Đặt vấn đề:Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng thểhiện rõ ởtrên thếgiới và
Việt Nam và gây ra nhiều tác động xấu đến con người và môi trường. Những tác động của hiện
tượng nóng ấm toàn cầu, mởrộng những vùng có nhiệt độtrung bình trên 16
0
C là yếu tốkhiến vùng
phân bốcủa muỗi truyền bệnh SXH ngày càng mởrộng.
Mục tiêu nghiên cứu: Tình hình vềvéc tơgây bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue và mối
liên quan giữa sựgia tăng sốlượng véc tơvới với hiện tượng biến đổi khí hậu tại bốn xã ven biển
tỉnh Bến Tre.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang sốmuỗi cái Aedes aegyptitrưởng thành, mật độ
loăng quăng ở4 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Bến Tre vào 2 mùa.
Kết quảnghiên cứu: Trong mùa nắng, chỉsốDI (Sốmuỗi cái Aedes aegypti trung bình trong 1
gia đình khảo sát) của 4 xã thuộc 2 huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú là 2,65. ChỉsốHI (Tỷlệnhà
có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành) là 83,5%. ChỉsốBI (Vềsốnhà có phát hiện LQ Aedes
aegypti) 48,25%. ChỉsốCI (Sốdụng cụchứa nước có LQ Aedes aegypti) là23,78%. Đợt khảo sát
vào mùa mưa các chỉsốnày có phần tăng lên đáng kểDI (3,24), HI (85%),BI (58,25%) và CI
(15,85%).
Kết luận: Có sựchênh lệch về2 chỉsốDI và HI của 4 xã ven biển thuộc tỉnh Bến Tre trong mùa
mưa và mùa nắng.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa vector sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu tại 4 xã ven biển tỉnh Bến Tre-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỐI LIÊN QUAN GIỮA VECTOR SỐT XUẤT HUYẾT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI 4 XÃ
VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE-2011
Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp, Lê Việt Anh* và Cs
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng thể hiện rõ ở trên thế giới và
Việt Nam và gây ra nhiều tác động xấu đến con người và môi trường. Những tác động của hiện
tượng nóng ấm toàn cầu, mở rộng những vùng có nhiệt độ trung bình trên 160C là yếu tố khiến vùng
phân bố của muỗi truyền bệnh SXH ngày càng mở rộng.
Mục tiêu nghiên cứu: Tình hình về véc tơ gây bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue và mối
liên quan giữa sự gia tăng số lượng véc tơ với với hiện tượng biến đổi khí hậu tại bốn xã ven biển
tỉnh Bến Tre.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang số muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành, mật độ
loăng quăng ở 4 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Bến Tre vào 2 mùa.
Kết quả nghiên cứu: Trong mùa nắng, chỉ số DI (Số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong 1
gia đình khảo sát) của 4 xã thuộc 2 huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú là 2,65. Chỉ số HI (Tỷ lệ nhà
có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành) là 83,5%. Chỉ số BI (Về số nhà có phát hiện LQ Aedes
aegypti) 48,25%. Chỉ số CI (Số dụng cụ chứa nước có LQ Aedes aegypti) là 23,78%. Đợt khảo sát
vào mùa mưa các chỉ số này có phần tăng lên đáng kể DI (3,24), HI (85%), BI (58,25%) và CI
(15,85%).
Kết luận: Có sự chênh lệch về 2 chỉ số DI và HI của 4 xã ven biển thuộc tỉnh Bến Tre trong mùa
mưa và mùa nắng.
Từ khóa: Sốt xuất huyết, véc tơ, chỉ số mật độ, dụng cụ chứa nước.
ABSTRACT
THE RELATIONSHIP BETWEEN DENGUE VECTOR AND CLIMATE CHANGE AT 4
COASTAL COMMUNES IN BEN TRE PROVINCE - 2011
Dang Ngoc Chanh*, Le Ngoc Diep, Le Viet Anh et al
Background: Nowadays, the climate change is becoming more and more obviously in all over the
world including Vietnam. This causes bad effects for human beings and the environment. Global
warming increases the areas with the average temperatures above 16ºC which makes the quickly
growth of dengue mosquitoes.
Objectives: The situation of dengue fever vector/ dengue hemorrhagic fever and association
between the increase in the number of vectors with the phenomenon of climate change in four
coastal communes of Ben Tre province.
Methods: Cross-sectional survey to get the amount of adult mosquitoes, mosquitoes larva density
in 4 communes under 2 districts of Ben Tre in two seasons.
Results: During the dry season, the index DI (The average female mosquitoes Aedes aegypti in a
household surveyed) in the dry season of 4 communes in 2 districts of Ba Tri and Thanh Phu district
is 2.65 mosquitoes per house. HI index (the rate of the mosquito Aedes aegypti adult) is 83.5%. BI
Index (The home having Aedes aegypti LQ) is 48.25%. Total investigation DCCN 2810, CI index
(number of water containers with Aedes aegypti LQ) is 23.78%. In the rainy season, these index
increase significantly, for example, the DI (3.24), HI (85%), BI ( 58.25%) và CI (15.85%).
* Khoa Sức Khỏe Môi Trường, Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng TP Hồ Chí Minh
Tác giả chính: Ths Đặng Ngọc Chánh ĐT: 0903704532 Email.dangngocchanh@ihph.org.vn
* Liên hệ: CN Lê Việt Anh ĐT: 0987123847 Email: vietanhkct@gmail.com
1
Conclusion: There is disparity index DI and HI 2 of 4 communes coastal province of Ben Tre
during the rainy season and dry season.
Keywords: Dengue, vector, the index density, warter container.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng thể hiện rõ ở trên thế giới và Việt Nam,
gây ra nhiều tác động xấu đến con người và môi trường(9). Những tác động của hiện tượng nóng ấm
toàn cầu, mở rộng những vùng có nhiệt độ trung bình trên 16oC là yếu tố khiến vùng phân bố của muỗi
truyền bệnh SXH ngày càng mở rộng(4).
Sốt dengue/Sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virus dengue cấp tính do muỗi
truyền. SD/SXHD đang trở thành dịch tại hơn 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải,
Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương(6). Trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất. Có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ(7). Đại dịch SD/SXHD bắt
đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số ca mắc hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp, 500.000
trường hợp SD/SXHD cần nhập viện trong đó có 90% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình
do SD/SXHD là 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi năm (5).
Tại Việt Nam, có số mắc và chết do SD/SXHD gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây, bệnh đã và
đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng. Năm 1998 số mắc và tử vong do bệnh rất cao với 234.920
trường hợp mắc, 337 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh/thành phố. Trước tình hình đó, Thủ tướng
Chính Phủ đã có quyết định số 196/1998/QĐ - TTg đưa dự án phòng chống SD/SXHD trở thành một
mục tiêu trong Chương trình mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy
hiểm(1). Tại tỉnh Bến Tre, theo khuyến cáo của Viện Pasteur TP.HCM thì hiện dịch sốt xuất huyết
(SXH) đang gia tăng mạnh tại 5 xã của huyện Ba Tri. Xã có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Tân Thủy với
tỷ lệ mắc 705 ca/100.000 dân; tỷ lệ mắc thấp nhất cũng ở mức cao 137/100.000 dân. Đặc biệt đã có 2
trường hợp tử vong do SXH của huyện chỉ trong tháng 6/2010. Ngoài ra, qua khảo sát của Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh, có đến 90% nhà dân có muỗi truyền bệnh và hơn 80% hộ dân sử dụng các vật chứa
nước có lăng quăng(3).
Tình hình diễn biến của dịch ngày càng lan rộng và phức tạp. Hơn nữa, SD/SXHD không chỉ
ảnh hưởng lên sức khỏe cá nhân mà còn là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm, có ảnh hưởng tới kinh
tế và xã hội(6). Hiện tại trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, do đó biện pháp ngăn ngừa hiệu quả duy nhất chính là kiểm soát véc tơ truyền bệnh trong đó có 2
loài muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus là véc tơ chính(8). Trước tình hình trên, Viện vệ sinh Y tế
công cộng TP Hồ Chí Minh tiến hành điều tra véc tơ SD/SXHD tại hai xã Thạnh Phú, Ba Tri, nhằm
cung cấp thêm các số liệu về tình hình ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Bến Tre nói riêng và Việt
Nam nói chung.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Tình hình về véc tơ gây bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa sự gia
tăng số lượng véc tơ với với hiện tượng biến đổi khí hậu tại bốn xã ven biển tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
1) Tình hình véc tơ gây bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại 4 xã của 2 huyện Ba Tri và
Thạnh Phú.
2) Tìm hiểu mối liên quan giữa sư gia tăng vectơ SD/SXHD với sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa
do biến đổi khí hậu.
2
PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi điều tra cắt ngang mật độ muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành và
xác định số dụng cụ chứa nước có chứa loăng quăng ở 4 xã thuộc 2 huyện Ba Tri và Thạnh Phú 2
lần/năm. Mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình (phân bổ ngẫu nhiên) trong từng xã, 1lần thực hiện vào
mùa mưa, 1 lần thực hiện vào mùa khô năm 2011(2).
Địa điểm nghiên cứu
Các xã nghiên cứu là các xã ven biển có tại nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát
triển của Aedes aegypti tại tỉnh Bến Tre là:
• Huyện Thạnh Phú : xã Thạnh Hải, xã Thạnh Phong.
• Huyện Ba Tri: xã Bảo Thuận, An Thủy.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình véctơ SXH/SD
Trong tổng số 2815 mẫu muỗi thu được trong đợt điều tra mùa nắng, loại muỗi chiếm chủ yếu
là muỗi Anopheles sp (39,74%), muỗi Ae.aegygti chiếm thứ 2 (37,28%). Muỗi Culex chiếm thứ 3
(8,87%) và thấp nhất là muỗi Ae.albopictus (3,64%). Còn lại 10,47% số muỗi bắt được là các loài
muỗi khác.
Biểu đồ 1: Phân loại muỗi vào mùa nắng
Tổng số lượng muỗi thu được tại 4 xã trong đợt điều tra mùa mưa là 3149 con. Trong đó, tỷ lệ
muỗi Ae.aegypti vào mùa này tăng khá cao (41,1%), tỷ lệ muỗi Anopheles sp cao thứ 2 (39,8 %),
Muỗi Ae.albopictus chỉ chiếm khoảng 2,8%, còn lại 8,2% là muỗi Culex và 8,1% là các loại muỗi
khác.
3
Biểu đồ 2: Phân loại muỗi vào mùa mưa
Mùa nắng:
Bảng 1: Các chỉ số về mật độ muỗi cái trưởng thành Ae.aegypti vào mùa nắng.
Chỉ số Thạnh Hải Thạnh Phong Bảo Thuận An Thủy
DI 2,12 1,76 3,8 2,92
HI (%) 82 80 88 84
Kết quả tính chỉ số DI (số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong 1 gia đình khảo sát) tại 100
hộ của mỗi xã cho thấy chỉ số DI của 2 xã Thạnh Phong là thấp nhất (1,76). Chỉ số DI của 2 xã của
huyện Ba Tri có phần cao hơn: Bảo Thuận (3,8) và An Thủy (2,92).
Chỉ số HI (tỷ lệ nhà có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành) giữa 2 xã của huyện Thạnh Phú là
Thạnh Hải 82%, Thạnh Phong 80% thấp hơn so với 2 xã của huyện Ba Tri là Bảo Thuận 88%, An
Thủy 84%. Điều này cho thấy véc tơ của muỗi Aedes aegypti tại 2 xã thuộc huyện Ba Tri phổ biến hơn
2 xã thuộc huyện Thạnh Phú.
Bảng 2: Các chỉ số về mật độ bọ gậy (loăng quăng) Ae.aegypti vào mùa nắng.
Chỉ số Thạnh Hải Thạnh Phong Bảo Thuận An Thủy
BI (%) 64 60 51 72
CI (%) 31,7 21,1 19,1 23,2
Chỉ số BI (về số nhà có phát hiện LQ Aedes aegypti) ở xã Thạnh Phong trong 100 nhà khảo sát
có 60% là phát hiện thấy loăng quăng, ở Thạnh Hải là 64%, An Thủy là cao nhất với 72% số nhà được
khảo sát phát hiện loăng quăng và Bảo Thuận thấp nhất là với 51%.
Trong tổng số 679 dụng cụ chứa nước (DCCN) điều tra ở xã Thạnh Hải thì số dụng cụ phát
hiện thấy loăng quăng là 31,7%; tổng số DCCN điều tra của xã Thạnh Phong là 707 dụng cụ trong đó
có 21,1% số dụng cụ là có phát hiện thấy loăng quăng; tổng số DCCN điều tra của xã Bảo Thuận là
684 dụng cụ trong đó 19,1% số dụng cụ là phát hiện thấy có loăng quăng; tổng DCCN điều tra của xã
An Thủy là 740 dụng cụ trong đó 23,2% số dụng cụ là phát hiện thấy loăng quăng.
Tỷ lệ các hộ gia đình còn để các vật dụng chứa nước đọng quanh nhà ở các xã đều còn khá
thấp, chỉ có xã Thạnh Hải là còn ở mức 34% gia đình có vật dụng đọng nước quanh nhà. Các hộ gia
đình hầu như đều có sử dụng các biện pháp diệt muỗi đơn gỉan (vợt muỗi, nhang muỗi, thuốc xịt…).
Tỷ lệ này khá cao ở hai xã Bảo Thuận (78%) và An Thủy (76%). Đối với công tác tẩm mùng thì số hộ
4
gia đình được tẩm mùng trong 400 hộ khảo sát cũng khá cao và đều trên 50%. Đặc biệt ở xã Bảo
Thuận của huyện Ba Tri, trong 100 hộ được hỏi thì số hộ được tẩm mùng đạt tới 65%.
Mùa mưa
Bảng 3: Các chỉ số về mật độ muỗi cái trưởng thành Ae.aegypti vào mùa mưa.
Chỉ số Thạnh Hải Thạnh Phong Bảo Thuận An Thủy
DI 3,03 3,19 3,53 3.2
HI (%) 84 83 87 86
Kết quả tính chỉ số DI tại 100 hộ của mỗi xã vào mùa mưa tại 4 xã Thạnh Hải, Thạnh Phong,
Bảo Thuận và An Thủy được thể hiện trong bảng 3. Chỉ số DI ở Bảo Thuận cao hơn hẳn các xã còn lại,
cho thấy tần suất xuất hiện của muỗi cái Aedes aegypti trong 1 hộ gia đình ở Bảo Thuận là khá cao.
Chỉ số HI giữa 2 xã của huyện Thạnh Phú là Thạnh Hải (84%), Thạnh Phong (83%) thấp hơn 2
xã của huyện Ba Tri là Bảo Thuận (87%), An Thủy (86%). Sự chênh lệch về chỉ số này vẫn cho thấy
huyện Ba Tri có độ phổ biến véc tơ SXH cao hơn hẳn huyện Thạnh Phú.
Bảng 4: Các chỉ số về mật độ bọ gậy (loăng quăng) Ae.aegypti vào mùa mưa.
Chỉ số Thạnh Hải Thạnh Phong Bảo Thuận An Thủy
BI (%) 68 74 38 53
CI (%) 17,2 24,4 9,2 12,6
Chỉ số BI trong 100 nhà khảo sát vào mùa mưa ở xã Thạnh Hải thì có 68% là phát hiện thấy
loăng quăng, ở Thạnh Phong là 74% , Bảo Thuận là thấp nhất với 38% và cuối cùng là An Thủy là
53%.
Tổng số DCCN điều tra ở xã Thạnh Hải là 973 dụng cụ thì số dụng cụ phát hiện thấy loăng
quăng là 17,2 %; tổng số DCCN điều tra của xã Thạnh Phong là 909 dụng cụ trong đó có 24,4% số
dụng cụ là có phát hiện thấy loăng quăng; tổng số DCCN điều tra của xã Bảo Thuận là 827 dụng cụ
trong đó 9,2% số dụng cụ là phát hiện thấy có loăng quăng; tổng DCCN điều tra của xã An Thủy là
811 dụng cụ trong đó 12,6% số dụng cụ là phát hiện thấy loăng quăng.
Tỷ lệ các hộ gia đình có vật dụng đọng nước quanh nhà ở các xã cao hơn mùa nắng: xã Thạnh
Hải (38%); Thạnh Phong (58%); Bảo Thuận (43%); An Thủy (47%). Tỷ lệ này khá cao ở hai xã Bảo
Thuận (67%) và An Thủy (68%). Đối với công tác tẩm mùng và đặc biệt ở xã Bảo Thuận, An Thủy
của huyện Ba Tri, trong 100 hộ được hỏi thì số hộ được tẩm mùng đạt tới 88% và 81%.
Mối liên quan giữa sự gia tăng véc tơ SXH/SD và hiện tượng biến đổi khí hậu
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát sự thay đổi của cá yếu tố nhiệt độ và lượng mưa theo từng
tháng trong 5 năm. Kết quả cho thấy trong những tháng mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau), nhiệt độ trung bình trong 5 năm dao động từ 24,5 0C đến 29,2 0C. Vào tháng 4 hằng năm,
nhiệt độ trung bình vào cuối mùa khô đều cao hơn 28 0C, năm 2010 mức nhiệt trung bình 29,2 0C cao
hơn nhiệt độ 5 năm trước (năm 2005) là 0,4 0C. Tiếp tục khảo sát hệ số tương quan giữa sự thay đổi
nhiệt độ này và sự gia tăng số lượng vectơ vào mùa mưa z= 0,67.
Đối với lượng mưa thì trong mùa khô hằng năm tại huyện Thạnh Phú, lượng mưa trung bình tối
đa chỉ có 73,5 mm. Đặc biệt, vào tháng 2 và tháng 3 hầu như không có mưa. Vào mùa mưa, lượng mưa
đo được thấp nhất trong 5 năm từ 2006 đến 2010 là 8,5 mm (vào thời điểm tháng 11 năm 2009) và cao
nhất là 412,1 mm (vào thời điểm tháng 10 năm 2008). Hệ số tương quan giữa sự thay đổi của lượng
mưa và sự gia tăng số lượng véctơ là z= 0,89.
5
Theo mô hình của Dana Focks, sự biến đổi về lượng mưa và nhiệt độ theo mùa được cho là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của véctơ SD/SXHD. Theo kết quả của nhóm
nghiên cứu thì có sự chênh lệch về 2 chỉ số DI và HI của các xã thuộc huyện Ba Tri và huyện Thạnh
Phú trong mùa mưa và mùa nắng. Vào mùa mưa, thì các chỉ về mật độ muỗi cái Aedes aegypti có xu
hướng tăng cao hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ bằng chứng thống kê để chứng minh giả thuyến này do
các hê số tương quan đều lớn 0,05.
KẾT LUẬN
Từ thế kỷ trước, tác động của hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã trở
thành một nguy cơ sinh thái nghiêm trọng có ảnh hưởng tới đời sống của loài người và các mối tương
tác với các loài khác. Hiện tượng này còn được coi như là một động lực chính chi phối mối tương tác
giữa ‘tác nhân gây bệnh - vật lây truyền/môi trường – sinh vật chủ’ của hầu hết các bệnh do nhiễm
khuẩn bao gồm cả sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD. Và hai yếu tố được cho có nhiều ảnh
hưởng nhiều nhất đến hiện tượng này là sự biến đổi về lượng mưa và nhiệt độ theo mùa.Tuy nhiên, tại
Việt Nam những nghiên cứu gần đây phân tích thống kê cho thấy không có mối tương quan đáng kể
giữa số ca SD/SXHD hàng năm với tổng lượng mưa trong giai đoạn 1996-2007. Nhưng trải qua các
năm, số ca SD/SXHD luôn tăng vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10). Đối với nghiên cứu của nhóm
tác giả cũng phát hiện ra có sự chênh lệch về 2 chỉ số DI và HI của các xã thuộc huyện Ba Tri và
huyện Thạnh Phú trong mùa mưa và mùa nắng. Vào mùa mưa, thì các chỉ về mật độ muỗi cái Aedes
aegypti có xu hướng tăng cao hơn. Tuy nhiên với hệ số tương quan là z=0,67 và z=0,89 thì vẫn chưa
đủ bằng chứng để khẳng định mối liên quan để khẳng định mối liên quan giữa sự gia tăng véc tơ
SD/SXH với hiện tượng biến đổi khí hậu.
KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu dưới đây là một số khuyến nghị cho chương trình
phòng chống SD/SXHD cũng như ứng phó với BĐKH tại tỉnh Bến Tre:
• Khi có hiện tượng thay đổi về nhiệt độ bất thường hoặc mưa kéo dài thì cần chủ động phòng
tránh khả năng gia tăng dịch bệnh SD/SXHD.
• Cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch: Việc cung cấp nước sạch không đầy đủ sẽ làm tăng tình
trạng trữ nước mà chính các loại DCCN là nơi sinh sản cho muỗi.
• Cần huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào chương trình ưng phó BĐKH cung như
phòng chống SD/SXHD.
• Nâng cao kiến thức của công tác viên, cán bộ hệ thống y tế và cán bộ chính quyền về BĐKH và
các ảnh hưởng của BĐKH.
• Cần có sự phân tích đầy đủ thông tin để xác định ổ bọ gậy nguồn để từ đó có can thiệp hiệu quả
vào chính ổ nguồn đó.
• Triển khai và mở rộng mô hình PC SD/SXHD dựa vào cộng đồng có sử dụng Mesocyclops và
duy trì tính bền vững của chương trình.
• Công tác ứng phó BĐKH và PC SD/SXHD cần có sự phối hợp liên ngành giữa các ban ngành
ở tất cả các lĩnh vực có liên quan trong tỉnh, huyện và xã.
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2006), Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue, Nhà
xuất bản Y học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Viên Paster TPHCM (2009), Tài liệu hướng dẫn tập huấn điều tra công trùng.
3. Sở y tế tỉnh Bến Tre (2009, 2010,2011), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt xuất huyết.
4. Gubler, D. (1997), Dengue and dengue hemorrhagic fever; its history and resurgence as a
global public health problem, IN Kuno, D. G. G. (Ed.) Dengue and Dengue Hemorrhagic
Fever, CAB International, New York.
5. GUBLER, D. J. (1998), "Dengue and Dengue Hemorrhagic Fever", Clinical Microbiology
Reviews, 11(3), pp. 480-496.
6. Ooi, E., Goh, K. & Gubler, D. (2006), "Dengue prevention and 35 years of vector control in
Singapore", Emerging Infectious Diseases, 12(6), pp. 887-893.
7. WHO (2008), Asia- Pacific Dengue program managers meeting, World Health Organization.
8. WHO (1997), Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment, prevention, and control,
Geneva.
9. WHO (1995), Guideline for dengue surveillance and mosquito control, World Health
Organiztion.
7