Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế ở nước ta, góp phần không nhỏ đối với việc tăng trưởng kinh tế, ngoài việc cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho nhu cầu thị trường còn xuất khẩu nhiều mặt hàng sang các nước trong khu vực và trên thế giới như: hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, hàng nông lâm sản như hạt tiêu, hạt điều, thủy sản đông lạnh. Vì thế, phát triển DNV&N đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, được coi là một trong những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Các DNV&N đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực phát triển kinh tế. Đặc biệt là khi nước ta bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển. Nghiên cứu về mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DNV&N được coi là nhóm khách hàng có nhiều lợi thế của các tổ chức tín dụng, là bạn hàng cùng kinh doanh giữa một bên là sản xuất hàng hóa, kinh doanh thương mại và dịch vụ, và một bên là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nhưng việc đầu tư cho loại hình doanh nghiệp này thường có độ rủi ro cao và chi phí giao dịch lớn. Do vậy các ngân hàng vẫn nhìn nhận DNV&N là khách hàng có nhiều rủi ro nên họ rất thận trọng trong cho vay. Mặt khác, trong những năm gần đây, cùng với sự ra tăng về số lượng của các DNV&N là xu hướng mở rộng đầu tư tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của các ngân hàng. Do đó hoạt động quản lý tín dụng cũng cần phải được tăng cường, đổi mới về phương pháp nhằm phòng tránh những rủi ro không đáng có, tránh thiệt hại cho ngân hàng. Vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây”.

doc87 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức. 31 2.1.2.1. Phòng Kế toán giao dị ch 31 2.1.2.2. Phòng Tài trợ thương mại 32 2.1.2.4. Phòng khách hàng cá nhân 34 2.1.2.5 .Phòng thông tin điện toán 35 2.1.2.6. Phòng Tiền tệ kho quỹ 36 2.1.2.7. Phòng Tổng hợp tiếp thị 37 2.1.2.8. Phòng Tổ chức hành chính 38 2.1.2.9. Điểm giao dịch số 1 và số 12 39 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua. 40 2.1.3.1.Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua. 40 2.1.3.2.Tình hình hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. 51 2.1.3.3.Đánh giá tình hình hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. 57 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. 59 2.2.1.Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. 59 2.2.1.1.Lập hồ sơ cho vay. 59 2.2.1.2.Phân tích hồ sơ xin vay. 59 2.2.1.3. Quyết định cho vay. 61 2.2.1.4.Kiểm tra và giám sát khoản vay, xử lý những khoản vay có vấn đề. 61 2.2.2.Đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay DNV&N. 63 2.2.2.1.Những kết quả đạt được. 63 2.2.2.2.Những hạn chế mắc phải. 64 2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế mà NHCT chi nhánh Hà Tây đang mắc phải. 65 2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan. 65 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 66 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY 67 3.1.Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh tới của chi nhánh trong giai đoạn (2008-2010). 67 3.1.1.Phương hướng phát triển của ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Hà Tây trong giai đoạn (2008-210). 67 3.1.2.Nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn (2008-2010). 67 3.1.2.1.Những mục tiêu cụ thể cần đạt được. 67 3.1.2.2. Các giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. 68 3.1.3.Định hướng tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. 71 3.2.Một số giải giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn (2008-2010). 72 3.2.1.Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. 72 3.2.2. Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin. 74 3.2.3. Nâng cao khả năng thiết lập và phân tích và quản lý hồ sơ. 74 3.2.4.Nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo. 75 3.2.5.Tăng cường hoạt động kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 76 3.2.6. Đổi mới, thống nhất các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề. 77 3.3.Một số kiến nghị. 78 3.3.1.Đối với NHCTVN. 78 3.3.2.Đối với ngân hàng Nhà Nước. 79 3.3.3. Kiến nghị đối với DNV&N. 79 3.3.4. Đối với Nhà nước. 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng1. Nguồn vốn (2005-2007) 41 BẢNG 2.Cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo tiền nội tê, ngoại tệ. 43 BẢNG 3.Cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo đối tượng gửi tiền. 44 BẢNG 4. Cơ cấu nguồn vốn xét theo kỳ hạn tiền gửi. 45 BẢNG 5.Tình hình cho vay tại chi nhánh NHCT Hà Tây. 47 BẢNG 6.số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm. 48 BẢNG 7. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với DNV&N. 52 BẢNG 8: Dư nợ cho vay DNV&N theo thời hạn cho vay tại chi nhánh 53 BẢNG 9: Hoạt động cho vay DNV&N trong tổng hoạt động cho vay của chi nhánh. 55 BẢNG 10.Nợ quá hạn của DNV&N qua các năm. 56 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế ở nước ta, góp phần không nhỏ đối với việc tăng trưởng kinh tế, ngoài việc cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho nhu cầu thị trường còn xuất khẩu nhiều mặt hàng sang các nước trong khu vực và trên thế giới như: hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, hàng nông lâm sản như hạt tiêu, hạt điều, thủy sản đông lạnh. Vì thế, phát triển DNV&N đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, được coi là một trong những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Các DNV&N đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực phát triển kinh tế. Đặc biệt là khi nước ta bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển. Nghiên cứu về mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DNV&N được coi là nhóm khách hàng có nhiều lợi thế của các tổ chức tín dụng, là bạn hàng cùng kinh doanh giữa một bên là sản xuất hàng hóa, kinh doanh thương mại và dịch vụ, và một bên là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nhưng việc đầu tư cho loại hình doanh nghiệp này thường có độ rủi ro cao và chi phí giao dịch lớn. Do vậy các ngân hàng vẫn nhìn nhận DNV&N là khách hàng có nhiều rủi ro nên họ rất thận trọng trong cho vay. Mặt khác, trong những năm gần đây, cùng với sự ra tăng về số lượng của các DNV&N là xu hướng mở rộng đầu tư tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của các ngân hàng. Do đó hoạt động quản lý tín dụng cũng cần phải được tăng cường, đổi mới về phương pháp nhằm phòng tránh những rủi ro không đáng có, tránh thiệt hại cho ngân hàng. Vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Lý giải tính tất yếu của hoạt động quản lý cho vay đối với DNV&N tại các ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng quản lý cho vay DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động quản lý cho vay DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây. Phạm vi nghiên cứu: Quan hệ tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây với các DNV&N. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2007. Phương pháp nghiên cứu. Bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp biểu đồ, phân tích và đánh giá. Nội dung bài viết. Bài viết gồm có ba phần : lời mở đầu, phần thân bài, phần kết luận. Phần thân bài được bố cục gồm ba chương: Chương I. Lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại. Chương II. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây. Chương III. Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây. Để có thể hoàn thành được bài viết, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS. Đàm Văn Nhuệ và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập vừa qua. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.1.Đặc điểm, vai trò của DN&VN trong sự phát triển kinh tế quốc gia. 1.1.1.1.Khái niệm DNV&N. Doanh nghiệp có thể được hiểu một cách chung nhất là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau.Tuy nhiên để thuận lợi cho việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển người ta thường phân chia các doanh nghiệp thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở hầu hết các nước, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển thì việc đầu tư phát triển các DNV&N đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Sự thành đạt về kinh tế- xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, theo điều kiện của từng quốc gia, từng loại hình sản phẩm và ý đồ chính sách, khả năng hỗ trợ của từng chính phủ ở từng thời kỳ…mà có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về DN&VN. Trong thực tế, việc xác định DNV&N của một nước thường được cân nhắc đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội, tình hình việc làm nói chung trong cả nước và tính chất phát triển kinh tế hiện hành của nước đó. Như vậy, việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tính chất “ cố định” mà có xu hướng thanh đổi theo tính chất hoạt động của nó, mục đích của việc xác định và mức độ phát triển doanh nghiệp. Tiêu chuẩn để xác định DNV&N là: tổng vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động được sử dụng thường xuyên, giá trị bằng tiền của sản phẩm bán hoặc dịch vụ, lợi nhuận , vốn bình quân cho một lao động… Đối với nước ta, mặc dù đã quan tâm đến DNV&N và có nhiều hoạt động hỗ trợ nó, song vẫn chưa có khái niệm chính thức. Các chuyên gia kinh tế thì cho rằng : “doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có mức vốn đầu tư từ 100-300 triệu đồng và từ 5 - 50 lao động. Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có mức vốn đầu tư 300 triệu đồng trở lên và có lao động trên 50 người’. Ngoài ra, ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng đã nhận định rằng: “ doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động thường xuyên dưới 500 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, số vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu dưới 20 tỷ đồng/ năm”. Có thể thấy rằng, việc đưa ra tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ mang tính ước lệ Có nhiều quan điểm khác nhau về các đối tượng, chủ thể kinh tế được coi là thuộc hoặc không thuộc khu vực DNV&N. Theo Nghị Định của Chính Phủ số 90/2001/NĐ- Chính Phủ ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Nghị định quy định đối tượng áp dụng bao gồm: Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước. Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã. Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000 NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh. 1.1.1.2.Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế. Tuy có nhiều tiêu chí, cách xác định, đánh giá khác nhau trong các nước song tất cả đều cho rằng DNV&N là xương sống của nền kinh tế, có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Quốc gia. Ở nước ta, qua mười năm đổi mới, nền kinh tế đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, trong đó sự đóng góp của DNV&N là đáng kể, các doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng đối với việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế địa phương. a.Cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế. Các DNV&N có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân. Theo đánh giá của viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ thì hiện nay khu vực DNV&N của cả nước chiếm khoảng 25% - 26% GDP. Năm 1993, các DNV&N đã tạo ra được khoảng 25% giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp và 54% giá trị công nghiệp địa phương, tăng 11% so với năm 1992 và tăng 63% so với năm 1990. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt hơn 29.000 tỷ đồng, bằng 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Trong nhiều nghành nghề như gỗ xẻ, chiếu cói, giầy dép… DNV&N sản xuất 100% sản phẩm. Nhiều nghành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, các DNV&N chiếm khoảng 90% tổng số hơn 230.000 doanh nghiệp trên toàn quốc. Tỷ trọng GDP cung cấp cho nền kinh tế của các DNV&N có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu năm 1999 tỷ trọng GDP của các DNV&N chỉ chiếm 8,01%, năm 2002 chiếm 9,02%, đến năm 2004 tỷ lệ này khoảng 24%-25% và năm 2006 tỷ trọng đóng góp khoảng 26% GDP. b.Tạo việc làm cho người lao động và tăng thu nhập của dân cư. Để thấy rõ vai trò giải quyết việc làm của các DNV&N, chúng ta xem tỷ trọng lao động lao động ở một vài nước. Các doanh nghiệp DNV&N ở Đài Loan đã đóng vai trò quan trọng về tạo việc làm và mở rộng xuất khẩu; DNV&N chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, con số tương ứng của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và Mỹ là 98%. Mặc dù số lượng của các DNV&N của Đài Loan thấp hơn, nhưng điều không bình thường là nó tạo ra tỷ lệ việc làm và kim ngạch xuất khẩu cao hơn Hàn Quốc và Hồng Kông. Cụ thể là nó đã tạo ra được 66,4% tổng sản phẩm xuất khẩu của ngành gia công chế biến và 6,39 triệu việc làm chiếm 78,7% tổng số việc làm năm. Tỷ lệ này đã bị giảm xuống còn 70% những năm đầu thập kỷ 90. Các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển có số lượng các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chiếm khoảng 97%- 98% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động công nghiệp từ ( 62%- 76%). Việc làm là vấn đề cấp bách ở Việt Nam. Với tốc độ tăng dân số trên 2%, hàng năm cả nước có thêm một triệu người đến tuổi lao động có nhu cầu việc làm. Đó là chưa kể những người thất nghiệp và bán thất nghiệp hiện nay do cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện như vậy, các DNV&N đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động. Tính đến tháng 8/1993, cả nước có 7000 doanh nghiệp nhà nước, 6728 doanh nghiệp tư nhân, 2750 công ty trách nhiệm hữu hạn, 91 công ty cổ phần, và khoảng 638 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, tổng cộng có 17.027 doanh nghiệp. Trong đó có 96,5% là DNV&N, đã giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động. Năm 2002, cả nước tạo ra được 1,42 triệu việc làm mới thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút được 79,1% tổng số việc làm. Hàng năm khu vực doanh nghiệp này thu hút hàng chục vạn lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước. Theo số liệu ước tính năm 2006 khu vực DNV&N tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và chiếm khoảng 25%-26% lực lượng lao động trong cả nước. Tuy nhiên, do khu vực sản xuất nông nghiệp ỏ nông thôn vẫn chiềm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế nên xem xét tổng thể thì tổng số lao trong các DNV&N chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng số lao động xã hội hiện nay. Đặc điểm của nước ta là một nước là một nước nông nghiệp, năng suất sản xuất cũng như thu nhập của dân cư thấp. Việc phát triển các DNV&N ở thành thị cũng như ở nông thôn là phương hướng cơ bản nhằm tăng nhanh năng suất, tăng nhanh thu nhập, và đa dạng hóa thu nhập của dân cư. Kết quả điều tra cho thấy tại những vùng có doanh nghiệp phát triển thì thu nhập gấp 4 lần thu nhập của dân cư tại những vùng thuần nông nghiệp. Điều quan trọng là thu nhập của dân cư được đa dạng hóa vừa có ý nghĩa nâng cao mức sống dân cư, vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn nhất là tại những vùng thiên tai. c.Thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế. Vốn là một nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng doanh nghiệp. Nhờ có vốn mới kết hợp được các yếu tố lao động, đất đai, công nghệ và quản lý. Thực tế cho thấy, để đầu tư cho một chỗ làm ở Việt Nam, trung bình phải mất 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên một nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng, trong khi đó vốn trong dân còn tiềm ẩn nhưng huy động được chưa nhiều. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do môi trường đầu tư không ổn định và không được thuận lợi. Trong tình hình đó thì chính các DNV&N là người trực tiếp tiếp xúc với người cho vay, gây được niềm tin nên có thể huy động vốn, hoặc chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh. Hiện nay Nhà nước có chủ trương bán, khoán, cho thuê và cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Chủ trương này có tác dụng thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi người dân bằng việc mua lại các doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc thành lập DNV&N mới. Trong năm 2002, riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 7.600 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 12.550 tỷ đồng, tăng 11% về số lượng doanh nghiệp và 16% về vốn so với năm 2001, trong đó doanh nghiệp tư nhân là 1.760 với số vốn đăng ký là 915 tỷ đồng; 5.200 công ty trách nhiệm hữu hạn và vốn đăng ký trên 7.600 tỷ đồng; 604 công ty cổ phần với số vốn đăng ký trên 4000 tỷ đồng. Qua đó có thể thấy các DNV&N đã thu hút được khá nhiều các khoản tiết kiệm trong dân cư. Tính riêng năm 2002, đầu tư khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 28,8% tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội; trong tổng số 2.808 dự án được cấp giấy phép ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đã có 2.225 dự án thuộc khu vực kinh tế tư nhân, với tổng số vốn thực hiện trên 16.244 tỷ đồng, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư thực hiện, thu hút 234.899 lao động. Tính đến cuối tháng 12 năm 2004 số doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ( không bao gồm các hợp tác xã nông lâm, ngư và hộ kinh doanh cá thể) là 91.755 doanh nghiệp, trong đó nếu xét theo tiêu chí lao động thì có 88.233 DNV&N, nếu xét theo tiêu chí vốn thì có 79.420 doanh nghiệp. Đến tháng 6/2005, cả nước đã có trên 125 nghìn doanh nghiệp thành lập với tổng vốn đăng ký hơn 240.000 tỷ đồng, đưa tổng số doanh nghiệp cả nước lên đến gần 190.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 398.000 tỷ đồng.Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 52% số doanh nghiệp thành lập mới với 50% tổng số vốn đăng ký so với cả nước. d.Hoạt động của các DNV&N góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày một tăng lên, làm tăng tính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế, đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Mặt khác, các doanh nghiệp này có khả năng thay đổi về mặt hàng, công nghệ, và chuyển hướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tế năng động hơn. Sự có mặt của các DNV&N có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn: làm đại lý, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng hóa và cung cấp các đầu vào, thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà doanh nghiệp lớn không vào được. Mặt khác, vốn của các DNV&N, trong phần lớn là của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu chỉ đầu tư vào những ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế sự gia tăng các cơ sở này sẽ làm cho hiệu quả kinh tế của đất nước tăng nhanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ thì thì hiệu quả kinh tế khó tăng nhanh được. e.Khai thác tiềm năng phong phú trong dân và có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội. Có rất nhiều tiềm năng trong dân cư chưa được khai thác triệt để như: trí tuệ, lao động, vốn, bí quyết tay nghề, điều kiện tự nhiên, …Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất, các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để xử dụng tay nghề tinh xảo, thu hút lao động trong nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng. Về tiềm năng vốn, các DNV&N thường bắt đầu bằng nguồn vốn ít ỏi, hạn hẹp của các cá nhân. Do đó nên các doanh nghiệp này dễ được đông đảo nhân dân tham gia hoạt động, vì thế thu hút được nguồn vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh. Ước tính trên 400.000 doanh nghiệp công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đã thu hút khoảng 25.000 tỷ đồng, chưa kể hàng nghìn tỷ đồng nhàn rỗi khác phục vụ cho nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Về lao động, DNV&N thường nhằm vào mục tiêu sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư, sử dụng nhiều lao động, ít vốn, với chi phí thấp, do vậy lao động trong khu vực này không đòi hỏi trình độ cao, chỉ cần bồi dưỡng ngắn hạn là có thể tham gia vào sản xuất của doanh nghiệp. Về kỹ thuật, DNV&N thường lựa chọn các kỹ thuật phù hợp với trình độ lao động khả năng về vốn, kết hợp kỹ thuật thủ công với kỹ thuật đơn giản mà mọi người có thể nhanh chóng tiếp thu và làm chủ trong sản xuất, ít sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, do đó phần lớn trang thiết bị đều là các sản phẩm trong nước. Về nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu được sử dụng ở các DNV&N chủ yếu là thuộc phạm vi đ
Luận văn liên quan