MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.3
1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp.3
1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.3
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất.3
1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:3
1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí)3
1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (khoản mục chi phí).4
1.2.2.3. Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất.4
1.2.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.5
1.2.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí.5
1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.5
1.4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm.6
1.4.1. Khái niệm giá thành sản phẩm6
1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm6
1.4.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.6
1.4.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán.7
1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.7
1.5.1. Đối tượn tập hợp chi phí sản xuất.7
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.8
1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.9
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.9
1.7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng.9
1.7.1.1. – TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp9
1.7.2.2. TK 622. Chi phí nhân công trực tiếp10
1.7.1.3. TK 627. Chi phí sản xuất chung10
1.7.1.4. TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang11
1.7.1.5. TK 631 – Giá thành sản xuất11
1.7.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.12
1.7.2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.12
1.7.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.13
1.7.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.13
1.7.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.15
1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang18
1.9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu18
1.9.1. Các phương phápt ính giá thành sản phẩm.18
1.9.1.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (tính trực tiếp)18
1.9.1.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số19
1.9.1.4. Phương pháp loại trừ chi phí20
1.9.1.5. Phương pháp cộng chi phí21
1.9.1.6. Phương pháp tính giá thành liênhợp21
1.9.1.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức.22
1.9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu.22
1.9.2.1. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.22
1.9.2.2. Doanh nghiệp có sản xuất phụ23
1.9.2.3. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục.23
CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THĂNG LONG26
2.1. Đặc điểm tổ chức và công tác kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long.26
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.26
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.27
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý30
2.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban trong Công ty.31
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức lao động của Công ty.32
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.33
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.33
2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại Công ty.34
2.2. Thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long.35
2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thăng Long.36
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Thăng Long.37
2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên liệu, vậtliệu trực tiếp.37
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.45
2.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.53
2.2.2.4. Hạch toán tổng hợp CPSX62
2.2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty64
2.2.2.6. Tính giá thành sản phẩm66
Chương III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THĂNG LONG71
3.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.71
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.73
3.2.1. Hoàn thiện công tác hạch toán CPNL, VLTT.74
3.2.2. Hoàn thiện công tác hạch toán CPNCTT74
3.2.3. Hoàn thiện công tác chi phí sản xuất chung:75
KẾT LUẬN77
84 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam - đất nước đang trên đà phát triển hội nhập với thế giới. Nền tảng có được là một nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất phát triển mạnh mẽ với tư cách là đơn vị trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao cho toàn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng có thể tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao đảm bảo có lợi nhuận. Từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái sản xuất mở rộng, giúp doanh nghiệp phát triển đi lên.
Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc kết hợp nhiều biện pháp quản lý đối với sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Trong đó giá cả và chất lượng sản phẩm là hai thứ vũ khí đắc lực và có hiệu quả nhất của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Qua đó, chúng ta thấy được sự cần thiết hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất trong kỳ, tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm là hai thứ vũ khí đắc lực và có hiệu quả nhất của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Qua đó, chúng ta thấy được sự cần thiết hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất trong kỳ, tính đúng tính đủ giá thành splà công việc phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhiệm vụ của kế toán là phải tiến hành thường xuyên và cập nhật theo những thay đổi của hệ thống chính sách, chế độ và các chuẩn mực kế toán hiện hành. Trong từng giai đoạn doanh nghiệp phải căn cứ vào những đặc điểm chung của nền kinh tế, mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mình để có được những phương hướng điều chỉnh chi phí và giá cả sao cho phùhợp và thực sự hữu ích cho công tác quản lýkd củadn mình.
Với thời gian hai năm ngồi trên ghế nhà trường tiếp thu những kiến thức cơ bảndo thầy cô truyền đạt và trong một thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô cùng cán bộ nhân viên phòng kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long, em đã chọn cho mình đề tài thực tập là: “.
Chuyên đề thực tập gồm có ba phần:
Chương I: Những lý luận cơ bản về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thăng Long.
Chương III: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thăng Long.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp.
Trong ngành sản xuất công nghiệp các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất thường căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất. Doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm đơn chiếc hay nhiều loại sản phẩm; nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành sau một quy trình công nghệ, còn nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, nửa thành phẩm hoàn thành ở mỗi quy trình sản xuất. Quy trình chế biến của ngành sản xuất công nghiệp có thể là quy trình chế biến kiểu giản đơn hay kiểu phức tạp (phức tạp kiểu liên tục và phức tạp kiểu song song).
1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.
1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:
1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí)
Căn cứ vào tiêu thức nội dung, tính chất kinh tế ban đầu mà chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố cơ bản sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm, toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ,phụ tùng thay thế, CCDC xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động thường xuyên hoặc tạm thời về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản trích theo lương trong kỳ báo cáo.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí nhận cung cấp dịch vụ các đơn vị phục vụ doanh nghiệp như: điện, điện thoại, nước…
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo…
1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (khoản mục chi phí).
Căn cứ theo tiêu thức phân loại chi phí sản xuất thông qua công cụ dụng cụ kinh tế chi phí (khoản mục chi phí) thì mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí sản xuất phát sinh có cùng công dụng kinh tế mà không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí đó. Chi phí sản xuất được chia thành 3 khoản mục chi phí như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội sản xuất vv…) nhưng không thuộc hai khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
1.2.2.3. Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất.
Theo cách phân loại thông qua mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất chia ra làm hai loại, cụ thể như sau:
- Chi phí biến đổi: là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi KLSP sản xuất trong kỳ.
- Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm trong mức độ cố định.
1.2.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
Theo cách phân loại thông qua phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí thì chi phí sản xuất được chia làm hai loại như sau:
- chi phí trực tiếp là những khoản mục chi phí quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ramột loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Từ đó kế toán căn cứ vào sốliệu của chứng từ để chi trựctiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
- chi phí gián tiếp là những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó mới tiến hành phân bổ theo một tiêu chuẩn thích hợp cho các đối tượng liên quan.
1.2.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành (như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất vv…)
- chi phí đơn nhất là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành (như cp khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất vv…)
- Chi phí tổng hợp là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng có cùng công dụng (như chi phí sản xuất chung).
1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất là bộ phận cấu thành chủ yếu của giá thành sản phẩm, vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu quản lý tốt sẽ giúp cho việc kiểm soát các chi phí phát sinh được tốt hơn sát sao hơn, tránh được những chi phí bất hợp lý dẫn đến tăng giá thành sản phẩm sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác nếu làm tốt công tác quản lý chi phí sản xuất sẽ đánh giá được chính xác, từ đó đề ra những quyết định đúng đắn kịp thời.
Tóm lại, việc quản lý chi phí sản xuất tốt sẽ làm cho chi phí sản xuất có xu hướng giảm mà chất lượng sản phẩm vẫn tốt, điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ dẫn đến tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm.
1.4.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm
1.4.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo các phân loại thông qua thời gian và cơ sở số liệu tính già thành thì giá thành sản phẩm được chia làm ba loại.
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán.
Theo cách phân loại thông qua phạm vi tính toán thì giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán; tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
1.5.1. Đối tượn tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Đặc điểm của sản phẩm.
- Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.
Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối với ngành công nghiệp có thể là loại sản phẩm, dịch vụ: nhóm sản phẩm cung loại; chi tiết, bộ phận sản phẩm; phân xưởng, bộ phận; giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng.
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành bao gồm:
- Tổ chức sản xuất
- Quy trình công nghệ sản xuất
- Yêu cầu và trình độ quản lý
- Trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
Các loại đối tượng tính giá thành sản phẩm được xét theo hai mặt như sau:
- Xét về mặt tổ chức sản xuất.
+ Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc: (Xí nghiệp đóng tàu…) thì từng sản phẩm từng công việc là đối tượng tính giá thành.
+ Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo Đ ĐH thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc từng Đ ĐH.
+ Nếu tổ chức nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (dệt vải, bánh kẹo…thì mỗi loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành).
- Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn gì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là NTP tự chế biến.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp khiến // thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm và đó cũng là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh khách quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì kế toán phải thực hiện tốt các nghiệp vụ sau:
Căn cứ vào quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trên cơ sở đó tổ chức việc ghi chép ban đầu và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định rồi từ đó cung cấp các thông tin tổng hợp về khoản mục chi phí, yếu tố chi phí và xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã quy định.
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho cấp quản lý doanh nghiệp. Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng.
1.7.1.1. – TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Công dụng: Tài khoản này để tập hợp các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ của các ngành xây lắp, nông, công lâm ngư nghiệp…
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621
Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
- Trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Trị giá phế liệu thu hồi
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ
1.7.2.2. TK 622. Chi phí nhân công trực tiếp
* Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp, xây lắp nông, lâm, ngư nghiệp.
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ
Phân bổ hoặc kết chuyển các chi phí nhân công trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí có liên quan.
TK 622 không có số dư cuối kỳ
1.7.1.3. TK 627. Chi phí sản xuất chung
* Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271), chi phí vật liệu (TK 6272), chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273), chi phí khấu hao TSCĐ (6274), chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277) chi phí bằng tiền khác (TK 6278).
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627
TK 627: chi phí sản xuất chung
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên quan
TK 622 không có số dư cuối kỳ
1.7.1.4. TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
* Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hạch toán hàng tồn kho:
- Công dụng: Tài khoản 154 dùng để phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ trong hoạt động sản xuất củadn.
- Kết cấu và nội dung
TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
Số dư nợ: chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
* Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
1.7.1.5. TK 631 – Giá thành sản xuất
* Công dụng:
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở từng đơn vị sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 631:
TK 631 – Giá thành sản xuất
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
- Giá trị sản phẩm đở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154
- Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vàoTK 632 – “Giá vốn hàng bán”
TK 631 không có số dư cuối kỳ
1.7.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.7.2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất.
Nợ TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (giá chưa thuế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu từ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán
- Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất
Nợ TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu
- Nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ sử dụng không hết nhưng không nhập lại kho.
Kỳ này: Nợ TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (ghi âm)
Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu
- Cuối kỳ, nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho (nếu có)
Nợ TK 152 – nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 –chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
(Theo mức bình thường)
Hoặc Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
(Theo mức bình thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (số vượt trên mức bình thường)
Có TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.7.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
- Tiền lương, phụ cấp lương, các khoản có tính chất lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – phải trả công nhân viên
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 325 – chi phí phải trả
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định vào chi phí sản xuất (19%).
Nợ TK 622 –chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác
(Chi tiết TK 3382 – Kinh phí công đoàn
TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
TK 3384 – Bảo hiểm y tế)
- Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(Phương pháp kê khai thường xuyên theo mức bình thường)
Hoặc Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
(Phương pháp kiểm kê định kỳ theo mức bình quân)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán(số vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
1.7.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
- Tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương tiền ăn giữa ca phải trả được tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627 (6271) – chi phí nhân viên phân xưởng
Có TK 334 – phải trả công nhân viên
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng
Nợ TK 627 (6272) – chi phí vật liệu
Có TK 152 – Nguyên l