Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với một hiện trạng vô cùng khó xử. Một mặt, cần tăng tối đa nhịp điệu phát triển kinh tế để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của loài người đang ngày càng đông lên. Mặt khác, sự chạy đua vũ trang của các nước giàu và quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước nghèo đã gây ra nhiều tác động xấu đối với môi trường, đặc biệt đối với hệ sinh thái – hệ nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất. Thập niên 1980 trở lại đây đã chứng kiến sự bùng phát các thảm họa môi trường như: hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí và mưa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hóa chất độc hại, sự suy thoái quỹ đất trồng trọt, lan tràn hóa chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nước, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính Sự song hành của việc bùng nổ dân số với đại dịch AIDS và sự trở lại của các bệnh dịch thời trung cổ đã một thời được kiểm soát và tiêu diệt như lao, thương hàn, dịch hạch Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng môi trường này là bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, khuyến khích một xã hội tiêu thụ, dựa trên nền tảng những phát minh công nghệ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm, sự trốn tránh trách nhiệm đối với thế hệ tương lai thông qua việc không nội bộ hóa các chi phí môi trường và lạm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải có biện pháp đúng đắn để đưa nhân loại thoát ra khỏi tình cảnh khó xử đó – chính là định hướng chiến lược phát triển bền vững. Môi trường được xác định là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường).
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3633 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường - Một trong ba trụ cột của phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T
rong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với một hiện trạng vô cùng khó xử. Một mặt, cần tăng tối đa nhịp điệu phát triển kinh tế để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của loài người đang ngày càng đông lên. Mặt khác, sự chạy đua vũ trang của các nước giàu và quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước nghèo đã gây ra nhiều tác động xấu đối với môi trường, đặc biệt đối với hệ sinh thái – hệ nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất. Thập niên 1980 trở lại đây đã chứng kiến sự bùng phát các thảm họa môi trường như: hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí và mưa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hóa chất độc hại, sự suy thoái quỹ đất trồng trọt, lan tràn hóa chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nước, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính… Sự song hành của việc bùng nổ dân số với đại dịch AIDS và sự trở lại của các bệnh dịch thời trung cổ đã một thời được kiểm soát và tiêu diệt như lao, thương hàn, dịch hạch… Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng môi trường này là bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, khuyến khích một xã hội tiêu thụ, dựa trên nền tảng những phát minh công nghệ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm, sự trốn tránh trách nhiệm đối với thế hệ tương lai thông qua việc không nội bộ hóa các chi phí môi trường và lạm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải có biện pháp đúng đắn để đưa nhân loại thoát ra khỏi tình cảnh khó xử đó – chính là định hướng chiến lược phát triển bền vững. Môi trường được xác định là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường).
I. Nhận thức chung về môi trường
1. Môi trường là gì ?
Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam công bố ngày 12/12/2005 đã nêu:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.”
“Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.”
2. Các chức năng cơ bản của môi trường
Môi trường có 3 chức năng cơ bản:
a. Tạo không gian sống
Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho tới nay đã xác nhận rằng, trong hệ mặt trời sự sống hầu như chỉ tồn tại ở trái đất, và duy nhất chỉ có trái đất trong điều kiện bình thường mới có khả năng duy trì được sự sống của con người.
Lịch sử của loài người đã cho thấy là: trong khi trái đất gần như không thay đổi về độ lớn, nhưng dân số trên thế giới lại không ngừng gia tăng. Vì vậy, diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người ngày càng giảm sút nhanh chóng. Ngoài ra, sự phân bố không đều dân số trên thế giới càng làm gay gắt hơn về không gian sống ở những nơi mật độ dân số tập trung cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung của nhiều quốc gia. Không gian sống bị thu hẹp tất yếu sẽ kéo theo sự suy giảm chất lượng môi trường sống do không đảm bảo những điều kiện tối thiểu không gian sống cho phép.
Để đảm bảo cho sự sống có thể tồn tại và phát triển bình thường, không gian sống có chất lượng cao trước hết phải trong lành, sạch đẹp: các thành phần môi trường được con người sử dụng không chứa hoặc ít chứa các chất độc hại đối với sức khỏe của con người; đảm bảo sạch sẽ, đẹp đẽ, hài hòa đối với con người, tạo sự thoải mái và thư giãn trong cuộc sống. Không gian sống có chất lượng cao còn phải đảm bảo sự hài hòa ngay giữa các yếu tố, các bộ phận của môi trường; hạn chế, loại bỏ những biến động cực đoan ảnh hưởng xấu đến sự sống của trái đất, trong đó con người phải lệ thuộc vào.
b. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên
Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người. Từ xa xưa cho tới ngày nay, các nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng cho con người với chủng loại hết sức phong phú và trữ lượng dồi dào. Nhờ vậy cuộc sóng của con người mới có thể tồn tại và không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa trong môi trường rất đa dạng và giàu có, nhưng không phải vô tận. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ sản xuất và đời sống của con người đã làm cho các nguồn này ở nhiều nơi bị cạn kiệt. Việc tăng cường thăm dò, khảo sát, phát hiện thêm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, cùng với việc tăng cường mở mang các vùng đất mới, hoặc việc áp dụng các công nghệ tiên tiến thay thế nguyên, nhiên, vật liệu… chính là những biện pháp tình thế của con người hiện nay nhằm bù đắp vào sự suy giảm chức năng của môi trường, mà nguyên nhân chính là do con người gây ra.
c. Nơi chứa đựng, hấp thụ, trung hòa các chất thải độc hại
Trong sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất – xã hội, con người không ngừng thải các loại chất khác nhau vào môi trường. Đồng thời với quá trình này là quá trình môi trường không ngừng phân hủy, hấp thụ và trung hòa các chất thải độc hại trở thành vô hại hoặc ít độc nhờ các lực tự nhiên (vật lí, hóa học, sinh học). Chức năng hấp thụ, trung hòa các chất độc hại cũng được coi là chức năng tạo sự cân bằng tự nhiên của môi trường trong hệ sinh thái nuôi dưỡng. Bản thân mỗi yếu tố môi trường đều có khả năng tự điều chỉnh trong một giới hạn nhất định xoay quanh trạng thái cân bằng động.
Tuy nhiên, quá trình đó chỉ có thể được đảm bảo khi lượng chất thải vào môi trường không lớn hơn khả năng hấp thụ của môi trường. Còn trong điều kiện lượng chất thải độc hại lớn hơn khả năng chứa đựng và hấp thụ của môi trường, hoặc có chất thải không thể phân hủy tự nhiên hay là có tính độc cao thì chức năng này của môi trường sẽ không được đảm bảo. Tức là khi đó môi trường không có khả năng trung hòa các chất độc hại và sẽ bị ô nhiễm, đe dọa đến sự sống trái đất.
3. Kết luận chung về môi trường
Môi trường có tính hệ thống. Đó là một hệ thống có con người, nên về bản chất, môi trường là một hệ thống sinh thái nhân văn. IUCN (1996) đã mô tả hệ thống môi trường bằng mô hình quả trứng: lòng trắng tượng trưng cho phân hệ nuôi dưỡng sự sống (hệ tự nhiên), lòng đỏ tượng trưng cho phân hệ xã hội – nhân văn, còn lớp vỏ mong manh của quả trứng phản ánh tính nhạy cảm, dễ bị tổn thương của hệ thống môi trường.
Đặc trưng của hệ thống môi trường là một hệ thống mở, thường xuyên biến động, thường xuyên bị đe dọa bởi các quá trình suy thoái, ô nhiễm, tai biến, khiến cho con người và xã hội luôn phải đối đầu với các vấn đề về an ninh môi trường. Nghèo đói và áp lực bùng nổ dân số là những sức ép nội tại, là quá trình tai biến tự thân của hệ thống môi trường. Các quá trình tai biến nhân sinh đó được tiếp sức khuếch đại nhờ mô hình kinh tế không bền vững, sự bất bình đẳng và thiếu hợp tác.
Ô nhiễm và suy thoái môi trường đang diễn biến nghiêm trọng trên thế giới và ở Việt Nam.
II. Nhận thức chung phát triển bền vững
1. Khái niệm
Phát triển (development) hay nói đầy đủ hơn là phát triển kinh tế - xã hội (socio-economic development) của con người là quá trình nâng cao về đời sống vật chất tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội. Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, là mục tiêu trung tâm của các chính phủ và trách nhiệm của các quốc gia.
Hàng năm Liên hợp quốc thường đưa ra các đánh giá tình hình phát triển ở các quốc gia thông qua các chỉ tiêu cơ bản: Chỉ số phát triển con người (HDI), Chỉ số về sự tự do của con người (HFI), Chỉ số phát triển liên quan giới (GDI), Chỉ tiêu đo lường nâng cao vai trò phụ nữ (GEM). Nhưng thường được quan tâm hơn cả là chỉ tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế còn xem xét đến cả tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tính bền vững.
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “ Chiến lược bảo tồn Thế giới” (công bố bởi IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh học”.
Trong báo cáo của Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc năm 1987 đã đưa ra khái niệm: “Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ mai sau”.
2. Nội dung của phát triển bền vững
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) đã xác định phát triển bền vững “là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.
Phát triển bền vững về mặt kinh tế đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, phải sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài, ổn định. Phát triển bền vững về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn được thể hiện ở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như từng doanh nghiệp từng loại sản phẩm nói riêng. Mỗi quốc gia, một mặt phải biết tận dụng cơ hội do hội nhập quốc tế đem lại, mặt khác phải có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để hạn chế những thách thức, những tác động tiêu cực trong quá trình mở cửa nền kinh tế, như thu hút đầu tư nước ngoài, trong các hoạt động kinh doanh, liên kết với các công ty nước ngoài, trong xuất nhập khẩu…
Phát triển bền vững về mặt xã hội đòi hỏi phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội: chống đói nghèo, thất nghiệp và bất công xã hội cũng như cải thiện sâu rộng mọi khía cạnh của cuộc sống cho tất cả mọi người; đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển vật chất và tinh thần, đảm bảo duy trì và phát triển những giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa nhân loại. Phát triển bền vững về xã hội phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội lựa chọn, có năng lực lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển và cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triển.
Phát triển bền vững về mặt môi trường đòi hỏi trong bất kì chiến lược phát triển nào theo hướng bền vững cũng phải tính toán kĩ tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người trong khuôn khổ đảm bảo cân bằng các hệ sinh thái. Cần phải thực hiện tốt công tác xử lí, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững phải được tổng hòa, kết hợp, lồng ghép vào nhau khi có thể một cách có hiệu quả trong các chính sách, cơ chế, công cụ và quá trình thực hiện chính sách.
3. Các nguyên tắc phát triển bền vững
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
- Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
- Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất
- Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo
- Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất
- Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người
- Cho phép các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình
- Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ
- Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu
Có thể thấy bảo vệ môi trường chính là điều kiện cần cho sự phát triển bền vững.
III. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
1. Các tác động của phát triển đến môi trường
a. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quá trình sản xuất và hoạt động đời sống của con người chính là quá trình liên tục khai thác và sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Nhìn chung, quá trình này ngày càng có qui mô rộng lớn và với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn. Nếu mức khai thác nhỏ hơn khả năng phục hồi nguồn tài nguyên, hoặc quá trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí thì môi trường được cải thiện. Ngược lại, nếu mức khai thác lớn hơn khả năng phục hồi, hoặc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên có tính chất hủy hoại thì môi trường sẽ không được cải thiện, mà thường bị suy thoái.
Thảm họa biển Aral là một bài học đắt giá cho thế giới về việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là nguồn nước. Biển Aral là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á với diện tích bề mặt nước khoảng 68.000 km2. Biển được cung cấp nước bởi hai con sông Amu Darya và Syr Darya. Từ năm 1918, chính quyền Liên Xô đã quyết định lấy nước từ 2 con sông này để phục vụ tưới tiêu sa mạc trong vùng, biến vùng đất khô cằn quanh biển Aral thành những đồng lúa, dưa, ngũ cốc và bông. Những sản phẩm nông sản này đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn, đưa Liên Xô trở thành một trong các quốc gia xuất khẩu bông hàng đầu thế giới. Cho đến năm 1960, một lượng nước từ 20 đến 50 tỉ m3 hàng năm được dẫn đến các cánh đồng thay vì chảy vào biển Aral. Mất một lượng nước bổ sung lớn, biển Aral bắt đầu co rút từ thập niên 1960. Tính đến hiện nay, biển Aral đã mất 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước. Biển đang “chết dần” và không có khả năng khôi phục lại. Hệ sinh thái của biển Aral và những châu thổ sông đổ nước vào nó gần như bị hủy diệt, không chỉ bởi nồng độ muối quá cao. Biển rút đi để lại những vùng đất mênh mông bị phủ bởi muối và các hóa chất độc, những chất này được gió đưa đi quanh vùng dưới dạng bụi. Đất đai quanh biển Aral đã bị ô nhiễm nặng nề và người dân sống trong vùng thiếu nước sạch, mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh về phổi. Mùa màng bị tàn phá bởi muối xâm nhập vào đất. Thảm họa của biển Aral để lại bài học đắt giá cho chính phủ các nước về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Ảnh: Biển Aral năm 1989 (trái) và năm 2008 (phải)
b. Thải các chất thải vào môi trường qua quá trình hoạt động và tái sản xuất
Trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất, trong đời sống sinh hoạt và trong mọi hoạt động khác nhau của xã hội, con người luôn thải vào môi trường các loại chất thải khác nhau.
Theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, bản chất của các chất thải đều bắt nguồn từ lượng tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và đưa vào sử dụng. Xét cho cùng thì tổng lượng chất thải trong quá trình hoạt động phát triển phải bằng tổng lượng tài nguyên được đưa vào sử dụng. Điều đó có nghĩa là càng khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều thì tất yếu sẽ càng thải nhiều vào môi trường. Ngày nay, việc đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ giúp giảm khối lượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất, tiết kiệm các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu, đồng thời cũng giảm được lượng chất thải độc hại vào môi trường.
Ví dụ điển hình ở Việt Nam về việc thải các chất thải vào môi trường trong quá trình sản xuất là Công ty Vedan Việt Nam xả chất thải ra sông Thị Vải. Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại Long Thành, Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới hơn 5.000 m3/ngày ra sông và trong suốt 14 năm. Hậu quả là dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống ở khu vực lân cận do nguồn nước, đất và không khí bị ô nhiễm nặng. Sau vụ việc này, vấn đề nạn ô nhiễm môi trường mới bắt đầu trở nên “nóng” trên các diễn đàn Quốc hội.
Ảnh: Công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải
c. Tác động trực tiếp vào môi trường
Trong quá trình phát triển, con người còn tác động trực tiếp vào môi trường theo những hướng và động lực khác nhau. Khi nắm rõ các đặc điểm của tự nhiên, đồng thời tác động phù hợp với các qui luật tự nhiên thì tác động của con người vào môi trường sẽ tạo ra hiệu quả tích cực, có lợi cho môi trường và sự sống của trái đất. Chẳng hạn, phát triển các mô hình kinh tế sinh thái, xây dựng các khu rừng phòng hộ, các hồ chứa nước, các khu dự trữ sinh quyển… Ngược lại, những tác động vô ý thức, chạy theo lợi ích trước mắt không phù hợp với các qui luật tự nhiên thường dẫn đến các hậu quả tiêu cực, gây hại cho môi trường và sự sống trên trái đất như việc khai thác ồ ạt, vượt quá khả năng cho phép của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển thiếu kiểm soát của các khu công nghiệp hay các cụm dân cư đông đúc,…
Bất kì tác động nào của con người đối với môi trường cũng đòi hỏi phải được tính toán, cân nhắc thận trọng và khoa học, đảm bảo cho môi trường luôn được duy trì và phát triển một cách tốt nhất.
2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
a. Mối quan hệ qua lại, thường xuyên và lâu dài
Từ xưa đến nay, môi trường với hệ thống tự nhiên đa dạng và giàu có luôn là điều kiện thường xuyên cần thiết, không thể thiếu được đối với quá trình sống và hoạt động của con người, từ không khí để thở, thức ăn, nước uống và tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau khác, cho đến không gian sống. Con người và sự sống của con người vẫn luôn luôn lệ thuộc vào và là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống tự nhiên.
Ngược lại, trong quá trình sống và hoạt động của mình con người cũng thường xuyên, liên tục khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tác động vào môi trường theo các hướng khác nhau. Do vậy, môi trường cũng thường xuyên và liên tục bị biến đổi theo các chiều hướng khác nhau do con người tạo ra.
b.Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và ngày càng mở rộng
Đối với quá trình phát triển, các yếu tố môi trường ngày càng có ý nghĩa nhiều hơn. Sự quan tâm của con người đối với môi trường sống không chỉ ở một số lợi ích có thể nhìn thấy và khai thác được, mà còn cả ở những mặt mang tính chiến lược lâu dài mà trước mắt chưa thể nhìn ra. Chẳng hạn, cảnh quan thiên nhiên hoang dã, các dạng địa hình hiểm trở… ngày càng trở nên hấp dẫn du khách, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài mà trước đây ít được quan tâm.
Hơn thế nữa, bằng việc ứng dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, sự tác động của con người trong quá trình phát triển đối với môi trường sống ngày càng trở nên mạnh mẽ về cường độ, phức tạp và sâu sắc hơn về tính chất, và ngày càng mở rộng về qui mô. Thậm chí có những tác động mà trước đây có thể được coi là tích cực nhưng đến nay lại được coi là tiêu cực, như việc đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác ở các vùng đồi núi, đất dốc đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường (phá bỏ các hệ sinh thái rừng đặc trưng, dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất đai…); có nhiều tác động của con người hiện nay có thể còn chưa nhận ra những bất lợi, nhưng có thể ở nhiều năm sau những hậu quả đó mới được bộc lộ ra, như việc xây dựng đập nước lớn trên sông cũng có thể là nguyên nhân gây nên những thay đổi bất thường của các hệ tự nhiên khu vực, làm đảo lộn các qui luật của tự nhiên, gây ra những hậu quả khó lường.
Ngày nay, trước sức mạnh của con người, trái đất và môi trường sống ngày càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh, rất dễ bị tổn thương và bị tàn phá. Vì vậy con người cần phải nhận thức được hành vi và vai trò, trách nhiệm của mình đối với môi trường sống.
IV. Phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
1. Chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
- Thành tựu
Về cơ bản đã bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp về đất đai; Tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên đất và quy hoạch lại sử dụng đất có hiệu quả và bền vững hơn; Thực hiện các chí