Một số phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng cũng như các biện pháp ngăn chặn nói chung

Là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự với nhiều nét đặc thù. Việc xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan cũng như áp dụng biện pháp tạm giam trên thực tế đang ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, các quy định về các biện pháp tạm giam vẫn còn nhiều điều hạn chế, bất cập dẫn đến nhiều vấn đề vướng mắc trong áp dụng. Chính vì vậy, trong phạm vi bài luận này, em quyết định lựa chọn đề tài để qua đó mong muốn có thể mang lại những nhận thức cơ bản về biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự cũng như có thể tìm ra những khiếm khuyết, những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự, đồng thời đưa ra một số phương hướng để nâng cao hiệu quả của biện pháp này.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng cũng như các biện pháp ngăn chặn nói chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự với nhiều nét đặc thù. Việc xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan cũng như áp dụng biện pháp tạm giam trên thực tế đang ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, các quy định về các biện pháp tạm giam vẫn còn nhiều điều hạn chế, bất cập dẫn đến nhiều vấn đề vướng mắc trong áp dụng. Chính vì vậy, trong phạm vi bài luận này, em quyết định lựa chọn đề tài… để qua đó mong muốn có thể mang lại những nhận thức cơ bản về biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự cũng như có thể tìm ra những khiếm khuyết, những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự, đồng thời đưa ra một số phương hướng để nâng cao hiệu quả của biện pháp này. I. Những vấn đề cơ bản về biện pháp ngăn chặn tạm giam 1. Khái niệm về tạm giam Tạm giam là biện pháp tạm thời tước tự do do Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do luật định. Thời hạn tạm giam phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng cũng như tính chất phức tạp của vụ án mà bị can, bị cáo phải thực hiện Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất trong số các BPNC. Nếu như các biện pháp ngăn chặn khác như cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chỉ ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp. Còn các biện pháp bắt người, tạm giữ cũng là BPNC nghiêm khắc, nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân, nhưng thời gian hạn chế quyền tự do trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ hoặc trả lại tự do cho người bị bắt. Thời gian tạm giữ là 3 ngày đêm và tối đa là 09 ngày đếm đối với trường hợp có gia hạn tạm giữ. Trong khi đó thời hạn tạm giam để điều tra có thể lên đến 12 tháng hoặc 16 tháng. Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất nhưng tạm giam không phải là hình phạt tù bởi vì mục đích của tạm giam là ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn, còn hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm trừng phạt người phạm tội và nhằm mục đích cải tạo họ thành người có ích cho xã hội Tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp dung” tức là không phải bắt buộc áp dụng đống loạt cho mọi bị can, bị cáo khi đã có đủ căn cứ mà những căn cứ chỉ là điều kiện đủ để áp dụng tạm giam Với mục đích ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm, việc quy định biện pháp tạm giam trong BLTTHS có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp tạm giam góp phận nâng cao hiệu lục quản lý nhà nước, cũng cố, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ sự an toàn và vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tại sản, tính mạng, sức khỏa, danh dự, nhân phẩm của công dân, tạm giam đúng sẽ góp phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại…, tạm giam đúng còn bảo đảm cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Như vậy, có định nghĩa về tạm giam như sau: “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng; phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” 2. Mục đích tạm giam Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự. Vì vậy, ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiền tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Chẳng hạn, việc tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp cho việc quản lí, giám sát bị can được chặt chẽ; việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được thuận lợi 3. Đối tượng và căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất, thể hiện ở chỗ nó có thể hạn chế quyền tự do thân thể của người bị áp dụng biện pháp này trong một thời gian khá dài. Chính vì vậy mà việc áp dụng biện pháp tạm giam phải tuân theo những quy định chặt chẽ của pháp luật. Cũng như biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam cũng chỉ có thể là bị can, bị cáo. Song không phải bị can, bị cáo nào cũng có thể bị áp dụng biện pháp này, mà những bị can, bị cáo đó phải thỏa mãn những căn cứ luật định thì mới bị tam giam. Khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định: tam giam chỉ có thể áp dụng đối với những bị can, bị cáo trong những trường hợp sau: - Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng - Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. (trong trường hợp này, với tư cách là một BPNC, tạm giam được áp dụng khi chưa biết bị can, bị cáo bị Tòa án áp dụng hình phạt gì, do đó phải dựa vào mức hình phạt mà BLHS quy định tội ấy trên 2 năm tù). Nếu như BLHS trước đây quy định căn cứ là trên một năm tù và tương ứng với nó BLHS có 11 tội danh có khung hình phạt cao nhất là trên 1 năm tù thì BLHS năm 1999 quy định có 16 tội danh có khung hình phạt cao nhất đến 2 năm tù. Đó là các tội quy định tại cáo điều như Điều 94, 128, 129, 130, 148, 149, 152, 159… Theo các điều kiện thứ nhất thì trong cáo trường hợp trên, có quan có thẩm quyền không được áp dụng biện pháp tạm giam. Ngoài ra, đối với các điều luật có nhiều điều khoản thì trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ở khung hình phạt có mức cao nhất ở khung hình phạt là 2 năm thì cũng không tạm giam họ. Đó là các khoản 1 Điều 96, khoản 1 Điều 105, khoản 1 Điều 108, khoản 1 Điều 110… BLHS. Do những quy định trên, để cho việc áp dụng điều kiện này một các có căn cứ, trong quyết định khởi tố bị can, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử cần nêu rõ tội danh và điều khoản của BLHS mà bị can, bị cáo bị áp dụng. Trong căn cứ này, ngoài điều kiện mà bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm thì nó còn phải thỏa mãn điều kiện: có căn cú cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để xác định bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội, thường phải căn cú vào việc điều tra, xét xử và sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm; nhân thân của bị can, bị cáo khi được áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn. Khi áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam nhưng sau đó bị can, bị cáo không thực hiện nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, trón tránh việc điều tra, xét xử hoặc làm rõ sự thật của vụ án thì có thể xác định đó là hành động không thực hiện các điều kiện của BPNC đã được áp dụng thì có thể bắt để tạm giam bị can, bị cáo đó. Như vậy, chỉ khi nào có đầy đủ hai điều kiện kể trên mới được quyết định tạm giam. Qua nghiên cứu quy định cảu BLTTHS về tạm giam cho thấy, BPNC này chỉ cần thiết khi các BPNC khác không đảm bảo được mục đích nghăn chặn tội phạm. 4. Những trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam Như đã phân tích ở trên, không phải bị can, bị cáo nào cũng phải áp dụng biện pháp tạm giam. Khoản 2 Điều 88 BLTTHS đã quy định các trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng các biện pháp khác, trừ trường hợp đặc biệt: - Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có nơi cư trú rõ ràng. - Bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng. Đối với bị can, bị cáo thuộc một trong hai trường hợp nói trên cần áp dụng BPNC khác, có thể là cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc bảo lãnh… Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng, nếu có đủ điều kiện tạm giam thì vẫn có thể ra lệnh tạm giam, các trường hợp đó được quy định cụ thể tại các điểm a, b, c của khoản 1 Điều 88 như sau: - Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã. - Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử. - Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nều không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Ngoài các quy định nói trên, có thể coi các trường hợp sau đây cũng là các trường hợp không cần thiết phải tạm giam mà có thể áp dụng BPNC khác: - Người bị tam giam có căn cước rõ ràng, hành vi phạm tội thuộc tội ít nghiêm trọng, việc áp dụng các BPNC khác không ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử hoặc thi hành án. - Người bị tam giam được người khác bảo lãnh và có đủ điều kiện để áp dụng BPNC này. Điều 303 BLTTHS còn quy định việc tạm giam người chưa thành niên, Theo quy định của điều này thì việc tam giam người chưa thành niên phạm tội phải có đủ ba điều kiện sau: - Phải có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS. Đây là trường hợp người chưa thành niên phạm tội bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, bị tam giữ, tạm giam để ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của họ, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án - Tội phạm do họ thực hiện là tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Họ đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 68 BLHS. 5. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam Tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS quy định: “Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 80 Bộ luật này phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”. Theo quy định trên, việc áp dụng biện pháp tạm giam chỉ được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, VKS, Cơ quan điều tra mà thôi, cụ thể: - Viện trường, phó Viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp; - Chánh án, Phó chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp; - Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chành tòa phúc thẩm TANDTC - Hội đồng xét xử. - Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành 6. Thủ tục tạm giam Theo quy định của BLTTHS thì việc tam giam bị can, bị cáo phải có lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam phải do những người có thẩm quyền ký. Lệnh tam giam của cơ quan điều tra phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, thẩm quyền phê chuẩn này đã được quy định lại trong khoản 3 Điều 88 BLTTHS. Tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong TTHS, nó không chỉ hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do và danh dự của công dân mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm tư tình cảm của người bị tạm giam và thân nhân của họ. Chính vì vậy, cơ quan đã ra lệnh tạm giam cần phải thông báo ngay cho gia đinh người bị tam giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nới người bị tam giam cư trú hoặc làm việc biết 7. Thời hạn tạm giam Điều 120 BLTTHS 2003 quy định thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn gia hạn tạm giam để điều tra và đối với từng giai đoạn tố tụng cụ thể lại có những thời hạn tam giam khác nhau được quy định trong Bộ luật như: tạm giam để truy tố, tạm giam để xét xử sơ thẩm, tạm giam bị cáo trong trường cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại; tạm giam bị cáo trong trường hợp cấp Giấm đốc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại 8. Một số vấn đề khác xung quanh việc tạm giam 8.1. Về chế độ tạm giam Tạm giam là BPNC được áp dụng để bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và không để cho người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng đây không phải là hình phạt đối với người phạm tội. Đây là đặc điểm để phân biệt “tạm giam” với “giam”. “Giam” là biện pháp chấp hành hình phạt tù, người bị kết án phải cải tạo và sinh sống trong trại cải tạo (trại giam) một thời hạn bằng thời hạn tù mà Tòa án đã tuyên (được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam). Do tạm giam không phải là hình phạt nên chế độ tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành hình phạt tù (Điều 89 BLTTHS) 8.2. Những biện pháp bảo hộ của pháp luật đối với thân nhân và tài sản của người bị tạm giam Điều 90 BLTTHS năm 2003 quy định khi áp dụng biện pháp tạm giam, nếu người bị tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích khác chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giam không có người thân thích khác thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng Sau khi đã áp dụng những biện pháp bảo hộ đối với thân nhân và tài sản, cơ quan ra lệnh tạm giam phải thông báo cho người bị tạm giam biết những biện pháp đã được áp dụng 8.3. Về việc khấu trừ thời hạn tam giam vào thời hạn chấp hành hình phạt Đoạn cuối điều 33 BLHS năm 1999 quy định “Thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam bằng một ngày tù”. Quy định này không chỉ áp dụng đối với người bị tam giam liên tục cho đến khi xét xử mà còn áp dụng đối với cả những người bị áp dụng các BPNC khác sau một thời hạn bị tam giam. Những hình phạt khác không phải là hình phạt tù có thời hạn như cảnh cáo, phạt tiền hoặc tử hình thì không áp dụng quy định này mặc dù trước đó họ có bị tạm giam. Riêng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và hình phạt tù chung thân thì thời hạn tạm giam sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc sau: Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn nhưng thời hạn bị tam giam vẫn được tính khi người bị kết án được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Theo Điều 58 BLHS “thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm đối với tù chung thân và người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành hình phạt tù là 20 năm”. Thời hạn 12 năm và 20 năm quy định trong điều luật nói trên bao gồm cả thời gian tạm giam đối với người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù. 8.4. Về quyền của người bị tạm giam Người bị tam giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bỏ trốn bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có lệnh tạm giam Từ khái niệm trên có thể khẳng định, người bị tam giam có đầy đủ các quyền của bị can, bị cáo quy định tại Điều 49, Điều 50, quyền của người bị kết án đang chờ thi hành hình phạt tù tại Điều 260 BLTTHS 2003 Theo Điều 49, Điều 50 BLTTHS thì mặc dù bị can, bị cáo lúc đó có thể đang bị tạm giam để bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử nhưng cơ quan tiến hành tố tụng cần phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để cho bị can, bị cáo thực hiện được các quyền của mình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Việc quy định các quyền của bị can, bị cáo ngoài mục đích để bị can, bị cáo chủ động tham gia tố tụng cong góp phần vào việc tránh bỏ lọt tội phạm, tránh bắt giam người vô tội trong khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Điều 260 BLTTHS quy định” “Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án” II. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam 1. Một số điểm vướng mắc cần phải giải quyết xung quanh việc quy định về biện pháp tạm giam 1.1 Vướng mắc trong quy định về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra Quy định về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra vẫn không trùng khớp với nhau làm cho việc áp dụng trên thực tế gặp những khó khăn nhất định Theo quy định tại Điều 120 BLTTHS thì thời hạn tạm giam để điều tra (kể cả thời hạn gia hạn) là không quá 3 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, 6 tháng đối với tội nghiêm trọng, 9 tháng đối với tội rất nghiêm trọng, 16 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS lại quy định thời hạn để điều tra (kể cả thời gian gia hạn) là 4 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, 8 tháng đối với tội nghiêm trọng, 12 tháng đối với tội rất nghiêm trọng, 16 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thời hạn điều tra dài hơn thời hạn tạm giam để điều tra. Thực tế cho thấy trong đấu tranh phòng chống tội phạm thời hạn điều tra và thời hạn tạm gia để điều tra có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều vụ án khi hết thời hạn tạm giam thì thời hạn điều tra vẫn còn mà do tính chất của vụ án không thể trả tự do cho bị can. Trong những trường hợp này thì áp dụng tiếp biện pháp ngăn chặn nào là thích hợp? Hay nên quy định thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra là bằng nhau? 1.2 Vướng mắc trong việc áp dụng BPNC tạm giam đối với các trường hợp đặc biệt không được miễn trừ chính sách ưu đãi khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này Khoản 2 Điều 88 NLTTHS 2003 quy định: - Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có nơi cư trú rõ ràng. - Bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng. Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cu trú rõ ràng, nếu đủ điều kiện tạm giam thì vẫn có thể ra lệnh tạm giam, đó là các trường hợp: - Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã - Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử. - Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nều không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Mặc dù luật đã có sự quy định tách bạch về trường hợp không áp dụng và trường hợp áp dụng nhưng quy định này vẫn khó vận dụng trên thực tiễn. Có thế hiểu rằng đối với bị can, bị cáo thuộc một trong hai trường hợp nói trên cần áp dụng BPNC khác, có thể là cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc bảo lãnh… Còn đối với các trường hợp đặc biệt không được miễn trừ chính sách ưu đãi khi áp dụng biện pháp tạm giam thì lại chưa có quy định cụ thể về điều kiện áp dụng vào bảo đảm quyền lợi cho họ. Ví dụ trường hợp bị can đang mang thai cần được hưởng chế độ tạm giữ như thế nào? Dinh dưỡng cho thai sản ra sao? trẻ sinh ra và phải ở cùng mẹ trong trại giam được chăm sóc nuôi dưỡng ra sao?.. Đây cũng là những vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể. 1.3 Vấn đề phê chuẩn lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam Việc phê chuẩn của VKS cùng cấp đối với lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam do nhóm người có thẩm quyền quy định ở điểm d khoản 1 Điều 80 BLTT