Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty cơ khí may gia lâm

Phần I những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất I. NHững vấn đề chung về vật liệu 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vật liệu và yêu cầu quản lý vật liệu trong sản xuất * Khái niệm: Quá trình lao đông là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm với chất lượng ngày càng cao. Theo Mác, để một quá trình sản xuất diễn ra thì phải có đủ ba yếu tố: tư liệu lao động,đối tượng lao động, sức lao động. Đối tượng lao động là một trong những điều kiện không thể thiếu đối với qua trình sản xuất . Biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động chính là các loại nguyên vật liệu. Trong đó nguyên liệu là những đối tượng lao động chưa qua chế biến, vật liệu là những đối tượng lao động đ• qua chế biến hay vật liệu là đối tượng lao động đ• được thay đổi do lao động có ích của con người tác động. * Đặc điểm của vật liệu : -Vật liệu thuộc tài sản lưu động, là tài sản dự trữ quan trọng nhất của sản xuất. - Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Dưới tác động của lao động, vật liệu sẽ bị tiêu hao hoàn toàn hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. -Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này được thể hiện ở chỗ chi phí vật liệu là chi phí phân bổ một lần. * Vai trò của vật liệu trong sản xuất : Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu mới tạo ra sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời, chính xác nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề để quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Hơn nữa, đảm bảo cung ứng vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng vật liệu tiết kiệm vật liệu, tăng năng suất lao động. Mặt khác, do giá trị vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ cần một sự biến động nhỏ của vật liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp như doanh thu, giá thành, lợi nhuận. Về vốn, vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm. Tiết kiệm vật liệu nghĩa là đ• giảm được chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Việc giảm chi phí vật liệu hợp lý có ý nghĩa lớn nhưng yêu cầu là không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. * Yêu cầu quản lý vật liệu: Xuất phát từ đặc điểm quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ. - ở khâu thu mua: Mỗi loại nguyên vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau, do đó thu mua phải làm sao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hao hụt trong định mức, đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa và phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - ở khâu bảo quản: Phải tổ chức tốt kho tàng, bến b•i, trang bị đầy đủ các phương tiện cân, đo, đong, đếm, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn. - ở khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. - ở khâu sử dụng: Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cần sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi phí. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, lợi nhuận tích luỹ cho doanh nghiệp. ...............

doc74 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty cơ khí may gia lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan