Một số giải pháp kích cầu về dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương ở thị trường Hà Nội

Hiện nay du lịch là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Đây được coi là một ngành công nghiệp không khói, và hàng năm thu hút hàng vạn du khách đến với nước ta, thu hút nhiều ngoại tệ. Kinh doanh nhà hàng ăn uống là một bộ không thể thiếu của ngành du lịch, sự phát triển của ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống đóng một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch vì nó mang lại việc làm cho người dân địa phương và đóng góp lớn vào thu nhập của ngành du lịch của đất nước. Thông qua du lịch, việc kinh doanh nhà hàng đã gián tiếp xuất khẩu tại chỗ những món ăn đồ uống mà không cần phải tốn thêm nhiều khoản phí như các ngành kinh tế khác. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái mạnh, thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực gây khó khăn và bất lợi cho công ty, giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của công ty là một trong những vấn đề rất cấp bách để duy trì sự ổn định và tăng trưởng. Trên thực tế thì công ty đã có các biện pháp cũng như đã thực hiện các công tác phân tích và đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm của công ty nhưng hiệu quả mang lại thực sự chưa cao do công ty chưa chú trọng vào công tác này, chưa có hẳn một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác này, bên cạnh đó thì công việc này lại không được thực hiện một cách thường xuyên. Chính vì vậy mà công tác phân tích cầu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cần phải được thực hiện tốt hơn nữa để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những thời cơ, khắc phục những hạn chế cũng như tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt hơn. Chỉ khi nào doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phân tích cầu và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể phản ứng 1 cách nhanh nhạy với biến động thị trường, đó là kết quả quan trọng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xuất phát từ thực tiễn và qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương mà em thấy được rằng cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng đề tài:“Một số giải pháp kích cầu về dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương ở thị trường Hà Nội” Nhằm đưa ra một số giải pháp kích cầu, củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương.

doc40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp kích cầu về dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương ở thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Ninh thị Hoàng Lan đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Thương Mại và Khoa Kinh Tế đã giảng dạy và đào tạo em trong suốt thời gian bốn năm em học tập và nghiên cứu tại trường. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Nguyễn Công Lập, giám đốc công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương,cùng các cô chú,anh chị trong công ty đã giúp đỡ em rất nhiều quá trình thực tập tại công ty và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày Lời cam kết Tên tôi là : Lò Đức Hoàn Sinh viên lớp : K41F4 Trường Đại Học Thương Mại Sinh ngày : 16/10/1984 Chuyên đề thực tập với đề tài: “Một số giải pháp kích cầu về dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương ở thị trường Hà Nội.” Giáo viên hướng dẫn : Ths.Ninh thị Hoàng Lan Bộ môn: kinh tế vi mô Nộp ngày: 17/04/2009 Tôi xin cam kết bài viết chuyên đề thực tập này là do bản thân tôi nghiên cứu và hoàn thành không sao chép của bất cứ ai,các số liệu trong bài viết là hoàn toàn có thực,không trích dẫn bất cứ nguồn tại liệu nào mà không ghi rõ nguồn gốc. Sinh viên Lò Đức Hoàn CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay du lịch là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Đây được coi là một ngành công nghiệp không khói, và hàng năm thu hút hàng vạn du khách đến với nước ta, thu hút nhiều ngoại tệ. Kinh doanh nhà hàng ăn uống là một bộ không thể thiếu của ngành du lịch, sự phát triển của ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống đóng một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch vì nó mang lại việc làm cho người dân địa phương và đóng góp lớn vào thu nhập của ngành du lịch của đất nước. Thông qua du lịch, việc kinh doanh nhà hàng đã gián tiếp xuất khẩu tại chỗ những món ăn đồ uống mà không cần phải tốn thêm nhiều khoản phí như các ngành kinh tế khác. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái mạnh, thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực gây khó khăn và bất lợi cho công ty, giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của công ty là một trong những vấn đề rất cấp bách để duy trì sự ổn định và tăng trưởng. Trên thực tế thì công ty đã có các biện pháp cũng như đã thực hiện các công tác phân tích và đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm của công ty nhưng hiệu quả mang lại thực sự chưa cao do công ty chưa chú trọng vào công tác này, chưa có hẳn một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác này, bên cạnh đó thì công việc này lại không được thực hiện một cách thường xuyên. Chính vì vậy mà công tác phân tích cầu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cần phải được thực hiện tốt hơn nữa để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những thời cơ, khắc phục những hạn chế cũng như tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt hơn. Chỉ khi nào doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phân tích cầu và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể phản ứng 1 cách nhanh nhạy với biến động thị trường, đó là kết quả quan trọng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xuất phát từ thực tiễn và qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương mà em thấy được rằng cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng đề tài:“Một số giải pháp kích cầu về dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương ở thị trường Hà Nội” Nhằm đưa ra một số giải pháp kích cầu, củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương. 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu cầu dịch vụ nhà hàng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Phân tích cầu để làm gì? Và tại sao lại phải phân tích cầu? Đó là các câu hỏi đặt ra và cần được giải quyết trong đề tài. Phân tích cầu nhằm mục đích là tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, nắm bắt được hành vi, thái độ phản ứng của người tiêu dùng khi có các biến động về giá của hàng hoá, biến động xảy ra đối với nền kinh tế vĩ mô, để từ đó doanh nghiệp xác định cho mình mục tiêu, lựa chọn cho mình các chiến lược kinh doanh phù hợp. Công tác phân tích cầu vô cùng quan trọng vì nếu như doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác này thì sẽ không thể có được các thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng phản ánh một cách tức thời và như vậy có thể sẽ dẫn đến việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh của mình sai lệch không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hoá của công ty và chắc chắn rằng lợi nhuận đem lại sẽ bị sụt giảm. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp kích cầu về dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương” là: - Làm rõ cơ sở lý luận về cầu, những yếu tố tác động đến cầu nhà hàng,dịch vụ ăn uống. - Phân tích thực trạng cầu dịch vụ nhà hàng tại địa bàn Hà Nội. - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ nhà hàng tại địa bàn Hà Nội. - Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công ty, kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ nhà hàng của công ty tại thị trường Hà Nội. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là cầu dịch vụ nhà hàng tại địa bàn Hà Nội, các giải pháp kích cầu dịch vụ nhà hàng cho công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương bằng cách nghiên cứu tình hình tiêu thụ, phân tích nhu cầu của thị trường tại địa bàn Hà Nội, đánh giá năng lực của công ty đồng thời đưa ra các biện pháp để kích cầu dịch vụ nhà hàng cho công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về giới hạn không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm kích cầu dịch vụ nhà hàng của công ty ở thị trường Hà Nội. - Về giới hạn thời gian, đề tài sử dụng số liệu được thu thập từ năm 2006-2008 và định hướng đến năm 2012 của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương. 1.4. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU Để bài viết có tính chính xác và tính thực tế cao,em sử dụng hai nguồn số liệu chính đó là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp: chủ yếu sử dụng các giáo trình chuyên môn như giáo trình kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học quản lý, giáo trình giới thiệu nghiệp vụ nhà hàng và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua. Nguồn dữ liệu sơ cấp:chuyên đề sử dụng kết quả của các phiếu điều tra khách hàng. Có 100 phiếu điều tra được phát ra và thu về 61 phiếu rồi tổng hợp bằng phần mềm SPSS thông qua đó đưa ra các giải pháp nhằm kích cầu dịch vụ nhà hàng . 1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mục lục, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, lời cam kết, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì chuyên đề được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Thực trạng hoạt động kích cầu dịch vụ nhà hàng tại công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương Chương 3: Các kết luận và một số giải pháp nhằm kích cầu dịch vụ nhà hàng của công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư Đông Dương 1.6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU VÀ KÍCH CẦU 1.6.1. Cầu và lượng cầu 1.6.1.1. Khái niệm Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định ( tất cả các yếu tố khác không đổi). Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố cơ bản cấu thành nên đó là khả năng và ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đó. Quy luật vận động của cầu : P tăng  Q giảm, thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu. Nhưng cầu không phải là nhu cầu, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau bởi vì nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người và mong muốn đó có thể không được thỏa mãn. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu được đảm bảo bằng một nguồn tiền tệ để có thể mua được số hàng hóa hay dịch vụ. Lượng cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Đường cầu là tập hợp tất cả các điểm thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu của một loại hàng hoá nào đó trong một khoảng thời gian nhất định ( giả sử các yếu tố khác không đổi ). Đồ thị 1: Đồ thị đường cầu 1.6.1.2. Các yếu tố tác động đến lượng cầu * Giá cả bản thân hàng hoá, dịch vụ Lượng cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó sẽ tuân theo luật cầu. Có nghĩa là khi giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng lên thì số lượng hàng hoá hay dịch vụ đó được cầu trong khoảng thời gian đã cho sẽ giảm xuống và ngược lại ( với giả định rằng các yếu tố khác không đổi ). * Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hoá hơn và ngược lại. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hoá cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu sẽ khác nhau. * Giá cả của các hàng hoá liên quan Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hoá mà nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hoá liên quan. Các hàng hoá liên quan này chia ra làm 2 loại: Hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. - Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Có nghĩa là khi giá của mặt hàng này tăng lên thì cầu đối với mặt hàng kia cũng tăng lên và ngược lại. - Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác. Tức là khi giá của hàng hoá này tăng lên thì cầu đối với hàng hoá kia sẽ giảm xuống và ngược lại. * Dân số Với mỗi mức giá, lượng cầu đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó tại thị trường đông dân cư sẽ lớn hơn thị trường ít dân cư hơn. Cho dù các yếu tố như thu nhập, thị hiếu và các yếu tố khác là như nhau thì điều này vẫn đúng bởi vì thị trường nào đông dân cư hơn sẽ tiêu dùng nhiều hơn về mặt hàng cụ thể nào đó. * Thị hiếu Thị hiếu có ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ. Như vậy thị hiếu là một yếu tố khác hẳn với các yếu tố khác của cầu. * Các kỳ vọng Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng ( sự mong đợi ) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hoá nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá của họ sẽ giảm xuống và ngược lại. * Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố đã nêu ra ở trên thì còn có các yếu tố khác như: khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, các chính sách của chính phủ, quảng cáo… cũng tác động đến lượng cầu. Yếu tố khí hậu: Khí hậu thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tác động lên cầu sản phẩm làm lượng cầu giảm đi. Ví dụ như khí hậu ẩm, mưa phùn nhiều làm cho cây cà chua bị hỏng, gây ra lượng quả cà chua giảm đi, làm cho giá bán cà chua tăng lên, cầu về mặt hàng này giảm đi. Yếu tố thiên tai: Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất nhiều lên lượng cầu. Khi xảy ra thiên tai làm cho lượng sản phẩm giảm đi. Ví dụ như khi bị lũ lụt, làm mất mùa màng, sản lượng gạo giảm, giá gạo tăng lên. Yếu tố dịch bệnh: Dịch bệnh gia tăng cũng tác động đến cầu. Ví dụ như khi xảy ra dịch cúm gia cầm, cầu về sản phẩm này giảm đi vì họ lo lắng sẽ bị gây bệnh. Các chính sách của chính phủ như tăng thuế, đặt giá trần, giá sàn… Khi chính phủ đánh thuế đối với một mặt hàng nào đó (ví dụ như máy tính) làm cho giá của mặt hàng đó sẽ tăng và cầu về mặt hàng đó sẽ giảm cụ thể là giá của máy tính sẽ tăng lên và làm cho cầu về máy tính sẽ giảm. Quảng cáo: Quảng cáo được đánh giá là một chiến lược quan trọng trong chiến lược marketing của các công ty. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty lại đầu tư rất nhiều tiền bạc vào hoạt động này. Quảng cáo tốt sẽ làm cho người tiêu dùng tin tưởng, lấy được lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty, từ đó sẽ làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Như vậy, cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Tổng hợp các yếu tố tác động đến cầu được biểu diễn qua hàm cầu tổng quát có dạng như sau:  = f(Px,t, Yt, Pt,r, N, T, E…) Trong đó: : lượng cầu đối với hàng hóa X trong thời gian t. Yt: thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t. Px,t: Giá của hàng hóa X trong thời gian t. Pr, t: Giá cả của hàng hóa liên có liên quan trong thời gian t. N: Dân số (hay người tiêu dùng). T: Thị hiếu (sở thích) của người tiêu dùng. E: Các kỳ vọng. 1.6.2. Độ co giãn của cầu 1.6.2.1. Độ co giãn của cầu theo giá: *Khái niệm Sự co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu ( giá cả hàng hoá đó, thu nhập hoặc giá cả hàng hoá khác ) với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy độ co dãn của đường cầu cho biết khi giá của một loại hàng hoá nào đó thay đổi 1% thì cầu của loại hàng hoá đó tăng bao nhiêu %. ( Công thức tính: E =  Trong đó: Q là lượng cầu của hàng hoá đang xét P là giá của hàng hoá đang xét Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì người mua càng phản ứng nhiều trước sự thay đổi của giá cả ( Phân loại độ co dãn E > 1, cầu co dãn tương đối trong miền giá cả hiện thời E < 1, cầu không co dãn tương đối. Trong trường hợp này thì sự thay đổi phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn sự thay đổi phần trăm của giá cả, người tiêu dùng hầu như không phản ứng gì với sự thay đổi của giá cả. Có nghĩa là khi giá cả tăng, người tiêu dùng không giảm bao nhiêu mức tiêu dùng của họ. Lượng cầu không phản ứng hoàn toàn với sự thay đổi giá cả. Người ta vẫn sẵn sàng và có khả năng mua một lượng cầu như cũ dù giá tăng. E = 1, co dãn đơn vị E = ∞, co dãn hoàn toàn. Trong trường hợp này, khi giá tăng lượng cầu sẽ giảm tới 0, có nghĩa là không bán được một sản phẩm nào. E = 0, hoàn toàn không co dãn, dù giá tăng lượng cầu luôn không thay đổi. ( với E được hiểu là trị tuyệt đối của hệ số độ co dãn ). ( Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá Mức độ co dãn của cầu theo giá của bản thân hàng hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Sự sẵn có của hàng hoá thay thế: các hàng hoá thay thế đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ càng tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hoá hay dịch vụ đó càng co dãn Tỷ trọng của tổng thu nhập của người tiêu dùng khi mua 1 loại hàng hoá nào đó. Khi tỷ trọng thu nhập chi cho 1 loại hàng hoá càng cao thì cầu về hàng hoá đó càng Tỷ trọng co dãn. Khoảng thời gian khi giá thay đổi. Trong dài hạn cầu sẽ có xu hướng co dãn nhiều hơn là trong ngắn hạn vì trong dài hạn người tiêu dùng có thể biết được sự thay đổi giá vì vậy mà có thể ứng phó được khi giá cả thay đổi. Co dãn của cầu theo thu nhập Độ co dãn của cầu theo thu nhập được định nghĩa là hệ số phản ánh sự thay đổi phần trăm thay trong lượng cầu chia cho sự thay đổi phẩn trăm trong thu nhập. Tức là độ co dãn của cầu theo thu nhập (EM ) đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi thu nhập ( các yếu tố khác là cố định ). * Công thức tính: EM =   Trong đó: EM là độ co dãn của cầu theo thu nhập Qd là lượng cầu của hàng hoá đang xét M là thu nhập của người tiêu dùng * Phân loại co giãn của cầu theo thu nhập - Nếu EM > 0 đối với hàng hoá thông thường - Nếu EM < 0 đối với hàng hoá thứ cấp 1.6.2.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo Độ co dãn của cầu theo giá chéo được định nghĩa là hệ số phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa này so với phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia. Hay khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %. * Công thức tính: Exy =  =  Trong đó: Qx ,Qy lần lượt là lượng cầu của hàng hoá x, y Px, Py lần lượt là giá của hàng hoá x, y Exy là độ co dãn của cầu theo theo giá chéo * Phân loại hệ số co dãn của cầu theo giá chéo - Nếu : Exy > 0 nếu là hai hàng hóa thay thế - Nếu : Exy < 0 nếu là hai hàng hóa bổ sung 1.6.3. Sự cần thiết và một số biện pháp kích cầu cho các sản phẩm của công ty 1.6.3.1. Sự cần thiết phải kích cầu Đối với nền kinh tế nói chung nếu không kích cầu sẽ nảy sinh nhiều vấn đề,kinh tế sẽ đi vào suy thoái, nhu cầu về dịch vụ sẽ giảm, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, hoặc có tiêu thụ được thì ở mức giá thấp hơn giá thành, doanh thu của doanh nghiệp giảm hoặc sẽ bị phá sản, người lao động không có việc làm do doanh nghiệp làm ăn không có lãi hoặc phải đóng cửa,ngân quỹ quốc gia chưa có quỹ trợ cấp thất nghiệp,vấn đề an sinh xã hội sẽ bị đe dọa...kích cầu là sự hỗ trợ cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay, gần như là biện pháp duy nhất để chống khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, như vậy kích cầu là vô cùng cần thiết. Đối với các doanh nghiệp nói riêng, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là sản phẩm của họ kinh doanh phải đáp ứng nhu cầu, mong muốn, sở thích của khách hàng bởi vì nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao, mặt khác doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của mình về cả mẫu mã và chất lượng. Nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thì quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty sẽ bị chậm lại, gây ra ứ đọng hàng hóa, sản phẩm, tiền vốn chậm lưu chuyển sẽ gây ra chi phí bảo quản hao hụt, chi phí lãi vay, chi phí quản lý bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó để chiến thắng cạnh tranh trong doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực thì cần phải kích cầu tiêu thụ cho sản phẩm của mình,đưa sản phẩm của công ty lên một tầm cao mới vượt xa các đối thủ cạnh tranh. 1.6.3.2 Một số biện pháp kích cầu cho các sản phẩm của công ty * Giải pháp về giá của sản phẩm Hạ giá bán để kích cầu sản phẩm một mức giá chính xác và hợp lý là cách tốt nhất khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích của công ty. Giá rẻ sẽ hấp dẫn được khách hàng hơn, tạo thêm cơ hội cho những nguồn khách chưa đến nhà hàng, qua đó quảng bá hình ảnh của nhà hàng. Giảm giá và khuyến mãi là hai biện pháp kích cầu tiêu dùng thiết thực nhất đối với khách hàng. * Giải pháp gia tăng thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm Trong bối cảnh sức tiêu dùng giảm sút, doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, chính sách được công ty đưa ra trong giai đoạn hiện nay là đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện các đợt khuyến mại, quảng cáo để kích cầu tiêu thụ sản phẩm. * Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ Tập chung nâng cao chất lượng dịch vụ qua cung cách phục vụ đặc biệt là thái độ phục vụ niềm nở và chuyên nghiệp của nhân viên, đánh giá thật cẩn trọng những điểm mà khách hàng hài lòng đồng thời không ngừng nâng cao những điểm chưa được hoàn thiện và học hỏi những điểm tốt của các doanh nghiệp khác đi trước để hoàn thiện quy trình dịch vụ. Duy trì mối liên hệ với khách hàng truyền thống một cách thường xuyên đây là khách hàng có ý nghĩa sống còn với công ty, kiểm tra khách quan ý kiến của khách hàng thông qua kênh phản ánh than phiền của khách hàng. Để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng và nhớ đến nhà hàng, công ty cần tạo sự khác biệt trong cung cách phục vụ của công ty. Đôi khi là những lời cảm ơn mỗi khi khách hàng đến nhà hàng,,một tấm thiệp nhỏ trong những ngày lễ, hay một bức email chúc mừng vào ngày đầu tuần....cũng sẽ khiến khách hàng thực sự ấn tượng với công ty. * Giải pháp về marketing thị trường Tăng cường quảng bá hình ảnh của nhà hàng để lượng khách hàng biết đến nhà hàng nhiều hơn, qua đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhưng quảng cáo có rất nhiều cách đôi khi đòi hỏi chi phí rất lớn. Vì vậy quảng cáo sao cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí và mục đích cuối cùng là tạo ra nhiều lợi nhuận. Hoàn thiện chiến lược marketing sẽ củng cố và phát triển thương hiệu cho công ty, từ đó tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường dịch vụ nhà hàng của công ty tại địa bàn Hà Nội. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÍCH