Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực
hiện các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần cho khách du lịch. Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động
trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu
cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
79 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 16614 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Những vấn đề cơ bản về công ty lữ hành
1.Định nghĩa công ty lữ hành
Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực
hiện các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần cho khách du lịch. Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động
trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu
cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
2.Vai trò của công ty lữ hành
Vai trò chính của công ty lữ hành là liên kết các sản phẩm riêng lẻ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thành một sản phẩm hoàn
chỉnh hay từng phần và bán cho khách du lịch nhằm phục vụ các nhu cầu du lịch.
Trong vai trò này, ngoài hoạt động kinh doanh chính của mình là bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, công ty lữ hành
còn là một nhà trung gian bán và tiêu thụ các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua hệ thống kênh phân phối của
mình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch và đem lại sự thỏa mãn tối đa cho du khách. Những vai trò này của công ty lữ hành diễn
ra trong mối quan hệ cung - cầu, nối kết cung và cầu du lịch và được thể hiện bằng sơ đồ 1.
Dịch vụ lưu
trú, ăn uống
Dịch vụ vận
chuyển
Điểm du
lịch
Chính quyền
địa phương
Công ty lữ
hành
Khách du
lịch
Sơ đồ 1. Vai trò của công ty lữ hành
3. Phân loại công ty lữ hành
Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành. Mỗi một quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động
du lịch. Các tiêu thức thông thường dùng để phân loại bao gồm:
Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành.
Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành.
Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành.
Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch.
Quy định của các cơ quan quản lý du lịch.
Tại Việt Nam, các công ty lữ hành được chia làm hai loại cơ bản là doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa
theo qui định của Tổng cục Du lịch Việt Nam trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay cách phân loại chủ yếu đối với các công ty lữ hành được áp dụng tại hầu hết các nước trên thế giới được thể hiện trên sơ
đồ 2.
4. Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành
CÔNG TY LỮ HÀNH
Đại lý du lịch
Đại
lý du
lịch
bán
buôn
Đại
lý du
lịch
bán
lẻ
Điểm
bán
độc
lập
Công ty lữ hành
Công ty du lịch
Công
ty lữ
hành
tổng
hợp
Công
ty lữ
hành
nhận
khách
Công
ty lữ
hành
gửi
khách
Công
ty lữ
hành
quốc tế
Công
ty lữ
hành
nội địa
Sơ đồ 2. Phân loại các công ty lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của
công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành 3 nhóm cơ bản:
- Các dịch vụ trung gian.
- Các chương trình du lịch trọn gói.
- Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp.
a . Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cáp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động
bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện vận chuyển khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô...
Môi giới cho thuê xe ô tô.
Môi giới và bán bảo hiểm.
Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch.
Đăng ký đặt chỗ trong các khách sạn...
Các dịch vụ môi giới trung gian khác.
b. Các chương trình du lịch trọn gói.
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của
các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức phân loại các
chương trình du lịch. Ví dụ chương trình du lịch quốc tế và nội địa, chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, Chương trình du lịch văn
hóa, chương trình du lịch giải trí...
Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở
một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
c. Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp
Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp
ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch. Các
dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí.
Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy, đường bộ...
Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.
II. Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
1. Mối liên kết ngang
Mối liên kết ngang trong hoạt động kinh doanh lữ hành thể hiện trong các mối quan hệ giữa các công ty lữ hành trong và ngoài nước
có thể là đối tác của nhau Nhìn chung, với đặc điểm đa dạng, tổng hợp của sản phẩm lữ hành là một trong các nguyên nhân tạo ra những
mối quan hệ của các nhà kinh doanh này, gọi chung là sự liên kết ngang trong kinh doanh lữ hành. Chính vì thế mà sự cạnh tranh giữa
các công ty lữ hành cũng rất lớn. Môi trường hợp tác và cạnh tranh này làm cho du lịch ngày càng phát triển, mang lại những lợi ích kinh
tế và xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
2. Mối liên kết dọc
Đời sống con người càng được nâng cao, nhu cầu xã hội sẽ càng tăng về cả chất và lượng. Điều này đòi hỏi công ty lữ hành phải mở
rộng quy mô hoạt động sang các lĩnh vực khác có liên quan đến du lịch để phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu của khách du lịch như
ngân hàng, bưu chính viễn thông, đặc biệt là các hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển và một số dịch vụ bổ sung khác.
Mối quan hệ giữa công ty lữ hành và các hãng hàng không giúp công ty chủ động và linh hoạt trong việc đặt vé máy bay, sắp xếp
các chương trình du lịch quốc tế và một số chương trình du lịch nội địa.
Để tạo ra một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh, công ty lữ hành không thể không quan tâm đến mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh
lưu trú, vận chuyển, các cơ quan quản lý du lịch địa phương, vùng và quốc gia trên đất nước mình và các nước trên thế giới. Tất cả các
mối quan hệ này tác động đến thành công của công tác thực hiện một chương trình du lịch của công ty và chất lượng sản phẩm.
Trong một công ty du lịch, giữa các bộ phận lữ hành và các bộ phận kinh doanh dịch vụ khác phải có mối liên kết chặt chẽ và thống
nhất với nhau nhưng tương đối độc lập, có thể coi nhau như những đối tác thân thiết. Mối quan hệ này có vai trò quan trọng trong việc
nối kết các bộ phận trong cùng công ty với nhau, cùng nhau thực hiện những chính sách, mục tiêu chung của công ty, nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường cũng như hạn chế bớt những sai sót có thể xảy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty
mình.
III. Quy trình khai thác và tổ chức phục vụ khách du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành
1. Khái niệm
a. Quy trình kinh doanh trong hoạt động lữ hành
Cũng như mọi loại hình kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh lữ hành tại một doanh nghiệp lữ hành diễn ra theo một quy trình cụ
thể, chặt chẽ. Quy trình kinh doanh du lịch lữ hành bao gồm sáu giai đoạn nối tiếp nhau, thực hiện những công việc với mục đích cuối
cùng là đáp ứng nhu cầu du lịch và tìm kiếm lợi nhuận. Các giai đoạn này là:
Các hoạt động này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Thiết kế,
xây dựng
các chương
trình du lịch.
Hoạt động
khai thác
khách du
lịch.
Bán chương
trình du lịch
và ký kết
hợp đồng.
Tổ chức
thực hiện
chương trình
du lịch.
Thanh quyết
toán hợp
đồng và rút
kinh nghiệm
Nghiên cứu
thị trường
Mỗi giai đoạn trong quy trình kinh doanh du lịch lữ hành là một quy trình nhỏ hơn, chi tiết hơn với nhiều hoạt động. Do khả năng
có hạn nên trong đề tài này chỉ đề cập đến hai quy trình liên quan trực tiếp đến khách du lịch và mang tính quyết định đến chất lượng sản
phẩm của công ty lữ hành, góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận cuối cùng của một công ty kinh doanh du
lịch. Đó là quy trình khai thác khách và tổ chức phục vụ khách du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
b. Quy trình khai thác khách du lịch
Quy trình khai thác khách du lịch là một chuỗi hoạt động, công việc nối tiếp nhau liên quan đến việc khai thác thị trường đối với
từng loại hình du lịch, từng chương trình du lịch cụ thể của công ty lữ hành, đưa sản phẩm lữ hành tiếp cận với khác du lịch một cách dễ
dàng, thực hiện các hoạt động xúc tiến bán để thu hút khách, mở rộng thị phần của công ty lữ hành. Những công việc chính của quy trình
này bao gồm:
Nghiên cứu thị trường và đặc điểm tiêu dùng của thị trường mục tiêu.
Sơ đồ3. Quy trình kinh doanh du lịch lữ hành
Công tác cổ động.
c. Quy trình tổ chức phục vụ khách du lịch
Nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm lữ hành chính là con người, bao gồm cả lực lượng lao động, cư dân địa phương
và khách du lịch. Đội ngũ lao động tạo ra chất lượng dịch vụ thông qua công tác tổ chức phục vụ cho khách nhưng khách du lịch là người
đánh giá chất lượng, cư dân địa phương góp phần làm tăng hoặc giảm chất lượng chương trình du lịch tại các điểm du lịch.
Vì vậy những công việc nhằm phục vụ khách du lịch tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm du lịch phải được phối hợp và liên kết
với nhau thành một hệ thống các hoạt động cụ thể nhưng liênhoàn và thống nhất. Hay nói cách khác đó chính là quy trình tổ chức phục
vụ khách du lịch.
Doanh nghiệp
lữ hành
Thỏa thuận
lại với khách
Công tác
chuẩn bị dịch
vụ
Đón tiếp
khách
2. Vai trò của các quy trình trong hoạt động kinh doanh lữ hành
Nói chung, những quy trình này có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành, giúp công ty lữ hành hoạt động có hiệu
quả, giảm thiểu cũng như khắc phục nhanh chóng các sai xót có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm lữ
hành có hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín, vị thế của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
a. Vai trò của quy trình kinh doanh trong hoạt động lữ hành
Tổ chức phục
vụ khách theo
chương trình
Xử lý các tình
huống
Các hoạt động
sau khi kết
thúc CTDL
Sơ đồ4. Quy trình tổ chức phục vụ khách
Quy trình kinh doanh du lịch lữ hành là một quy trình chung nhất, tổng quát nhất về hoạt động kinh doanh lữ hành, đóng vai trò chủ
đạo trong việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành, tiết kiệm cả về thời gian và những chi phí không cần thiết, hạn
chế các sai sót có thể có trong quá trình kinh doanh.
b. Quy trình khai thác khách du lịch gắn với bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000
Quy trình này nhằm giúp công ty lữ hành đẩy mạnh khả năng thu hút, khai thác khách đến với công ty. Tuy nhiên với sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của du lịch, hầu như nước nào cũng có du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng do nhưng lợi ích kinh tế
và xã hội mà du lịch mang lại. Bên canh đó nhu cầu du lịch không ngừng phát triển với những đòi hỏi và nhu cầu ngày càng cao như nhu
cầu giao tiếp, nhu cầu giao lưu văn hóa.
Do đó hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và lữ hành nói riêng của các doanh nghiệp không phân biệt quốc gia nào cần phải có
một quy trình kinh doanh chung, thống nhất dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. ISO – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, liên đoàn thế
giới về các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức thành viên thuộc các ủy ban kỹ thuật ISO. Những tiêu chuẩn này phải được đưa vào
từng quy trình nhỏ hơn, cụ thể hơn trong quy trình kinh doanh du lịch lữ hành. Dựa trên các tiêu chuẩn và quy trình này, mỗi công ty,
doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch và các quốc gia, các khu vực chi tiết hóa và bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
mình.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 vào quy trình khai thác khách du lịch sẽ giúp công ty đẩy mạnh khả năng thu hút và
khai thác khách du lịch, đặc biệt là đối tượng khách quốc tế.
c. Quy trình tổ chức phục vụ khách du lịch gắn với bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000
Quy trình này có một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình du lịch, chất lượng phục vụ, kiểm
soát và hạn chế sai sót trong quá trình tổ chức phục vụ cho khách du lịch. Hiện nay, công tác đánh giá, đo lường chất lượng du lịch nói
chung và chất lượng sản phẩm lữ hành nói riêng gặp nhiều khó khăn. Khách du lịch mỗi người có một suy nghĩ, đánh giá về chất lượng
riêng sau khi tiêu dùng các sản phẩm du lịch, sản phẩm lữ hành. Tuy nhiên các đánh giá về chất lượng lượng này dựa trên cơ sở những
hoạt động của công ty lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trong khâu tổ chức phục vụ cho khách du lịch.
Việc xây dựng và áp dụng quy trình tổ chức phục vụ khách du lịch cũng cần phải dựa trên các tiêu chuẩn chung của quốc tế và khu
vực, từ đó áp dụng có chọn lọc và bổ sung cho từng doanh nghiệp cụ thể. Hiện nay trên thế giới, các doanh nghiệp và nhà nước đang áp
dụng ISO 9000 - bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, nó tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất tại nhiều quốc gia,
đồng thời được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước. ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn về bảo đảm chất lượng và các
tiêu chuẩn hỗ trợ khác.
Tóm lại, một quốc gia, một công ty lữ hành hằng năm đón nhiều đói tượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến từ nhiều nước trên
thế giới cũng như tổ chức các tour du lịch outbound đi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Để khai thác và tổ chức phục vụ khách
tốt hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch, cần có một hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
3. Nội dung cơ bản của quy trình khai thác khách du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
a. Hoạt động nghiên cứu thị trường và đặc điểm tiêu dùng của thị trường mục tiêu
Sau khi thiết kế, xây dựng các chương trình du lịch, công việc đầu tiên cho công tác khai thác, thu hút khách là nghiên cứu lại thị
trường sâu hơn, tìm hiểu các đặc điểm tiêu dùng của một phân đoạn thị trường mục tiêu cụ thể trong thị trường mục tiêu chung của công
ty. Từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược khai thác khách có hiệu quả.
* Nghiên cứu thị trường
Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa và dịch vụ nói chung. Nó bao gồm toàn
bộ mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch. Về mặt tổng thể thì thị trường du lịch là tổng cầu, tổng cung về du lịch và mối quan hệ giữa chúng.
Còn ở góc là một doanh nghiệp thì thị trường du lịch là một nhóm khách hàng nào đó có nhu cầu, có mong muốn về du lịch, có khả năng
thanh toán nhưng chưa được thực hiện.
Việc nghiên cứu thị trường trong công tác khai thác khách du lịch là nhằm xác định đối tượng khách và đặc điểm tiêu dùng của họ
cho từng loại hình du lịch, từng chương trình du lịch cụ thể, từ đó xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm vào thị trường đó như thế nào.
Một số chỉ tiêu nghiên cứu thị trường tổng quát hay cụ thể như:
Số lượng, cơ cấu khách du lịch.
Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ trong du lịch.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hệ thống các công ty lữ hành, các đại lý lữ hành.
Hệ thống các điểm du lịch nổi tiếng.
Cầu và cung trong lữ hành...
* Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách du lịch
- Hành vi khách hàng cá nhân
Hai nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến hành vi khách hàng cá nhân là nhân tố cá nhân và nhân tố giao tiếp
Các nhân tố cá nhân
Là những đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân, bao gồm: nhu cầu, mong muốn và động cơ, nhận thức, học hỏi, cá tính , lối
sống, tự nhận thức
Các nhân tố giao tiếp: là nhân tố đặc trưng cho ảnh hưởng bên ngoài đến người khác gồm: Nền văn hóa, các nhóm
tham khảo , các tầng lớp xã hội , những người định hướng dư luận, tình trạng gia đình
- Hành vi khách hàng tổ chức
Hành vi mua hàng của khách hàng có tổ chức ( cơ quan, trường học, câu lạc bộ…) phức tạp hơn nhiều so với khách hàng cá
nhân vì có nhiều người liên quan đến việc ra quyết định. Do đó, các nhân tố ảnh hưởng có thể khác nhiều mặc dù quá trình mua
hàng là tương tự.
Quyết định mua hàng của tổ chức mang tính lý trí nhiều hơn là tình cảm, đối với dịch vụ lữ hành
Sự tác động, lôi cuốn đối với người đứng đầu tổ chức là rất hiệu quả
b. Hoạt động cổ động
Đây là công việc tiếp theo trong quy trình khai thác khách du lịch. Trong nội dung này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
Hoạt động giao tế công cộng
Giao tế công cộng hay còn gọi là quan hệ công chúng là thái độ từ phía công ty lữ hành được thể hiện bằng cách đặt những ưu tiên
cho đại chúng nói chung. Hoạt động này được thực hiện từ khi doanh nghiệp mới thành lập và được đẩy mạnh qua các thời ký kinh
doanh. Lợi ích đem lại từ hoạt động này là sự tốt đẹp của các mối quan hệ trong và ngoài công ty qua thời gian. Nó tác động mạnh mẽ
đến hoạt động kinh doanh của công ty và thể hiện gián tiếp thông qua kết quả kinh doanh và sự lớn mạnh của công ty.
Giao tế đối nội
Đây là mối quan hệ giữa nhân viên trong công ty và cả khách hàng của công ty. Nhân viên và khách du lịch là những sứ giả cho việc
kinh doanh của một công ty lữ hành. Quan hệ tốt với khách hàng có nghĩa là làm sao để khách hàng được tiếp đãi và phục vụ một cách
chân tình, vui vẻ, thích nghi. Nhờ đó khách hàng sẽ cảm thấy thỏa mãn, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của công ty, sẽ tiếp tục mua
sản phẩm lữ hành cho những chuyến du lịch sắp tới của mình và có thể giới thiệu cho những người khác. Như vậy giao tế đối nội tốt với
khách hàng có thể tạo ra hiệu ứng tốt cho quảng cáo truyền miệng – một phương thức quảng cáo ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả nhất.
Ngoài việc thắt chặt mối quan hệ với khách hàng cũ, công ty lữ hành phải tìm hiểu những khách hàng mới, tạo ra những mối quan
hệ mới, tìm kiếm nguồn khách cho công ty.
Đối với nhân viên, công ty phải quan hệ mật thiết, tìm hiểu nguyện vọng, đào tạo, huấn luyện họ. Nền giao tế tốt lo cả việc tuyển
chọn nhân viên có khả năng và trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, tạo môi trường làm việc trong lành và thoải mái. Ngoài ra,
các nhân viên trong công ty lữ hành phải được thông tin về những vấn đề của công ty có liên quan đến công việc và bản thân họ.
Giao tế đối ngoại
Giao tế là một cơ hội đối nội cũng như đối ngoại để tăng doanh thu. Giao tế đối ngoại là sự giao tế, tiếp xúc với bên ngoài công ty
như khách hàng, dân cư địa phương, báo chí, chính quyền và các hãng lữ hành khác, các công ty chuyên chở, các khách sạn, nhà hàng bất
kể là đối tác hay là đối thủ cạnh tranh.
Do đó công ty lữ hành càng quan hệ tốt với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và cả những ai không bao giờ trở thành
khách hàng của công ty. Trong quan hệ đối ngoại, quan hệ với báo chí, những bài viết về đơn vị mình, những bức ảnh đưa lên báo, truyền
hình rất tốt cho việc quảng cáo. Trong du lịch có tính cách hoạt động quốc tế, vì vậy việc giao tế đối ngoại còn đòi hỏi công ty lữ hành
cần gia nhập các Hiệp hội du lịch quốc tế.
Hoạt động quảng bá
Quảng bá có thể coi là một phần của giao tế. Quảng bá có nghĩa là để cho công chúng biết về những điều tốt mà cơ sở đang thực
hiện bằng cách cung cấp thông tin hay hình ảnh cho báo chí, đài phát thanh hay đài truyền hình địa phương.
Báo chí thường là nguồn tốt nhất cho việc quảng bá, các tạp chí chuyên ngành du lịch cũng vậy, tuy nhiên các bài viết đượ