Một số tìm hiểu về điểm di tích Chính Bắc Môn (Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội)

Chính Bắc Môn hay còn gọi là Cửa Bắc, Bắc Môn là một trong những di tích của Hà Nội có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Nằm trong quần thể kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cửa Bắc là một trong năm cửa thành được mở khi xây dựng thành Thăng Long dưới thời nhà Nguyễn từ năm 1805 gồm có cửa Bắc, cửa Đông, cửa Tây, cửa Đông Nam và cửa Tây Nam. Cửa Bắc hiện này nằm hơi chếch về phía nam phố Phan Đình Phùng. Theo cấu trúc chung, mỗi cửa thành có một công sự bảo vệ nhô ra bên ngoài hình tháp gọi là dương mã thành và mở ra một cửa bên ngoài gọi là nhân môn. Từ cửa Chính Bắc đường ra cửa nhân môn mở về phái bên phải của dương mã thành nối với phố Cửa Bắc hiện nay. Phố Cửa Bắc hiện nay là đường đi vào cửa Bắc thành Hà Nội trước kia. Cửa Bắc còn là minh chứng lịch sử gắn liền với cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Ngay trên lầu hai của Cửa Bắc là nơi đặt ban thời hai vị tổng đốc Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương đã anh dũng cùng nhân dân chiến đấu.

doc31 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số tìm hiểu về điểm di tích Chính Bắc Môn (Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP NĂM THỨ 4 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ TÌM HIỂU VỀ ĐIỂM DI TÍCH CHÍNH BẮC MÔN (Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội) Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Cúc Sinh viên thực hiện : Dương Mạnh Thắng Lớp : Vhh2b Khoa : Văn hóa học Hà nội, tháng 4 năm 2014 MỤC LỤC Trang 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6 6. Kết cấu của đề tài .....6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG..7 Tên gọi và vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long...7 Tên gọi.....7 Vị trí và địa điểm phân bố di tích7 Các di tích trên mặt đất của khu trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long....7 Kỳ đài...7 Đoan Môn.8 Nền điện Kính Thiên8 Nhà D67 và Hầm D679 Hậu Lâu.10 Chính Bắc Môn10 Tám cổng thành thời Nguyễn..10 Chương 2: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA ĐIỂM DI TÍCH CHÍNH BẮC MÔN12 2.1 Giá trị lịch sử của di tích Chính Bắc Môn.12 2.1.1 Tên gọi, vị trí.12 2.1.2 Lịch sử hình thành.12 2.1.3 Kiến trúc.13 2.1.4 Di tích Chính Bắc Môn qua các cuộc khai quật.13 2.2 Giá trị văn hóa của di tích Chính Bắc Môn18 Chương 3: HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA ĐIỂM DI TÍCH CHÍNH BẮC MÔN..........................................................................................21 3.1 Hoạt động bảo tồn điểm di tích Chính Bắc Môn.21 3.1.1 Định hướng bảo tồn.21 3.1.2 Bảo tồn di tích Chính Bắc Môn gắn liền với hoạt động bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long..25 3.2 Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị của điểm di tích Chính Bắc Môn28 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Chính Bắc Môn hay còn gọi là Cửa Bắc, Bắc Môn là một trong những di tích của Hà Nội có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Nằm trong quần thể kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cửa Bắc là một trong năm cửa thành được mở khi xây dựng thành Thăng Long dưới thời nhà Nguyễn từ năm 1805 gồm có cửa Bắc, cửa Đông, cửa Tây, cửa Đông Nam và cửa Tây Nam. Cửa Bắc hiện này nằm hơi chếch về phía nam phố Phan Đình Phùng. Theo cấu trúc chung, mỗi cửa thành có một công sự bảo vệ nhô ra bên ngoài hình tháp gọi là dương mã thành và mở ra một cửa bên ngoài gọi là nhân môn. Từ cửa Chính Bắc đường ra cửa nhân môn mở về phái bên phải của dương mã thành nối với phố Cửa Bắc hiện nay. Phố Cửa Bắc hiện nay là đường đi vào cửa Bắc thành Hà Nội trước kia. Cửa Bắc còn là minh chứng lịch sử gắn liền với cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Ngay trên lầu hai của Cửa Bắc là nơi đặt ban thời hai vị tổng đốc Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương đã anh dũng cùng nhân dân chiến đấu. Chính vì ý nghĩa đó cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn điểm di tích Cửa Bắc tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số tìm hiểu về điểm di tích Chính Bắc Môn” làm báo cáo thực tập của mình. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khu di tích Hoàng thành Thăng Long nói chung và điểm di tích Chính Bắc Môn có ý nghĩa quan trọng với lịch sử và văn hóa của Hà Nội cũng như cả nước. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về điểm di tích Chính Bắc Môn tuy chưa cụ thể nhưng đã được đề cập đến trong các công trình sau: Thông báo khoa học số 1/2013, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Thông báo khoa học số 2/2013, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Hồ sơ di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Wedsite: Hanoi.ws có bài viết : Thành Cửa Bắc – Chứng tích thời oanh liệt của Hà Nội” Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về các giá trị của điểm di tích Chính Bắc Môn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là điểm di tích Chính Bắc Môn nằm trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài đã vận dụng tổng hợp các phương pháp sau: Nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận, các cuốn sách, thư tịch, viết về di tích này. Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ những giải pháp cụ thể nhằm phát huy giá trị của khu di tích. Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài đưa ra các số liệu cụ thể về thời gian, diện tích, để định hình rõ điểm di tích Chính Bắc Môn. Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát, chụp ảnh,để nắm bắt thông tin, thực trạng về khu vực để làm căn cứ cho việc nghiên cứu. Ý nghĩa thực hiện đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra những thông tin cơ bản về điểm di tích Chính Bắc Môn, chỉ ra những giá trị lịch sử, văn hóa của điểm di tích này. Ý nghĩa thực tiến: Thông qua việc nghiên cứu về điểm di tích Chính Bắc Môn, đề tài xác định một số gải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của điểm di tích này trong tình hình thực tế hiện nay. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục và Tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Chương 2: Giá trị lịch sử và văn hóa của điểm di tích Chính Bắc Môn. Chương 3: Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của điểm di tích Chính Bắc Môn. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 1.1 Tên gọi và vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long 1.1.1 Tên gọi - Tên thường gọi: Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội - Tên gọi khác: Khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu 1.1.2 Vị trí và địa điểm phân bố di tích Hiện nay, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (Bao gồm Thành cổ Hà Nội và di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) nằm trên một khuôn viên khá rộng, gần 19 ha (186. 3777, 9m2), thuộc địa bàn phường Điện Biên và phường Quán Thành, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được giới hạn bởi: + Phía Bắc giáp: Đường Phan Đình Phùng, đường Hoàng Văn Thụ + Phía Tây giáp: Đường Hoàng Diệu, Đường Độc Lập và khuôn viên Hội trường Ba Đình + Phía Nam giáp: đường Bắc Sơn và khuôn viên Hội trường Ba Đình + Phía Tây Nam giáp: đường Điện Biên Phủ + Phía Đông giáp: Đường Nguyễn Tri Phương Các di tích trên mặt đất của khu trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long Kỳ đài Kỳ Đài (Cột Cờ Hà Nội) cao 33, 4m, xây năm 1812 trên bệ tam cấp đồ sộ tượng trưng cho tam tài (thiên, địa, nhân). Cấp dưới cùng mỗi cạnh 42m, cấp trên cùng mỗi cạnh 15m, cấp giữa có tên các cửa: Cửa Đông (Nghênh Húc) – đón ánh ban mai, Cửa Nam (Hướng Minh) – hướng về ánh sáng, Cửa Tây (Hồi quang) – ánh sáng phản chiếu. Tháp hình bát giác với cầu thang 54 bậc xoáy ốc lên lầu nóc, có 39 cửa nhỏ hình hoa thị và 6 cửa hình dẻ quạt để soi sáng và thông hơi. Hiện nay Cột Cờ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, là biểu tượng của Thủ dô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đoan Môn Đoan Môn được xây dựng từ thời Lê. Đây là cửa chính dành cho nhà vua ra vào Cấm thành. Cửa Đoan Môn có cấu trúc hình chữ U, từ Đông sang Tây dài 47m, giữa dày 13m, hai bên dày 27m, có 5 vòm cổng, vòm cổng chính giữa dành cho vua đi. Phía trên là Vọng Lâu – lầu canh gác của lính canh, được trùng tu năm 1999- 2000. Tại di tích Đoan Môn, năm 1999 các nhà khảo cổ đã phát hiện được các dấu tích kiến trúc: nền sân gạch thời Lê, con đường lát gạch hoa chanh thời Trần và dưới cùng là nền đường từ thời Lý 1.2.3 Điện Kính Thiên Kính Thiên, là điểm di tích quan trọng nhất, trung tâm nhất trong khu vực Thành cổ Hà Nội. Hiện nay chỉ còn nền cũ và hai bậc thềm Rồng đá. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long và cho xây điện Càn Nguyên trên đỉnh núi Nùng (núi Long Đỗ - Rốn Rồng). Năm 1092 xây lại điện, gọi là Thiên An. Thời Trần cũng được gọi là điện Thiên An. Đến năm 1428, vua Lê Thái Tổ dựng điện Kính Thiên (Long Thiên) – nơi ngự của các vua Nguyễn khi tuần du Bắc Hà hoặc ra nhận sắc phong của nhà Thanh. Năm 1886, sau khi chiếm được thành Hà Nội, người Pháp phá hành cung Kính Thiên và cho xây tòa nhà là Sở chỉ huy pháo binh Pháp. Sau này được gọi là nhà Con Rồng, nơi làm việc của Bộ Tổng tham mưu – Bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam Nhà D67 và Hầm D67 Năm 1966, Mỹ bắt đầu dùng không quân đánh phá Hà Nội. Năm 1967, mức đọ đánh phá ngày càng ác liệt. Để đảm bảo nơi làm việc của cơ quan Tổng hành dinh trong chiến tranh, bộ quốc phòng đã quyết định xây dựng một ngôi nhà trong khu A thành cổ Hà Nội. Ngôi nhà được thiết kế năm 1967 nên được gọi là nhà D67. Tổng hành dinh - Nhà D67 Khu A Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đây là nơi diễn ra nhiều cuộc họp,nhiều sự kiện quan trọng gắn với những mốn son của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân và dân ta. Đó là: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 Cuộc Tổng tiến công năm 1972 Đánh thắng hai cuộc chiến của Mỹ mà đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972. Tổng tiến công năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh . Phòng họp D67 chính là nơi hội tụ kết tinh và tỏa sang tinh hoa Việt Nam,trí tuệ Việt Nam để đưa nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nhìn bề ngoài D67 là một ngôi nhà mái bằng bình thường, kích thước 43.02 x 20.85m chiều cao đỉnh mái 7.89m nằm dưới lùm cây. Tuy nhiên tính quân sự của D67 hiện rõ khi vào trong. Tường dày 0.6m, cách âm, cửa có hai lớp lớp ngoài bằng thép tấm dày 1cm. Trên mái có một lớp cát cản được mảnh róc két và bom bình thường. Hầm D67 (hầm quân ủy trung ương) được xây dựng vào năm 1967 cùng với nhà D67. Hầm nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 dành cho Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương. Hầm sâu khoảng 9m được xây dựng kiên cố để chống bom. Cửa hầm làm bằng thép tấm có ba cầu thang lên xuống. Hai đường dẫn từ hầm lên hai phòng làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại tướng Văn Tiến Dũng trong nhà D67, đường hầm rộng 1, 2m, có 45 bậc thang. Ngoài ra còn một cầu thang phía Nam thông với nhà con Rồng. 1.2.4 Hậu Lâu Hậu Lâu, còn gọi là lầu Công chúa, có kiến trúc gốc thời Nguyễn, xây dựng lại trong thời Pháp thuộc, xưa là nơi ở của các cung tần mỹ nữ hộ giá nhà vua khi tuần du Bắc Hà. Lầu được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, phía trên là các công trình kiến trúc với 5 tầng mái đan xen nhau. Lầu dưới cùng có 3 tầng mái, lầu trên cùng có 2 tầng mái. Mái lợp kiểu ngói ống, trát vữa, xi măng. Bốn góc đao cong, hai góc bờ ngoài đắp đầu rồng, hai đầu hồi đắp hổ phù, hai góc đao đắp hình hồi long bằng vữa. 1.2.5 Chính Bắc Môn Cửa Bắc (Bắc môn) quay hướng Bắc, chếch Tây 15 độ, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội, hiện ở 51 Phan Đình Phùng. Cửa Bắc được xây dựng theo kiểu Vauban, cao 8, 71m, rộng 17m, dầy 20, 48 m, mái hình vòm cuốn cao 4, 4m. Cổng thành được xây dựng bằng gạch, mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí cánh sen, phía trên có hai ống máng bằng đá được trang trí vân xoắn dùng thoát nước trên Vọng Lâu xuống. Trên mặt thành Cửa Bắc còn lưu hai vết đại bác (sâu 80cm) do pháo hạm Pháp bắn vào thành năm 1882. Nơi đây thờ hai vị tổng đốc đã tuẫn tiết theo thành Hà Nội: Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. 1.2.6 Tám cổng thành thời Nguyễn Theo Đại Nam nhất thống trí năm 1805, khi xây dựng thành Hà Nội, nhà Nguyễn đã dựng tường bao từ cửa Đoan Môn quanh nội điện làm hành cung để vua làm việc và nghỉ ngơi mỗi khi Bắc tuần. Hiện nay trong khu thành cổ còn tám cổng cùng với tường bao hành cung bằng gạch vồ cung quanh trung tâm thành Hà Nội thời Nguyễn. Phía Nam có hai cổng bên Đoan Môn, phía Bắc có hai cổng nằm sau Hậu Lâu, phía Đông có một cổng ra đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây có một cổng mở ra đường Hoàng Diệu và hai cổng hai bên nền điện Kính Thiên. Chương 2: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA ĐIỂM DI TÍCH CHÍNH BẮC MÔN 2.1 Giá trị lịch sử của di tích Chính Bắc Môn 2.1.1 Tên gọi, vị trí Chính Bắc Môn còn gọi là Bắc Môn hay Cửa Bắc, là cổng thành phía Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn được xây dựng năm 1805. Thành Hà Nội mở ra 5 cửa: Bắc, Đông, Tây, Đông Nam và Tây Nam trong đó Cửa Bắc là cửa duy nhất còn sót lại. Chính Bắc Môn hiện nay nằm trên phố Phan Đình Phùng. 2.1.2 Lịch sử hình thành Năm Ất Sửu, vua Gia Long sai quan đốc sức đắp thành, chu vi 1958 tầm 2 thước 5 tấc, xay bằng gạch đá. Ngoài thành đều đào hào xung quanh. Thành mở 5 cửa Đông Nam, Tây Nam, Chính Đông, Chính Tây và Chính Bắc xây bằng gạch đá, bốn bề cao và bằng một lối ra vào xây bằng đá, trên tròn dưới vuông. Trên của dựng nhà gạch làm lầu canh. Ngoài cửa thành đều xây lăng giác thành. Ở cửa chính Đông dựng một tòa nhà gạch, cắt lính thay phiên nhau canh gác. Ở Cửa Đông Nam dựng hai tòa nhà gạch gọi là Diệp Nghị Đường. Hàng tháng vào ngày 27 các quan lại làm việc trong thành tụ tập ở đó. Phàm quan dân các huyện trấn ai có việc thì đến đây tâu trình. Nha bên phải công đường đặt sáu phòng nha lại lưu giữ, trình gửi công văn. Lại đặt trạm dịch, 1 nhà gạch bốn mái đặt quân luân phiên canh trực, khi có chiếu thư, truyền lệnh cũng dán ở đây, ở lang giác thành cửa Chính Bắc cũng dựng một nhà dài bên trong chứa công lương (Trích Bắc Thành dư địa chí, xuất bản 1969). 2.1.3 Kiến trúc Chính Bắc Môn được xây theo hướng vọng lâu, phía trên là lầu phía dưới là thành. Tuy Chính Bắc Môn không cao nhưng khá bề thế. Cổng quay hướng Bắc chếch 15°, dạng hình thang lòng hình vòm cuốn xây bằng gạch, một viên đặt ngang xen một viên đặt dọc liên kết bằng vữa hợp chất. Mép cửa kè đá hình chững nhật, diềm trên bằng đá trang trí viền cánh sen, gạch cỡ trung bình 35.5cm х 11cm х 12cm. Đá kè kích thước dài từ 38cm đến 86cm, rộng từ 17cm đến 32cm, dày khoảng 42cm, phía trên có hai ống máng bằng đá trang trí văn mây xoắn để thoát nước từ trên vọng lâu xuống. Phía trên vòm cửa chính có gắn tấm biển đá ghi ba chữ “Chính Bắc Môn”, diềm biển đá trang trí hoa dây nổi. Trên mặt thành có thể thấy 1 tấm biển đá khắc ngày 25/04/1882 với 2 vết lõm ngay cạnh. Đó là dấu tích khi Pháp phá thành Hà Nội chúng giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Di tích Chính Bắc Môn qua các cuộc khai quật Địa tầng Chính Bắc Môn Lớp mặt gồm hai lớp: Lớp mặt trên dày 0m – 2.30m bề mặt bồm nền bê tông, các móng tường nhà cửa, các căn nhà cấp bốn được xây dựng những năm gần đây. Đất lẫn có màu nâu đen. Lớp dưới: lớp đất xáo trộn màu nâu đen mềm xốp Lớp này có lẫn nhiều mảnh gạch ngói, sành sứ từ thời Trần đến thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. - Tầng văn hóa: hố H1 có 10 lớp, hố H2 có 12 lớp mỗi lớp 20cm. - Tầng văn hóa màu nâu đen chắc có lẫn nhiều mảnh gạch vồ, gạch ngói gốm sứ từ thời Trần đến thế kỷ XVIII. Chính trong lớp này cũng xuất hiện vết tích các nền móng kiến trúc và tường thành. Tầng văn hóa này nằm ở độ sâu 2.30m – 4.30m. Nếu tính đến hết móng gạch thì chỗ sâu nhất là 5.40m. - Sinh thổ: đất sét đen mền không lẫn hiện vật. Như vậy, cấu trúc địa tầng, cấu trúc văn hóa giữa hai hố là tương tự nhau. Độ dày giữa các lớp có khác nhau chút ít đặc biết nơi có lớp móng làm bằng dăm gạch vụn nện chặt giữa hai hố rất khác nhau ở nơi xuất lộ hố 1 lớp dăm chỉ dày 6cm, hố 2 lớp dăm và lớp gạch vỡ dày 1.20m. Các vết tích kiến trúc ở các hố khai quật khảo cổ học: Hố H1 - Vị trí: Trong hố H1 ở độ sâu 2.20m xuất hiện một mảnh tường kiến trúc khá kiên cố. Vết tích kiến trúc này nằm choán hết toàn bộ chiều rông của hố. Cạnh phía nam của vết tích kiến trúc này cách vách Nam của hố đào 5m cạnh phái bắc còn đang chạy về phía vách bắc. Tuy đã bị phá hủy nghiêm trọng, nhưng các vết tích đã xuất lộ cũng cho thấy phần nào cấu trúc của mảng tường. - Vật liệu và kỹ thuật xây dựng: Vật liệu gồm gạch vồ, gạch vỡ và đá. Gạch vồ có các cỡ 38cm x 17cm x14cm, 42cm x 14cm x 13cm. Gạch vuông gồm có 34cm x 34cm x6cm, 38cm x 38cm x 5.5cm. Kỹ thuật xây xếp đơn giản không có chất kết dính. Theo chiều thẳng đứng gạch thường xếp giật cấp. Theo mặt phẳng ở phía ngoài gạch xếp 1 viên ngang xen 1 viên dọc, ở phía trong nhòi gạch vỡ nện chặt. Cấu trúc: Gồm hai phần: móng và tường. Phần móng được thấy rõ ở phía nam hố khai quật. Phần này gồm một lớp gạch dăm dày 6cm nện chặt. Dưới dăm gạch là đất sét đen không có di vật. Tuy nhiên đây chỉ là phần móng ở vị trí không có tường đè lên. Phần móng chỗ có tường không đòa vì để bảo vệ tường gạch phía trên. Phần tường gồm có hai cấp thu lại theo hướng từ đông sang tây. Cấp dưới có thể coi như chân tường có thể quan sát thấy rõ từ ba hướng. Từ hướng Nam: chân tường cao 0.92m gồm có hai lớp đá và năm lớp gạch được xếp theo trật tự như: Lớp gạch dưới cũng là lớp đá lót, đá được đập vỡ tự nhiên, kích thước 28cm x 5.14cm x5cm đã xếp chèn ở dưới và xếp bề rộng ra ngoài. Tiếp theo là lớp đã xanh có gia công sơ sài kích thước lớn hơn 54cm x 15cm, 37cm x 17cm. Bên trên lớp đá có năm hàng gạch vồ, tính từ dưới lên trên được xếp theo thể thức hàng một gạch xếp dọc, hàng hai gạch xếp dọc thỉnh thoảng có viên xếp ngang, hàng ba gạch xếp dọc, hàng bốn gạch xếp dọc có chen viên xếp ngang, hàng năm gạch xếp dọc hoàn toàn. Như vậy các hàng gạch xếp dọc là chủ yếu tạo một chân tường khác chắc chắn nhưng mặt phẳng không đều. Từ hướng Bắc: do hố đào còn nhỏ, chân tường đã bị phá chỉ rõ phần mặt có nhồi gạch vỡ nện chặt. Từ hướng đông: có thể thấy chân tường chạy theo hướng bắc nam dài 9m, rộng 0.9m, chân tường đang phát triển về hướng bắc. Cấu trúc chân tường phía này khác hẳn phía nam. Các hàng gạch vồ được xếp thẳng và giật cấp thu dần vào trong mỗi cấp từ 2cm – 4cm. Hiện đã rõ ba hàng gạch giật cấp như vậy. Còn phía dưới chưa nhìn rõ được do hố đào còn nhỏ. Phủ kín trên mặt của chân tường là các lớp gạch vồ, gạch vuông và đất. Gạch tuy được xếp nhưng không chặt và không thành hàng lối. Bóc dỡ toàn bộ lớp gạch đất này ra thì xuất lộ toàn bộ cấp tường nền thứ hai. Cấp tường nền thứ hai ở bên trên đều đã bị phá ở cả hài đầu bắc nam chỉ nhìn rõ ở phía đông, giật cấp cách mép chân tường 0.9m dài 6m. Toàn bộ cấp tường này hiện còn rõ tám hàng gạch xếp giật cấp tương tự như chân tường bên dưới. Tóm lại, móng tầng nền gạch trong hố H1 được xây chủ yếu bằng gạch vồ, đá dùng để lót và xếp ở hàng dưới cùng, móng bằng gạch vụn nện chặt. Móng đã bị phá hủy nghiêm trọng phần còn lại cao 1.96m, chân tường dài 9m giật cấp bên trên dài 6m, do hố đào còn nhỏ hiện chưa rõ quy mô của vết tích kiến trúc này. Hố 2: - Vị trí: Vết tích ở hố H2 xuất hiện ở độ sâu 1.66m. Đoạn tường này chạy theo hướng Bắc Nam và nằm ở sát vách đông của hố khai quật. - Vật liệu và kỹ thuật xây dựng: Vật liệu gồm có gạch vồ, đá, gạch vỡ, gạch vỡ 38cm x 13cm x 10xm, 38cm x 14cm x Kỹ thuật xây kiểu giật cấp thu dần vào theo chiều thẳng dứng, xếp một viên ngang xem một viên dọc theo phương nằm ngang và kết hợp với nhồi gạch vụn nện chặt ở phía trong. - Cấu trúc: Phần móng là gạch vụn và gạch vỡ được chia làm hai lớp: lớp dưới là các viên gạch vồ vỡ ⅓ hoặc ¼ nhồi xếp dày 1.15cm. Lớp trên là lớp gạch vụn nện chặt tạo một bề mặt rất phẳng, chắc, không thấm nước. Lớp móng này trải dài trên toàn bộ mặt của hố H2.Phần tường đã thấy toàn bộ mặt phía tây được xếp bằng đá và gạch vồ. Hàng dưới cúng lót một lớp đá. Hiện nay đã lộ rõ một tảng đá trắng dài 50cm, nhô cao khỏi lớp dăm gạch 9cm. Trên lớp đá hiện còn 17 hàng gạch xếp giật cấp. Mặt tường đã bị phá một phần, cả bề rộng và chiều dài có khả năng đang nằm ở phần chưa khai quật. Đặc biệt, phần tường này đã chui hẳn vào dưới chân Bắc Môn. Đoạn gần chân Bắc Môn đã bị phá một mảng tường dài 1.2m rộng 1m. Từ mép tường trên nền gạch nện có một lớp gạch đổ dốc từ đông sang tây dài 6m – 6.4m. Ngoài cùng có hai tảng đá xanh và xép không chặt chẽ có xen đất, mảnh gốm và gạch. Tóm lại, đây là đoạn tường kiến trúc chạy theo hướng Bắc Nam. Phần còn lại đã xuất lộ cao 2.4cm, bề mặt đã xuật lộ rộng 3.3cm. Niên đại của các di vật và vết tích kiến trúc ở Chính Bắc Môn: Hai hố H1, H2 đào ở Bắc Môn khá gần nhau và kết cấu địa tâng, loại hình di vật và niên đại. các vết tích kiến trúc đều tương tự như nhau do đó có thể xác đinh niên đại chung cho cả hai hố. Về mặt địa tầng, cả hai hố đều chỉ có một tầng văn hóa. Trong tầng văn hóa, đặc trưng và niên đại của các di vật: Các di vật thuộc thế kỷ XVII – XVIII chiếm tỷ lệ lớn nhât gồm có các mảnh gạch vồ, ngói ống và các bộ phận trang trí trên ngói màu xám, màu dỏ hoặc tráng men xanh,
Luận văn liên quan