Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Hội nhập kinh tế thế giới là một tiến trình quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam, mở ra thời kỳ mới với những vận hội mới cho đất nước. Hệ thống tài chính quốc gia là một trong những khâu quan trọng nhất để nền kinh tế có thể hội nhập thành công và Ngân sách Nhà nước đóng một vai trò đặc biệt giúp cho Nhà nước Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 ra đời, có hiệu lực năm 2004 thay thế cho luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 và luật sửa đổi một số điều của luật Ngân sách Nhà nước năm 1998 là cơ sở pháp lý quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, thể hiện sự tập trung, thống nhất, phân cấp mạnh mẽ tăng cường quyền chủ động tài chính cho chính quyền cấp xã, nâng cao hiẹu quả công tác quản lý Ngân sách xã. Bên cạnh đó, công tác quản lý Ngân sách xã còn nhiều tồn tại ảnh hưởng tới hiẹu quat của quản lý, làm cho Ngân sách xã chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng trong hệ thống các cấp Ngân sách Nhà nước, chưa đảm bảo huy động đủ nguồn nhân lực tài chính, giúp chính quyền cấp xã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, làm sao để tìm hiểu rõ được nguyên nhân từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã có một ý nghĩa quan trọng. Trong thời gian thực tập tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, em đã nhận thấy công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều sự đổi mới so với trước đây. Ý thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn, em đã chọn đề tài luận văn: “Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá một cách tổng quát công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian qua để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách xã. Kết cấu đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

doc83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6820 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế thế giới là một tiến trình quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam, mở ra thời kỳ mới với những vận hội mới cho đất nước. Hệ thống tài chính quốc gia là một trong những khâu quan trọng nhất để nền kinh tế có thể hội nhập thành công và Ngân sách Nhà nước đóng một vai trò đặc biệt giúp cho Nhà nước Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 ra đời, có hiệu lực năm 2004 thay thế cho luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 và luật sửa đổi một số điều của luật Ngân sách Nhà nước năm 1998 là cơ sở pháp lý quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, thể hiện sự tập trung, thống nhất, phân cấp mạnh mẽ tăng cường quyền chủ động tài chính cho chính quyền cấp xã, nâng cao hiẹu quả công tác quản lý Ngân sách xã. Bên cạnh đó, công tác quản lý Ngân sách xã còn nhiều tồn tại ảnh hưởng tới hiẹu quat của quản lý, làm cho Ngân sách xã chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng trong hệ thống các cấp Ngân sách Nhà nước, chưa đảm bảo huy động đủ nguồn nhân lực tài chính, giúp chính quyền cấp xã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, làm sao để tìm hiểu rõ được nguyên nhân từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã có một ý nghĩa quan trọng. Trong thời gian thực tập tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, em đã nhận thấy công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều sự đổi mới so với trước đây. Ý thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn, em đã chọn đề tài luận văn: “Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá một cách tổng quát công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian qua để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách xã. Kết cấu đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình viết luận văn, em đã được sự giúp đỡ của cán bộ phòng Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do khả năng và thời gian hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các cán bộ Sở Tài chính và bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài chính Công. Đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Văn Du và các cán bộ công tác tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 NGÂN SÁCH Xà VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Xà 1.1. Lý luận chung về Ngân sách xã 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân sách xã * Nước ta, đã có hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển gắn liền với các triều đại phong kiến và cùng đó là sự hình thành và phát triển của xã. Thời triều đại nhà Đường thống trị nước ta vào thế kỷ VII tæng qu¶n Kh©u Hoµ lµ ng­êi ®Çu tiªn ®Æt ®Þnh cÊp x·. Đất An Nam ngày ấy có 12 “châu”, 59 “huyện” và dưới huyện là “hương” và “xã”. Thế là từ việc đặt định và quản lý làng xã từ thời xa xưa, thực thể làng xã và văn minh làng xã đã hiện hình: Từ quá trình định cư và cộng cư của người việt lấy trồng trọt làm nông nghiệp lúa nước là chủ lực, Nhà nước qua các triều đại từ tự chủ đến đô hộ trải qua các đời trong đó các vấn đề thu chi - ngân sách - thuế khóa tiền tệ… trong lịch sử là một trong những đặc trưng quan trọng của làng xã và văn minh làng xã Với đặc trưng cơ bản riêng có, xã là một khu vực có đặc điểm riêng biệt về mặt địa lý, lãnh thổ, kết cấu hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội và cộng đồng dân cư. Là một đơn vị hành chính cấp cơ sở xã cũng có bộ máy đại diện quản lý đảm bảo ổn định chính trị, xã hội. * Theo nhà sử học Lê Văn Lan, NSX ở Việt Nam có quá trình phát triển từ rất lâu đời. Bản “hương ước” của làng phú thôn, tổng phú lão, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày trước ghi: “Nước có thuế nước, như thuế đinh điền, môn bài để chi công việc công ích trong nước. Dân phải đóng thuế ở dân như thuế: trâu, bò, ngựa, nhà cửa để lo công việc cho dân”. Ở đây thuật ngữ và khái niệm “Dân” chính là dùng cho làng xã. Câu văn cổ này chính là một tuyên ngôn cho sự ra đời và tồn tại NSX trong xã hội và văn minh làng xã ngày xưa. Với lý do: làng xã là một đơn vị có tính tự tôn - tự trị - tự quản cao, nên cũng cần phải có quỹ làng xã, sự ra đời và tồn tại “ngân sách” hiển nhiên là một tất yếu truyền thống. Theo luật NSNN (NSNN) năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện (NĐ số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ – CP) NSX là một bộ phận của NSNN, là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa chính quyền Nhà nước cấp xã với nhân dân phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. NSX là ngân sách của chính quyền nhà nước cấp xã, do ủy ban nhân dân xã xây dựng quản lý, điều hành, được HĐND xã quyết định và giám sát thực hiện. Theo quy định của nhà nước thì NSX có những đặc điểm chung cơ bản sau: - Về mặt sở hữu: NSX là một loại quỹ tiền tệ của Nhà nước, do chính quyền cấp cơ sở quản lý và điều hành. Xã là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt bên dưới không có đơn vị dự toán nào trực thuộc. Ngân sách câp xã có quyền tự chủ nhất định về nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định trong các văn bản pháp luật về tài chính, tuy nhiên tính độc lập của NSX lại là tương đối do nguồn thu của xã có hạn và còn phải nhận trợ cấp của ngân sách cấp trên và phụ thuộc vào ngân sách ngân sách cấp trên. Do vậy NSX được coi là dơn vị dự toán cuối cùng và đó là một đặc trưng cơ bản của NSX khác so với các cấp ngân sách khác. - Về chủ thể: trong các hoạt động thu chi bằng tiền hình thành quỹ ngân sách được các chủ thể công tiến hành, mà chủ thể công ở đây chính là chính quyền Nhà nước cấp xã. - Về mặt pháp luật: quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình thu chi NSX là quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã với một bên là lợi ích chung của các chủ thể kinh tế khác. Là một đơn vị hành chính cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã vừa chịu trách nhiệm trước dân trong địa giới hành chính của mình, vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Do vậy NSX không chỉ có mối quan hệ với các chủ thể công trong địa giới hành chính xã mà còn quan hệ nhất định với các chủ thể của chính quyền cấp trên, các quan hệ này luôn chịu sự điều chỉnh bởi các luật công, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh, quyền uy. Như vậy, quá trình hình thành quỹ NSX luôn gắn chặt với bộ máy chính quyền cấp xã nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy chính quyền xã, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà chính quyền cấp xã đảm nhận trong từng thời kỳ do HĐND xã giao cho. * Quá trình phát triển NSX gắn liền với quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - chính trị - xã hội qua từng thời đại.. - Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1971: giai đoạn này NSX là một bộ phận hợp thành của hệ thống Ngân sách. NSX góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam trong chiến tranh chống Pháp. NSX đã trở thành công cụ, phương tiện vật chất có tác dụng to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong thời kỳ này nhà nước đã ban hành các văn bản quy định nội dung cơ cấu thu, chi NSX vào những năm 1946, 1952, 1958. Song việc ban hành quy định chưa gắn liền với cơ chế quản lý và trách nhiệm của xã đối với quản lý khai thác nguồn thu tại chổ, quản lý chế độ chi NSX, mối quan hệ giữa UBND xã và hợp tác xã, sự nhất trí lợi ích của xã hội với lợi ích hợp tác xã còn quy định chung chung, chưa xác định rỏ ràng cụ thể. Bên cạnh đó việc phân cấp giữa NSX, thị trấn với Ngân sách huyện, Ngân sách tỉnh cũng chưa được xác định rõ ràng, rành mạch, cụ thể. - Giai đoạn từ năm 1972 đến 1983: giai đoạn này NSX đã thực sự quản lý theo luật lệ thống nhất của Nhà nước, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tháng 4/1972, với việc Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về điều lệ NSX, tiếp theo đó Bộ tài chính ban hành thông tư số 14 – TC/TDT hướng dẫn việc thi hành điều lệ NSX. Nghị định 64/CP đã quy định cụ thể nội dung của NSX gồm hai phần đó là: Thu và chi thường xuyên; thu và chi không thường xuyên. Kèm theo đó là nội dung cụ thể cũng như nguyên tắc quản lý của thu và chi thường xuyên với thu và chi không thường xuyên. Đồng thời, cũng đã xác định được quyền hạn trách nhiệm của từng cấp trong chính quyền trong việc xây dựng quản lý NSX. Đến tháng 5/1978 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết 108/CP về trách nhiệm quyền hạn quản lý tài chính và Ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện. Nghị quyết đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: NSX là một cấp NSNN nhưng tạm thời chưa tổng hợp thu chi NSX vào Ngân sách huyện. Các khoản trợ cấp NSX do Ngân sách huyện giải quyết. - Giai đoạn từ năm 1983 đến 1996: Cuối năm 1983 Hội đông Bộ trưởng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính phủ) đã có quyết định hoàn thiện cơ cấu hệ thống Ngân sách và phân cấp Ngân sách. Theo Nghị quyết 138/HĐBT ban hành ngày 19/11/1983 về cải tiến chế độ phân cấp quản lý Ngân sách cho địa phương, NSX lúc này đã là khâu độc lập trong hệ thống được thống nhất chung với hệ thống NSNN gồm bốn cấp: Trung ương - Tỉnh - huyện - Xã. Nhưng dự toán và quyết toán NSX vẫn thực hiện theo mục lục Ngân sách riêng và hạch toán theo chế độ kế toán NSX. Trong điều kiện thực hiện đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công tác quản lý Ngân sách có nhiều thay đổi liên quan tới hoạt động thu chi. Trước tình hình đó, Bộ tài chính đã ban hành tạm thời công văn số 35/TC-NSNN vào tháng 5/1990 hướng dẫn sử dụng kế toán NSX nhằm tăng cường công tác quản lý NSX. Đây là bước đệm quan trọng trong công tác quản lý Ngân sách, tạo điều kiện cho các địa phương thoát khỏi sự ràng buộc của cơ chế cũ, đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán Ngân sách cấp xã từng bước được làm quen và áp dụng công tác quản lý NSX trong điều kiện mới. - Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: Để đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng. Quốc hội đã ban hành Luật NSNN ngày 20/3/1996. Theo luật NSNN quy định: NSNN bao gồm NS Trung ương và NS các cấp chính quyền địa phương (Ngân sách địa phương). Luật đã khẳng định NSX là một trong bốn cấp NS mang tính độc lập, là một phần của NSNN, nó là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định. Sự ra đời của Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính là căn cứ pháp lý đáp ứng cho nhu cầu quản lý, đầu tiên phải kể đến Thông tư số 14/TC-NSNN ngày 28/3/1997, hướng dẫn về thu chi NSX. Tiếp theo đó là Thông tư số 01/1999/TT-BTC ngày 4/1/1999 ra đời thay thế cho thông tư số 14/TC-NSNN ngày 28/3/1997 hướng dẫn quản lý thu chi NSX, để dáp ứng yêu cầu quản lý NSX trong điều kiện hiện nay. Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 118/2000/ TT-BTC ngày 22/12/2000 nhằm thực hiện nội dung quản lý thu chi NSX. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 01/1999/TT-BTC ngày 4/1/1999, đây là căn cứ quan trọng tạo tiền đề cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã được Chính phủ ban hành, trong đó vấn đề thu chi NSX là một nội dung cần thông báo để dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Có thể thấy Luật NSNN năm 1996 đã quy định cụ thể việc quản lý thu chi Ngân sách cấp xã và hướng dẫn việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ tài chính cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý NS cấp xã. Bên cạnh đó để quản lý hoạt động thu chi nhà nước cho phép các xã được mở tài khoản thu chi Ngân sách tại Kho bạc Nhà nước. Ngày 16/12/2002 kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật NSNN (sửa đổi), có hiệu lực từ năm Ngân sách 2004 và thay thế Luật NSNN năm 1996 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN năm 1998. Bên cạnh đó nhằm cụ thể hóa luật NSNN năm 2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 quy định quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN. Cùng với đó là Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 về quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ Ngân sách và phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương; và Bộ tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn số 59/2003/TT-BTC và Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 26/6/2003, Thông tư số 79/2003/TT-BTC và Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra cơ chế quản lý Ngân sách mới, vừa thể hiện sự tập trung, thống nhất, vừa phân cấp mạnh mẽ và tăng quyền chủ động tài chính cho các chính quyền địa phương, các ngành các cấp, các đơn vị sử dụng Ngân sách; 1.1.2. Nội dung thu, chi Ngân sách xã Theo Luật NSNN năm 2002 vµ c¸c v¨n b¶n hướng dẫn thi hành Luật NSNN néi dung thu, chi ng©n s¸ch x· ®­îc quy ®Þnh nh­ sau: 1.1.2.1. Thu Ngân sách xã Thu NSX bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý. - Thu NSX gồm: các khoản thu NSX hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSX với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. - Việc phân cấp nguồn thu cho NSX phải đảm bảo nguyên tắc: + Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã; + Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; + Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giao cho NSX không vượt tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao cho từng tỉnh đối với các khoản thu đó; Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là HĐND cấp tỉnh) thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương. + Khi phân cấp nguồn thu cho xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu từ các nguồn NSNN trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên, các xã có nguồn thu khá có phần dành để đầu tư phát triển, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên, tăng số xã tự cân đối được ngân sách, giảm dần số xã phải nhận bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên Nguồn thu của NSX do HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng. * Các khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm (100%): Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây: Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định; Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định; Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định; Thu kết dư NSX năm trước; Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật. * Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX với ngân sách cấp trên: Theo quy định của Luật NSNN gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ nhà, đất. Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%. - Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định NSX còn được HĐND cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi. * Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX gồm: - Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. 1.1.2.2. Nhiệm vụ chi của NSX Chi NSX gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây: 1.1.2.2.1. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển gồm các khoản: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh. - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý. - Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2.2.2. Các khoản chi thường xuyên Gồm các khoản chi mang tính chất thường xuyên, liên tục: Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã; Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có); Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định; Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội; Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý; Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã; Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng,...; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh... (đ
Luận văn liên quan