát nước thải vào hệ thống xử lí.
Bơm thu hồi và loại bỏ cặn từ bể lắng.
Bơm thu hồi bùn chính từ bể lắng, quá trình tuyển đổi hoặc bùn hoạt tính từ bể SBRvà đưa đến trạm xử lí bùn dư.
Sục khí tự nhiên vào hỗn hợp bùn và nước thải tuần hoàn ( khuấy trộn oxi từ nơi giàu tới nơi thiếu oxi cho quá trình khử nito) trong mương oxi hóa.
Bơm tuần hoàn bùn hoạt tính trở lại nước thải từ đáy trầm tích hoặc trong chất lơ lửng để tiếp tục làm chất nền xử lí nước thải và khuấy trộn bùn với nước.
Bơm bông cặn lớn lơ lửng lắng trọng lực trở lại xử lí nước thải hoặc đưa đến trạm xử lí.
Bơm bùn thô đến bể phân hủy kị khí, sau đó tuần hoàn bùn phân hủy để xử lí nước thải ( sau khi đã qua quá trình trao đổi nhiệt).
Bơm bùn thô lưu trữ vào bể chứa bùn sau đó thu hồi bùn lưu trữ để tuần hoàn xử lí nước thải.
Bơm bùn từ nguồn ngoài vào nhà máy xử lí nước thải.
Bơm bùn hoặc chất lơ lửng đến khu vực tách nước sau đó bơm bùn đã tách nước đến nơi xử lí bùn khô và các nơi xử lí tiếp theo ( thiêu hủy).
Bơm nước thải đã qua xử lí ra nguồn tiếp nhận ( sông ngòi, hồ..).
Hình 9. Nhà máy xử lí nước thải
Nước thải được vận chuyển đến nhà máy xử lí. Trong hệ thống này, bơm giếng khoang tiên tiến, máy giầm và hệ thống điều khiển có thể hổ trợ cho hầu hết các quá trình xử lí. Chúng hổ trợ trong quá trình trung hòa, lọc, giảm hàm lượng nito, photpho hữu cơ ở mức độ có thể bơm qua hố chứa hoặc container.
Hình 10. Phân chia khu vực của quá trình xử lí làm sạch nước thải
Khu vực 1: Xử lí bùn thải:
Bơm dùng để bơm bùn thô ( sơ cấp ), bùn nổi lơ lửng, bùn hoạt tính dư thừa, chất pha trộn ( dạng loãng ), bùn đã xử lí, Bơm tuần hoàn bùn trở lại xử lí nước thải.
Khu vực 2: Tách nước trong bùn:
Bơm để bơm bùn vào quá trình tách nước và bùn từ xử lí cơ học được tách nước lên tới 35% ds.
Khu vực 3: Xử lí bùn đã tách nước:
Bơm bùn tách nước với lượng vôi sống lên đến xấp xỉ 45% ds để tái sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khu vực 4: Xử lí bùn khô bằng phương pháp đốt
Bơm để bơm bùn đã tách nước với lượng xấp xỉ 25- 45% ds tới hệ thống thiêu đốt.
Khu vực 5: Định lượng hóa chất thêm vào:
Bơm vôi sữa, hợp chất sắt chứa clo, muối sunfat Sắt và sunfat nhôm, chuỗi ion điện phân có vai trò kết tụ, ion hòa tan vào hệ thống xử lí nước thải.
Bơm bùn thải cần xử lí (khu vực 1):
Trong xử lí nước thải, lúc đầu bùn thải sẽ được lưu chứa trong bể ổn định nơi mà bùn thải được phép giữ lại theo trọng lực. Sau đó, bùn này sẽ được định kì rút ra và có thời gian bùn này sẽ dày lên trước khi qua xử lí.
Trong bể xử lí, các thành phần hữu cơ của bùn chuyển đổi thành chất vô cơ trong môi trường kị khí và ở nhiệt độ xấp xỉ 32 oC hoặc cao hơn trong quá trình xử lí tiên tiến. Sau đó bùn được xử lí hóa học và vật lí cho ổn định để giảm mùi hôi. Quá trình lên men có lợi cho việc sử dụng bùn.
Ứng dụng:
Bơm BN bơm bùn từ bể lắng ban đầu để làm chất nền cho xử lí nước thải hoặc pha trộn với bùn tách nước ban đầu.
Bơm BN bơm bùn dư từ bể thứ cấp hoặc bể xử lí hiếu khí cuối cùng và làm chất nền.
Máy bơm BN, BTQ và BT bơm lượng bùn dư dày lên vào bể phân hủy
Máy bơm BT cho các hỗn hợp nước nhập vào nhau, tách nước cặn bùn với nước ban đầu và bơm vào bể phân hủy
Máy mơm BN cho vòng tuần hoàn xử lí cặn liên tục
Bơm BN bơm bùn đã xử lí vào bể chứa bùn, bơm chất làm đặc thứ cấp hoặc làm khô trực tiếp
Nhóm máy giầm M để nghiền chất rắn và các chất xơ trong bùn
Hình 11. Các bơm loại N 300-36T
Chất vận chuyển: Bùn xử lí với hàm lượng rắn 5% ds
Khả năng vận chuyển: 173 m3/h, áp suất 25 bar, nhiệt độ 5-20oC.
Hình 12. Bơm loại BN 75-6LT và M 110U
Chất vận chuyển: bùn hoạt tính dư thừa
Khả năng vận chuyển: 15-65 m3/h, áp suất 2.5 bar, nhiệt độ 20oC
Hình 13. Bơm loại BT 35-24
Chất vận chuyển: bùn làm chất kết bông ( bùn hoạt tính)
Khả năng vận chuyển: 3-15 m3/h, áp suất 15 bar, nhiệt độ 20oC
Hình 14. Sơ đồ tại khu vực xử lí bùn thải ( khu vực 1)
Bơm bùn cần tách nước đi xử lí ( khu vực 2):
Sau quá trình xử lí, trọng lượng bùn giảm do hàm lượng nước được tách ra. Máy li tâm, máy nén, buồng và màng lọc áp lực, lọc chân không hay lọc khuấy tròn và nhiều máy tách nước khác làm cho bùn được tách nước tới còn khoảng 20-45% hàm lượng chất rắn.
Điều này có thể dẫn đến việc chuyển nhượng hoặc chương trình tận dụng được thực hiện: Hố chôn lấp, phục vụ cho nông nghiệp hoặc đốt.
Ứng dụng:
Loại bơm BN bơm bùn chứa nước cần xử lí vào thiết bị
Nhóm máy giầm ngăn chặn quá trình hình thành vật liệu dạng sợi trong bùn xử lí và làm cho chúng cùng kích thước
Các bơm loại BTHE và BTE bơm bùn tách nước từ máy nén, lọc li tâm và lọc chân không tới bồn chứa trung bình
Điều khiển hệ thống FPPU của nhóm sản phẩm CO theo tiêu chuẩn và quan trắc máy bơm trước khi cho vào máy lọc áp lực
Hình 15. Loại máy bơm THE 70-48
Chất vận chuyển: Bùn tách nước/ bùn làm chất kết bông từ máy li tâm với hàm lượng chất rắn 7-28% ds
Khả năng vận chuyển: 3-31 m3/h, áp suất 36 bar, nhiệt độ 20oC
Hình 16. Sơ đồ khu vực tách nước bùn ( khu vực 2)
Hình 17. Máy nén
Chất tải tối ưu của máy nén có thể đạt được nhờ máy bơm
Bơm bùn tách nước để xử lí ( khu vực 3):
Thêm chất phụ gia vào có thể làm thay đổi đặc tính hóa, lí của bùn thải. Sự đòi hỏi phụ thuộc vào khu vực tiếp nhận bùn thải. Do đó hệ thống xử lí cần thích ứng với khu vực tiếp nhận qua nhiều loại phương pháp khác nhau. Xử lí bùn tách nước trong hệ thống rỉ nước thì khả năng hiệu quả cao hơn bởi vì chất đặc tự nhiên cả về chất rắn khô và sự chịu đựng biến dạng của chúng.
Để dùng trong nông nghiệp, bùn thường được xử lí bởi vôi sống, bởi vì sự tỏa nhiệt của vôi sống trong nước làm cho độ ẩm giảm và tăng kích thước bùn. Sự giàu chất dinh dưỡng của bùn với chất phụ gia là vôi sống làm cho bùn có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp.
Ứng dụng:
Bơm BTI bơm bơm bùn tách nước từ máy li tâm và máy nén tới bồn chứa cỡ trung bình, trộn vôi sống vào bơm và tận dụng nó cho nông nghiệp.
Điều khiển hệ thống SLCO để điều chỉnh và quan trắc bơm cho xử lí bùn tách nước.
Hình 18. Máy bơm BTI 10-12
Chất vận chuyển: Bùn tách nước với vôi sống và hàm lượng chất rắn tới 36% ds
Khả năng vận chuyển: 1-4 m3/h, áp suất 12 bar, nhiệt độ 20oC
Hình 19. Sơ đồ khu vực xử lí bùn tách nước ( khu vực 3)
Bơm bùn khô đến hệ thống phân hủy bằng cách đốt( khu vực 4):
Bùn nước thải lí tưởng nên được đốt mà không cần sử dụng nhiên liệu /chất phụ gia thay thế để thúc đẩy hoạt động có tính kinh tế và độc lập. Để đảm bảo rằng công việc đạt hiệu quả cao, lượng thêm vào đòi hỏi cần tăng nhiệt độ cho bùn khô. Việc giảm lượng nước nhờ tách nước cơ khí và làm khô thì cần thiết cho việc đốt. Sự hiệu quả của tách nước cơ khí phụ thuộc vào việc lựa chọn máy bơm để điều khiển phản ứng, đặc tính của bùn.
Sau khi nước được rút và giảm hàm lượng thông qua quá trình sấy khô, bùn tách nước được nén thành viên sau đó được đốt sinh ra năng lượng hoặc dùng làm phân bón.
Ứng dụng:
Các loại bơm BTHE, BTE, BTI bơm bùn đã tách nước theo thứ tự bùn vào từ máy tách nước bùn vào bể lưu trữ bùn loại trung bình.
Các loại bơm BTES và BTEI bơm bùn tách nước từ tháp ủ và bể lưu trữ bùn trung bình tới lò sấy khô và đốt cháy.
Hình 20. Máy bơm BTES 17-24
Chất vận chuyển: bùn tách nước với hàm lượng ds lên tới 38%
Khả năng vận chuyển: 2.5 m3/h, áp suất lớn nhất 24 bar, nhiệt độ lớn nhất 50oC
Hình 21. Bơm BTEI 17-24
Chất vận chuyển: bùn công nghiệp đã tách nước
Khả năng vận chuyển: 4 m3/h, áp suất 17 bar, nhiệt độ 5-40oC
Hình 22. Sơ đồ khu vực phân hủy bùn khô( khu vực 4)
Bơm hóa chất vào( khu vực 5):
Các chất thêm vào có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ khác nhau trong quá trình xử lí được sử dụng phổ biến trong nhà máy xử lí nước thải để thúc đẩy quá trình xử lí cơ học và sinh học. Khu vực sử dụng đòi hỏi phải cung cấp lượng hóa chất chính xác và bơm phải có khả năng xử lí với các loại hóa chất khó – loại máy bơm thích hợp nhất là máy bơm rỉ giọt.
Các hóa chất hữu cơ thêm vào như poly anion, cation, polyme nhân tạo, chất trùng hợp tạo bông dựa trên chất rắn acrylamide, được thêm vào bùn thải để hổ trợ cho quá trình tách chất. Các hóa chất vô cơ thêm vào như ion muối Al, Ca ( chất kết tủa/ kết bông), được dùng cho việc kết tủa photphat và điều chỉnh bùn thải trước khi vào quá trình tách nước cơ khí. Vôi thừa được sử dụng để trung hòa và cải thiện bùn tách nước trước khi vào máy nén, máy lọc áp lực và máy li tâm.
Ứng dụng:
Bơm BN vận chuyển polime
Bơm MD/MDF bơm và đo lượng chất kết bông từ nguồn tổng cộng hoặc polime cơ sở để pha loãng
Bơm BN bơm polime đã pha loãng vào bể phản ứng 24h hoặc đo lượng polime cho quá trình xử lí bùn thải khác
Bơm BN/MD bơm muối kim loại vào quá trình tách hoặc xử lí bùn tách nước
Bơm BN đo lượng vôi thừa
Hình 23. Máy bơm MD 012-24
Chất vận chuyển: polime hòa tan
Khả năng vận chuyển: 30-150 l/h, áp suất lớn nhất 24 bar, nhiệt độ 20oC
Hình 24. Sơ đồ khu vực thêm hóa chất ( khu vực 5)
Như vậy tại mỗi khu vực trong hệ thống xử lí nước thải đều cần phải có máy bơm hổ trợ, tùy theo đặc điểm của chất vận chuyển mà có lựa chọn loại máy bơm cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Thông thường các kĩ sư thường phối hợp các loại bơm thành một hệ thống theo hình thức nối tiếp hoặc song song để tăng hiệu suất làm việc, ít khi vận hành một bơm riêng lẻ như ở hộ gia đình.
Chương 3. MÁY BƠM TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC CẤP
Mục đích sử dụng:
Trong hệ thống xử lí nước cấp, các máy bơm được bố trí trong các trạm bơm nhằm mục đích:
Vận chuyển nước từ nguồn nước như nước sông, hồ tự nhiên hoặc nhân tạo, giếng, suối hay ao đầm lầy đến nhà máy xử lí hoặc hồ chứa.
Vận chuyển nước từ nhà máy xử lí nước tới hệ thống phân phối nước hay người tiêu dùng.
Tuần hoàn nước trong hệ thống phân phối nước.
Tăng áp lực, duy trì áp lực trong hệ thống phân phối nước ( đảm bảo cấp nước tới cuối đường ống hay tới bể chứa nước ở vị trí cao).
Tuần hoàn hóa chất( glycol) thông qua sự trao đổi nhiệt hay vòng nhiệt.
Bơm hóa chất: Thêm hóa chất hòa tan với liều lượng mong muốn cho quá trình xử lí
Lấy mẫu nước: Bơm nước từ điểm lấy mẫu tới phòng thí nghiệm
Bơm bùn thải: Bơm bùn từ thiết bị lắng cặn tới hệ thống xử lí bùn hoặc thải bỏ.
Các loại máy bơm dùng trong xử lí nước cấp:
Bơm li tâm: Bơm cánh xoắn ( áp lực dòng chảy thấp) và bơm tuabin ( áp lực dòng chảy cao): để bơm nước cấp với lưu lượng lớn và áp suất thấp.
Bơm piston: với đặc điểm lượng chất lỏng bơm có độ chính xác cao và được chứa trong một dung tích xác định của xilanh, có van điều chỉnh lưu lượng khi cần thiết nên thích hợp cho quá trình bơm hóa chất vào hệ thống xử lí nước cấp( khâu khử trùng).
Bơm trục quay
Bơm giếng khoang: thường dùng trong bơm nước cấp từ giếng sâu
Hình 25. Máy bơm nước có áp lực cao
Chương 4. GIỚI THIỆU VỀ MÁY BƠM LI TÂM
Giới thiệu chung:
Bơm li tâm là loại bơm phổ biến nhất được ứng dụng