Như chúng ta đã biết, con người là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động, là nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực vừa là nhân tố tạo ra sự khác biệt vừa tạo ra tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc sử dụng các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ thông tin đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội thì nhân tố con người lại càng trở nên quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực luôn là nhân tố giành được sự quan tâm nhiều nhất của các doanh nghiệp, không chỉ quan tâm tới công tác tuyển dụng các doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo lại cho nhân viên nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công việc, phù hợp với đặc trưng của từng doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp khác đã vậy, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì trình độ nguồn nhân lực còn có vai trò quan trọng hơn nữa. Với đặc trưng của dịch vụ thiết kế website là nhân viên lập trình, thiết kế website phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, thuyết phục khách hàng chấp nhận dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên thiết kế, lập trình không chỉ là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà còn là tư vấn cho khách hàng những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của công ty mình, đưa ra những phương pháp sử dụng website một cách hiệu quả nhất, vì vậy để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng nên nhân viên lập trình thiết kế phải là người không chỉ nắm vững về chuyên môn mà còn phải là người có khả năng nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng, có khả năng thuyết phục khách hàng
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tăng khả năng cạnh tranh trong dịch vụ thiết kế website của công TNHH Tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE CỦA CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ TRUYỀN THÔNG PHONG CÁCH VIỆT
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Như chúng ta đã biết, con người là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động, là nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực vừa là nhân tố tạo ra sự khác biệt vừa tạo ra tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc sử dụng các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ thông tin đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội thì nhân tố con người lại càng trở nên quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực luôn là nhân tố giành được sự quan tâm nhiều nhất của các doanh nghiệp, không chỉ quan tâm tới công tác tuyển dụng các doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo lại cho nhân viên nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công việc, phù hợp với đặc trưng của từng doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp khác đã vậy, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì trình độ nguồn nhân lực còn có vai trò quan trọng hơn nữa. Với đặc trưng của dịch vụ thiết kế website là nhân viên lập trình, thiết kế website phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, thuyết phục khách hàng chấp nhận dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên thiết kế, lập trình không chỉ là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà còn là tư vấn cho khách hàng những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của công ty mình, đưa ra những phương pháp sử dụng website một cách hiệu quả nhất, vì vậy để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng nên nhân viên lập trình thiết kế phải là người không chỉ nắm vững về chuyên môn mà còn phải là người có khả năng nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng, có khả năng thuyết phục khách hàng
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt cho thấy rằng chất lượng nhân viên lập trình, thiết kế có vai trò đặc biệt quan trọng với công ty. Trong điều kiện hiện nay tình hình công nghệ thông tin của nước ta ngày càng phát triển, thị trường dịch vụ đang từng bước được mở cửa theo như cam kết hội nhập WTO khiến cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay nói chung và công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt nói riêng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển trên thị trường hiện nay các công ty phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình cũng như phong cách phục vụ khách hàng tốt nhất. Điều này chỉ có thể được tạo ra nếu công ty có một đội ngũ nhân sự có trình độ cao, có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần có sự quan tâm hon nữa đến vấn đề nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt, việc sử dụng nguồn nhân lực của công ty trong thời gian vừa qua chưa thực sự phù hợp đã khiến cho chất lượng website được thiết kế chưa cao. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO, tính cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn đã khiến cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam nói chung và công ty TNHH Tin học và Truyền thông Phong Cách Việt phải quan tâm hơn nữa tới vấn đề cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường công nghệ thông tin. Chính vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của công ty, cụ thể hơn là tập trung vào nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của nhân viên thiết kế, lập trình của công ty. Từ đó nâng cao chất lượng của nhân viên lập trình, thiết kế của công ty nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ thiết kế website của công ty .
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Với đề tài: “một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dịch vụ thiết kế website tại công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt”, đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào các mục tiêu sau:
Về mặt lý thuyết, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những lý thuyết về chất lượng nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tin học. Đồng thời nghiên cứu những ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tin học trong dịch vụ thiết kế website .
Trên cơ sở lý luận đó, đề tài sẽ đề cập tới những vấn đề thực tiễn đặt ra tại công ty:
Thứ nhất là nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tin Học và Truyền thông Phong Cách Việt và những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nhân viên lập trình, thiết kế website của công ty.
Thứ hai là nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tới việc thiết kế website của doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Thứ ba là đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty nhằm nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ thiết kế website của doanh nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về mặt không gian: Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dịch vụ thiết kế website tại công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt đề tài sẽ nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt, cụ thể hơn đề tài sẽ tập trung vào phòng kỹ thuật của công ty và sẽ tập trung vào đối tượng là các nhân viên thiết kế, lập trình website của doanh nghiệp.
Về mặt thời gian: Do điều kiện chính sách cũng như điều kiện môi trường ngành có nhiều thay đổi từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tình hình nhân sự trong vòng 3 năm trở lại đây (từ năm 2006) của công ty. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO tức là từ cuối năm 2006.
1.5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Đề tài luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dịch vụ thiết kế website của công ty TNHH tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dịch vụ thiết kế website của công ty TNHH tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dịch vụ thiết kế website của công ty TNHH tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VỚI TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE CỦA CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ TRUYỀN THÔNG PHONG CÁCH VIỆT
2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
a. Khái niệm nguồn nhân lực
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực nói chung.
Theo định nghĩa của liên hiệp quốc nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội trong một cộng đồng.(
Nguồn nhân lực cũng có thể được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động.
Lại có quan điểm cho rằng nguồn nhân là số dân và chất lượng con người bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất.
Theo (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995), nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai.
Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi) (GS. TS Bùi Văn Nhơn, 2006)
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động (GS TS Bùi Văn Nhơn, 2006).
Như vậy, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Trong doanh nghiệp:
Nguồn lực trong doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số lượng người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương (GS TS Bùi Văn Nhơn, 2006).
Nguồn nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
b. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó là các yếu tố phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động trong quá trình làm việc (GS TS Bùi Văn Nhơn, 2006).
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng con người lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển (TS Vũ Bá Thể, 2005)
c. Khái niệm về cạnh tranh.
Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm (www.wikipedia.org).
Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp (www.wikipedia.org).
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Một số lý thuyết về chất lượng nguồn nhân lực
Tùy theo từng mục tiêu khác nhau mà mỗi môn học, mỗi tác giả khác nhau đều có những tiêu chí khác nhau để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, GS. TS Bùi Văn Nhơn, 2006 đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Thể lực của nguồn nhân lực.
- Trí lực của nguồn nhân lực.
- Về phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực.
- Chỉ tiêu tổng hợp.
Cũng với mục tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, TS Vũ Bá Thể, 2005 đã đưa ra các chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cư.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.
- Chỉ số phát triển con người.
- Các chỉ tiêu khác như: truyền thống dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa…
Dưới góc độ nghiên cứu của môn kinh tế phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được đề cập tới trên hai khía cạnh chính là:
- Nhóm nhân tố liên quan tới thể chất của người lao động.
- Nhóm nhân tố liên quan tới trình độ chuyên môn của người lao động.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các nhân tố đó được chia làm 3 nhóm nhân tố cơ bản sau:
- Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: các yếu tố này bao gồm điều kiện về giáo dục đào tạo của nhà nước, trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự phát triển của KHCN trên thế giới và quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các chính sách về bảo hiểm, y tế.
- Các nhân tố thuộc về môi trường ngành: các yếu tố của môi trường ngành bao gồm sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng của ngành, chính sách về phát triển ngành của nhà nước, sự cạnh tranh của các đối thủ.
- Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp: các nhân tố thuộc nhóm này bao gồm các điều kiệm đãi ngộ của doanh nghiệp đối với nhân viên, chính sách đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp.
2.2.3. Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời của ngày càng nhiều các công ty cùng sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với một thực tế là môi trường cạnh tranh trong nước đang ngày càng trở nên khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhằm tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp cần dựa vào chính những yếu tố, điều kiện bên trong doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt trong doanh nghiệp. Vậy nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp?
- Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Mọi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đều có sự tham gia đóng góp của con người, con người là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì thế mà chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì chất lượng sản phẩm dịch vụ cùng sẽ được nâng lên. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng lên cũng đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đang được cải thiện.
- Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong doanh nghiệp, thông qua đó có ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kéo theo đó là giá thành sản phẩm cũng được hạ xuống. Với hai sản phẩm có chất lượng tương đương nhau, sản phẩm nào có giá bán thấp hơn sẽ là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng hơn.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn là yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận của khách hàng đối với doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng xử, những kiến thức chuyên môn và xã hội của nhân viên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước
Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề giành được nhiều sự quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà còn của nhiều cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Bởi vì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố có ảnh hưởng không chỉ tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề cốt yếu của mọi doanh nghiệp nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Chính vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đã được đề cập tới trong rất nhiều đề tài khác nhau, luôn được doanh nghiệp đặt ra trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin luôn là vấn đề giành được nhiều sự quan tâm của dư luận đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà ngành công nghệ thông tin được coi như một công cụ, phương tiện hữu hiệu kết nối con người. Chất lượng nguồn nhân lực ngành CNTT không chỉ ảnh hưởng tới ngành này mà còn có ảnh hưởng tới các ngành, các lĩnh vực khác thông qua việc sử dụng công nghệ tin học trong quá trình quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng website như một công cụ để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong phạm vi trường Đại Học Thương Mại chưa có công trình nào đề cập tới chất lượng của nguồn nhân lực ngành CNTT trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là chưa có công trình nào đề cập tới chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình thiết kế website của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tin học nói chung. Trong phạm vi công ty TNHH Tin Học và Truyền Thông Phong Cách Việt, chưa có công trình nào đề cập tới vấn đề chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình lập trình, thiết kế website và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực này với mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong dịch vụ thiết kế website của doanh nghiệp.
Chính vì lý do đó mà em nhận thấy rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu về chất lượng nguồn nhân lực và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty là vấn đề hết sức cần thiết.
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhân viên lập trình, thiết kế website
Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên trong đề tài này chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí cơ bản là thể lực và trí lực của người lao động.
a. Thể lực của người lao động
Sức khỏe vừa là mục đích của sự phát triển đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả vật chất và tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành thực tiễn. Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao khi làm việc. Ngoài ra, việc đầu tư cho chăm sóc sức khỏe cũng có thể cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả của các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trực tiếp tới việc sử dụng các nguồn lực khác trong xã hội, chỉ khi lao động có sức khỏe tốt họ mới sử dụng các nguồn lực khác một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên tình hình thể lực của người lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố di truyền, các điều kiện về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, mức sống của người lao động cũng là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình thể lực của người lao động.
b. Trí lực của nguồn nhân lực
Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà điều kiện về khoa học ngày càng phát triển, sức lao động của con người ngày càng được giải phóng thì trí lực là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, bên cạnh sức khỏ