Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10

Việt Nam trởthành thành viên chính thức của Tổchức Thương mại thế giới WTO là một cột m ốc quan trọng, đánh dấu sựhoà nhập của Việt Nam vào dòng chảy của nền kinh tếthếgiới, đem lại nhiều cơhội cho các doanh nghiệp Việt Nam và cũng không ít khó khăn. Đểtồn tại và phát triển, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nỗlực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, thịtrường, thay đổi phương thức kinh doanh, phải có những thay đổi đểthích ứng với môi trường kinh doanh. Dệt may là m ột trong những ngành chịu ảnh hưởng khá lớn của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp dệt may phải dừng bước trước những khó khăn thách thức của quá trình hội nhập. Nhưng cũng có những doanh nghiệp đứng vững và thích nghi được với môi trường thời hội nhập, tận dụng được các cơhội của hội nhập kinh tếquốc tếvà cùng với điểm mạnh của doanh nghiệp mình dần vươn lên khẳng định vịtrí của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Công ty Cổ phần May 10 đã có những thay đổi bước đầu trong phương thức sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đang chuyển dần từ hình thức sản xuất thụ động gia công sang phương thức sản xuất chủ động tựkinh doanh bằng thương hiệu của mình. Để làm được điều đó, công ty vừa phát triển mởrộng mạng lưới tiêu thụ ởtrong nước, vừa thúc đẩy xuất khẩu sang thịtrường nước ngoài. Nhật Bản là một trong những thịtrường xuất khẩu chính, một thịtrường tiêu dùng lớn thứhai thếgiới, hứa hẹn nhiều cơhội cho công ty cũng nhưcho các doanh nghiệp khác của nước ta khi xuất khẩu vào thịtrường này. Nhưng Nhật Bản cũng được đánh giá là một thị trường có không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thịtrường này. Trong thời gian thực tập tại công ty cổphẩn May 10, cùng với những kiến thức đã được học và khảnăng của mình, tôi đã quyết định hoàn thành luận văn của mình với đềtài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thịtrường Nhật Bản của công ty cổphần May 10

pdf92 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10.” Luận văn tốt nghiệp 2 CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----o0o---- LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Khoa thương mại Tên tôi là: Phan Thị Cảnh Lớp : Thương mại quốc tế Khoá : 46 Hệ : Chính quy Mã SV : CQ463340 Trong thời gian thực tập theo quy định của Nhà trường, tôi được thực tập tại Phòng xuất nhập khẩu, công ty cổ phần May 10 (Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội). Tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi tìm hiểu, nghiên cứu và viết trong quá trình thực tập tại công ty, không sao chép chuyên đề, luận văn của các khoá trước. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người viết Luận văn tốt nghiệp 3 Phan Thị Cảnh Luận văn tốt nghiệp 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự hoà nhập của Việt Nam vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và cũng không ít khó khăn. Để tồn tại và phát triển, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, thị trường, thay đổi phương thức kinh doanh, phải có những thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh. Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng khá lớn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp dệt may phải dừng bước trước những khó khăn thách thức của quá trình hội nhập. Nhưng cũng có những doanh nghiệp đứng vững và thích nghi được với môi trường thời hội nhập, tận dụng được các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và cùng với điểm mạnh của doanh nghiệp mình dần vươn lên khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Công ty Cổ phần May 10 đã có những thay đổi bước đầu trong phương thức sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đang chuyển dần từ hình thức sản xuất thụ động gia công sang phương thức sản xuất chủ động tự kinh doanh bằng thương hiệu của mình. Để làm được điều đó, công ty vừa phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở trong nước, vừa thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chính, một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty cũng như cho các doanh nghiệp khác của nước ta khi xuất khẩu vào thị trường này. Nhưng Nhật Bản cũng được đánh giá là một thị trường có không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phẩn May 10, cùng với những kiến thức đã được học và khả năng của mình, tôi đã quyết định hoàn thành luận văn của mình với đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10”. Luận văn tốt nghiệp 5 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài này đi sâu vào việc tìm giải pháp cho một thị trường cụ thể, thị trường Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ giúp nhận thức được vị trí của công ty trên thị trường để có định hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời đưa ra được những giải pháp hữu ích để công ty có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ ba của Việt Nam . Phạm vi nghiên cứu: thực trạng và kết quả xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2003 – 2007. 4. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản. Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, các anh chị trong Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty cổ phần May 10 đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn tốt nghiệp 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp 1. Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá, dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. (5, Trang 272) 2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế, mục tiêu của các doanh nghiệp là mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, tiếp thu kinh nghiệm. Xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường quốc tế ít rủi ro và chi phí thấp nên được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời gian đầu khi mới thâm nhập vào thị trường quốc tế. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, có thể coi nó là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận không nhỏ thông qua việc tăng doanh số bán. Đây là vai trò quan trọng nhất của xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Trên thị trường quốc tế, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nên doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, phải khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình. Một khi doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế thì cũng tạo được sự tin tưởng lớn hơn đối với khách hàng trong nước. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa sẽ cao hơn, sức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, vốn, thị trường… và những bài học quốc tế quý giá. Luận văn tốt nghiệp 7 Từ đó, họ có được những thủ thuật, chiến lược kinh doanh giúp việc kinh doanh có hiệu quả hơn. 3. Các hình thức xuất khẩu 3.1 Xuất khẩu trực tiếp Là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ thực hiện tất cả các chức năng của xuất khẩu. 3.2 Xuất khẩu gián tiếp Là việc các công ty bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua người thứ ba (trung gian thương mại). Các trung gian thương mại chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là các đại lý, nhà môi giới. Với hình thức xuất khẩu này công ty sẽ ít gặp rủi ro hơn nhưng lại thiếu sự liên hệ với thị trường, không kiểm soát được thị trường và có thể mất đi những cơ hội kinh doanh. 3.3 Tái xuất khẩu Là hình thức kinh doanh xuất khẩu mà công ty xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu, không qua chế biến, gia công tại nước tái xuất, nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ban đầu bỏ ra. Luôn có ba chủ thể tham gia trong hình thức xuất khẩu này: bên xuất khẩu, bên tái xuất khẩu và bên nhập khẩu. 3.4 Xuất khẩu đối lưu Là hình thức mua bán hàng hoá quốc tế trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá bán đi có giá trị tương đương với lượng hàng hoá nhận về. Nhờ hình thức kinh doanh này, các bên có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệ để nhập khẩu, giảm được các thủ tục phức tạp về thanh toán. 3.5 Gia công quốc tế Là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) sẽ cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên khác (bên nhận gia Luận văn tốt nghiệp 8 công) để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu, giao lại cho bên kia để nhận một khoản tiền (được gọi là phí gia công) 3.6 Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức kinh doanh xuất khẩu còn khá mới nhưng đã được phổ biến rộng rãi. Các doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài ngay trên lãnh thổ quốc gia mình. Do đó, giảm được chi phí cũng như rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận. 3.7 Xuất khẩu uỷ thác Là hình thức kinh doanh xuất khẩu trong đó các công ty chỉ đóng vai trò trung gian xuất khẩu thực hiện những thủ tục cần thiết để xuất hàng thay cho nhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp 4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp • Nhân tố kinh tế Kinh tế ngày càng phát triển, sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc. Ngành sản xuất hàng may mặc có xu hướng chuyển dần từ các nước công nghiệp mới NICs sang các nước đang phát triển. Mặt khác, nhu cầu hàng may mặc ngày càng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến quan trọng trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự gia tăng của hoạt động mua bán quốc tế. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc ngày càng nhiều, làm ăn ngày càng có hiệu quả. Nhà nước và các Bộ ngành cũng tạo điều kiện thuận lợi như cung cấp thông tin, tạo khung pháp lý… cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển. Hiện nay, giá cả của các mặt hàng trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng, trong đó có giá nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc. Mà Việt Nam Luận văn tốt nghiệp 9 chủ yếu sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu nên giá thành của sản phẩm sẽ cao hơn, do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới. • Nhân tố chính trị Ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ hội thương mại cũng như khả năng hạn chế rủi ro, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Chính trị ổn định thì việc kinh doanh sẽ giảm bớt được rủi ro, có thể dự báo trước những rủi ro, thực những kế hoạch kinh doanh dài hạn do nhu cầu của khách hàng thay đổi từ từ, có thể dự báo được. Ngược lại, chính trị không ổn định rủi ro sẽ rất lớn do nhu cầu thay đổi đột ngột, các hoạt động diễn ra khó khăn hơn… Nước ta có tình hình chính trị ổn định trong suốt thời gian qua. Đây là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới không ngừng được mở rộng. Hiện nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 171 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và khu vực trên thế giới (trong đó có hiệp định thương mại với 64 nước), có quan hệ buôn bán với hàng nghìn tổ chức kinh tế thương mại của các nước. Điều này có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị của các nước có quan hệ làm ăn với Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cơ hội tìm hiểu thông tin và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh ở từng thị trường, khu vực. • Nhân tố luật pháp Hoạt động xuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng lớn của luật pháp và thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, công bằng, minh bạch là một tiền đề quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên hệ thống luật pháp của nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ, tốc độ hoàn thiện còn chậm, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, một số thủ tục hành chính còn rườm rà, chính sách thay đổi liên tục… Đây là bất lợi Luận văn tốt nghiệp 10 lớn đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các kế hoạch, các chiến lược phát triển, trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, cơ hội thu hút đầu tư trên trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nước ta đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp theo tiêu chí đầy đủ, công khai, minh bạch và công bằng, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa. Xác định dệt may là một trong những ngành chiến lược của nước ta nên nước ta luôn có những văn bản pháp luật để hướng dẫn cũng như quy định về xuất khẩu, có những quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt may như: không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua trong nước phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu; hồ sơ xin Visa được giảm bớt nhiều giấy tờ; nếu thực hiện đầu tư mới thì thu nhập thu được từ sự đầu tư đó được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm tiếp theo; các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may với số lượng dưới 20 tấn không cần phải có sự phê duyệt của liên bộ... Bên cạnh đó cũng còn một số quy định làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với các đối thủ nước ngoài. Ví dụ như quy định của Bộ tài chính về chi phí dành cho quảng cáo của doanh nghiệp không quá 7% tổng chi phí (trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài được phép dành tối đa 50% tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo. Điều này làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Luật pháp nước ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực nên đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung phải hiểu biết về các quy định cũng như luật pháp của các nước và các tổ chức mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Việt Nam là thành viên của WTO thì phải thực hiện quy định về hàng dệt may (ATC), tức là các nước phải dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may giai đoạn cuối cùng là 01/01/2005. Là thành viên của ASEAN thì phải tuân thủ các điều khoản của CEPT/AFTA, tức là phải giảm thuế xuất nhập khẩu xuống từ 0 – 5% trong vòng 10 năm… Luận văn tốt nghiệp 11 • Các rào cản đối với hàng may mặc xuất khẩu Một số quốc gia thường dùng các biện pháp về thuế, hạn ngạch, các rào cản kỹ thuật để bảo vệ ngành may mặc trong nước, ngăn chặn hàng may mặc từ nước ngoài vào. Nhưng do xu hướng mậu dịch tự do hiện nay nên các nước đó phải xoá bỏ dần các biện pháp về thuế, hạn ngạch đồng thời tăng dần các rào cản kỹ thuật. Các rào cản thường được các nước nhập khẩu hàng may mặc áp dụng là: tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội, luật chống bán phá giá. Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được tiêu chuẩn hoá thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO. Các hệ thống chất lượng như ISO 9000 – 2000, ISO 9000 – 1994 được xem như là giấy thông hành khi các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu. Không chỉ yêu cầu về chất lượng, các doanh nghiệp nhập khẩu còn yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường khi sản xuất sản phẩm. Chỉ thị về bao bì và phế thải bao bì (96/62/EEC), hệ thống quản lý môi trường ISO 1400… là các yêu cầu về môi trường được tiêu chuẩn hoá. Ngoài ra, một số quốc gia còn tự đưa ra những quy định, điều kiện khác về môi trường liên quan đến việc sản xuất hàng may mặc như quy định về dư lượng kim loại nặng trong thuốc nhuộm vải, khoá kéo, khuy, nhãn mác sinh thái… Đối với các quốc gia đang phát triển thì những quy định này vượt xa khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp, trong số đó có Việt Nam (chưa doanh nghiệp nào đáp ứng được). Trách nhiệm xã hội cũng là một yêu cầu khắt khe của một số quốc gia. Sản phẩm phải được chứng minh là sản xuất trong điều kiện tốt, không có sự phân biệt đối xử với người lao động, không sử dụng lao động trẻ em… Hệ thống tiêu chuẩn phổ biến nhất của yêu cầu này là SA 8000. SA 8000 gồm 8 yêu cầu chính: không sử dụng lao động trẻ em; không sử dụng lao động cưỡng bức; bảo đảm đối xử bình đẳng đối với công nhân; bảo đảm quyền gia nhập công đoàn của người lao động; bảo đảm việc trả tiền công đúng theo quy định của pháp luật và theo cam kết; đảm bảo chế độ về giờ làm việc và giờ làm thêm; bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc; bảo đảm việc thực hiện Luận văn tốt nghiệp 12 kỷ luật lao động không ảnh hưởng tới nhân phẩm và cuộc sống của người lao động. Nó được xem như giấy thông hành cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, là chứng chỉ không thể thiếu được khi các doanh nghiệp thâm nhập thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, ở nước ta số lượng doanh nghiệp được cập chứng nhận đạt tiêu chuẩn SA 8000 còn khá ít. Đến nay mới chỉ có 25 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn này như May 10,Công ty dệt may xuất khẩu Việt Thắng, công ty xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến… Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí để thực hiện cao và sau 3 năm lại phải làm lại một lần. Luật chống phá giá do Mỹ áp dụng đối với một số mặt hàng cũng gây khó khăn cho không ít nước xuất khẩu. Việt Nam bị thiệt hại khá lớn trong hai vụ kiện bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng cá tra, cá Basa và mặt hàng tôm. Mặt hàng dệt may cũng đang có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Vì vậy, Việt Nam cũng cần chuẩn bị và cảnh giác với sự kiện này. • Nhân tố văn hoá xã hội Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng về may mặc, hành vi mua sắm của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố văn hoá, nhất là các phong tục tập quán. Thế giới có rất nhiều nền văn hoá đa dạng với rất nhiều phong tục tập quán khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ về văn hoá, phong tục tập quán của quốc gia mà mình muốn thâm nhập. Đầu tiên phải xem xét đến yếu tố dân số, nó quyết định quy mô thi trường và tính đa dạng của nhu cầu. Thông thường dân số càng đông thì thị trường càng lớn, nhu cầu và khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp càng cao. Tiếp đến là yếu tố thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư. Thu nhập của khách hàng được phân bổ cho những nhu cầu khác nhau theo các tỉ lệ khác nhau với mức độ ưu tiên khác nhau. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm, giá cả, hình thành nên những quan điểm khác nhau của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần xem Luận văn tốt nghiệp 13 xét kỹ yếu tố này nhằm lựa chọn được sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về chủng loại, chất lượng và giá cả. Đặc biệt, doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm đến yếu tố chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và nền văn hoá. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự đa dạng của nhu cầu, quan điểm về sản phẩm, cách thức sử dụng sản phẩm, thói quen tiêu dùng, tập quán mua sắm… của khách hàng. • Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải kể đến các nước ASEAN như Thái Lan, Indonexia, Philippin, Singapore,… Họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng ta: có sẵn thị trường, khoa học công nghệ tiên tiến, các điều kiện phục vụ sản xuất tốt hơn, chi phí rẻ hơn…Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia phát triển rất mạnh, hiện chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu hàng dệt may. Theo dự báo, đến trong vòng 10 năm tới, con số này sẽ lên tới 50%. Tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc chiếm khoảng 15% thị phần, với thị trường EU sẽ tăng từ 18% lên 29%. Việc tăng thị phần của Trung Quốc tại các thị trường làm cho các quốc gia khác bị mất bớt thị phần tại các thị trường trên thế giới. Đây là một đối thủ cạnh tr
Luận văn liên quan