Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông mê kông mở rộng
Châu ácó một con sông đi qua nhiều nước, đó là sông Lan Thương ư Mê Kông, được coi là sông “Đa nuýp”của Phương Đông. Uỷ ban sông Mê Kông được thành lập năm 1957, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của Uỷ ban Mê Kông bị hạn chế do chiến tranh triền miên vànạn diệt chủng tại Campuchia. Năm 1992, Ngân hàng phát triển châu á(ADB) đã đề xuất sáng kiến phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), bao gồm các nước và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianmar và tỉnh Vân Nam ư Trung Quốc (Trung Quốc tuy chỉ có một tỉnh thuộc không gian của Tiểu vùng, song Trung Quốc tham gia Tiểu vùng với tưcách là một quốc gia). Diện tích lãnh thổ của toànkhu vực khoảng 2,3 triệu km2, dân số khoảng 260 triệu người, GDP toàn vùng vào khoảng 260 tỷ USD (số liệu năm 2003). Về vị trí địa lý, GMS là bản lề, là ngã ba giao lưu giữa ba vùng Đông Bắc á, Đông Nam ávà Nam á(ấn Độ, Băng La Đét), có thể nói GMS nằm giữa những vùng năng động và phát triển nhất trong thế kỷ tới. Những cơ sở chủ yếu dẫn tới sự hình thành GMS bao gồm: Thứ nhất,sông Mê Kông là “sợi dây tựnhiên” nối liền các quốc gia trong GMS với nhau; các quốc gia trong GMS ngày càng nhận thức sâu sắc rằng phải phối hợp và tăng cường liên kết, hợp tác với nhau thì mới có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng to lớn của sông Mê Kông, bảo vệ tốt môi trường và phát triển bền vững Thứ hai,xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tạo nên nhu cầu tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước trong GMS cả về kinh tế, chính trị và văn hoá; Thứ ba,các nước trong GMS cũng là các nước thành viên của AFTA, CAFTA. Vì vậy, quan hệhợp tác giữa các nước trong GMS đã có cơ sở quan trọng là sự đồng thuận trong khuôn khổ của AFTA và CAFTA. Trong những năm qua, quan hệhợp tác giữa các nước GMS đã và đang được củng cố và phát triển. Đến nay đã có 12 cuộc hội nghị Bộ trưởng GMS, hội nghị cấp Thủ tướng lần đầu tiên được tổ chức tháng 12/2002 tại Campuchia. Trong Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tại Hà Nội tháng 4/1994 xác định hợp tác GMS tập trung vào 7 lĩnh vực chủ yếu: giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông, môi trường, thương mại và đầu tư, du lịch, phát triển nguồn nhân lực. Nhiều Hiệpđịnh đã ký kết giữa các nước trong GMS như: các Hiệp định hợp tác song phương, đa phương; các Hiệp định về vận tải; và nhiều thoả thuận khác nhằm tạo điềukiện phát triển hợp tác và giao lưu kinh tế, thương mại giữa các nước trong GMS. 2 Tuy nhiên, quan hệ hợp tác pháttriển nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa các nước trong GMS vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được như mong muốn, hy vọng của các nước tham gia. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một là,sự hợp tác trong khuôn khổ GMS bị chi phối bởi các thoả thuận đã được ký kết trong khuôn khổ AFTA, ASEAN, cũng nhưnhững tiến bộ đạt được trong quá trình hình thành CAFTA. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ hợp tác của GMS. Hai là,những lợi ích riêng có trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước GMS chưa được thể hiện rõ trên thực tế. Ba là,sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, về trình độ phát triển sản xuất (trong chừng mực nào đó)làm hạn chế khả năng trao đổi, mở rộng thương mại giữa các nước trong GMS. Mặc dù vậy, với những cơ sở dẫn đến sự hình thành quan hệ hợp tác phát triển giữa các nước trong GMS, việc thúc đẩy, tăng cường quan hệ hợp tác đang và sẽ ngày càng được quan tâm hơn. Trong đó, quan hệ thương mại cả về hàng hoá và dịchvụ có vị trí tiền đề và có vai trò quan trọng trong phát triển các mối quan hệ hợp tác khác. Đối với Việt Nam, những lợi ích hợp tác trong khuôn khổ GMS trước hết là trong việc khai thác tiềm năng kinh tế, bảo vệ môi trường gắn liền dòng sông Mê Kông. Bên cạnh đó, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua, khả năng thamgia và lợi ích đạt được của Việt Nam (trong 7 lĩnh vực hợp tác đã được xác định trong khuôn khổ GMS) đã và đang ngày càng hiện thực hơn. Chính vì vậy,Việt Nam đã tích cực tham gia ngay từ khi có sáng kiến hình thành GMS. ViệtNam đã thành lập Uỷ ban điều phối quốc gia về hợp tác GMS. Có thể nói rằng, yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước trong khuôn khổ GMS nói chung và giữa Việt nam với các nước còn lại nói riêng vừa là yêu cầu mang tính khách quan, vừa là yêu cầu mang tính chủ quan. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển một cách tốt nhất các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khuôn khổ GMS, mà trước hết là phát triển quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ. Yêu cầu phát triển quan hệ trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ của GMS hiện nay vừa phải đảm bảo sự phù hợp với những thoảthuận chung trong khuôn khổ AFTA, CAFTA, vừa phải tạo nên cái riêng, cái đặc thù của nó ư điều này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của GMS. Vì vậy, Đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam với các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” được đặt ra nhưmột nhiệm vụ nghiên cứu vừa mang tính cấpthiết vừa mang tầm chiến lược trong việc phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khuôn khổ GMS.