“Nâng cao chất lượng học toán hình thông qua việc sử dụng hình ảnh trực quan ở học sinh lớp 1 trường tiểu học Lê Hồng Phong, Ia Trốc – Ia Pa – Gia Lai”
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ thường mong muốn, mong muốn đến cháy bỏng là sau này mỗi ng¬ười dân Việt Nam “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và mong ước của Bác giờ đây đã trở thành hiện thực là: Tất cả trẻ em đã được đến trường để học tập và vui chơi, được giáo dục toàn diện để kế tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, pháp giải quyết vấn đề nó đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như cần cù, cẩn thận, có ýchí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Trong trường tôi, thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình lớp Một, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học toán nói riêng là điều rất cần thiết vì: học sinh lớp Một, năm đầu trẻ mới tới trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo tự chơi sang hoạt động học tập. Đặc biệt t¬ư duy của trẻ lớp Một
21 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng học toán hình thông qua việc sử dụng hình ảnh trực quan ở học sinh lớp 1, trường tiểu học Lê Hồng Phong, Ia Trốk Iapa Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
2
3
4
A. Phần ở đầu
I. Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Thực trạng vê việc sử dụng trực quan
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
II. Cơ sở lý luận
III. Cơ sở thực tiễn
B. Nội dung nghiên cứu
I. Mục tiêu dạy học môn toán lớp 1
II. Định hướng của đối tượng mời phương pháp dạy học toán hình lớp 1
III. Sử dụng hợp lý các hình ảnh trực quan và đồ dùng dạy học toán hình là thiết thực, góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học toán hình lớp 1.
IV. Một số biện pháp sử dụng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và môn toán
1. Các biện pháp ưu tiên trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh.
2. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lớp 1.
3. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn.
4. Không lạm dụng phương pháp trực quan
5. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
C. Kết luận
1. Kết luận chung
2. Bài học kinh nghiệm
D. Tài liệu tham khảo
4
4
4
5
5
6
6
6
6
7
8
8
8
9
9
9
9
13
15
16
19
19
19
21
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng dường đại học đến nay, em dã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Ngọc Thức đã tận tình hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tuần. Bước đầu đi vào thực tế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học sinh cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này dược hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy Hoàng Ngọc Thức thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề tài:
“Nâng cao chất lượng học toán hình thông qua việc sử dụng hình ảnh trực quan ở học sinh lớp 1 trường tiểu học Lê Hồng Phong, Ia Trốc – Ia Pa – Gia Lai”
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ thường mong muốn, mong muốn đến cháy bỏng là sau này mỗi người dân Việt Nam “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và mong ước của Bác giờ đây đã trở thành hiện thực là: Tất cả trẻ em đã được đến trường để học tập và vui chơi, được giáo dục toàn diện để kế tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, pháp giải quyết vấn đề nó đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ýchí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Trong trường tôi, thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình lớp Một, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học toán nói riêng là điều rất cần thiết vì: học sinh lớp Một, năm đầu trẻ mới tới trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo tự chơi sang hoạt động học tập. Đặc biệt tư duy của trẻ lớp Một
( 6 tuổi) là tư duy trực quan cụ thể, đó là kiểu tư duy được hình thành trong quá trình trẻ vui chơi. Ở lứa tuổi này, các em rất dễ xúc cảm, thích cái đẹp, cái mới lạ, tích cực ham muốn gần gũi với thiên nhiên, nhạy cảm với các hoạt động văn học nghệ thuật như: sách, truyện, tranh ảnh, vật thật, phim ảnh, kịch, múa Đồ dùng trực quan sinh động góp phần to lớn trong việc hình thành kiến thức , trong việc giáo dục, nó còn mạnh mẽ hơn nhiều những bài lý thuyết khô khan.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một, qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, tôi có ham muốn giáo viên và học sinh cần có kỹ năng trong việc sử dụng trực quan ở các tiết học nói chung và ở một tiết học Toán nói riêng dẫn đến tiết học đạt hiệu quả cao. Với lý do trên, tôi xin trình bày về việc :
“ Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy- học toán cho học sinh lớp Một”, năm học 2013-2014.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán hình lớp 1, tìm hệ thống bài tập thiết kế các hình thông qua hình ảnh trực quan.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng hình ảnh trong giờ toán hình
3. Thực trạng về việc sử dụng trực quan
a. Thuận lợi:
- Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ( ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số).
- Trường đã có 01 bộ máy chiếu đa năng và 01 phòng gồm 15 máy vi tính.
- Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy.
- Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán.
- Có hệ thống bảng chống loá, bảng phụ, chữ viết của giáo viên rõ ràng, cẩn thận, trình bày trên bảng một cách khoa học.
- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.
- Trường đã động viên giáo viên tự làm đồ dùng thi sử dụng đồ dùng cấp trường.
- Chương trình toán hiện nay có cấu trúc đồng tâm, lôgic, thuật ngữ Toán học chính xác, rõ ràng, phù hợp với tư duy trẻ. Vì vậy học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và áp dụng để làm bài tập.
b. Khó khăn:
+ Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng.
+ Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều.
+ Một số giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ dùng.
+ Đồ dùng dạy học môn Toán Một được trang bị nhiều nhưng chưa phù hợp với từng bài dạy, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Khi sử dụng trực quan trong dạy học toán lớp Một cụ thể ở từng bài dạy phải chọn như thế nào? đưa ra lúc nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao? Điều đó bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu, xác định và lựa chọn cách nào cho phù hợp nhất?
4. Giải quyết khoa học ( khảo sát điều tra)
Sử dụng tranh ảnh, hình ảnh trực quan sẽ làm tăng kỹ năng học toán hình trong phân môn toán hình của học sinh lớp 1 trường tiểu học Lê Hồng Phong
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
- Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của toán hình thông qua hình ảnh trực quan.
- Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh thực hiện.
- Phân tích tổng hợp rút râ bài học kinh nghiệm.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. Cơ sở lý luận
Luật Giáo dục năm 2005, khoản 2, diều 58 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phá huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Xuất phát từ đạc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới là, nhưng lại chóng chán. Đối với học sinh lớp 2, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được, vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học toán có tác dụng giúp học sinh:
Thay đổi động hình, chống mệt mỏi.
Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã hcoj.
Phát triển hứng thú, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.
Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà không nghĩ là mình đang học. Sự khô khan của giờ học toán sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.
Trò chơi học toán là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán tiểu học, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chấ đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, long trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với trường tiểu học.
III. Cơ sở thực tiễn:
Từ khi vào nghề, tôi được phân công giảng dạy tất cả các lớp tiểu học. Qua thực tế, học sinh chủ yếu ở vùng nông thôn nên việc giao tiếp của các em còn hanjc hế, không mạnh dạn, tự tin. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao để giờ học sôi nổi hơn, học sinh tích cực hơn? Từ khi được tiếp cận phương pháo dạy học mới, tôi như được tiếp them sức mạnh, tôi mạnh dạn trình bày với ban giám hiệu biện pháp áp dụng các trò chơi đã được tập huấn cộng them một số trò chơi tự thiết kế vào trong dạy học toán và được ban giám hiệu đồng ý nên tôi đưa vào áp dụng trong các giờ học và kết quả rất khả quan.
Năm nay bản thân được phân công dạy lớp 2/1. Lớp tôi có 34 học sinh, trong đó có 10 em nữ, 24 em nam, học sinh dân tộc là 05 em, học sinh từ các vùng núi cao mới chuyển về là 05 em. Từ đầu năm học lớp học rất trầm, chỉ một vài m phát biểu ý kiến, giờ học diễn ra rất buồn và các em cảm thấy mệt mỏi. Khi tôi đưa trò chơi học toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực, những rem chậm chạp cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti cũng hòa nhập cùng các bạn. Qua 2 lần khảo sát của nhà trường ban giám hiệu đã đánh giá sáng kiến của tôi có hiệu quả cao, làm cho chất lượng của lớp học vượt trội hơn trước rất nhiều. Tôi nhận thấy sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước nhiều. Học sinh hứng thú học tập nên tỉ lệ chuyên cần cũng được duy trì rất tốt. Vì vậy việc đưa hình ảnh trực quan vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học Toán của học sinh lớp 1.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu dạy học môn toán lớp 1
Dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh:
1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100: về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học( đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn,...
2. Hình thành về rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; giải một số dạng toán đơn về cộng, trừ: bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá , khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
3. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập Toán là cơ sở để học tập các môn học khác.
II- Định hướng của đối tượng mời phương pháp dạy học toán hình lớp 1
- Chuyển từ cách dạy học thụ động( giáo viên giảng, làm mẫu theo tài liệu có sẵn, học sinh lắng nghe rồi làm theo) sang cách dạy học chủ động, tích cực, sáng tạo( giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh; học sinh tham gia tích cực và các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, có kĩ năng thực hành và ứng dụng kiến thức toán học trong học tập và trong đời sống.
- Hoạt động học tập phải phù hợp với khả năng nhận thức, trình độ tiếng Việt và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi lớp 1. Do đó trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập, giáo viên cần giúp học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, có các kĩ năng thực hành và ứng dụng kiến thức toán học vào trong đời sống.
III. Sử dụng hợp lý các hình ảnh trực quan và đồ dùng dạy học toán hình là thiết thực, góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học toán hình lớp 1
Do đặc điểm về tâm lý và trình độ học tập của học sinh ở mỗi lớp( Một), việc sử dụng loại hình ảnh trực quan nào hoặc loại hình dạy học nào, với mức độ trực quan nào đều được cân nhắc kĩ lưỡng. Cần phải căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học sao cho có thẻ hỗ trợ hcọ sinh đạt được các mục tiêu cơ bản của bài học. đối với các hình minh hoạ và đồ dùng dạy học ở lớp Một, giáo viên cũng phải sử dụng đúng mức, không được coi nhẹ nhưng cũng phải tránh “ lạm dụng”. Vì vậy giáo viên nên tìm hiểu kĩ, cân nhắc sử dụng hình minh hoạ, các đồ dùng dạy học ở mỗi dạng bài, ở mỗi giai đoạn học tập
IV. Một số biện pháp sử dụng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và môn toán
1. Có các phương tiện trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh
Ở lớp Một, các đồ dùng học toán là các vật thực (bông hoa, lá cây, quả cà chua,...), các tranh ảnh về các vật gần gũi với học sinh( cây, hoa, lá,...) các mô hình, vật tượng trưng (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, chấm tròn, que tính, ...). Mỗi học sinh lớp 1 đều được trang bị một bộ đồ dùng học toán. Ngoài ra sách giáo khoa còn có các kênh hình rất đẹp, màu sắc phong phú gây hứng thú cho học sinh.
2. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lớp Một
Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, học sinh phải huy động mọi giác quan( tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, ...)và đặc biệt là phải hoạt động trên các đồ dùng học tập đó để nhận biết, tìm tòi, củng cố kiến thức mới.
* Ví dụ 1:
Ở lớp 1, khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3” thầy cùng trò cần có các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại. Chẳng hạn: 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 con bướm, 3 hình tròn, ..., 3 tờ bìa. Trên mỗi tờ bìa viết sẵn một trong các số 1, 2, 3; 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn.
Giáo viên cần giới htiệu từng số 1( 2, 3) theo các bước sau:
Bước 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có một phần tử( từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát), chẳng hạn: bức ảnh(mô hình) có một con hcim, bức tranh có một cô gái, tờ bìa vẽ một chấm tròn, bàn tính có một con tính, ... Mỗi lần cho học sinh quan sát một nhóm đồ vật, học sinh nêu, chẳng hạn: học sinh chỉ vào bức tranh và nói: “ Có một bạn gái, có một con chim, có một chấm tròn, ...”
Bước 2:
Học sinh quan sát – Giáo viên hỏi:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hỏi: Có mấy con chim?
- Có một con chim.
Hỏi: Có mấy bạn gái?
- Có một bạn gái.
Hỏi: Tờ bìa vẽ mấy chấm tròn?
- Tờ bìa vẽ một chấm tròn.
Hỏi: Bàn tính có mấy con tính?
- Bàn tính có một con tính.
- Học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một. Sau đó giáo viên chốt( chỉ vào từng nhóm đồ vật và nói): Một con chim bồ câu, một bạn gái, một chấm tròn, một con tính, ... đều có số lượng là một. Ta dùng số một để chỉ số lượng mỗi nhóm đồ vật đó; số một viết bằng chữ số một, viết như sau:
- Giáo viên viết mẫu: 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, học sinh chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: Một
- Giới thiệu số 2, số 3 tương tự như giới thiệu số 1.
Bước 3:
Học sinh chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm xem có bao nhiêu hình, rồi đếm từ 1 --> 3, ( một, hai, ba) rồi đọc ngược lại( ba, hai, một).
* Ví dụ 2:
Khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3, 4, 5”
- Mục tiêu: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 4 và số 5. Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1--> 5 và đọc các số từ 5--> 1. Nhận biết số lượng câc nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.
- Chuẩn bị đồ dùng:
+ Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cần viết trên một tờ bìa.
+Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
Ngoài việc kiểm tra bài cũ, sang bài mới giáo viên cần:
. Giới thiệu từng số 4, 5.
. Tương tự giới thiệu số 1, 2, 3.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ghi số đồ vật trong tranh đếm được vào ô trống.
- Có 1 ngôi nhà, 2 ô tô, 3 con ngựa.
Giáo viên treo hình
Học sinh quan sát hình và trả lời
Hỏi: Có bao nhiêu bạn đang cười?
- Có 4 bạn.
Hỏi: Có bao nhiêu cái kèn?
- Có 4 cái kèn.
Hỏi: Có bao nhiêu chấm tròn?
- Có 4 chấm tròn.
Hỏi: Có bao nhiêu que tính?
- Có 4 que tính.
- Giáo viên chỉ từng tranh và nói: Có 4 bạn, 4 cái kèn, 4 chấm tròn, 4 que tính, đều có số lượng là 4. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó; số bốn viết bằng chữ số bốn: viết như sau:
- Giáo viên ghi: 4
- Học sinh quan sát chữ số 4 in, chữ số 4 viết. Học sinh chỉ vào từng chữ số 4 và đều đọc là: Bốn
- Bằng đồ dùng trực quan, các em nhận ra các nhóm đồ vật có số lượng là 4. Tiếp đó học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa Toán 1/ trang 14 tương tự giới thiệu số 4; bằng trực quan giáo viên giới thiệu số 5.
- Đếm số ô vuông trong từng cột( từ trái sang phải hình 1, 3 rồi nêu số ô vuông).
- Học sinh chỉ vào các số viết dưới dạng cột các ô vuông và đọc:
+ Một, hai, ba, bốn, năm.
+ Năm, bốn, ba, hai, một.
- Học sinh viết số còn thiếu vào ô tróng của hai nhóm ô vuông dòng dưới, rồi đọc các số ghi trong từng nhóm ô vuông.
- Học sinh được củng cố các kiến thức về số 4( 5) bằng hệ thống bài tập thực hành.
Bài 1/15 SGK
. Học sinh đọc yêu cầu của bài: Viết số
. Giáo viên hướng dẫn quy trình viết số 4, 5
. Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát, học sinh viết bảng con.
Bài 2/ 15 SGK
* Thực hành nhận biết số lượng
- Nhìn vào hình vẽ rõ ràng, đẹp trong sách giáo khoa, học sinh có thể ghi ngay số ứng với hình vẽ mà các em đếm được.
( Học sinh quan sát từng hình, đếm từng nhóm đồ vật rồi ghi kết quả đếm được vào ô trống).
Hỏi: Có bao nhiêu quả táo?
- Có 5 quả táo, ghi ô trống (5 )
- Dưới tranh nhóm cây dừa ghi số mấy?
- Ghi số 3 vì em đếm được 3 cây dừa
- Hãy ghi số đồ vật em đếm được vào ô trống của từng hình.
- Ô tô ghi 5
- áo ghi 2
- Quả cà ghi 1
- Chậu hoa ghi 4
=> Tại sao ở hình 3 em lại ghi số 5?
- Vì em đếm được 5 cái ô tô
- Ở hình 4 em điền số mấy?
- Em ghi số 2 vì có 2 chiếc áo.
Bằng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát tranh trả lời để các em khắc sâu kiến thức bằng trực quan.
3. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn
* Ví dụ 3:
Chẳng hạn khi dạy bài số 6, giáo viên cần xác định rõ:
+ Mục tiêu:
- Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6. Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
- Xác định được mục tiêu chính của bài rồi, giáo viên cần:
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
- Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa.
- Sách giáo khoa, que tính, bộ đồ dùng học toán.
Bước 1:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
Hỏi: Trong tranh có mấy bạn đang chơi?
- Có 5 bạn đang chơi.
- Thêm mấy bạn đang đi tới?
- Thêm một bạn đi tới.
- Tất cả có mấy bạn?
- 5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn. Tất
cả có 6 bạn.
- HS nhắc lại: có 6 bạn.