Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang

Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều đó có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào sân chơi bình đẳng với tất cả các nước thành viên WTO, phần lớn trong số đó là những nước phát triển cao. Hội nhập sẽ mang lại cho kinh tế nước ta nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhằm tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ đưa đất nước nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nền kinh tế nước ta cần phải tăng trưởng và phát triển ổn định, vững chắc. Điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại và NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa _PGD Nam Nha Trang cũng không là ngoại lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa _PGD Nam Nha Trang vừa qua, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Khánh Hòa – Phòng Giao Dịch Nam Nha Trang” làm chuyên đề báo cáo thực tập cho mình.

docx79 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều đó có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào sân chơi bình đẳng với tất cả các nước thành viên WTO, phần lớn trong số đó là những nước phát triển cao. Hội nhập sẽ mang lại cho kinh tế nước ta nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhằm tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ đưa đất nước nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nền kinh tế nước ta cần phải tăng trưởng và phát triển ổn định, vững chắc. Điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại và NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa _PGD Nam Nha Trang cũng không là ngoại lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa _PGD Nam Nha Trang vừa qua, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Khánh Hòa – Phòng Giao Dịch Nam Nha Trang” làm chuyên đề báo cáo thực tập cho mình. Chương I Tổng quan và thực trạng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Ngày 26/3/1988 hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành định số 53/HĐBT thành lập ngân hàng phát triển nông thôn việt nam. Ngân hàng phát triển nông thôn việt nam ra đời trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Vào những năm 80 do hậu quả hơn 30 năm chiến tranh chính sách cấm vận của mỹ và đóng cửa biên giới với trung quốc năm 1979 cùng với cơ chế kinh tế tập trung bao cấp , nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng. tuy nhiên khi ra đời ngân hàng phát triển nông thôn việt nam có những thuận lợi cơ bản là công cuộc đổi mới toàn diện do đại hội Đảng lần VI đề ra từ thang 12/1986 đã đi vào cuộc sống, được sự ủng hộ của toàn đảng, toàn dân. Quá trình phân tách hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp hình thành ngân hàng chuyên doanh và phát triển như ngân hàng thương mại hiện đại được sự ủng hộ của các ngành các cấp. nhờ thực hiện công cuộc đổi mới tất cả các sản xuất, dịch vụ điều chuyển biến theo hướng hạch toán kinh doanh, chống bao cấp. mặc dù chưa có kiến thức và kinh nghiệm ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường nhưng đội ngủ cán bộ ngân hàng phát triển nông thôn việt nam đã vượt qua những giai đoạn khó khăn trong thời bao cấp, nhận thức được những hạn chế, trì trệ của cơ chế hoạt động cũ do đó hăng hái và quyết tâm tiến lên theo con đường đổi mới. Ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng ( nay là thủ tướng chính phủ ) ký quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng nông nghiệp việt nam thay thế cho ngân hàng phát triển nông thôn việt nam. Ngày 15/11/1996 thủ tướng chính phủ ủy quyền thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam ký quyết định số 280/QĐ NHNN đổi tên ngân hàng nông nghiệp việt nam sang ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. Đây là dấu ấn lịch sử quan trọng. Tổng quan về NHNo & PTNT KHÁNH HÒA Từ trước năm 1986 NH là một hệ thống cấp một, hoạt động theo sự quản lý tập trung thống nhất chưa phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước, kinh doanh tiền tệ cho đến năm 1990 hoạt động Ngân Hàng chuyển từ NH cấp 1 sang hệ 2 cấp đó là NHNN & NHTM. Cùng với sự chuyển biến và phát triển của nền kinh tế đất nước, hệ thống NH cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. NHNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa được thành lập sau chỉ thị 218/CT ngày 13/07/1987 của Hội Đồng Bộ Trưởng và nghị định 53/HĐCB ngày 26/03/1988. Ngày 05/09/1988 mô hình NHNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa chính thức thành lập và đi vào hoạt động. Toàn chi nhánh bao gồm: bộ phận hội sợ, trụ sỏ chính đặt tại số 2 Hùng Vương Nha Trang. Một chi nhánhu NHNo & PTNT thành phố Nha Trang, 4 Ngân Hàng cơ sở trực thuộc và 6 Ngân Hàng huyện nằm rải rác trên khắp địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang Xuất phát từ tình hình KT-XH cùng với sự đổi mới và phát triển của NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa.Do vậy chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang củng chuyển mình theo sự thay đổi đó, luôn tổ chức và kết cấu lại cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế trong phạm vi của cả nước nói chung và nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng. Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang đã được ra đời và hoạt động chủ yếu trong thời gian ba năm từ 7/2007. Địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang chủ yếu là: xã Phước Đồng, phường Phước Long, Phước Hải và Vĩnh Trường. Mặc dù mới thành lập nhưng phạm vi hoạt động của chi nhánh rất lớn, đảm nhiệm đầy đủ vai trò như một NH lớn, có đầy đủ các dịch vụ: chuyển tiền điện tử, gửi tiền, mua bán ngoại tệ, đại lý của các công ty chứng khoán…Trong 3 năm qua chi nhánh đã đạt được rất nhiều kết quả cao trong dịch vụ kinh doanh. Vai trò và nhiệm vụ hoạt động của NHNo& PTNT tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang là một chi nhánh cấp 3 thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nên có vai trò và chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của nó cũng giống như bao NHTM khác, cụ thể: Ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Giám sát quá trình sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả, sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát ở từng đơn vị NH cũng như toàn hệ thống. Tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách văn minh, khoa học, giúp đỡ khách hàng nắm bắt các nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và của kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng nói riêng góp phần nhằm thực hiện chiến lược khách hàng của Ngân Hàng. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang Sơ đồ tổ chức và quản lý của chi nhánh Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban : Ban giám đốc: Giám đốc: Phụ trách chung toàn chi nhánh, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trực tiếp là NHNo & PTNT Việt Nam. Là người chỉ đạo điều hành nghiệp tín dụng theo quyền hạn được phân công và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, có nhiệm vụ: Xem xét nội dung báo cáo thẩm định do Phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay. Kí hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do NH và KH cùng lập. Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ và các biện pháp khác đối với KH. Đồng thời giám đốc chi nhánh còn có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản để tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, thực hiện nhiệm vụ được giao và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc điều hành chi nhánh từ việc tổ chức, điều hành kinh doanh đến việc quản lý nhân sự tại chi nhánh. Phòng tín dụng: Gồm 3 cán bộ tín dụng có nhiệm vụ: Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với KH, các cấp ủy, cùng địa phương. Thu thập thông tin về KH vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến KH; lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ KH được phân công, xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, ngành hàng KH, trực tiếp theo dõi danh mục cho vay, thu nợ. Giải thích, hướng dẫn KH các quy định về cho vay và thủ tục hồ sơ vay vốn. Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng KH lập Hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay khi được ủy quyền. Thông báo cho KH biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có văn bản của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. Thực hiện kiểm tra trước và sau khi cho vay. Đôn đốc KH trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền. Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp KH đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc và lãi. Định kỳ đánh giá khả năng trả nợ của KH để làm cơ sở phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Thu nợ gốc, lãi và các khoản phí theo quy trình, chức năng nhiệm vụ được giao. Chấm điểm xếp hạng KH theo quy định hiện hành Lưu giữ hồ sơ. Phòng kế toán ngân qũy: Gồm 3 nhân viên Đây là bộ phận giao dịch trực tiếp với KH để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến KH, có nhiệm vụ: Mở tài khoản tiền gửi Huy động tiền gửi các loại Kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi Thanh toán trong nước và quốc tế Chuyển tiền Mua bán ngoại tệ Chi trả kiều hối Hoạch toán cho vay Theo dõi thu nợ, thu lãi Thực hiện việc giao dịch với KH, bảo đảm an toàn trong việc vận chuyển Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới Thuận lợi: Nền kinh tế Khánh Hòa nói chung cũng như các phường, xã trên địa bàn nói riêng tiếp tục phát triển hơn so với những năm trước đây. Các hoạt động văn hóa, du lịch ngày càng được mở rộng trên địa bàn. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các hoạt động kinh doanh của NH ngày càng phát triển. Khó khăn: Giá cả biến động bất thường đã tác động đến thị trường, gây khó khăn cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Giá vàng tăng giảm đột biến đã tác động đến tâm lý người gửi tiền, từ đó gây khó khăn cho việc huy động vốn. Tình hình thiên tai, lũ lụt, mưa nhiều, dịch bệnh đã làm hạn chế sự phát triển của ngành trồng trọt cũng như nuôi trồng thủy sản. từ đó ảnh hưởng đến công tác mở rộng tín dụng và thu hồi nợ của chi nhánh. Tình hình lạm phát tăng nhanh làm trị giá VNĐ mất giá mạnh gây ảnh hưởng đến việc huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM khác: Vietcombank, Sacombank, Techcombank… đã ảnh hưởng đến tình hình HĐKD của chi nhánh. Phương hướng phát triển trong thời gian tới: Bán sát chủ trương và giải pháp của NHNo & PTNT Việt Nam và NHNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa. Thực hiện linh hoạt các hình thức huy động vốn, duy trì chăm sóc Khách Hàng Thường xuyên bán sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế của địa phương, qua đó xây dựng mục tiêu chiến lược và giải pháp kinh doanh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế tín dụng, nắm vững định hướng của ngành, cụ thể hóa sự chỉ đạo của NH cấp trên, cấp ủy và chính quyền địa phương về các chính sách phát triển kinh tế để có giải pháp mở rộng cơ cấu kinh tế và kế hoạch phát triển của địa phương. Chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng, tăng cường tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Triển khai kịp thời các văn bản nghiệp vụ đến từng cán bộ, thường xuyên tổ chức học nghiệp vụ cũng như trao đổi các vướng mắc trong quá trình thao tác nghiệp vụ cụ thể. Đảm bảo cho vay phải an toàn, có hiệu quả kịp thời chấn chỉnh những sai sót, đảm bảo cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, phương án kinh doanh phải hiệu quả. Giáo dục cho CBCVN thực hiện nếp sống văn hóa trong giao tiếp, quan tâm thăm hỏi khách hàng trong các ngày lễ, tết, quan hệ tốt đối với các cơ quan ban ngành cũng như chính quyền địa phương. Quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, phát triển thương hiệu của NHN0& PTNT Tỉnh Khanh Hòa – PGD Nam Nha Trang. Giữ vững kỷ cương, kỷ luật, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời những thiếu sót, có biện pháp sữa chửa khắc phục ngay, xử lý nghiêm minh những sai sót. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT –PGD Nam Nha Trang Môi trường kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT –PGD Nam Nha Trang Môi trường vĩ mô Vài nét sơ bộ về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triễn nông thôn Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang. - Điều kiện tự nhiên: Địa bàn hoạt động chính của chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang là bốn xã và phường: Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Trường và Phước Đồng. Đây là các địa bàn giáp biển và đất chủ yếu là đất nông nghiệp nên người dân chủ yếu là nông dân và ngư dân. Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu miền trung khắc nghiệt, gió tây nam gay gắt, nắng nóng về mùa hè, giá rét về mùa đông, nằm trong vùng thường chịu ảnh hưởng trực triếp lụt, bảo. - Tình hình kinh tế xã hội. Tại địa phương các ngành kinh tế phát triển không đồng điều, chủ yếu là ngành nông nghiệp và ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Còn các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ nghề cá phục vụ cho ngư nghiệp có phát triển nhưng chỉ các năm gần đây. Nhìn chung hoạt động người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân cư, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, bộ mặt nông thôn tuy có nhiều khởi sắc, song so với yêu cầu vẫn còn chậm. Diện tích đất đai hẹp, khí hậu khắc nghiệt, vì vậy nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Các xã vùng biển có nhu cầu vay vốn lớn phục vụ cho dự án đánh bắt xa bờ nhưng chưa mang lại hiệu quả trong sản xuất. Các ngành mới nổi như thương mại dịch vụ, sản xuất và thu mua chế biến thủy hải sản có chút hiệu quả kinh tế ban đầu nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Môi trường vi mô Khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân gửi và vay vốn tại chi nhánh. Thu nhập của khách hàng chưa ổn định, các khách hàng gửi tiết kiệm chủ yếu là các doanh nghiệp hay các cá nhân là tiểu thương và một phần nhỏ là nông và ngư dân. Có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại khác: Vietcombank, Sacombank, Techcombank… đã ảnh hưởng đến tình hình HĐKD của chi nhánh. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam gọi tắt là ngân hàng nông nghiệp, viết tắt NHNo , tên giao dịch quốc tế là Viet Nam for Argiculute and Rutal Development, viết tắt VBARD. Là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt , hoạt động theo mô hình tổng công ty 90 bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ găn bó với nhau về lợi ích kinh tế,tài chính , công nghệ, thong tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng… ngoài chức năng như một ngân hàng thương mại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam được xác định thêm một nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thong qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản… Ngân hàng nông nghiệp có tư cách pháp nhân theo pháp luật việt nam được quản lý bởi hội đồng quản trị và được điều hành bởi tổng giám đốc. Ngân hàng nông nghiệp chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước và của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng quy định, đồng thời chịu sự quản lý của cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định luật doanh nghiệp nhà nước với các quy dịnh khác của pháp luật. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam được khẳng định là ngân hàng chủ đạo chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn đồng thời là ngân hang thương mại đa năng giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Khái quát năng lực kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT –PGD Nam Nha Trang Lao động. Bảng 1: Tình hình nhân sự STT  Chức vụ  Số lượng ( người )   1  Giám Đốc  1   2  Phó Giám Đốc kiêm trưởng phòng tín dụng  1   3  Cán bộ tính dụng  2   4  Kế toán  2   5  Thủ quỹ  1   Tổng   7   Về trang thiết bị công nghệ Toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được nối mạng và mổi chi nhánh được trang bị máy tính, máy in, máy fax do ngân hàng Tỉnh điều phối xuống chi nhánh trực thuộc. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0& PTNT –PGD Nam Nha Trang. Công tác huy động vốn: Trong tổng nguồn vốn của NHTM thì vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, là cơ sở để các NHTM tổ chức kinh doanh theo quy mô lớn hay nhỏ.Phương châm đi vay để cho vay, và nguồn vốn huy động là nguồn nguyên liệu chính đóng vai trò quyết định và mang tính chất sống còn đối với hoạt động của NH. Chính vì vậy NH phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng được quy mô, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho NH. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, ngay từ khi thành lập NHN0& PTNT Tỉnh Khanh Hòa – PGD Nam Nha Trang đã đẩy mạnh công tác huy động vốn, coi công tác là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ chiến lược lâu dài.Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên tuy nền kinh tế trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua NHN0& PTNT Tỉnh Khanh Hòa – PGD Nam Nha Trang đã huy động được một khối lượng vốn nhàn rỗi đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua. Bảng 2: SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2007-2009 Đơn vị : món VNĐ, USD CHỈ TIÊU  2007  2008  2009  SO SÁNH  SO SÁNH    Khánh hàng  Số tiền  Khánh hàng  Số tiền  Khánh hàng  Số tiền  Tuyệt đối  Tỷ lệ  Tuyệt đối  Tỷ lệ   TỔNG VỐN HUY ĐỘNG  139  3,470  176  8,222  533  14,517  4,752  137%  6,295  77%   NỘI TỆ  139  3,470  176  8,222  533  14,517  4,752  137%  6,295  77%   I. PHÂN THEO KỲ HẠN  139  3,470  176  8,222  533  14,517  4,752  137%  6,295  77%   * Không kỳ hạn  71  802  67  1,116  376  2,249  314  39%  1,133  102%   * Có kỳ hạn  68  2,668  109  7,106  157  12,268  4,438  166%  5,162  73%   Dưới 12 tháng  64  2,590  106  6,078  150  11,014  3,488  135%  4,936  81%   Từ 12 tháng đến 24 tháng  4  78  3  1,028  7  1,254  950  1218%  226  22%   Từ 24 tháng trở lên                    0     0      II.PHÂN THEO KHÁCH HÀNG  139  3,470  176  8,222  533  14,517  4,752  137%  6,295  77%   TG các TCKT, xã hội  3  5  6  1,081  11  1,521  1,076  21520%  440  41%   TG Kho bạc Nhà Nước                                 TG các TCTD                                 TG dân cư  136  3,465  170  7,141  522  12,996  3,676  106%  5,855  82%   B. NGOẠI TỆ  0  0  1  1,000  1  500  1,000   100%  -500  -50%   I. PHÂN THEO KỲ HẠN  0  0  1  1,000  1  500  1,000   100%  -500  -50%   * Không kỳ hạn                                 * Có kỳ hạn        1  1,000  1  500  1,000   100%  -500  -50%   Dưới 12 tháng        1  1,000  1  500  1,000   100%  -500  -50%   Từ 12 tháng đến 24 tháng                                 Từ 24 tháng trở lên                                 II.PHÂN THEO KHÁCH HÀNG  0  0  1  1,000  1  500  1,000   100%  -500  -50%   TG các TCKT                           
Luận văn liên quan