Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nộị

Muốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, chủ yếu phải dựa vào nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao năng suất lao động là vấn đề luôn được quan tâm từ trước tới nay. Trước đây, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động để đánh giá chất lượng của các cơ sở kinh tế quốc dân. Nhưng, từ khi đổỉ mới cơ chế kế hoạch hoá, chỉ tiêu năng suất lao động ít được chú ý đến, tình hình này làm cho những nghiên cứu tính toán của các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành cơ khí nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung có phần bị sao nhãng. Vài năm gần đây nhu cầu đánh giá, xác định hiện trạng của sự phát triển chung nền kinh tế cũng như trong ngành cơ khí nước ta trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế mở rộng, thì các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành cơ khí đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Với tinh thần đó sau quá trình thực tập tại công ty cơ khí chính xác số I, em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội. Nội dung của luận văn gồm những phần sau: Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động. Phần II: Phân tích về thực trạng năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân-Hà nội. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh xuân-Hà nội.

doc68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nộị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Muốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, chủ yếu phải dựa vào nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao năng suất lao động là vấn đề luôn được quan tâm từ trước tới nay. Trước đây, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động để đánh giá chất lượng của các cơ sở kinh tế quốc dân. Nhưng, từ khi đổỉ mới cơ chế kế hoạch hoá, chỉ tiêu năng suất lao động ít được chú ý đến, tình hình này làm cho những nghiên cứu tính toán của các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành cơ khí nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung có phần bị sao nhãng. Vài năm gần đây nhu cầu đánh giá, xác định hiện trạng của sự phát triển chung nền kinh tế cũng như trong ngành cơ khí nước ta trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế mở rộng, thì các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành cơ khí đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Với tinh thần đó sau quá trình thực tập tại công ty cơ khí chính xác số I, em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội’’. Nội dung của luận văn gồm những phần sau: Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động. Phần II: Phân tích về thực trạng năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân-Hà nội. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh xuân-Hà nội. Phần I Những lý luận cơ bản về năng suất lao động I. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động. 1. Khái niệm năng suất lao động. Theo Các Mác thì năng suất lao động là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích’’(1). Năng suất lao động thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động phản ánh hiệu quả sử dụng lao động sống tron(1). C. Mác. Tư bản quyển 1. T1. NXB Sự thật. Hà nội, 1960 - trang 26 g quá trình sản xuất và được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian lao động hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Quan niệm truyền thống về năng suất chủ yếu là hướng vào đầu vào, tập trung hướng vào các yếu tố đầu vào như lao động, vốn trong đó lao động sống là yếu tố trung tâm. Vì vậy, ở nhiều nước, nhiều khi người ta đồng nhất năng suất với năng suất lao động. Theo Uỷ ban năng suất thuộc hội đồng năng suất Châu Âu thì “năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng, con người hôm nay có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa, nó đòi hỏi những cố gắng phi thường không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người”(2). Đây là một khái niệm trừu tượng, nhấn mạnh đến mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất với các đặc trưng : năng suất được hiểu rộng hơn, như là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội. Quan niệm này đòi hỏi mối quan hệ lợi ích người lao động-doanh nghiệp-người tiêu dùng. Tác động tổng hợp cuả năng suất lao động là hoàn thiện chất lượng cuộc sống con người. Lợi ích từ năng suất được phân chia tốt hơn cho chủ sở hữu, người lao động và khách hàng. 2. Tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động “sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất của lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động(2). Tạp chí Năng suất lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn’’(3). II. Phân loại năng suất Việc phân loại năng suất phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có hai cách phân loại chủ yếu sau: 1. Căn cứ vào tính chất, năng suất chia thành ba loại: tổng năng suất, năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất bộ phận. 1.1. Tổng năng suất. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của tất cả các yếu tố sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh trạng thái tổng quát về năng suất mà không đi sâu phân tích đóng góp của từng yếu tố riêng và được tính theo công thức sau: Pt =Qt/ (L+C+R+Q) Trong đó: Pt là tổng năng suất. Qt là tổng đầu ra. L là nhân tố lao động. C là nhân tố đầu vào. R là nguyên liệu thô. Q là những hàng hóa và những dịch vụ khác. 1.2. Năng suất bộ phận Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá sự đóng góp của từng nhân tố riêng biệt. Năng suất bộ phận = đầu ra (gộp hoặc ròng)/(một nhân tố). Có hai loại năng suất bộ phận quan trọng nhất là năng suất lao động và năng suất vốn. 1.3. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Đây là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố đầu vào. Về bản chất, TFP là năng suất được tạo nên do tác động của các nhân tố vô hình (thay đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng lao động, cải tiến quản lý và cải tiến tổ chức…) thông qua sự biến đổi của các nhân tố hữu hình (đặc biệt là lao động và vốn). Đó là kết qủa sản xuất tạo ra thêm ngoài phần đóng góp của các yếu tố sản xuất được sử dụng. Theo quan điểm phát triển, TFP phản ánh hiệu suất đích thực của nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển khi đạt được tổng mức đầu ra lớn hơn tổng mức đầu vào. Song nếu mức lớn hơn đó chỉ dựa vào đơn thuần vào sự gia tăng của các yếu tố đầu vào thì nền kinh tế đó tuy phát triển song chưa có hiệu suất. Do vậy, một nền kinh tế phát triển có hiệu suất khi tổng mức tăng của đầu ra lớn hơn rất nhiều so với tổng các phần tăng của các yếu tố đầu vào. 2. Căn cứ vào phạm vi 2.1. Năng suất lao động cá biệt. Năng suất lao động cá biệt phản ánh hiệu quả của lao động sống, và thường đo bằng khối lượng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động cá biệt ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống và hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công lao động theo năng suất cá biệt hoặc theo mức độ thực hiện của từng cá nhân. 2.2. Năng suất của doanh nghiệp. Năng suất của doanh nghiệp là tỷ số giữa tổng đầu ra của doanh nghiệp với tổng đầu vào có điều chỉnh hệ số lạm phát trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, cạnh tranh scủa doanh nghiệp phụ thuộc vào chi phí và chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Chi phí thấp với chất lượng cao của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra tạo ra sự cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.3. Năng suất quốc gia. Năng suất quốc gia phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một lao động ở một nước cụ thể. Năng suất quốc gia tạo ra sức mạnh kinh tế của một đất nước và là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn sống. Năng suất quốc gia là chỉ số của nền kinh tế quốc dân nói chung và chỉ số để so sánh giữa các nước. III. Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan. 3.1. Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả kính tế Hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Hiệu quả là phạm trù rộng bao trùm mọi vấn đề. Hiệu quả của các hoạt động kinh tế cuả doanh nghiệp không chỉ phản ánh thông qua các chỉ tiêu tài chính mà bao gồm cả các kết quả xã hội mà nó mang lại. Hiện nay, theo khái niệm của các nước, khái niệm năng suất rộng hơn và sẽ bao trùm cả hiệu quả. Năng suất được hiểu hai mặt là hiệu quả và tính hiệu quả. Hiệu quả là nói về mức độ sử dụng các nguồn lực và tính hiệu quả của chi phí hay hiệu qủa của việc khai thác, huy động sử dụng các nguồn lực đầu vào, nó gắn với lợi nhuận hơn. Tính hiệu qủa chủ yếu đề cập đến mặt chất của đầu ra như tính hữu ích, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ bảo đảm các yêu cầu về xã hội. Đối với các doanh nghiệp, tăng năng suất là phạm trù rộng hơn hiệu quả, bao gồm đồng thời việc hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng và nguồn lực để tăng lợi nhuận lẫn việc mở rộng số lượng và chủng loại hàng hoá, nâng cao không ngừng chất lượng và dịch vụ của hàng hoá nhằm tăng thoả mãn của hàng hoá đối với người tiêu dùng và cả xã hội. Nâng cao năng suất cần thiết phải bảo đảm sử dụng nhiều lao động hơn với chất lượng lao động cao hơn. 3.2. Mối quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh. Quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh là mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ năng suất và cạnh tranh thì năng suất là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững. Năng suất có tác động mạnh tới khả năng cạnh tranh do: Tài sản cạnh tranh kết hợp với quá trình cạnh tranh tạo ra khả năng cạnh tranh. Trước kia, người ta coi khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào lợi thế so sánh về tài nguyên và nhân lực. Điều này không thể giải thích được tại sao những nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả năng cạnh tranh lại cao. Vì vậy khả năng cạnh tranh cần tạo ra từ năng lực quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Do giữa năng suất và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại nên khả năng cạnh tranh cũng có tác động ngược trở lại. Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả, nhờ đó chuyển thành năng suất cao hơn, chi phí lao động trên một đơn vị GDP giảm xuống trong khi sản phẩm vẫn đạt hoặc vượt mức đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khả năng cạnh tranh tăng lên phụ thuộc vào cả hai yếu tố giảm chi phí và tăng mức thỏa mãn nhu cầu. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh khả năng cạnh tranh là chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoặc trong giá trị gia tăng. Việc tăng khả năng cạnh tranh lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và trình độ tay nghề người lao động được nâng cao, tăng khả năng đầu tư vào mở rộng sản xuất. Nhờ đó lại tạo điều kiện cho tăng năng suất và nó lại tiếp tục làm tăng khả năng cạnh tranh. Đây là mối quan hệ trong trạng thái phát triển không ngừng. 3.3. Mối quan hệ giữa năng suất với tăng trưởng kinh tế và việc làm. Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng năng suất và tăng việc làm. Thực tế cho thấy, nếu không có khả năng tổ chức phát triển tốt, tăng năng suất không dẫn đến giảm việc làm. Hầu hết các nước có trình độ năng suất cao lại là những nước giải quyết tốt vấn đề việc làm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng năng suất và việc làm như sau: GDP = (GDP/Việc làm)*Việc làm. Do GDP/Việc làm = Năng suất lao động Vì vậy GDP= Năng suất lao động*Việc làm Từ đó, ta cũng có thể biểu hiện tăng trưởng kinh tế qua công thức sau: Tăng trưởng kinh tế = tăng năng suất lao động + tăng việc làm Trên phạm vi quốc gia, sự thay đổi năng suất không chỉ phản ánh sự thay đổi đầu ra trên một lao động trong từng khu vực kinh tế mà còn thể hiện sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng từ tái phân bố lao động từ những khu vực có năng suất thấp đến các khu vực có năng suất cao. Trong doanh nghiệp, sự thay đổi phản ánh trong: thay đổi sản phẩm, lao động, thị phần. 3.4. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương là một chỉ số rất cơ bản và là thước đo hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, tốc độ tăng năng suất lao động của doanh nghiệp phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Bởi vì: 3.4.1.Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện thông qua tổng mức chi phí lao động bình quân cho một đơn vị sản phẩm (ULC). Nâng cao năng suất lao động sẽ cho phép giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. ULC = tổng chi phí lao động/tổng sản phẩm Chia cả tử và mẫu cho số lao động bình quân ta có: ULC = (tổng chi phí lao động/lao động)/ (tổng sản phẩm/lao động) = Mức tiền lương bình quân/năng suất lao động Từ đó ta có: Tốc độ tăng mức chi phí lao động/sản phẩm = (tốc độ tăng tiền lương) – (tốc độ tăng năng suất lao động) Để tăng tính cạnh tranh, thì (tốc độ tăng chi phí lao động/sản phẩm) < 0 hay ta có: Tốc độ tăng năng suất lao động > tốc độ tăng tiền lương 3.4.2. Năng suất lao động chỉ là một bộ phận của tổng năng suất chung. Một mặt, tăng năng suất lao động có phần đóng góp của người lao động như nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao kiến thức, tổ chức kỷ luật, sáng tạo…Tuy nhiên, năng suất lao động cá nhân và xã hội còn tăng lên do các nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…). Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. 3.4.3. Do yêu cầu của tích luỹ. Yêu cầu tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động còn thể hiện mối quan hệ lớn nhất trong xã hội. Đó là quan hệ giữa đầu tư và tiêu dùng. Chúng ta biết rằng, phát triển kinh tế dựa trên hai yếu tố là tăng số thời gian làm việc và tăng năng suất lao động thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này đòi hỏi sản phẩm làm ra không phải đem toàn bộ dùng để nâng cao tiền lương thực tế mà còn phải tích lũy càng cao thì tốc độ tăng năng suất lao động càng cao. Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như nội bộ doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì cần duy trì tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Nhưng mối quan hệ giữa tốc độ tăng (Dt) năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân bao nhiêu là hợp lý, lại còn phụ thuộc vào một số điều kiện kinh tế và chính sách tiền lương của từng thời kỳ, từng ngành và doanh nghiệp cụ thể và được xác định bằng công thức sau đây. Dt = (Itl-1)/ (Iw – 1) Trong đó : Dt : là số % tiền lương bình quân tăng lên khi 1% năng suất lao động tăng lên. ITl : Là chỉ số tiền lương giữa 2 thời kỳ TH/KH hoặc KH/BC. IW : là chỉ số năng suất giữa 2 thời kỳ TH/KH hoặc KH/BC. IV. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động. Có nhiều loại chỉ tiêu tính năng suất lao động. Lựa chọn chỉ tiêu nào phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Có ba loại chỉ tiêu chủ yếu sau: năng suất lao động tính bằng hiện vật; năng suất lao động tính bằng giá trị; năng suất lao động tính bằng thời gian lao động. 4.1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật. Là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động cuả một công nhân hoặc một công nhân viên. Công thức tính: W = Q/ T Trong đó: W là mức năng suất lao động một công nhân hay một công nhân viên. Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật. T là tổng số công nhân hoặc công nhân viên. Ưu điểm cuả chỉ tiêu này là biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả, có thể so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm như: chỉ có thể sử dụng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chỉ tiêu này không dùng để tính cho sản phẩm dở dang được. 4.2. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị. Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định)của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân (hoặc một công nhân viên). Công thức tính: W =Q/T Trong đó: W là mức năng suất lao động của công nhân (hay một công nhân viên) tính bằng tuổi. Q là tổng sản lượng tính bằng tiền. T là tổng số công nhân (hoặc công nhân viên). Chỉ tiêu này có ưu điểm là có thể dùng tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật. Chỉ tiêu này được áp dụng cho các cấp doanh nghiệp và quốc gia, có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các ngành với nhau. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm như không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ, chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp phân xưởng. Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức năng suất lao động của doanh nghiệp. Dùng chỉ tiêu này trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc thay đổi ít vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động. 4.3. Chỉ tiêu tính năng năng suất lao động bằng thời gian lao động. Chỉ tiêu này dùng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện năng suất lao động. Công thức tính là: L=T/Q Trong đó L là lượng lao động của sản phẩm (tính theo đơn vị thời gian). T là thời gian lao động đã hao phí. Q là số lượng sản phẩm. Thời gian lao động đã hao phí được tính bằng cách tính thời gian hao phí của các bước công việc, các chi tiết của sản phẩm và được phân chia thành: lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động chung(Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx),lượng lao động đầy đủ (Lđđ)và được biểu hiện theo công thức sau: Lch = Lcn + Lpv Lsx = Lch + Lqvs Lđđ = Lsx + Lql Lđđ = Lcn + Lpv + Lpvs + Lql Trong đó, Lpv là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ, Lqvs là lượng lao động phục vụ quá trình sản xuất, Lql là lượng lao động quản lý sản xuất bao gồm lượng thời gian lao động hao phí của cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng, tạp vụ, chữa cháy, bảo vệ. Chỉ tiêu này có ưu điểm là thể hiện một cách rõ ràng thời gian lao động hao phí của từng bước công việc cũng như từng chi tiết sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là công việc thống kê để xác định thời gian hao phí cho từng bước công việc, từng chi tiết sản phẩm là rất khó. Chỉ tiêu này không dùng để tính cho năng suất lao động của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ngoài ba loại chỉ tiêu chủ yếu trên, còn có một số loại chỉ tiêu tính năng suất lao động khác. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của nó chưa rộng. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và thực tế từng doanh nghiệp. V. Những nhân tố tác động tới năng suất lao động. Có những cách phân loại khác nhau về các yếu tố tác động tới năng suất lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động có thể được chia thành ba nhóm sau: các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người; các yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất; các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên. 5.1. Các nhân tố có liên quan đến quá trình phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất. Chúng ta phải thừa nhận rằng, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho các náy móc cũ. Cùng với quá trình phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động ngày một được nâng cao, các nguyên vật liệu mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi và hữu ích hơn ngày một xuất hiện nhiều thay thế cho các nguyên vật liệu cũ đã kéo theo sự gia tăng năng suất lao động xã hội ngày một cao, khoảng cách giữa năng suất lao động trước kia và ngày nay càng một xa hơn. 5.2. Các nhân tố có liên quan đến con người và quản lý con người. Con người và quản lý con người tác động rất lớn đến năng suất lao động. Để đạt năng suất tối đa cần tạo ra môi trường tốt nhất cho phối hợp giữa quản lý, lao động và yếu tố công nghệ. Mối quan hệ đó bản thân nó là kết quả của năng suất. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới trong đó luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của lực lượng lao động tao ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản suất, đặc biệt là con người. Cũng như quản lý, lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động tới năng suất lao động. Năng suất của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nêú không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng. Trong một doanh nghiệp, khi xét đến các nhân tố tác động tới năng suất lao động thì người ta thường đề cập đến các n
Luận văn liên quan