Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, nước ta đã có chủ trương mở cửa kinh tế với các nước trên thế giới. Các loại hàng hóa đã được xuất khẩu và nhập khẩu nhiều hơn ( kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng theo các năm). Nước ta là một nước đang phát triển nên thế mạnh xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như hàng dệt may, giầy dép. Và nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng, các mặt hàng kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị, công nghệ mới. để phục vụ cho sản xuất, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh quá trình hội nhập với nề kinh tế thế giới, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu thì chung ta sẽ hiểu biết hơn về các nước mà chung ta giao dịch.
Trong các mặt hàng nhập khẩu hiện nay của nước ta có một số mặt hàng chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Như mặt hàng sắt thép nhập khẩu vừa qua đã tăng lên gấp 1,5 lần, trước đó khoảng một năm chúng ta vẫn còn đang ứ đọng rất nhiều thép trong các nhà máy sản xuất thép. Với lý do này em đã quyết định chọn công ty Thanh Bình HTC để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Công ty Thanh Bình HTC là chuyên nhập khẩu các mặt hàng thép công nghiệp về để phân phối và chế biến cho thị trường trong nước. Như vậy công ty vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại vừa hoạt động sản xuất các sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó em đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: “một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá tại công ty thanh bình htc.”
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá ở công ty Thanh Bình HTC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục bảng biểu
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Bình HTC.
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 2001- 2003).
- Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu.
Bảng 3: Thị trường nhập khẩu của công ty.
- Bảng 4: Thị phần của công ty theo miền ở Việt Nam.
- Bảng 5: Doanh thu của Hai công ty.
lời nói đầu.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, nước ta đã có chủ trương mở cửa kinh tế với các nước trên thế giới. Các loại hàng hóa đã được xuất khẩu và nhập khẩu nhiều hơn ( kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng theo các năm). Nước ta là một nước đang phát triển nên thế mạnh xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như hàng dệt may, giầy dép... Và nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng, các mặt hàng kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị, công nghệ mới... để phục vụ cho sản xuất, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh quá trình hội nhập với nề kinh tế thế giới, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu thì chung ta sẽ hiểu biết hơn về các nước mà chung ta giao dịch.
Trong các mặt hàng nhập khẩu hiện nay của nước ta có một số mặt hàng chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Như mặt hàng sắt thép nhập khẩu vừa qua đã tăng lên gấp 1,5 lần, trước đó khoảng một năm chúng ta vẫn còn đang ứ đọng rất nhiều thép trong các nhà máy sản xuất thép. Với lý do này em đã quyết định chọn công ty Thanh Bình HTC để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Công ty Thanh Bình HTC là chuyên nhập khẩu các mặt hàng thép công nghiệp về để phân phối và chế biến cho thị trường trong nước. Như vậy công ty vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại vừa hoạt động sản xuất các sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó em đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: “một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá tại công ty thanh bình htc.”
Chương I: Những vấn đề chung về nhập
khẩu hàng hoá.
1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của nhập khẩu hàng hoá.
Khái niệm nhập khẩu.
* Khái niệm: Nhập khẩu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác, trong giao dịch dùng ngoại tệ của một nước hay một ngoại tệ mạnh trên thế giới để trao đổi.
* Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán quốc tế, nó là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp và có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế hoạt động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có thể gây những hậu quả do tác động với cả hệ thống kinh tế bên ngoài, mà một quốc gia tham gia nhập khẩu không thể khống chế được.
Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau. Từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, giao dịch, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi nhận hàng hoá và thanh toán. Các khâu, các nhiệm vụ phải được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình mong muốn.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau. Với đặc điểm thị trường rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một nước hoặc cả hai,và các quốc gia khác nhau khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu phải tuân theo những phong tục tập quán của địa phương, và các thông lệ quốc tế.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phậm vi rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc trên nhiều quốc gia khác trên thế giới, và có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên moi lĩnh vực, có thể hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng hay là các tư liệu sản xuất, các máy móc thiết bịvà cả công nghệ kỹ thuật cao. Nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia nhập khẩu.
1.1.2. Chức năng của nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân thông qua việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng những khả năngvà lợi thế so sánh của phân công lao động quốc tế, năng lực của các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động nhập khẩu khai thác năng lực và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn, lao động… của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng trong nước phát triển. Trên cơ sở đó nền sản xuất trong nước tiếp thu được tiến bộ về khoa học công nghệ của thế giới, và được sử dụng những hàng hoá, dịch vụ vừa tốt vừa rẻ.
Hoạt động nhập khẩu làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động nhập khẩu góp phần làm cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhành, cân đối và đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Hoạt động nhập khẩu giúp cho các nước đang phát triển đảy nhanh quá trình liên kết kinh tế, mở rộng thị trường và bạn hàng. Góp phần vào sự ổn định nền kinh tế và chính trị trong nước.
Hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: thông tin liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế, du lịch… được mở rộng, các chính sách hợp tác và đầu tư quốc tế cũng phát triển.
Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện các nước khác sẽ chú ý đến làm cho nền sản xuất phát triển, thu hút đầu tư có điều kiện cân đối xuất nhập khẩu, tiến tới xuất siêu.
Vai trò của nhập khẩu hàng hoá.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, nó tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, và đời sống nhân dân( thông qua tiêu dùng hàng nhập khẩu). Thông qua nhập khẩu sẽ tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho quá trình sản xuất, và người dân được tiêu dùng các sản phẩm mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Hoạt động nhập khẩu có những vai trò chủ yếu sau đây:
+ Đối với nền kinh tế thế giới:
- Thông qua hoạt động nhập khẩu các quốc gia trên thế giới có điều kiện hiểu rõ về phong tục tập quán, văn hoá chính trị … về nhau hơn. Qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập hoá nền kinh tế giữa các nước, khai thác triệt để về lợi thế so sánh của nước mình và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên một cách hợp lý hơn.
- Hoạt động nhập khẩu sẽ kích thích việc sản xuất và tiêu dùng trong mỗi nước phát triển hơn. Làm cho khối lượng hàng hoá và nhu cầu trong nề kinh tế thế giới tăng lên, từ đó mức sông của người dân được nâng cao.
- Từ hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các nước kém phát triển hoặc đang phát triển có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tiếp thu được các thành tựa khoa học kỹ thuật. Phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
- Hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh hơn. Làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễm ra trên toàn thế giới. Tao uy tín cho mỗi quốc gia thành viên được nâng cao. Các hoạt động đối ngoại khác như bảo hiểm, du lịch, dịch vụ thương mại cũng phát triển nhanh chóng.
+ Đối với nền kinh tế VIệt Nam:
Nước ta là một nước đang phát triển do đó nhập khẩu hnàg hoá là một tất yếu để phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế, và đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy hoạt động nhập khẩu có một vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam:
- Nhập khẩu các thiết bị xây dựng sẽ giúp cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được rút ngắn thời gian và công sức. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế với các dây truyền trang thiết bị hiện đại, thông qua nhập khẩu các thiết bị hiện đại sẽ làm cho đội ngũ lao động của nước ta nâng cao tay nghề và kiến thức, các nhà quẩn lý có điều kiện trao dồi những kiến thức về trình độ và công tác quản lý.
- Nhập khẩu hàng hoá sẽ làm đa dạng các mặt hàng và chủng loại hàng hoá, người tiêu dùng sẽ lựa chọn được những hàng hoá phù hợp với thu nhập của mình. Qua đó sẽ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá thiếu hụt trong nước do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ hoặc chưa sản xuất được.
- Nhờ nhập khẩu mà ngành sản xuất trong nước sẽ đào thải được các đơn vị có năng lực sản xuất yếu kém không có sức cạnh tranh. Thông qua hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới cả công nghệ và cách quản lý để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và dần dần tiến tới xuất khẩu.
- Nhập khẩu sẽ tao cơ hội cho nước ta mở rộng được quan hệ ngoại giao với các nước khác. từ đó tranh thủ sự ủng hộ của họ để phát triển kinh tế của mình.
+ Đối với các doanh nghiệp:
- Thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức canh tranh của sản phẩm nội địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm đước việc làm, đời sông cán bộ công nhân được nâng cao.
- Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quôc tế rất phức tạp vì có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ… Điều đó lam,f nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp.
- Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép công ty xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đòi sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh.
- Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuaqát phát từ lợi ích cuảe cả hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực.
Như vậy nhập khẩu có ý nghiã quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nó tồn tại như là một nhu cầu cần thiết
1.2. Các hình thức của hoạt động nhập khẩu.
1.2.1. Nhập khẩu thông thường(nhập khẩu trực tiếp).
Khái niệm: Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng hoá dịch vụ mà không qua tổ chức trung giam nào.
Đặc điểm:
Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí và rủi ro, trách nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó.
doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ về thuế liên quan đến hàng hoá nhập khẩu về.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu dược cao hơn nhiều so với các hình thức nhập khẩu khác. doanh nghiệp nhập khẩu là người bán hàng trực tiếp cho khách hàng trong nước, vì vậy hàng hoá nhập khẩu về phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp thì doanh nghiệp mới có thu được lãi cao.
1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác.
Khái niệm: nhập khẩu uỷ thác là hạot động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng lại không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp, nên phải uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch tiến hành nhập khẩu theo yêu cậu của mình. Bên uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên đi uỷ thác và nhận được nhận một khoản thu lao gọi là phí uỷ thác.( Nói cách khác nhập khẩu uỷ thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu ).
Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác:
- Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, nghiên cứu thị trường…của hàng hoá nhập khẩu mà chỉ đóng vai trò làm đại diện bên uỷ thác giao dịch với nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng. Và phải thay mặt bên uỷ thác khiếu nại( nếu có), đòi bồi thường nếu bị tổn thất.
Bên uỷ thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chon mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí liên quan.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí uỷ thác chứ không được tính doanh thu và không phải chịu thuế doanh thu.
Khi nhập khẩu uỷ tác thị doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng là hợp đồng ngoại thương giữa doanh nghiệp với đối nước ngoài và một hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp uỷ thác.
Hình thức nhập khẩu uỷ thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấ, trách nhiệm ít, người đứng ra nhập khẩu phải chịu tránh nhiệm cuối cùng, không cần bỏ vốn, nhận tiền phí uỷ thác nhanh và ít thủ tục. Nhưng phí uỷ thác không cao.
Quy định của chính phủ Việt Nam về nhập khẩu uỷ thác:
Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
việc uỷ thác nhập khẩu và việc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu phải có điều kiện do bộ thương mại hướng dẫn cụ thể.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia kí kết thoả thuận.
1.2.3. Nhập khẩu liên doanh.
Khái niệm: nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp kỹ năng để giao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu,thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cung chia lỗ cùng chịu.
Đặc điểm:
So với nhập khẩu thông thường thì nhập khẩu liên doanh giúp cho doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn vì mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên cũng tăng lên theovốn góp. Việc phân chi chi phí các loại thuế theo tỷ lệ góp vốn, lỗ lãi tuỳ theo hai bên phân chia.
Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhập hàng về sẽ được tính kim nghạch nhập khẩu nhưng hki dưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ góp vốn à chịu thuế doanh thu trên số hàng đó.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện hai hợp đồng một là hợp đồng mua hàng với nước ngoài một là hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác.
1.2.4. Nhập khẩu đổi hàng.
Khái niệm: nhập khẩu đổi hàng là một phương pháp trao đổi hàng hoá, trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán cũng đồng thời là người mua,lượng hàng trao đi và lượng hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Mục đích của hoạt động nhập khẩu đổi hàng là không chỉ có lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu mà còn để xuất khẩu hàng có lãi.
Đặc điểm:
Hàng nhập khẩu và xuất khẩu có sự cân bằng về giá trị hàng giao dịch và cân bằng về điều kiện giao hàng.
Doanh nghiệp nhập khẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số cả trên hàng xuất nhập khẩu.
Hình thức của hợp đồng nhập khẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng một danh mục hàng hóa.
Trong trường hợp nhập khẩu đổihàng thường có điều kiện đảm bảo đối lưu. Sự đảm bảo này có thể được thực hiện bởi một trong những phương pháp: dùng thư tín dụng, dùng một tài khoản đặc biệt tại ngân hàng, dùng người thứ ba….
1.2.5. Nhập khẩu tái xuất.
Khái niệm: nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào trong nước nhưng không phả để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước khác nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, những hàng nhập khẩu này không qua chế biến ở nước tái xuất. Nhưvậy nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia đó là nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất.
Đặc điểm:
Doanh nghiệp tái xuất phải thực hiện hai hợp đồng là mmọt hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu.
Doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất được tính kim ngạnh xuất khẩu và nhập khẩu doanh số bán tínhtrên giá trị hàng xuất khẩu và phải chịu tuế doanh thu.
Hàng hóa nhập khẩu không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thể chuyểnthẳng sang nước thứ ba nhưng trả tiền phải luôn là nước tái xuất thu tiền từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi nhuận từ việc tiền hàngthu nhanh trả chậm.
1.2.6. Nhập khẩu theo đơn nhập hàng
Khái niệm: nhập khẩu theo đơn đặt hàng là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi chi phí và rủi ro để nhập khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.
Đặc điểm:
Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo đúng đơn đặt hàng về tên hàng, số lượng,quy cách, chất lượng và điều kiện, thời gian giao hàng.
Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là: nhờ thu có chấp nhận, có cải tiến.
Với các hình thức nhập khẩu đa dạng như trên việc pá dụn hình thức nào cho hợp lý còn phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp nhập khẩu, nhu cầu trong nướ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Khái niệm, vai trò và các hình thức cạnh tranh:
-Khái niệm: Ngày nay các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh vầ coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sẹ phát triển mà cồn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo động lực phát triển. Do đó quan điểm cạnh tranh như sau: cạnh tranh là cuộc đấu gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cạnh tranh diễn ra ở mọi nơi và ở mỗi nơi một hình thái cạnh tranh lại có đặc điểm riêng và phạm vi riêng. Để hiểu được cạnh tranh chúng ta có thể tìm hiểu về khái niệm lợi thế cạnh tranh và môi trường cạnh tranh:
Lợi thế cạnh tranh : là một khái niệm cơ bản của quản lý chiến lược, việc tạo ra và giữ được nó là tất cả những gì quản lý chiến lược quan tâm. Lợi thế cạnh tranh là cái làm cho doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh như vậy để thu hút khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dễ bị soi mói bởi những hành động bắt chiếc của đối thủ. Bởi vì lợi thế cạnh tranh có nghĩa tồn tại những đối thủ cạnh tranh, do vậy chúng ta cần xem xết đến môi trường cạnh tranh để cảm nhận được lợi thế cạnh tranh được phát huy.
Môi trường cạnh tranh: có rất ít ngành trên lĩnh vực hoặc doanh nghiệp không phải đương đầu với một hình thức và mức độ cạnh tranh nào đó. Thực tế theo một số nhà nghiên cứu quản lý chiến lược đã mô tả môi trường cạnh tranh hiện nay là một môi trường siêu cạnh tranh,đố là một mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng.
Phân loại cạnh tranh.
+ Căn cứ vào mức độ tính chất cạnh tranh trên thị trường:
Cạnh tranh hoàn hảo: là có nhiều người mua ngươì bán độc lập với nhau sản phẩm là đồng nhất. Doanh nghiệp định giá cao hơn thì không bán được bất cứ thứ gì vì người mua sẽ mua của người khác. Vì thế doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hỏa không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát thị trường đối với sản phẩm của mình bán ra. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung của thị trường vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng, giá trên thị trường trong cạnhtỷanh hoàn hảo không có cạnh tranh giá cả.
Cạnh tranh độc quyền chỉ có một người mua và một người bán duy nhất, sản phẩm là độc nhất, chính sách của doanh nghiệp trong cạnh tranh độc quyền và định giá cao là sản lượng sản xuất ra ít. Tuy nhiên, không có nghĩa là nhà độc quyền có thểư định giá bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý của nhà nước mà độc quyền có thể định giá cao hay thấp để cuối cùng có thể thu được lợi nhuận tối đa. Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức cạnh tranh phi giá để thu hút khách hàng.
Độc quyền tập đoàn: Sản phẩm có thể giống hoặc khác nhau và chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hoặc hầu hết sản lượng. Tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành vi của doanh nghiệp này ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp khác. Nừu một doanh nghiệp giảm giá sẽ dẫn tới tình trạng phá giá, do