Mass movement: Những khái niệm liên quan đến dịch chuyển khối: Di chuyển khối là sự di chuyển xuống dốc của các vật liệu trên mặt đất dưới tác dụng của trọng lực. Vật liệu có thể được di chuyển dưới dạng những khối rắn hoặc gần như dẻo.
Nguyên nhân: Vai trò của trọng lực.
Nguyên nhân gây ra trượt lở mái dốc (slope failure).
Những cấu trúc địa chất bất lợi (adverse geologic structure).
Những tác nhân khơi mào cho di chuyển khối (triggers of mass movement).
Vai Trò của trọng lực:
Lực kéo của trọng lực là lực trực tiếp bên cạnh những nhân tố gây xói mòn. Chương này chỉ xét đến sự tác động riêng lẻ của trọng lực.
Đối với trượt lở đất, trọng lực gây ra sự dịch chuyển xuống dưới và hướng ra ngoài. Đối với sụt lún nền thì trọng lực gây dịch chuyển đi xuống.
Sự không ổn định của bề mặt dốc chi phối những tai biến ở miền núi, làm đất đá trên sườn núi trượt lở rơi xuống núi. Những ngọn đồi cũng không thoát khỏi sự biến dạng dưới tác dụng của trọng lực dù quá trình diễn ra chậm hơn, như đất trườn (creep).
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi Trường - Chapter 6: Landslide and Related phenomena, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Đại Học KHTN
Khoa: Môi Trường
Lớp: 10 KMt
Nhóm học tập số 4: Chapter 6: Landslide and Related phenomena.
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH:
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
TRƯỢT LỠ ĐẤT VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN:
I. Mass movement: Những khái niệm liên quan đến dịch chuyển khối: Di chuyển khối là sự di chuyển xuống dốc của các vật liệu trên mặt đất dưới tác dụng của trọng lực. Vật liệu có thể được di chuyển dưới dạng những khối rắn hoặc gần như dẻo.
Nguyên nhân: Vai trò của trọng lực.
Nguyên nhân gây ra trượt lở mái dốc (slope failure).
Những cấu trúc địa chất bất lợi (adverse geologic structure).
Những tác nhân khơi mào cho di chuyển khối (triggers of mass movement).
Vai Trò của trọng lực:
Lực kéo của trọng lực là lực trực tiếp bên cạnh những nhân tố gây xói mòn. Chương này chỉ xét đến sự tác động riêng lẻ của trọng lực.
Đối với trượt lở đất, trọng lực gây ra sự dịch chuyển xuống dưới và hướng ra ngoài. Đối với sụt lún nền thì trọng lực gây dịch chuyển đi xuống.
Sự không ổn định của bề mặt dốc chi phối những tai biến ở miền núi, làm đất đá trên sườn núi trượt lở rơi xuống núi. Những ngọn đồi cũng không thoát khỏi sự biến dạng dưới tác dụng của trọng lực dù quá trình diễn ra chậm hơn, như đất trườn (creep).
Tóm lại, có 4 loại chính:
Lở đá (falls)
Dòng chảy (flows)
Trượt lở (slides)
Sụp lún (subsides)
II.
Khái niệm:
Trượt đất: là sự di chuyển xuống dốc rất nhanh cùa đá hay đất, có thể là khối đất đá lớn hoặc những mảng nhỏ.
2. Nguyên nhân: Nguyên nhân của trượt đất
Làm tăng lực di chuyển hoặc làm giảm lực cản.
Thường được che giấu bởi những nguyên nhân trực tiếp trước mắt chẳng hạn như va chạm động đất, chấn động hay đột ngột tăng một khối lượng nước trên dốc. Sự khác biệt giữa nguyên nhân thật sự và nguyên nhân trực tiếp là rất quan trọng.
Ví dụ: Sự trượt dịch chuyển (Translation slide) có thể xem nguyên nhân trực tiếp của nó là do mưa lớn làm vật liệu trái đất bão hòa nước, nhưng ngược lại nguyên nhân thật sự là khả năng làm trượt do tầng đất yếu ở trên, như lớp đất sét. Ví dụ khác: sự kém chất lượng của dốc nhân tạo trong sự phát triển nhà ở, mà ở đó nguyên nhân trực tiếp là động đất nhưng nguyên nhân thật sự là con dốc được xây dựng một cách tệ hại.
Nguyên nhân trượt đất có thể dc chia thành nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên ngoài làm tăng áp lưc lên vết cắt (lực di chuyển trên một đơn vị diện tích) khi độ bền mặt cắt là tương đối ổn định (là lực cản trên một đơn vị diện tích). Những ví dụ về nguyên nhân bên ngoài như: sự vận chuyển trên con dốc, làm dốc sâu hơn do xói mòn hay đào đường, hay do rung lắc của động đất.
Nguyên nhân bên trong tạo ra trượt đất bao gồm các quá trình làm giảm độ bền mặt cắt.Những ví dụ của nguyên nhân này như: sự gia tăng áp lực nước ở những khoảng trống hoặc làm giảm tính dính kết của các vật liệu trên dốc.
Thêm vào đó, một vài nguyên nhân gây ra trượt đất là trung gian giữa hai nguyên nhân trên, nó có những đặc điểm của nguyên nhân bên ngoài và bên trong.Ví dụ như khi mực nước hạ nhanh chóng, nó sẽ làm tăng áp lực lên mặt cắt (gây ra bởi khối lượng của nước trên con dốc) cùng với việc giảm sức bền (shear strength) (gây ra do áp lực ở khoảng trống cao).Một vài nguyên nhân khác bao gồm hóa lỏng tự nhiên, và phong hóa lớp đất dưới bề mặt và xói mòn.
3. Phân loại: III.Phân loại trượt đất.
-Phân loại đặc điểm vận động của khối trượt.
-Phân loại chuyển động trượt.
-Phân loại trượt lở theo thành phần vật liệu
-Phân loại trượt theo vận tốc chuyển dộng.
1.Phân loại theo đặc điểm vận động.
- Trượt trôi: Khối trượt bắt đầu chuyển động từ phía chân rồi lan dần về phía đỉnh. Kiểu trượt này làm cho khối trượt trôi theo mặt sườn về phía chân dốc.
- Trượt đẩy: Chuyển động trượt bắt đầu từ đỉnh rồi do sức đẩy sinh ra từ trọng lực của phần trên khối trượt mà các bộ phận bên dưới phải vận động theo về phía chân sườn. Do lực ma sát giữa thân khối trượt và khối đá gốc rất lớn nên ở kiểu trượt đẩy này thường xuất hiện gò biến dạng rất đặc trưng tại chân khối trượt.
2.Phân loại chuyển động trượt.1.1.Trượt.
-Sự dịch chuyển của khối đất đá trên một bề mặt-mặt trượt.
-Hình dạng mặt trượt tạo thành các kiểu trượt sau:
+Trượt xoay.
+Trượt tịnh tiến.
+Trượt ngang.
1.1.1 Trượt xoay.
-Khối trượt di chuyển trên mặt trượt cong.
-Vận tốc di chuyển trung bình của khối trượt từ trung bình đến nhanh.
1.1.2Trượt tịnh tiến
-Mặt trượt phẳng,có gốc nghiêng nhỏ,đôi khi phân bậc.
-Khi mặt trượt các khôi nghiêng nhỏ sẽ di chuyển rất chậm, nhiều lúc khó quan sát trực tiếp mà thông qua các mốc quan trắc hay thông qua các dấu hiệu trên bề mặt.
1.1.3 Trượt ngang
Sự dịch chuyển ngang của khối nền là kết quả của sự hóa lỏng hay hóa dẻo hoặc do sự gia tăng thể tích của một bộ phận khối nền.
1.2.Bò,trườn.
-Sự dịch chuyển này đóng vai trò quan trọng.
-Sự dịch chuyển này chỉ nhận biết qua công tác quan trắc.
-Vận tốc dịch chuyển giảm dần từ trên xuống dưới.
-Yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển này là yếu tố môi trường
1.3.Chảy.
-Vật liệu vận chuyển liên tục có sự biến dạng bên trong nội bộ khối trượt.
-Chuyển động này thường xuất hiện trên sau những cơn mưa lớn
1.4.Lở,rơi,sụp đổ.
Mặt trượt dốc đứng,vật liệu rơi tự do hay chuyển động xoay quanh một trụ cố định ở gần đáy trượt.
3.Phân loại trượt theo thành phần vật liệu.
Kiểu dịch chuyển.
Đá gốc
Vật liệu gắn kết yếu.
Hạt thô.
Hạt mịn.
Đổ nhào,lở
Đá đổ,đá lở.
Đá vụn đổ,đá vụn lở.
Đất đổ,đất lở.
Trượt.
Trượt xoay.
Trượt tịnh tiến.
Trượt ngang.
Đá sụp.
Đá/khối đá
trượt.
Đá chuối.
Đá vụn sụp.
Đá vụn/khối
đá vụn sụp.
Đá vụn
chuối.
Đât sụp.
Khối đất/đất trượt.
Đất chuối.
Chảy.
Chảy đá.
Chảy đá vụn.
Chảy đất.
Phức hợp.
Phối hợp từ hai kiểu cơ bản.
4.Phân loại trượt theo vận tốc dịch chuyển.
Vận tốc dịch chuyển.
Chậm.
Trung bình.
Nhanh.
1mm/năm-mm/ngày.
cm/ngày-cm/giây.
>100km/giờ.
Quy mô.
Nhỏ-trung bình.
Trung bình: 100-104m3
Trung bình-rất lớn.
100-104m3.
Vật liệu nền.
Đất(chủ yếu),đá gốc(ít hơn).
Đá gốc và đất(ở các tỉ lệ khác nhau).
Chủ yếu là đá gốc,đá không gắn kết hay đá bị phong hóa.
Kiểu di chuyển.
Chảy,phồng đất,dịch chuyển ngang.
Chảy trượt.
Trượt chảy và rơi.
Tên gọi.
Chảy.
Trượt xoay,chảy đất,trượt đá vụn.
Tuyết lở,dòng đá vụn,dòng bùn,đá đổ.
4. Tác động: Các hoạt động của con người và trượt đất
(Human use and lanslide)
Tác động do việc sử dụng đất và hoạt động của con người làm cho cường độ và tần số xảy ra trượt đất thay đổi từ gần như không có gì đến một thảm hại rất nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, hoạt động của chúng ta sẽ phải làm thay đổi cường độ và tần số của trượt đất, thì chúng ta cần biết trượt đất sẽ xảy ra ở đâu, khi nào và tại sao xảy ra trượt đất, để tránh những vùng có nguy cơ trượt đất và làm giảm thiệt hại. Trong những trường hợp khác mà ở đó cách sử dụng đất của con người đã làm tăng số lượng cũng như tính khốc liệt của trượt đất, chúng ta cần phải biết cách nhận ra chúng như thế nào, kiểm soát và làm giảm khả năng xuất hiện của chúng đến mức có thể.
Sự kết hợp những điều kiện địa lý bất lợi chẳng hạn như đất hoặc đá yếu kém, những mặt phẳng trượt tiềm tàng trên những đường dốc thẳng đứng với những cơn mưa xối xả (chảy xiết), tuyết rơi, mặt đất đóng băng theo mùa sẽ tiếp tục tạo ra hiện tượng trượt đất, dòng chảy bùn, lở tuyết và nó không liên quan đến các hoạt động của con người. Những quá trình tự nhiên đó phản ứng với các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, những hoạt động sử dụng đất của con người và những dạng sụt lún đã làm tăng mức độ nghiêm trọng của các thảm hoạ đó. Chúng ta hãy so sánh. Ví dụ, ảnh hưởng của những vụ lở tuyết ở những vùng dân cư thưa thớt với những vùng đông dân.
Timber Harvesting and landslide
CASE HISTORY
Vaiont Dam
Thảm họa đập ngăn nước nặng nề nhất trên thế giới diễn ra vào 9-10-1963, khi đó, khoảng 2600 người bị mất tích tại Vaiont Dam ở Italy. Theo báo cáo của George Kiersc , thảm họa có liên quan đến con đập hình cung cao nhất thế giới (267m) , thật kỳ lạ, vì ko có 1 sự bảo vệ có thể duy trì mãi bởi một lớp vỏ của đập nước hay trụ chống . Thảm kịch gây ra bởi một vụ trượt đất rất lớn, với hơn 238,000,000m3 đất đá và các mảnh vụn khác di chuyển với tốc độ 95km/hr xuống sườn phía Bắc của núi phía trên hồ nước, và lấp đầy nó 1,8km dọc theo trục thung lũng đến chiều cao 152m trên mực nước hồ (hình 6.16), sự di chuyển nhanh chóng đã tạo nên 1 luồng không khí dữ dội từ dưới lên, đẩy đất đá và nước lên phía Bắc thung lũng, cao hơn 250m so trên mực nước hồ. Sự trượt kèm theo tiếng nổ của hơi, nước và đất đá tạo nên trận động đất mạnh mẽ có thể biết được mặc dù ở xa hàng cây số. Nó thổi những mái nhà của một người hơn 250m trên hồ và ném người đàn ông với các đất đá và mảnh vụn. Sự lấp hồ đã tạo những cơn sóng cao hơn 90m cuốn theo trụ chống của đập nước. Xuôi dòng chảy hơn 1.5 km, sóng vẫn còn cao hơn 70m và mọi thứ trên đường đi đều bị hủy diệt hoàn toàn. Toàn bộ những sự kiện diễn ra (trượt và lũ lụt ) trong vòng chưa đến 7 phút.
Theo dữ liệu về những vụ trượt đất trong khoảng thời gian 3 năm, giá trị của chúng là rất khác nhau từ ít hơn 1cm cho đến 30cm mổi tuần, đến tháng 9 – 1963, đã tăng lên đến 25cm hàng ngày. Cuối cùng, một ngày trước khi xảy ra vụ trượt đất, nó đã hơn 100cm mổi ngày. Các kỹ sư đãdự đoán là trượt đất, nhưng một trong chúng có cường độ nhở hơn, và họ không đã không nhận ra cho đến 10-8, một ngày trước khi xảy ra trượt đất, là một vùng rộng lớn đã di chuyển như một khố đồng nhất nhưng không bền vững. Các động vật trên sườn đồi đã cảm nhận được nguy hiểm và đã di chuyển ra xay vùng đó vào 1/10.
Trượt đất được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiều nhân tố. đầu tiên là các yếu tố địa chất đối nghịch, bao gồm đất đá yếu và đá vôi với những vết nứt gãy, những chổ đất sụt và lớp đất sét, các yếu tố có khuynh hướng tác động xấu tới hồ nước, tạo ra những khối không bền vững (hình 6.17 trên trang 145), và địa hình rất dốc tạo nên lực di chuyển mạnh mẻ (sức hút). Thứ 2, áp lực nước ở những khoảng trống được tăng lên trong đất đá ở thung lũng, do sự ngăn nước trong hồ. Sự di chuyển của nước mặt ở bank storage đã làm tăng áp lực nước ở những khoảng trống và giảm lực ngăn cản trên dốc. Tốc độ của sự lở trước trước khi trượt đất đã tăng lên, khi mực nước ngầm tăng lên cùng với mức nước của hồ chứa. Thứ 3, mưa to từ cuối tháng 9 đến ngày thảm họa đã làm tăng trọng lực của các vật liệu trên dốc, làm tăng áp lực nước trong đá, và làm tăng lượng nước chảy tràn vào hồ chứa thâm chí sau đó các kỹ sư đã cố gắng làm giảm mực nước trong hồ.
Một kết luận là, nguyên nhân của thảm họa gia tăng là do sự gia tăng các lực di chuyển cùng với sự giảm xuống rất lớn của các lực ngăn cản, làm tăng lượng nước mặt trên dốc từ đó làm tăng áp lực nước ở những mặt phẳng trượt yếu trên đá .
Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thống nhất ý kiến khi xem xét vấn đề trượt đất có liên quan với thu hoạch gỗ.
ĐÔ THỊ HÓA VÀ TRƯỢT ĐẤT
( Urbanization and landslide
Các hoạt động của con người đối với cảnh quan thì rất giống những nguyên nhân gây nên trượt đất trong những vùng đô thị, nơi có mật độ dân số cao và các công trình xây dựng như đường phố, nhà cửa, và các ngành công nghiệp. Ví dụ minh họa từ Rio de Janeiro, Brazil, LosAngeles, California.
Rio de Janeiro, với dân số hơn 6 triệu, có thể có rất nhiều vấn đề về tính ổn định của dốc hơn bất cứ thành phố nào có cùng diện tích. Thành phố nổi tiếng về những đỉnh núi đá granite đẹp, tạo nên cảnh quan đẹp mắt trong thành phố (hình 6.18). Sự kết hợp của những con dốc đứng và các vết nứt gãy của đá được che phủ bởi bề mặt trầm tích đã góp phần gây ra các vấn đề. Lúc trước , những cây gổ trên dốc bị chặt để làm nhà, chất đốt và để tạo khoảng trống cho nông nghiệp. Hoạt động này đã kéo theo sau là những trận trượt đất có liên quan tới những cơn mưa lớn đổ xuống. Gần đây hơn, do thiếu đất trên những vùng bằng phẳng nên sự phát triển đô thị gia tăng trên những con dốc. Thực vật đã bị loại bỏ, thay vào đó là làm những con đường tới các địa điểm phát triển ở những nơi ngày càng cao. Sự đào bới đã cắt chân các dốc, và cắt đứt lớp đất che phủ tại điểm tới hạn. Thêm vào đó việc lấp đầy các vật liệu ở những nơi đào bới trên con dốc đã làm tăng các lự di chuyển trên con dốc. Bời vì vùng này định kỳ trải qua những cơn bão dữ dội, và thật dễ dàng để thấy rằng Rio de Janeiro có những vấn đề rất nghiêm trọng (13).
Trong tháng 2-1988, một cơn dông rất mạnh đã đổ xuống hơn 12cm nước mưa xuống Rio de Janeiro trong 4 giờ. Cơn bão là nguyên nhân dẫn đến lũ lụt và lở bùn và đã làm khoảng 90 người chết, khoảng 3000 người không nhà cửa. việc khắc phục tiêu tốn hơn 100 triệu USD. Một vài trận trượt đất được bắt đầu từ những con dốc đứng nơi mà nhà cửa không chắc chắn và việc kiểm soát lượng nước chảy tràn do bão không còn thực tế nữa.. Ở những khu ổ chuột trên đồi là nơi có nhiều người chết nhất do lỡ bùn. Tuy nhiên, 1 phần của viện dưỡng lão trên cạnh dốc một ngọn núi cũng bị cuốn trôi bởi một trận trượt đất, giết chết 25 bệnh nhân và một số nhân viên. Rio de Janeiro đã nhận lấy những hậu quả nặng nề, do đó để tránh những thảm hoạ lặp lại trong tương lai, họ cần những phương pháp để kiểm soát lượng nước chảy tràn của cơn bão và làm tăng độ bền của dốc.
Los Angeles, và nói chung vùng nam California, đã trải qua một tần suất lớn của trượt đất có liên quan tới sự phát triển trên sườn đồi. Trượt đất ở Nam California là kết quả của nhiều điều kiện vật lý phức tạp, 1 phần trong đó là do sự thay đổi phức tạp về địa hình địa phương, các loại đất, khí hậu và thực vật. Sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và hoạt động của con người là phức tạp và không thể đoán trước được. Vì lí do này, khu vực này thỉnh thoảng được đưa ra như 1 ví dụ điển hình về sự tăng lên chưa từng thấy về các giá trị của địa chất đô thị. Los Angeles đã lãnh đạo quốc gia trong việc phát triển các bộ luật liên quan (sự đào nhân tạo và lấp đầy) cần thiết cho sự phát triển.
Trượt đất tác động đến 60% chiều dài của bãi đá trên biển ở miền Nam California (thấy ở hình 6.12), và sự lui vào của các vực đá chắc chắn được điều khiển bởi trượt đất (14). Từ các đặc trưng địa chất phước tạp của vùng, cũng như bằng chứng từ những những vết trượt đất để lại hay trầm tích của trượt đất, mà ta kết luận rằng trong lịch sử những con dốc đó đã hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của con người đã làm tăng cường độ và đặc biệt là tần suất của trượt đất.
Quá trình phân loại (những vết cắt hình ghế trên con dốc ở khu vực nhà ở, gọi là “pads” từ câu nói vào những năm 60 “come on over to my pad “ ) ở Nam California đã chịu trách nhiệm cho những trận trượt đất. Trong quá khứ quá trình tự nhiên này đã mất hàng ngàn năm để tạo ra các vực sâu, dãy núi, và đồi. Trong thế kỷ này, chúng ta phải phát triển các máy móc để xếp loại chúng. L.B.Leighton viết: ”Với những kỹ thuật hiện đại và sự phân loại rõ ràng, và tài chính thích hợp, sẽ không có ngọn đồi nào trở nên thô do các hoạt động phát triển trong tương lai”.(14). Không 1 vật liệu trái đất nào có thể chống chọi sự tấn công nghiêm trọng của khoa học kỷ thuật hiện đại. Vì vậy, hoạt động của con người là một tác nhân địa chất chất có khả năng tạo hình cho cảnh quan như là sông băng hay dòng sông. Chúng ta có thể biến đổi độ dốc của những quả đồi chỉ trong 1 đêm thành những dãy đất bằng phẳng và những con đường, và sự thay đổi đó đã dẫn tới 1 số lượng lớn vụ trượt đất nhân tạo. Như đã thấy trên hình 6.19, những con đường được làm quá dốc kết hợp với việc tăng lượng nước chảy tràn sau những cơn mưa, và sự gia tăng khối lượng các vật liệu tích tụ hay nhà cửa, đã làm cho những con dốc bền vững trở nên kém bền. Một số dự án làm dốc, đường hay lắp đầy vật liệu sẽ làm tăng chiều cao của nó, hoặc làm tăng tổng tải trên nó từ đó gây ra trượt đất.
Trượt dất trên vùng đất tư và chung ở Halmiton County, Ohio, đã để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sự trượt xảy ra trên các trầm tích băng ( đa số là đất sét, lakebed, till) và đất đá rời rạc ở trên đá phiến sét; thiệt hại trung bình mỗi năm hơn 5 triệu USD.
Sự thay đổi của những con dốc có liên quan tới vấn đề đô thị hoá ở Allegheny Country, Pennsylvania, ước tính việc đô thị hoá chịu trách nhiệm cho 90% trượt đất gây ra ở đây, và làm thiệt hại trung bình khoảng 2 triệu USD hàng năm. Hầu hết trượt đất di chuyển chậm, nhưng ở thành phố kế bên, đá lở đã đè bẹp một chiếc xe buýt và giết chết 22 hành khách. Hầu hết các trượt đất ở Allegheny County là kết quả từ hoạt động xây dựng, nó làm nặng thêm dốc ở trên cao và cắt vào những vị trí nhạy nhưng dưới chân dốc, hay làm thay đổi điều kiện nước trên hoặc trong dốc (15).
5. Tổn thất: Về người và tính mạng( ví dụ)
6. Công tác dự báo và phòng chống: Giảm thiểu rủi ro trượt đất
(Minimizing and the Landslide)
Để giảm thiểu tối đa rủi ro của trượt đất, điều cần thiết là nhận ra những vùng có nhiều khả năng xảy ra trượt đất, để thay đổi con dốc hay tạo ra các cấu trúc kỹ thuật để ngăn ngừa trượt đất, và cảnh báo cho những người trong vùng nguy hiểm có nguy cơ trượt đất, và kiểm soát trượt đất khi họ bắt đầu chuyển đi.
Nhận ra trượt đất tiềm tàng
(Identification of Potential Landslide
Nhận ra những vùng có nguy cơ trượt đất tiềm tàng cao là bước đầu tiên trong việc phát triển các kế hoạch để tránh tai biến trượt đất. Những nơi có khuynh hướng trượt có thể được nhận ra bằng cách kiểm tra các điều kiện địa chất trong các mỏ khai thác hoặc là kiểm tra qua các hình ảnh vệ tinh để xác định các vụ trượt đất trước đó. Thông tin này có thể được dùng để đánh giá các rủi ro và tạo ra các bản đồ dốc ổn định .
SPECIAL FEATURE
Xác định tai biến và rủi ro trượt đất
(Determing landslide hazard and risk)
Phương pháp dùng để đánh giá tai biến trượt đất là bước đầu tiên để làm bảng danh sách trượt đất, nó có thể là môt bản đồ viễn thám cho thấy những vùng dường như đã có những thảm hoạ về dốc. Điều này có thể được làm nhờ các hình ảnh vệ tinh cùng với sự hiểu biết về vùng kiểm tra. Tại một mức độ chi tiết hơn, đánh giá trượt đất có thể dùng bản đồ có thể xác định những trầm tích do trượt đất trong giới hạn của các hoạt động liên quan, như vận động và không vận động ( thuộc địa chất trẻ ) hay ko vận động (thuộc địa chất cổ). Một ví dụ là bản đồ cho một bộ phận của Santa Clara County, California, được thể hiện trên figure 6.20(a). Thông tin liên quan tới hoạt động trượt đất trước kia có thể sau đó được kết hợp với các vấn đề sử dụng đất để phát triển những dốc ổn định hay làm bản đồ rủi ro trượt đất với lời khuyên sử dụng đất , như đã thấy trên hình 6.20(b). Bản đồ càng mới càng được sử dụng nhiều, trong đó những người làm bàn đồ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà địa chất. Những bản đồ này không diễn tả chi tiết của từng vùng để đánh giá từng địa điểm cụ thể nhưng đưa cho chúng ta 1 hướng dẫn chung cho việc lên kế hoạch sử dụng đất và đánh giá địa chất chi tiết hơn.
Xác định rõ rủi ro trượt đất và làm các bản đồ rủi ro trượt đất thì rất phức tạp, bao hàm những việc như tính xác suất xuất hiện hay đánh giá khả năng tổn thất, thiệt hại. Nguy cơ cụ thể (Rs) với 1 cường độ xác định của trượt đất là :
Rs= E x H x V, địa điểm
E: là yếu tố của rủi ro trong vùng đã nghiên cứu kỹ (i.e.,giá trị về tài sản, xã hội và hoạt động kinh tế).
H: là khả năng mà trượt đất với cường độ cụ thể sẽ xảy ra. ( trong một thời gian cho trước ).
V: là hệ số thiệt hại , định nghĩa như một phần của yếu tố rủi ro E, ảnh hưởng bởi trượt đất cụ thể. Giá trị của V từ 0 (không thiệt hại) đến 1 (phá hủy hoàn toàn).
Ví dụ: nếu một vùng đô thị trị giá 100 tỉ USD và khả năng xảy ra trượt đất rộng lớn trong khoảng 10 năm là 1 phần 1000 hay 0,001 và hệ số thiệt hại là 1%(0,01).
Chủ nhà, người mua hay người xây dựng có thể đánh giá nguy cơ trượt đất trên những cơ ngơi trên sườn đồi, khi nhìn thấy những bằng chứng vật lý cụ thể, và những dấu hiệu đó có thể cho biết vấn đề trượt đất tiềm tàng hay thực sự sẽ xảy ra. Dấu hiệu bao gồm : các vết nứt nẻ công trình xây dựng hay những bức tường gần xung quanh đó, các cửa chính và cửa sổ bị nén hay ép lại; những bức tường hay hàng rào bị méo đi, nứt những đường ống ngầm dưới mặt đất hay những