Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về cơ sở lí luận về các phương pháp dạy
học tích cực nói chung và các biện pháp củng cố bài dạy phát huy được tính tích cực
của người học trong dạy học Sinh học. Phân tích thực trạng của việc dạy học Sinh học
nói chung và khâu củng cố bài dạy nói riêngở một số trường Trung học phổ thông trên
địa bàn Hà Nội. Phân tích sự phát triển của các khái niệm và nội dung kiến thức phần
Di truyền học (Sinh học 12) ở trường Trung học phổ thông theo tiếp cận cấu trúc - hệ
thống. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình củng cố bài dạy và
quy trình thiết kế và tổ chức dạy học khâu củng cố bài giảng theo hướng phát huy tính
tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Thiết kế và tổ chức củng cố một số
bài dạy phần Di truyền học (Sinh học 12) theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc nhằm phát
huy tính t ích cực của người học. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và
tính hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy mà luận văn đã đề xuất.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khâu củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 - Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả khâu củng cố bài giảng phần Di truyền học
- Sinh học 12 - Trung học phổ thông”
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khâu củng
cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12
- Trung học phổ thông
Trịnh Thị Hà Phương
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyên Thế Hưng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về cơ sở lí luận về các phương pháp dạy
học tích cực nói chung và các biện pháp củng cố bài dạy phát huy được tính tích cực
của người học trong dạy học Sinh học. Phân tích thực trạng của việc dạy học Sinh học
nói chung và khâu củng cố bài dạy nói riêngở một số trường Trung học phổ thông trên
địa bàn Hà Nội. Phân tích sự phát triển của các khái niệm và nội dung kiến thức phần
Di truyền học (Sinh học 12) ở trường Trung học phổ thông theo tiếp cận cấu trúc - hệ
thống. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình củng cố bài dạy và
quy trình thiết kế và tổ chức dạy học khâu củng cố bài giảng theo hướng phát huy tính
tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Thiết kế và tổ chức củng cố một số
bài dạy phần Di truyền học (Sinh học 12) theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc nhằm phát
huy tính tích cực của người học. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và
tính hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy mà luận văn đã đề xuất.
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Di truyền học; Phổ thông trung học;
Lớp 12
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học trong trường phổ thông hiện nay.
1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của khâu củng cố bài dạy Sinh học ở trường phổ
thông.
Có thể coi củng cố bài dạy thực chất là giúp người học nắm vững hệ thống kiến thức
Sinh học là tiền đề để xây dựng cho người học khả năng vận dụng vững chắc, có hiệu quả các
kiến thức Sinh học vào học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.3. Xuất phát từ cấu trúc chương trình Sinh học phổ thông
2
Trong chương trình Sinh học phổ thông, kiến thức Sinh học nói chung và các khái
niệm sinh học nói riêng được trình bày theo một logic phát triển đồng tâm.
Nội dung kiến thức sinh học phần “Di truyền học - Sinh học 12” mang tính logic cao.
Vì vậy, việc người dạy tổ chức thực hiện tốt khâu củng cố bài dạy, thì không chỉ có ý nghĩa
giúp người học nắm vững các khái niệm và kiến thức sinh học, đạt được mục tiêu dạy học, mà
còn là một cơ hội giúp người học phát triển được nhiều kỹ năng học tập cơ bản (kỹ năng phân
tích, tổng hợp, kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng hệ thống hóa kiến thức…). Ngoài ra, người
học cũng có thể phát triển được một số kỹ năng sống khác thông qua việc trực tiếp tham gia
vào quá trình củng cố bài dạy (kỹ năng tổ chức, quản lý, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết
vấn đề…).
1.4. Xuất phát từ thực trạng việc tổ chức thực hiện khâu củng cố trong dạy học môn
Sinh học hiện nay
Phần lớn người học không chỉ không xác định được mối liên hệ giữa các nội dung của
từng đơn vị kiến thức, giữa các vấn đề của toàn bộ chương trình, mà còn rất lúng túng khi vận
dụng vào giải quyết nhiệm vụ học tập và giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực
trong nhận thức của người học trong dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12) thông qua
củng cố bài dạy.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp củng cố bài học hiệu quả, phát huy được tính tích cực của người học
trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12 Trung học phổ thông.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng các cách thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy phần Di truyền học (Sinh học 12)
được đề cập đến trong đề tài này có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực của người học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về cơ sở lí luận về các phương pháp dạy
học tích cực nói chung và các biện pháp củng cố bài dạy phát huy được tính tích cực của
người học trong dạy học Sinh học.
5.2. Phân tích thực trạng của việc dạy học Sinh học nói chung và khâu củng cố
bài dạy nói riêngở một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội.
3
5.3. Phân tích sự phát triển của các khái niệm và nội dung kiến thức phần Di
truyền học (Sinh học 12) ở trường Trung học phổ thông theo tiếp cận cấu trúc - hệ thống.
5.4. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình củng cố bài
dạy và quy trình thiết kế và tổ chức dạy học khâu củng cố bài giảng theo hướng phát huy tính
tích cực trong hoạt động nhận thức của người học.
5.5. Thiết kế và tổ chức củng cố một số bài dạy phần Di truyền học (Sinh học
12) theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc nhằm phát huy tính tích cực của người học.
5.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc
thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy mà luận văn đã đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Tổng quan về tính tích cực
học tập của người học, một số biện pháp hệ thống hóa kiến thức phát huy tính tích cực của
người học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu về: mức độ và hiệu quả của việc sử dụng các biện
pháp củng cố bài dạy thái độ, phương pháp và kết quả học tập môn Sinh học của người học ở
trường Trung học phổ thông.
Dự giờ và trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham khảo các ý kiến, giáo án của giáo viên dạy
Sinh học 12.
Dự giờ và trao đổi trực tiếp với những giáo viên khác, tham khảo ý kiến, giáo án của
giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học.
Nghiên cứu và phân tích nội dung, chương trình Sinh học 12, đặc biệt phần Di truyền
học.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá việc thiết kế và tổ chức củng cố bài học
một số bài trong phần Di truyền học (Sinh học 12) theo hướng phát huy tính tích cực của
người học.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Các số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp Thống
kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm Micosoft Excel.
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát huy tính tích cực trong nhận thức của
người học thông qua hệ thống hóa kiến thức và củng cố bài học.
4
7.2. Đề xuất được nguyên tắc, quy trình thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy
phần Di truyền học (Sinh học 12) theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
8. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương II: Phát huy tính tích cực của người học thông qua củng cố bài dạy
trong phần Di truyền học (Sinh học 12).
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận và khuyến nghị
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1. Cơ sở lý luận của đề tài
1. 1. 1. Các con đường nhận thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, con đường biện chứng của quá trình nhận thức
chân lí là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Trong đó, trực quan sinh động bao gồm cảm giác và tri giác (nhận thức cảm tính), còn tư duy
trừu tượng bao gồm tư duy và tưởng tưởng (nhận thức lí tính).
1. 1.2. Một số lý thuyết về học tập
Có ba trường phái tâm lý cơ bản đã góp phần vào Lý thuyết học tập. Mỗi trường phái
xem xét việc học từ góc độ khác nhau, nhưng chúng bổ trợ cho nhau (hơn là mâu thuẫn nhau)
và giao thoa nhau trong thực tiễn: Trường phái nhận thức, Trường phái hành vi và Trường
phái nhân văn
1.1.3. Dạy học khái niệm
Khái niệm là sản phẩm tâm lý, là hiện tượng tinh thần do con người phản ánh những
thuộc tính bản chất chung của sự vật hiện tượng cùng loại tạo nên nội dung của khái niệm.
Bản chất của khái niệm là những năng lực thực tiễn của con người được kết tinh, khái quát và
gửi vào đối tượng
Một khái niệm với tư cách là sản phẩm tâm lý có 3 hình thức tồn tại cơ bản (Hình thức vật
chất, Hình thức “mã hoá” và Hình thức tinh thần). Tương ứng với ba hình thức tồn tại khái
niệm, có ba hình thức hành động học tập (Hình thức hành động vật chất trên vật thật, hình
thức hành động với lời nói và các hình thức “mã hóa” khác và Hình thức hoạt động tinh
thần).
Cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm có 6 khâu (Làm nảy sinh nhu cầu nhận
thức ở học sin, Tổ chức cho học sinh hành động để phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính
5
cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu, các thuộc tính đó Giúp học sinh chỉ ra những nét
bản chất của khái niệm; Đưa những dấu hiện bản chất đó và logic của chúng vào định nghĩa.,
Đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm mà người học đã học được, Luyện tập
vận dụng khái niệm đã nắm được)
1.1.4. Sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học
Bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được
đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về
toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập
được đưa ra”.
1.1.4.3. Những yêu cầu khi xây dưng bài tập
a) Bài tập phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học
b) Bài tập phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của học sinh
1.4.3.3. Bài tập cần có tính logic, hệ thống
1.4.3.4. Bài tập phải đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh
1.1.5. Thiết kế và sử dụng graph trong dạy học
Lý thuyết hệ thống là một luận thuyết nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo
một quan điểm toàn vẹn.
Tiếp cận cấu trúc - hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ toàn vẹn, phát
triển động, là cách phát hiện ra lôgic phát triển của đối tượng từ lúc sinh ra đến lúc trở thành
một hệ toàn vẹn.
Xây dựng graph dạy học phải thực hiện theo nguyên tắc cơ bản của lý thuyết hệ thống.
Xác định các đỉnh của một graph trong một hệ thống mang tính lôgic khoa học, từ đó thiết lập
các mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc trong một tổng thể.
1.1.5.2 Cơ sở của việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học
Sử dụng graph trong dạy học thực chất là hành động mô hình hoá, tạo ra các đối tượng
nhân tạo tương tự về một mặt nào đó với đối tượng hiện thực để tiện cho việc nghiên cứu.
Theo lý thuyết thông tin, quá trình dạy học tương ứng với một hệ thống thông báo
gồm 3 giai đoạn là truyền và nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ và vận dụng thông tin. [4]
Thông tin giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh và các
phương tiện dạy học được truyền qua các kênh thị giác có năng lực truyền tải thông tin nhanh
nhất, hiệu quả nhất.
Graph có tác dụng mô hình hoá các đối tượng nghiên cứu và mã hoá các đối tượng đó
bằng một loại ngôn ngữ vừa trực quan, vừa cụ thể. Vì vậy, có tác dụng nâng cao hiệu quả
truyền thông tin.
6
Nhờ các graph mã hoá thông tin theo những hệ thống lôgic hợp lý, làm cho việc xử lý
thông tin nhanh và hiệu quả hơn.
Graph sẽ giúp học sinh ghi nhớ một cách khoa học và vận dụng kiến thức một cách
linh hoạt.
1.1.5.3. Các nguyên tắc xây dựng graph dạy học
- Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học
- Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
- Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học
1.1.5.4. Vai trò của graph trong dạy học
a) Sử dụng graph để hệ thống hoá khái niệm
b) Sử dụnggraph để cấu trúc hoá nội dung tài liệu giáo khoa
c) Sử dụng graph trong việc hướng dẫn học sinh tự học
1. 1.6. Sử dụng bảng biểu trong dạy học Sinh học.
Bảng biểu là một công cụ dạy học có nhiều ưu điểm. Nếu như graph - sơ đồ, đồ thị
thường chỉ thể hiện được bề nổi của nội dung, chỉ thể hiện được mối liên hệ giữa các khái
niệm mà không thể hiện được chi tiết thì bảng biểu lại khắc phục được các thiếu sót đó.
Trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng chúng ta cần chú ý tới việc
thiết kế và sử dung cả hai phương pháp trên kết hợp với các phương pháp, phương tiện khác
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Đặc trưng của môn Sinh học
Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sống, rất đa dạng, phong phú. Sinh
học không chỉ nghiên cứu các mối quan hệ trong thế giới sống, mà còn nghiên cứu mối
quan hệ giưa thế sống và môi trường bên ngoài. Sinh học còn là bộ môn khoa học thực
nghiệm. Càng về sau, Sinh học phát triển mạnh về trình độ tổng hợp – hệ thống và có sự
thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các nguyên lý, phương pháp nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác. Sinh học vừa phân hóa thành nhiều chuyên ngành nhỏ, vừa hình
thành những lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, gian ngành.
1.2..2. Định hướng đổi mới giáo dục và đặc điểm chương trình và sách giáo khoa
Sinh học Trung học phổ thông
Thực chất của của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động
7
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến
những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Kiến thức Sinh học trong chương trình Trung học phổ thông được trình bày theo các
cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn
Chương trình thể hiện theo mạch nội dung.
Di truyền là sự liên hệ hoàn chỉnh từ cấp độ phân tử (ADN), tế bào (NST) đến cơ thể
(sự biểu hiện của các tính trạng).
1.2. 3. Thực trạng của việc dạy học môn Sinh học ở trường Trung học phổ thông
Phần lớn giáo viên Sinh học chưa biêt cách tổ chức củng cố bài học một cách hiệu
quả. Chính vì vậy, trong khâu củng cố bài học, học sinh thường rơi vào trạng thái thụ
động, thiếu sáng tạo.
CHƢƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU CỦNG CỐ BÀI HỌC
PHẦN DI TRUYỀN HỌC (SINH HỌC 12)
2.1. Sử dụng graph trong khâu củng cố bài học
Trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 12 nói riêng, việc sử dụng
Graph trong khâu củng cố kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương hay toàn bộ chương trình có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
2.1.1. Sử dụng graph trong việc hệ thống hóa kiến thức
Graph dạy học được thiết kế dựa trên quan điểm cấu trúc - hệ thống.
Ví dụ: Củng cố nội dung “Các loại biến dị ở sinh vật”.
Mức độ thứ nhất: Giáo viên đưa ra các graph khuyết thiếu hoặc các graph không có
chú thích (graph câm) và yêu cầu học sinh điền thông tin đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cung
cấp các đỉnh của graph và yêu cầu học sinh thiết lập mối quan hệ giữa các đỉnh.
Mức độ thứ hai: Học sinh xây dựng graph do giáo viên định hướng
Mức độ thứ 3: Học sinh tự lập graph nội dung
2.1.2. Sử dụng graph để rèn kỹ năng cho học sinh
2.1.2.1. Sử dụng graph để rèn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
2.1.2.3. Sử dụng graph để rèn kỹ năng làm việc nhóm
2.1.3. Nguyên tắc xây dựng Graph trong dạy học Sinh học
8
Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học.
- Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
- Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học
2.1.4. Một số lưu ý khi sử dụng Graph trong dạy học Sinh học lớp 12
Không thể dùng Graph để thay thế các phương tiện dạy học khác (tranh vẽ, mô hình, video,
thí nghiệm…) mà cần phải kết hợp Graph với các phương tiện dạy học trực quan khác nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
Khi sử dụng Graph trong dạy học, có thể có tình trạng học sinh ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc, không hiểu bản chất mà chỉ thấy được các mối quan hệ bên ngoài. Để khắc phục tình
trạng đó, giáo viên cần tăng cường các câu hỏi kích thích tư duy và yêu cầu học sinh trình bày nội
dung kiến thức dựa vào Graph. Điều đó, không chỉ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề, xác
định được mối liên quan giữa các thành phần cấu tạo nên đỉnh của Graph, mà còn rèn luyện cho
học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt.
Không phải bất cứ nội dung kiến thức nào cũng có thể Graph hoá. Do dó, tránh sa đà vào
việc thiết kế Graph và sử dụng Graph một cách tràn lan.
Nội dung trình bày trong Graph phải là nội dung chính xác, đảm bảo độ tin cậy về kiến thức.
Tuy nhiên, độ rộng của kiến thức phụ thuộc vào đối tượng tiếp nhận kiến thức đó.
2.2. Sử dụng bài tập trong khâu củng cố bài học
Việc sử dụng dạng bài tập trong khâu củng cố bài học sẽ khắc phục được những hạn
chế về thời lượng của phần giảng lý thuyết trên lớp. Bởi vì, trong thời gian một tiết học với
nhiều đối tượng học sinh ở các trình độ khác nhau, người dạy sẽ gặp khó khăn trong việc
giúp học sinh hiểu thấu đáo mọi vấn đề.
2.2.1. Phân tích nội dung kiến thức cơ bản phần Di truyền học (Sinh học 12) để thiết
kế bài tập
2.2.1.1. Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền
Mối quan hệ về cấu tạo giữa ADN, ARN và Protein có thể được biểu diễn bàng sơ đồ
sau:
Sơ đồ trên thể hiện cơ chế hoá học của hiện tượng di truyền.
2.2.1.2. Quy luật phân ly
2.2.1.3. Quy luật phân ly độc lập
2.2.1.4. Hiện tượng tác động qua lại giữa các gen
Gen mARN Protein
Sao mã Giải mã
9
2.2.1.5. Hiện tượng liên kết gen
2.2.1.6. Di truyền liên kết với giới tính
2.2.1.7. Di truyền theo dòng mẹ
2.2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập trong khâu củng cố bài học
Ví dụ 1
Một gen có chiều dài 10200A0
a. Xác định số nucleotit từng loại của gen, nếu A - G = 15% số nucleotit của
gen.
b. Xác định số liên kết hidro trong gen và số liên kết photphoeste giữa các
nucleotit trên của gen .
c. Tính số axit amin tham gia giải mã để tổng hợp một chuỗi polipeptit được mã
hoá từ gen trên?
d. Xác định số phân tử nước được giải phóng trong cả quá trình sinh tổng hợp
protein từ phân tử mARN nói trên, nếu trên phân tử mARN đó có 8 riboxom
cùng hoạt động không lặp lại
Hình 2.17: Mối quan hệ về số lượng các thành phần của ADN, mARN và chuỗi polypeptit
trongquá trình sinh tổng hợp Protein
Dựa trên sơ đồ này, người dạy có thể sáng tạo ra nhiều dạng bài tập khác để giúp
người học xác định được mối liên quan giữa ADN, ARN và chuỗi polypeptit. Yêu cầu của bài
tập đối với người học cũng rất phong phú.
Ví dụ 1: Đem tiến hành lai phân tích cơ thể dị hợp tử 3 cặp gen, các gen nằm trên NST
thường.
mARN
…
…
Sè aa trong chuçi
Polipeptit sau khi
®•îc tæng hîp
xong
…
aa1 aa2 aan-1 aan …
Met aa1 aa2 aan-1 aan …
… Met aa1 aa2 aan-1
11--------
-111111
aan
Gen
Axit amin më ®Çu
Metionin t¸ch khái
chuçi polypeptit
Sè aa tham gia
dÞch m·
10
a. Viết sơ đồ lai
b. Xác định kiểu hình có thể có
Để giải quyết được bài tập trên, đòi hỏi học sinh phải nắm được kiến thức toàn bộ các
quy luật va hiện tượng di truyền
Để giúp cho học sinh dễ dàng tổng kết, củng cố giáo viên có thể xây dựng sơ đồ về các
quy luậ và hiện tượng di truyền (Hình 2.18)
Người dạy sử dụng trên sơ đồ trên để hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai cho từng
trường hợp cụ thể.
Cơ chế tự nhân đôi của ADN là một trong những kiến thức khá phức tạp. Tuy vậy, vấn
đề sẽ trở thành đơn giản hơn, nếu các em làm các bài tập củng cố:
Ví dụ: Một gen tái bản n lần liên tiếp. Hãy xác định trong quá trình tái bản của nó:
a. Bao nhiêu gen con có hai mạch đơn được tổng hợp từ những nucleotit tự do lấy từ
môi trường nội bào?
b. Bao nhiêu gen con có một mạch đơn được tổng hợp từ những nucleotit tự do lấy từ
môi trường nội bào?
c. Bao nhiêu gen con không có mạch đơn mới được tổng hợp từ những nucleotit tự do
lấy từ môi trường nội bào?
Để giải được bài tập này, học sinh phải vận dụng được kiến thức đã học ở 3 cấp độ
khác nhau:
- Nhớ được cơ chế của quá trình tự sao của ADN (Quá trình tự sao chép của ADN theo
nguyên tắc bán bảo tồn…)
- Qua việc nhớ được cơ chế của quá trình tự sao của ADN, học sinh có thể xác định
được số lượng phân tử ADN con được hình thành, số