Khoảng cách trong tiếp nhận văn chương là một hiện tượng phổ biến
trong đời sống văn học, nó tồn tại không chỉ ở những độc giả bình thường mà có
cả ở những độc giả có trình độ cao. Khoảng cách đó biểu hiện ở nhiều phương
diện khác nhau: giữa bạn đọc với tác phẩm; giữa bạn đọc với bạn đọc; giữa các
nhà nghiên cứu, phê bình với nhau và khoảng cách đó còn có ở chính bản thân
mỗi bạn đọc. Vấn đề là khoảng cách tiếp nhận ấy lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào
các yếu tố như: tâm lý, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh
sống. Trong dạy học tác phẩ m văn chương, việc xác định được khoảng cách tiếp
nhận ở học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, công việc đó
giúp người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để từ đó đề ra
những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông .
106 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - Văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------
NGUYỄN NGỌC THỦY
“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá
ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - Năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------
NGUYỄN NGỌC THỦY
“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá
ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuy ên ng ành: Lý luận phương pháp dạy học V ăn
Mã số : 60 14 10
Thái Nguyên - Năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2. Lịch sử vấn đề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
5. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
6. Giả thuyết khoa học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
7. Cấu trúc luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM
VĂN CHƢƠNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
13
1.1 Lý thuyết tiếp nhận văn học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá.. . . . 15
1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 17
Chƣơng 2. KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC
SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN
“MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
41
2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc
miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . . .
41
2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác
phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi . .
49
2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 2
sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 57
2.3.1 Biện pháp 1. Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh
trước khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. . . . . . . .. .
57
2.3.2 Biện pháp 2. Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa Hà Nội
cho học sinh dân tộc miền núi khi dạy học “Một người Hà Nội” .
58
2.3.3 Biện pháp 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh khi
dạy học “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . .
63
2.3.4 Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học
sinh dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội. . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . .
66
2.3.5 Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học
sinh tìm hiểu về hình tượng tác giả trong “Một người Hà Nội” . . .
67
Chƣơng 3 . THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . 71
3.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.1.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 71
3.1.2 Giải thích thiết kế. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
3.2 Dạy thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.2.1 Mục đích thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.2.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . 92
3.2.3 Kết quả thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . 93
PHẦN KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Khoảng cách trong tiếp nhận văn chương là một hiện tượng phổ biến
trong đời sống văn học, nó tồn tại không chỉ ở những độc giả bình thường mà có
cả ở những độc giả có trình độ cao. Khoảng cách đó biểu hiện ở nhiều phương
diện khác nhau: giữa bạn đọc với tác phẩm; giữa bạn đọc với bạn đọc; giữa các
nhà nghiên cứu, phê bình với nhau và khoảng cách đó còn có ở chính bản thân
mỗi bạn đọc. Vấn đề là khoảng cách tiếp nhận ấy lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào
các yếu tố như: tâm lý, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh
sống. Trong dạy học tác phẩm văn chương, việc xác định được khoảng cách tiếp
nhận ở học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, công việc đó
giúp người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để từ đó đề ra
những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông .
1.2 Đất nước ta là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em sinh sống
trên khắp mọi miền của tổ quốc kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau xa
xôi, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, một nét đẹp văn hoá riêng.
Điều kiện sinh sống và những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đã tạo nên nét
đặc trưng riêng biệt ở mỗi vùng, miền khác nhau. Sự khác nhau ấy còn thể hiện
giữa người miền núi với người miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người
dân tộc đa số, giữa bạn đọc - học sinh miền núi với bạn đọc - học sinh miền xuôi
khi tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên (nơi tôi đang giảng dạy môn
Ngữ văn) cho đối tượng học sinh là con em các dân tộc thiểu số vốn sinh sống ở
các tỉnh miền núi từ Hà Giang đến Quảng Trị. Các em được chiêu sinh về đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 4
học văn hoá phổ thông. Sau 3 năm học tập, với kiến thức tiếp thu được trên ghế
nhà trường, các em sẽ có vốn kiến thức phổ thông làm cơ sở cho việc tiếp tục
học tập trong các trường Công an để sau khi ra trường các em sẽ trở thành nguồn
cán bộ cốt cán cho việc bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới của tổ quốc.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy ở các em có một khoảng cách,
một khoảng trống khá lớn khi tiếp nhận tác phẩm văn học nghệ thuật, khoảng
cách này thể hiện rõ hơn trong quá trình chúng tôi hướng dẫn các em khám phá
vẻ đẹp của tác phẩm văn học viết về miền xuôi. Có những chi tiết tưởng như đơn
giản, dễ hiểu đối với nhận thức của học sinh miền xuôi thì lại vô cùng xa lạ, khó
hiểu đối với sự nhận thức của các em học sinh miền núi. Và càng khó hiểu, khó
tiếp nhận hơn đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi.Thực
tế đó đã thôi thúc chúng tôi - những giáo viên giảng dạy văn hóa trong một ngôi
trường đào tạo con em các dân tộc ở miền núi phía Bắc phải tìm cho được một
con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp.
Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách
lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải là trước hết chúng tôi “tự cứu lấy
mình”, tự tìm cho mình một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp để
dẫn dắt học sinh dân tộc thiểu số miền núi thâm nhập vào tác phẩm văn chương
viết về miền xuôi để cảm, để hiểu về nó một cách đầy đủ và sâu sắc. Mặt khác,
chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc
giúp các bạn đồng nghiệp thực thi có hiệu quả chương trình sách giáo khoa Ngữ
Văn 12 mới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông hiện nay cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số.
1.3 Nguyễn Khải là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Cả đời văn với hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại
cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ với một giá trị nhân sinh sâu sắc, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 5
đọc hôm nay nhớ về nhà văn Nguyễn Khải, trân trọng tài năng một nhà văn -
một người lính là ở phong cách một nhà văn có sở trường về những truyện ngắn,
một nhà văn luôn theo sát lịch sử dân tộc với những bước chuyển của thời đại để
viết, để ca ngợi con người.
Tìm hiểu về đời văn, đời người của nhà văn Nguyễn Khải thực tế đã có một
số công trình nghiên cứu và một số nhà sư phạm quan tâm. Đặc biệt là nghiên
cứu khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc - học sinh miền
núi như: nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ trung đại, nghiên cứu khoảng
cách tiếp nhận thơ kháng chiến của đối tượng là học sinh dân tộc miền núi...
nhưng nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận về truyện ngắn hiện đại đối với học
sinh là người dân tộc miền núi thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Đặc biệt
nghiên cứu Khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền
núi khi tiếp nhận một tác phẩm truyện hiện đại lại càng chưa có công trình nào
công bố.
Mặt khác, nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng có
một vài tác giả đề cập. Song, nghiên cứu sâu về dạy học tác phẩm “Một người
Hà Nội”- một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác từ sau
năm 1978 (tác phẩm mới được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn
12 - chương trình thực thi đại trà từ năm học 2008 - 2009) cho đối tượng học
sinh là người dân tộc thiểu số thì chưa có tác giả nào. Vì mới được đưa vào
chương trình nên tác phẩm có rất nhiều cách lí giải khác nhau, cách soạn giảng
của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh cũng khác nhau trong quá trình chiếm
lĩnh văn bản tác phẩm. Mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu khi còn đang có nhiều
bàn cãi, chúng tôi muốn đóng góp một tiếng nói của mình vào việc giải quyết
những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi thực thi chương trình mới.
2. Lịch sử vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 6
Nghiên cứu về vấn đề dạy học văn ở miền núi, đặc điểm cảm thụ của học
sinh dân tộc thiểu số miền núi đã có một số người quan tâm. Đặc biệt là những
công trình của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nơi đào
tạo đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho các tỉnh miền
núi Việt Bắc và Tây Bắc của tổ quốc. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng
thành, nhà trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các
tỉnh miền núi. Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các tạp chí
của các tác giả như:
- Dạy văn và học văn ở miền núi (Đề tài nghiên cứu cấp trường) của 2 tác
giả Trần Thế Phiệt - Vi Hồng, 1990 - 1991.
- Vài nhận xét về đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi,
tạp chí NCGD, số 9/1991 của tác giả Phùng Đức Hải.
- Dạy và học văn ở miền núi, tạp chí Văn học số 2/1992 của tác giả Vi
Hồng.
- Từ những bài thi vào đại học 1993 ta biết được những gì về dạy và học
văn ở miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, tạp chí Văn học tháng 3/ 1993.
- Dạy và học thơ cổ ở trường cấp II - III miền núi của hai tác giả Phạm
Luận - Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 1994.
- Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi của tác giả
Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục,1997.
- Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt
Nam 1946 - 1954 ở học sinh Trung học phổ thông miền núi (Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị Mai Hương, năm 2002.
Nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn
Nguyễn Khải đã có những tác giả đề cập đến như cuốn:
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ chuẩn) do Giáo sư Phan Trọng
Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 7
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ nâng cao) do Giáo sư Trần Đình Sử
tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Nâng cao) của tác giả Hoàng Hữu Bội,
NXB Giáo dục, 2008.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên,
NXB Giáo dục, 2008.
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập II của Tác giả Nguyễn Khắc Đàm -
Nguyễn Lê Huân, NXB Hà Nội, 2008.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II của tác giả Nguyễn Văn Đường,
NXB Hà Nội, 2008.
- Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Kim Phong,
NXB Giáo dục, 2008.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thì công trình của tác giả
Hoàng Hữu Bội “Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền
núi”, NXB Giáo dục, 1997 được đánh giá là một công trình khoa học có tính
thực tiễn cao. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và với tâm huyết của
một nhà giáo luôn trăn trở cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở miền núi, tác giả đã
đi sâu tìm hiểu từ trong thực tế dạy học văn ở các nhà trường Trung học phổ
thông miền núi để phát hiện ra những khó khăn trở ngại mà học sinh miền núi
gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật. Từ đó, tác
giả đề xuất những biện pháp hữu hiệu có tính khả thi và tìm ra con đường dẫn
dắt học sinh miền núi khám phá thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương
đó là:
1. Giải tỏa tâm lí mặc cảm khép kín ở học sinh miền núi.
2. Giúp học sinh miền núi vượt qua hàng rào ngôn ngữ.
3. Giúp học sinh miền núi rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 8
4. Tăng cường rèn luyện tư duy văn học cho học sinh miền núi.
5. Tăng cường khả năng tác động của văn chương đối với chủ thể tiếp nhận
bằng các biện pháp đặc thù của giảng dạy văn học.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu: “Những biện pháp hạn chế khoảng
cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh trung học
phổ thông miền núi” (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị
Mai Hương, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2002 cũng đã đề cập đến
khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh trung học phổ thông ở miền
núi của tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về tiếp
nhận văn học và đặc điểm của thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954
làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát hiện ra khoảng cách tiếp nhận của học sinh
về thơ kháng chiến Việt Nam, qua khảo sát thực tế cảm thụ và tiếp nhận của học
sinh, tác giả phát hiện được những khoảng cách tiếp nhận đó ở học sinh là:
- Khoảng cách về ngôn ngữ.
- Khoảng cách về lịch sử - văn hóa
- Khoảng cách giữa chủ thể trữ tình với sự cảm nhận của học sinh miền núi.
Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận thơ
kháng chiến ở học sinh Trung học phổ thông miền núi đó là:
1. Nuôi dưỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi đối với thơ
kháng chiến.
2. Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận thơ kháng chiến của
học sinh miền núi.
3. Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về lịch sử và văn hoá miền xuôi.
Đồng thời, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta.
4. Giúp học sinh miền núi cảm nhận được vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong
thơ kháng chiến Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 9
Cuối cùng, với 2 thiết kế thể nghiệm là bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng và bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tác giả Lý Thị Mai
Hương đã thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra trong luận văn.
Một số bài viết khác được đăng trên tạp chí, tuỳ vào từng góc độ, từng khía
cạnh mà mỗi tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể, song nhìn chung các tác
giả đều nêu lên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc miền núi, những khó
khăn của việc dạy học văn ở các nhà trường miền núi... Mỗi cách nhìn khác
nhau, thành công và hạn chế cũng khác nhau nhưng mỗi vấn đề được các tác giả
đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn
đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay.
Vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ của luận văn này là sự kế tiếp
thành tựu của các công trình khoa học đi trước, đồng thời luận văn đi sâu nghiên
cứu cụ thể về khoảng cách lịch sử - văn hoá và những khó khăn trở ngại mà học
sinh dân tộc miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận một truyện ngắn hiện
đại viết về miền xuôi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc
thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”
- Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách về lịch sử - văn hoá ở đối
tượng học sinh này nhằm dạy học có hiệu quả truyện ngắn “Một người Hà Nội”
cho học sinh các dân tộc miền núi
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, người nghiên cứu có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng
tác, nhất là những sáng tác trong thời kì đổi mới (từ năm 1978 về sau), trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 10
chú trọng đến những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
- Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc
miền núi khi học tập tác phẩm đó.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở
học sinh các dân tộc thiểu số miền núi trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn
“Một người Hà Nội”.
- Kiểm chứng bằng thiết kế thể nghiệm và dạy thực nghiệm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những khoảng cách lịch sử - văn hoá mà học sinh
dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc thiểu
số miền núi đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên khi
học truyện ngắn “Một người Hà Nội” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn
hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà
Nội” của nhà văn Nguyễn Khải” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau
5.1 Phƣơng pháp tổng hợp lí luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm tìm hiểu những cơ sở lí luận
về truyện ngắn, đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải ở hai giai đoạn sáng tác,
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 11
và đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh miền núi qua các công trình đã được
công bố.
5.2 Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để chúng tôi xử lí số liệu thu thập
được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm.
5.3 Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phát hiện những khoảng cách lịch
sử - văn hoá ở học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện
ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
5.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong quá trình tiến hành xây
dựng thiết kế bài học và tổ chức dạy thực nghiệm tại trường Văn hoá I - Bộ
Công an - Tỉnh Thái Nguyên.