Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong lòng nó nhiều thách thức. Hơn bao giờ hết để vượt qua những thách thức mang tính khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Việc kiểm soát tốt chi phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành: nhờ đó tạo dựng cho doanh nghiệp một uy tín, hình ảnh trên thương trường .
Các doanh nghiệp xây dựng giao thông trên cương vị là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân đã góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của đất nước. Có được một cơ sở hạ tầng vững chắc sẽ là nền tảng cho các ngành khác phát triển. Trong cơ chế quản lý xây dựng cơ bản hiện nay, các công trình lớn phải tiến hành đấu thầu. Vì vậy, để đưa ra giá dự thầu hợp lý nhất, đem lại khả năng trúng thầu cao nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau và kiểm soát chi phí là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Nhưng thực trạng về việc kiểm soát chi phí của các doanh nghiệp xây dựng giao thông hiện nay còn rất nhiều hạn chế, cần phải hoàn thiện.
Xuất phát từ vấn đề quan trọng này, cùng với đó là sinh viên thuộc ngành Kinh Tế Xây Dựng, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng Giao thông” làm đề tài nghiên cứu.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng giao thông.
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng Giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong lòng nó nhiều thách thức. Hơn bao giờ hết để vượt qua những thách thức mang tính khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm…mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Việc kiểm soát tốt chi phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành: nhờ đó tạo dựng cho doanh nghiệp một uy tín, hình ảnh trên thương trường .
Các doanh nghiệp xây dựng giao thông trên cương vị là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân đã góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của đất nước. Có được một cơ sở hạ tầng vững chắc sẽ là nền tảng cho các ngành khác phát triển. Trong cơ chế quản lý xây dựng cơ bản hiện nay, các công trình lớn phải tiến hành đấu thầu. Vì vậy, để đưa ra giá dự thầu hợp lý nhất, đem lại khả năng trúng thầu cao nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau và kiểm soát chi phí là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Nhưng thực trạng về việc kiểm soát chi phí của các doanh nghiệp xây dựng giao thông hiện nay còn rất nhiều hạn chế, cần phải hoàn thiện.
Xuất phát từ vấn đề quan trọng này, cùng với đó là sinh viên thuộc ngành Kinh Tế Xây Dựng, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng Giao thông” làm đề tài nghiên cứu.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Quỳnh Sang đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG.
1.1. Doanh nghiệp xây dựng giao thông và hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Doanh nghiệp là nơi tập hợp các tài năng, các điều kiện vật chất nhất định để sản xuất sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó phục vụ con người.
Về phương diện luật pháp, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp xây dựng giao thông là một dạng doanh nghiệp mà chức năng chính của nó là sản xuất sản phẩm xây lắp, xây dựng các công trình giao thông phục vụ giao lưu kinh tế trong xã hội.
Thực tế trong hoạt động của thi trường xây dựng, người ta còn gặp các tập đoàn, các hãng thầu lớn nhỏ khác nhau. Đây là loại hình doanh nghiệp hỗn hợp sản xuất – kỹ thuật và kinh tế. Nói cách khác, tập đoàn xây dựng, hãng xây dựng là một đơn vị kinh tế, nơi tổ hợp các nhân tố sản xuất để thu được của cải vật chất và các dịch vụ cung cấp cho thị trường.
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu cuả doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng giao thông là: xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa lớn các công trình giao thông nhằm góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng lên về vận chuyển hàng hoá và hành khách của nền kinh tế quốc dân.
- Xây dựng mới là xây dựng những chiếc cầu, những tuyến đường… mà từ trước tới nay chưa có trên mạng lưới đường sá, cầu, cống của đất nước. Đây chính là loại hoạt động mang tính chất tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, góp phần làm tăng số lượng và giá trị tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân.
- Đối với các công trình giao thông đang có nhưng do điều kiện kỹ thuật, khai thác và nhiệm vụ vận chuyển thay đổi thì xây dựng giao thông có nhiệm vụ xây dựng và mở rộng các công trình đó cho phù hợp với đòi hỏi mới. Đây cũng là một dạng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
- Trang bị lại kỹ thuật cho các công trình hiện hành là việc thực hiện một tổ hợp các biện pháp phù hợp với kế hoạch phát triển kỹ thuật của công trình, nhằm đưa trình độ kỹ thuật của công trình, liên hiệp công trình hiện có lên ngang tầm với đòi hỏi mới. Đây cũng là một dạng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
- Đối với các công trình giao thông bị hư hại do thiên tai hay chiến tranh gây ra, nay muốn đưa chúng vào khai thác bình thường, người ta phải khôi phục các công trình đó. Đối với các công trình giao thông đang nằm trong quá trình khai thác thì xây dựng giao thông có nhiệm vụ sửa chữa lớn các công trình đó nhằm đảm bảo khai thác chúng được bình thường và an toàn. Hai hình thức khôi phục và sửa chữa lớn đều nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp xây dựng giao thông.
- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) của người mua sản phẩm, doanh nghiệp không thể sản xuất khi chưa có người đặt hàng. Sau khi sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường để bán sản phẩm. Sản xuất xây dựng chỉ tiến hành khi đã được chủ đầu tư chấp nhận và ký hợp đồng giao nhận thầu. Điều đó có ý nghĩa là: chỉ khi nào có hợp đồng trong tay thì chủ thầu mới tiến hành xây dựng. Trong quá trình thi công công trình được thực hiện với sự tham gia giám định kỹ thuật của người mua.
- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn:
Do sản phẩm gắn liền với nơi tiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn định thậm chí trải dài theo tuyến dẫn đến việc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trình này đến công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự di chuyển cũng diễn ra liên tục. Các phương án tổ chức thi công xây dựng công trình ở các địa điểm khác nhau luôn phải thay đổi theo điều kiện cụ thể của nơi xây dựng và theo giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất, việc bố trí của công trình tạm phục vụ thi công, việc phối hợp các phương tiện xe máy, thiết bị nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đặc điểm này đòi hỏi phải luôn chú ý tăng cường tính cơ động trong doanh nghiệp về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn loại hình thức tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tác nghiệp, lựa chọn địa điểm kho trung chuyển vật tư hợp lý khi thi công nhiều công trình.
- Thời gian xây dựng công trình kéo dài: Đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn sản xuất trong các khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp xây dựng. Công tác tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp phải chặt chẽ, hợp lý, phải luôn tìm cách lựa chọn trình tự thi công hợp lý cho từng công trình và phối hợp thi công nhiều công trình để đảm bảo có khối lượng công tác gối đầu hợp lý. Việc phân công giai đoạn thi công từng công trình nhằm tạo ra khả năng sử dụng và điều phối hợp lý năng lực sản xuất. Thanh toán từng phần khối lượng công tác xây lắp thực hiện và bàn giao đưa vào sử dụng.
- Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng điều kiện thiên nhiên đến các hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp. Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể lường hết được khó khăn sinh ra bởi điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường tự nhiên. Từ đó đưa đến hiệu quả lao động giảm xuống, một số giai đoạn của quá trình sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và giá thành công tác xây lắp. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng giao thông phải tìm biện pháp thi công hợp lý, phối hợp các công việc thi công trong nhà và ngoài trời nhằm khắc phục những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu; kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc ngoài trời cho người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất những lãng phí về lao động, nguyên vật liệu do thời tiết gây ra.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém. Vấn đề trang bị kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông nhiều khi đòi hỏi những máy móc kỹ thuật phức tạp, hiện đại đắt tiền. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp xây dựng giao thông có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: một là doanh nghiệp bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai là đi thuê của đơn vị khác về để sử dụng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán cụ thể và so sánh lựa chọn phương án để đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kịp thời đầy đủ. Mặt khác phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2. Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Khái niệm
Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp có thể khái quát bằng 3 giai đoạn (bộ phận) cơ bản, có mối quan hệ mật thiết với nhau:
T – H…SX…H’ – T’
- Giai đoạn 1: (giai đoạn T – H) Doanh nghiệp dùng tiền mua sắm, chuẩn bị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất – kinh doanh (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động).
- Giai đoạn 2 : (giai đoạn H…SX…H’) Sản xuất: Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất vào sản xuất – kinh doanh để tạo ra sản phẩm hoàn thành.
- Giai đoạn 3 : (giai đoạn H’ – T’) Tiêu thụ : Doanh nghiệp bán sản phẩm (tiêu thụ công trình) và thu tiền. (thực hiện giá trị và giá trị sử dụng) các sản phẩm cuối cùng của quá trình hoạt đông kinh doanh (các sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành).
Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, chuyển đổi nội tại các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. Trên phương diện đó, khái niệm chi phí có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (có thể là tháng, quý, năm).
Trong các DN xây dựng giao thông, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà DN đã chi ra để tiến hành hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình trong một kỳ kinh doanh nhất định.
Khi xem xét bản chất của chi phí của doanh nghiệp, cần chú ý đặc biệt các khía cạnh sau đây:
+ Nội dung chi phí có thể biểu hiện bằng công thức:
C + V
Trong đó:
C: Hao phí lao động vật hoá bao gồm các hao phí về: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định…
V: Hao phí lao động sống bao gồm hao phí về: tiền lương, tiền công, phụ cấp cho người lao động và các khoản trích theo lương…
+ Các chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định (năm, tháng, quý).
+ Độ lớn của chi phí phụ thuộc 2 nhân tố chủ yếu:
Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời kỳ nhất định.
Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương (tiền công) của một đơn vị lao động đã hao phí.
1.2.2. Bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với một kỳ sản xuất nhất định và phải là chi phí thực. Vì vậy, để hiểu rõ bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phân biệt chi phí và chi tiêu.
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ngoài ra chi phí trong kỳ còn bao gồm các khoản chi phí trích trước, là các khoản chưa thực chi ra trong kỳ.
Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các khoản tiền và tương đương tiền đã chi ra cho các quá trình mua hàng, quá trình sản xuất kinh doanh. Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản, còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên và làm phát sinh chi phí.
Hầu hết các khoản đã chi tiêu đều là chi phí nhưng cũng có những khoản đã chi tiêu nhưng chưa được tính là chi phí và ngược lại có những khoản được tính là chi phí nhưng không phải là khoản chi tiêu trong kỳ.
1.2.3. Các cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích…trong từng doanh nghiệp sản xuất. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch đồng thời tạo cơ sỏ tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Dưới đây la một số cách phân loại chủ yếu:
1.2.3.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí.
Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại, mỗi loại là một yếu tố chi phí, không kể cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau :
a. Chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu là giá trị thực tế các vật liệu dùng chung cho sản xuất sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng giao thông chính là giá trị thực tế nguyên vật liệu dùng cho xây dựng công trình và thực hiện các dịch vụ khác do doanh nghiệp thực hiện.
b. Chi phí nhân công.
Chi phí nhân công trực tiếp là :
+ Các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền công.
+ Các khoản trícn theo tiền lương của công nhân trực tiếp.
+ Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
c. Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm khấu hao của tài sản cố định dùng cho sản xuất sản phẩm (khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, nhà xưởng…).
Trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông là khấu hao máy móc thiết bị dùng cho xây dựng công trình và thực hiện các dịch vụ sản xuất sản phẩm khác.
d. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như tiền điện, nước, tiền thuê sửa chữa tài sản cố định…
e. Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí khác bằng tiên bao gồm chi phí hội nghị, tiếp khách…
Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhưng nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí trên tổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương…Tuy nhiên cách nhìn này không cho biết chi phí sản xuất trên tổng chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu.
1.2.3.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm dựa vào mục đích, công dụng của chi phí và mức phân bố chi phí cho từng đối tượng (không phân biệt chi phí có nội dung như thế nào). Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân thành các khoản mục :
a. Chi phí trực tiếp : là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trực tiếp tạo ra sản phẩm, bao gồm :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phản ánh toàn bộ giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… trực tiếp tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng giao thông là giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình ví dụ như : đá, cát, xi măng…
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Chi phí nhân công không bao gồm:
+ Tiền lương công nhân vận chuyển ngoài phạm vi công trường.
+ Tiền lương công nhân sản xuất phụ.
+ Tiền lương công nhân lái máy.
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy, máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện…
Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
+Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm : lương chính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi khấu hao tài sản cố định, chi phí dich vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí khác bằng tiền.
+Chi phí tạm thời : chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đương ray chạy máy…). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước, sau đó phân bổ dần vào chi phí sử dụng máy thi công nhiều kỳ sản xuất sau. Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí tiền lương trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, bao gồm :
Chi phí nhiên liệu dùng cho máy thi công
Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho máy thi công
Chi phí khấu hao máy thi công
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công, tiền điện, nước, tiền thuê sửa chữa máy thi công
Chi phí bằng tiền khác
Trực tiếp phí khác
Bao gồm chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh. Trực tiếp phí khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công nói trên.
b. Chi phí chung.
Chi phí chung là những chi phí phát sinh có tính chất phục vụ chung cho toàn bộ công trình, có liên quan đến quản lý và điều hành sản xuất tại công trường của doanh nghiệp xây dựng bao gồm :
Chi phí quản lý hành chính : là những khoản chi phí nhằm đảm bảo cho hoạt động của bộ máy quản lý và chỉ đạo thi công. Chi phí quản lý hành chính cuả doanh nghiệp xây dựng gồm các chi phí sau :
Tiền lương và phụ cấp lương của cán bộ công nhân viên trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Bảo hiểm xã hội
Chi phí y tế
Chi phí tàu xe, nghỉ phép năm của người lao động
Chi phí điện nước nơi làm việc và sinh hoạt, chi phí tiếp khach và phục vụ hội nghị sơ kết, tổng kết
Chi phí đi công tác
Chi phí văn phòng phẩm cho bộ máy quản lý
Chi phí bưu phí: điện thoại, internet, tem bưu chính
Chi phí nghiệp vụ
Chi phí công tác an toàn, bảo hộ lao động cho người lao động
Chi phí sửa chữa thường xuyên dụng cụ quản lý và dụng cụ sinh hoạt
Chi phí phục vụ công nhân: là những khoản chi phí phục vụ công nhân trực tiếp thi công đảm bảo mức sinh hoạt của công nhân theo chế độ hiện hành. Chi phí này gồm :
Tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp thi công được hưởng trong những ngày, giờ nghỉ việc theo chế độ
Bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất
Tiền thuốc men chữa bệnh và chi phí đưa người ốm đi viện
Tiền tàu xe nghỉ phép năm và tiền nghỉ việc riêng được thanh toán
Tiền điện nước phục vụ sinh hoạt
Chi phí sửa chữa thường xuyên các dụng cụ sinh hoạt
Chi phí phục vụ thi công : là những khoản chi phí cần thiết để phục vụ quá trình thi công gồm :
Sửa chữa thường xuyên các dụng cụ thi công
Chi phí về an toàn, bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí xây dựng công trình tạm loại nhỏ như để che mưa, nắng cho người, máy móc, thiết bị thi công, hàng rào…
Chi phí về điều động công nhân
Chi phí dọn dẹp, bàn giao công trình
Chi phí khác: là những khoản chi phí có tính chất phục vụ chung toàn doanh nghiệp. Khoản chi phí này gồm