Môi trường cạnh tranh và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học và hệ thống mạng văn

Những năm gần đây thị trường máy tính trở nên rất sôi động do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp luôn có xu hướng đổi mới công nghệ kéo theo nhu cầu sử dụng máy tính tại các doanh nghiệp tăng mạnh đòi hỏi phải có hệ thống tin học bao gồm các hệ thống như mạng máy tính, tổng đài, camera, máy in ... phục vụ cho nhu cầu làm việc tối thiểu của doanh nghiệp. Để hệ thống hoạt động tốt không làm gián đoạn công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống cho thật tốt. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ như hiện nay máy tính như một công cụ không thể thiếu của các doanh nghiệp khi làm việc. Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chịu sức ép của cạnh tranh. Cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới về công nghệ, quản lý.... để giảm giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm. Để làm được điều này họ cũng rất các cần hệ thống máy tính, máy in, tổng đài .... và tất yếu phải có công tác bảo trì bảo dưỡng. Đời sống nhân dân tăng cao khiến nhu cầu sử dụng máy tính cho công tác học tập và làm việc tăng theo. Đòi hỏi phải tiến hành bảo trì bảo dưỡng. Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và được sự hướng dẫn của TS – Trần Việt Lâm, em đã chọn đề tài “Môi trường cạnh tranh và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học và hệ thống mạng văn phòng tại Hà Nội” làm đề án môn học. Nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về môi trường cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh Chương II: Thực trạnh môi trường cạnh tranh ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học, hệ thống mạng văn phòng tại Hà Nội. Chương III: Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học và hệ thống mạng văn phòng

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường cạnh tranh và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học và hệ thống mạng văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây thị trường máy tính trở nên rất sôi động do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp luôn có xu hướng đổi mới công nghệ kéo theo nhu cầu sử dụng máy tính tại các doanh nghiệp tăng mạnh đòi hỏi phải có hệ thống tin học bao gồm các hệ thống như mạng máy tính, tổng đài, camera, máy in ... phục vụ cho nhu cầu làm việc tối thiểu của doanh nghiệp. Để hệ thống hoạt động tốt không làm gián đoạn công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống cho thật tốt. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ như hiện nay máy tính như một công cụ không thể thiếu của các doanh nghiệp khi làm việc. Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chịu sức ép của cạnh tranh. Cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới về công nghệ, quản lý.... để giảm giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm. Để làm được điều này họ cũng rất các cần hệ thống máy tính, máy in, tổng đài .... và tất yếu phải có công tác bảo trì bảo dưỡng. Đời sống nhân dân tăng cao khiến nhu cầu sử dụng máy tính cho công tác học tập và làm việc tăng theo. Đòi hỏi phải tiến hành bảo trì bảo dưỡng. Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và được sự hướng dẫn của TS – Trần Việt Lâm, em đã chọn đề tài “Môi trường cạnh tranh và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học và hệ thống mạng văn phòng tại Hà Nội” làm đề án môn học. Nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về môi trường cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh Chương II: Thực trạnh môi trường cạnh tranh ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học, hệ thống mạng văn phòng tại Hà Nội. Chương III: Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong ngành dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học và hệ thống mạng văn phòng Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy TS – Trần Việt Lâm và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 1. Môi trường ngành 1.1 Các đối thủ hiện tại Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra. - Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau có các ứng dụng khác nhau cho canh tranh. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung. Thông thường ngành riêng lẻ bao gồm một số lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có một doanh nghiệp nào trong số đó có vị trí thống trị ngành. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phố bởi một số ít các doanh nghiệp lớn, thậm chí chỉ một doanh nghiệp duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung là rất khó phân tích và dự đoán. - Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe doạ mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh. - Hàng rào lối ra là mối đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của nghành giảm mạnh. Hàng rào lối ra là kinh tế, là chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ doanh nghiệp trụ lại. Nếu hàng rào lối ra cao, các doanh nghiệp có thể bị khóa chặt trong một ngành sản xuất không ưa thích. Cạnh tranh tiềm ẩn Lực lượng thứ hai cần phải phân tích là phán đoán đối với doanh nghiệp là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng vào lối vào một ngành. Nội dung của nó thường bao gồm: Những ưu thế tuyệt đối về chi phí Khác biệt hóa sản phẩm Kinh tế quy mô hay còn gọi là kinh tế bậc thang Kênh phân phối Phản ứng lại của các doanh nghiệp hiện tại trong lĩnh vực kinh doanh Nhà cung ứng. Lực lượng thứ 3 trong các lực lượng cạnh tranh là khả năng mặc cả của nhà cung ứng. Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên một phương diện nào đó, sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều tới các doanh nghiệp. áp lực tương đối của nhà cung ứng thường thể hiện qua các tình huống sau: - Ngành cung ứng mà doanh nghiệp cần chỉ có một số, thậm chí chỉ một nhà cung ứng - Tình huống không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có người cung ứng nào khác; - Doanh nghiệp yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan trọng và ưu tiên hàng đầu của nhà cung ứng; - Loại đầu vào, chẳng hạn vật tư của nhà cung ứng là quan trọng nhiếu đối với doanh nghiệp - Các nhà cung cấp vật tư cũng có nhiều chiến lược liên kết dọc tức là khép kín sản xuất... Khách hàng Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua có thể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, khi người mua yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp một số cơ hội để tăng giá, kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Người mua gồm có: ngừoi tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối ( bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp. áp lực của khách hàng thường được thể hiện qua các trường hợp sau: - Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua là một số ít và có quy mô lớn. Hoàn cảnh này cho phép người mua chi phối các công ty cung cấp. - Khách hàng mua một khối lượng lớn. Trong hoàn cảnh này người mua có thể sử dụng ưu thế của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý. - Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng số đơn đặt hằng. - Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình. Chẳng hạn các doanh nghiệp dệt khép kín sản xuất để có sợi phục vụ cho dệt. - Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả ... của nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn. Sản phẩm thay thế Lực lượng cuối cùng là sự đe dọa của các sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các điểm đặc trưng riêng biệt. Sự gia tăng về các đồ uống có ga hiện nay đang là một đe dọa thực sự đối với các ngành phục vụ đồ uống truyền thống như ngành chè, cà phê. Đe dọa này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân tích, theo dõi thường xuyên những tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, trong đó liên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. 2 - Xây dựng lợi thế cạnh tranh Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường. Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, để tồn tại trong thì trường doanh nghiệp phải luôn vận động, biến đổi với vận tốc ít nhất là ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế ta thấy rõ trong thập kỷ vừa qua, thế giới kinh doanh sống trong các môi trường kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều không vượt quá 5 năm. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia đều tăng nhanh. Hầu hết các thị trường đều được quốc tế hóa. Chỉ có những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới tồn tại trong thị trường này. Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nhằm chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Chỉ như vậy doanh nghiệp mới có chỗ đứng trên thị trường. 2.1 Các loại lợi thế và thủ đoạn cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp đang sử dụng các công cụ phổ biến trong quá trình cạnh tranh sôi động hiện nay là: Thứ nhất, chất lượng của hàng hóa. Trên thương trường nếu nhiều hàng hóa có công dụng như nhau, giá cả bằng nhau thì nhiều người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng hóa nào có chất lượng cao hơn. Do đó, đây là công cụ đàu tiên và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, giá cả hàng hóa. Hai hàng hóa có cùng công dụng, chất lượng như nhau thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa nào có giá rẻ hơn. Giá cả của hàng hóa được quyết định bởi giá trị hàng hóa. Song sự vận động của giá cả còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Thứ ba, là lợi thế thông tin. Thông in là mộ công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp. Thông tin về thị trường mua bán, hông tin về tâm lý, hị hiếu khách hàng, về giá cả, đối thủ cạnh tranh ... có ý nghĩa quyết định khinh doanh của doanh nghiệp. Đủ thông tin và xử lý đúng hông tin, một mặt giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh; mặt khác, qua thông in có thể ttìm ra và tạo ra “lợi thế so sánh” của doanh nghiệp trên hị trường. Thứ tư, là phương thức phục vụ và thanh toán trong sản xuất kinh doanh. Ai nắm được công cụ này sẽ góp phần chiến hăngs trong cạnh tranh. Phương tthức phục vụ và thanh toán rước hế đựoc thể hiện ở ba giai đoạn của quá trình bán hàng, trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng. Thứ năm, chữ tín là cônng cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng hay việc thanh toán với các hình thức bán chịu, bán trả góp, bán gối đầu.... Những hành vi này sẽ hực hiện được tốt hơn khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy, chữ tín trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh, giúp cho quá trình buôn bán diễn ra nhanh chóng, tiện lợi. Mặt khác, công cụ này còn tạo ra cơ hội cho những người ít vốn có điều kiện tham gia kinh doanh, do đó mở rộng được thị phần.... 2.2 Các yếu tố tác động đến cạnh tranh 2.2.1 Bầu không khí ttrong nội bộ doanh nghiệp Yếu tố này thể hiện sự phản ứng chung của nhân viên trong doanh nghiệp với công việc. Nó cho thấy thái độ chung của mọi người rong doanh nghiệp. Nó là một cơ cấu vô hình đủ mạnh để hình thành phong cách và lề lối làm việc mà nhân viên phải tuân theo. 2.2.2 Năng suất lao động Đây là yếu tố phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cho sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tổ chức quản lý. Nếu công cụ làm việc được trang bị hiện đại, trình độ nhân viên tốt,phù hợp với công cụ làm việc và trình độ quản lý tốt thì công việc kinh doanh sẽ suôn sẻ, tạo nhiều lợi thế cạnh tranh với đối thủ, khẳng định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2.3 Chất lượng dịch vụ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng tác động trực tiếp đến người tiêu dùng nên nó quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng được phần thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn đảm bảo thu hồi vốn để tiếp tục kinh doanh. 2.2.4 Kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp phải có kinh nghiệm, chiến thuậ thủ pháp để thận dụng những cơ hội có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được những thông tin trong môi trường kinh doanh từ đó tìm ra những cơ hội kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp mình. 2.2.5 Sự linh hoạt Yếu tố này biểu hiện sự nhậy bén của lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn thành công, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chủ động dự đoán được những biến động của thị trường, đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng những nhu cầu thay đổi đó. 2.2.6 Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Biểu hiện cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, bạn hàng, thậm chí cả với đối thủ cạnh tranh. Đây là một tài sản vô hình quan trọng, đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Những nhân tố này tác động rất lớn đến việc tạo các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế cạnh tranh, nhưng các nhà kinh tế đều cho rằng mục đích cao nhất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là đảm bảo cho doanh nghiệp giành được lợi thế bền vững đối với đối thủ cạnh tranh và làm tăng sức mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ của họ một cách có hiệu quả nhất. Vấn đề đặt ra là bằng những con đường nào cách thức nào để giành được lợi thế trong cạnh tranh. Theo K. Ohmae có 4 cách để giành lợi thế cạnh tranh cần phải quán triệt trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh ( CLKD). Đó là là CLKD tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi, CLKD dựa vào việc phát huy ưu thế tương đối, CLKD dựa trên cơ sở những nhân tố sáng tạo và khám phá ra vấn đề mới và cuối cùng là CLKD xây dựng dựa trên cơ sở khai thác khả năng của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động tốt trên bốn phương diện cơ bản đó là: hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn, đổi mới nhanh hơn, và đáp ứng cho khách hàng nhạy hơn. Đây là bốn cách cơ bản nhất để giảm chi phí và đa dạng hóa mà bất kỳ một doanh nghiệp nào có ở một ngành nào đó cũng có thể áp dụng. 4. Lựa chọn lợi thế cạnh tranh. Khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, công ty phải đặt vấn đề bằng cách nào mình có thể có được những lợi thế cạnh tranh thực sự hữu ích cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Số cơ hội tạo đặc điểm khác biệt thay đổi tùy theo ngành. Có những ngành có rất nhiều cơ hội để tạo ra đặc điểm khác biệt và có những ngành có rất ít cơ hội. Căn cứ vào lợi thế cạnh tranh thì có thể chia thành bốn loại cạnh tranh ngành như sau Ngành có khối lượng lớn: Ngành khối lượng lớn là ngành trong đó các công ty chỉ có thể giành được một số ít lợi thế, nhưng lại lớn. Ngành bí thế: Ngành bí thế là ngành trong đó chỉ có rất ít lợi thế tiềm ẩn và các lợi thế đều nhỏ. Ngành vụn vặt: Ngành vụn vặt là ngành trong đó các công ty gặp rất nhiều cơ hội để tạo đặc điểm khác biệt, nhưng mỗi cơ hội đều nhỏ. Nhành chuyên biệt: Ngành chuyên biệt là ngành trong đó các công ty có rất nhiều cơ hội đặc điểm khác biệt và mỗi đặc điểm khác biệt có thể đem lại hiệu quả lớn hơn Như vậy là không có công ty nào dư thừa cơ hội giảm chi phí hay tạo lợi ích để giành được lợi thế cạnh tranh. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH NGÀNH DỊCH VỤ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TIN HỌC, HỆ THỐNG MẠNG VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI Nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ hiện có của các doanh nghiệp luôn là vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp. Trong đó duy trì sự hoạt động của hệ thống mạng máy tính, máy in, máy phôtô, tổng đài điện thoại... và các phần mềm chuyên dụng là một vấn đề được các doanh nghiệp được các doanh nghiệp quan tâm nhất. Công việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị tin học, hệ thống mạng văn phòng bao gồm các công việc như: bảo dưỡng máy tính, máy in, máy fax, máy phôtô.... và cung cấp các linh kiện thay thế, của máy tính là main, chíp, ram ... hay của máy in là catridge, mực in, hộp quang... nói cách khác đây là công đoạn bảo trì bảo dưỡng và cung cấp thiết bị cho phần cứng. Lắp đặt, cung cấp, hướng dẫn, đào tạo ... đối với các phần mềm chuyên dụng như cài đặt phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý bán hàng ....Đây là công đoạn bảo trì bảo dưỡng và cung cấp phần mềm. Triển khai, lắp đặt, duy trì hệ thống mạng LAN, INTERNE, tổng đài, hệ thống camera ... Công tác bảo trì bảo dưỡng có thể có nhiều công đoạn mà ở đó mỗi một công ty nhỏ có thể làm một modun của hệ thống. 1. Thực trạng của các đối thủ hiện tại 1.1 Thực trạng về cơ cấu ngành tại Hà Nội Hiện tại, chúng ta chưa thể tự sản xuất phần cứng của máy tính, các thiết bị phần cứng hầu hết là nhập từ nước ngoài nên giá thành còn khá cao. Cụ thể, một chiếc máy tính xách tay HP chíp PIII 800, ổ cứng 40Hb, Ram 128Mb, Mainboard .... tại nước ngoài chỉ có 500 USD nhưng khi về tới Việt Nam thì nó lại có giá bán là 1200 USD. Các phần cứng của máy tính khi hỏng hóc thì rất khó sửa chữa, nhất là đối với một số linh kiện như chíp, main, HDD thì thường được thay thế đồ mới. Các đồ bị lỗi thường được chuyển tới chính hãng tại Việt Nam để khắc phục sự cố. Theo thống kê của công ty TNHH Thương mại Cát Thành ( địa chỉ ......) thì đồ máy tính mới ( không phải là nguyên chiếc) trong một lô hàng có rất nhiều sản phẩm bị lỗi, thường phải đổi lại sản phẩm đó trong thời gian vẫn còn bảo hành. Linh kiện máy tính không dễ sửa chữa, khắc phục thường là một vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp chỉ chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng hệ thống mạng máy tính trong văn phòng. Chưa có một thương hiệu nào thật sự nổi tiếng trên thị trường bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy tính và hệ thống mạng văn phòng. Những tên tuổi lớn trong thị trường thương mại về linh kiện máy tính như Ben, Mai Hoàng, cty Máy tính Hà nội, Phúc Anh, Trần Anh,Vĩnh Trinh ( gọi tắt là G6) là những doanh nghiệp đã có tiếng trên thị trường máy tính và thiết bị máy tính tại Hà Nội. Linh kiện máy tính thời gian bảo hành dài, chủ yếu vấn đề nẩy sinh đối với phần mềm.Với quy mô hiện tại của G6 không thể đủ lực lượng để tiến hành khâu bảo trì bảo dưỡng tại một địa bàn rộng lớn và nhu cầu rất cao như Hà Nội. Hơn nữa, họ hầu như không phải là công ty được ủy quyền độc quyền cung cấp máy tính cho một hãng sản xuất máy tính lớn nào đó như ICS, IBM, COMPAC, HP .... mà thường là nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài và lắp ráp tại chính công ty. Mặc dù, các thiết bị phần cứng hầu hết là nhập ngoại nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đi theo lĩnh vực thương mại là chính. Họ cạnh tranh về giá, chính vì thế tạo hàng rào gia nhập trong ngành thương mại là rất cao. Các doanh nghiệp muốn đi vào thị trường hầu hết là đi qua con đường dịch vụ sau bán hàng, ngay cả đối với những sản phẩm do G6 bán ra. Mặt khác các công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ thì họ chủ yếu thực hiện bảo trì bảo dưỡng cho các cá nhân chứ ít doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động bảo trì bảo dưỡng đối với các công ty. Thị trường của các công ty dường như được các doanh nghiệp thương mại này bỏ ngỏ. Đây chính là cơ hội của các doanh nghiệp nhỏ khác muốn chen chân vào thị trường 1.2 Tình trạng cầu Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng máy tính tại các doanh nghiệp cũng như tại các hộ gia đình là rất lớn. Cầu tăng nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Do mức sống của người dân tăng lên đồng thời người dân ý thức được sự tiện lợi khi sử dụng máy tính làm thị trường bán lẻ tăng lên. Tuy nhiên đối với những công ty chuyên về bảo trì bảo dưỡng thì đây không phải là thị trường chính của họ bởi vì tại các doanh nghiệp thương mại về linh kiện máy tính bản thân họ phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp ra. Các doanh nghiệp hiện nay cũng chú trọng đầu tư công nghệ, thiết bị và máy móc nhất là đối với những thiết bị về tin học. Đây mới là thị trường chính của những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng
Luận văn liên quan