Nét đặc thù trong văn hoá dân gian của người Mường ở Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được thành lập ngày 5/5/1903; năm 1968 sát nhập với Vĩnh Phúc gọi là tỉnh Vĩnh Phú; đến ngày 1/1/1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập, dân số là 1.216.500 người, có 24 dân tộc anh em, trong đó có 171.620 người là dân tộc thiểu số, người Mường chiếm tỷ lệ đông nhất là 157.545 người (chiếm 91%). Tộc người Mường (thổ tù họ Hà và phụ đạo họ Đinh) làm ăn sinh sống ở hai châu Thanh Sơn và Yên Lập của Phú Thọ đã rất lâu và việc di cư từ tỉnh Hoà Bình đến đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước. Sự biến đổi về môi sinh, quá trình lịch sử và dân số. đã tác động mạnh đến nếp sống và phong tục tập quán của người Mường ở Phú Thọ, khiến cho sắc thái văn hoá của họ vừa có những nét chung của văn hoá Mường, và những nét riêng, độc đáo. - Về vị trí định canh, định cư: Người dân tộc Mường ở Phú Thọ cư trú tập trung ở vùng thung lũng chân núi, nơi có độ cao không lớn, đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Mường trong tỉnh Phú Thọ là tính tập trung, cư dân Mường chiếm tới trên 90% dân số cả xã. Sự xen kẽ giữa người Mường và người Việt trong các địa phương này cũng diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, những xã gần huyện lỵ thì người Mường và người Việt sống xen kẽ nhưng thành từng làng hoặc chòm xóm riêng biệt, ở những nơi vùng sâu, vùng xa thì mức độ xen kẽ là ngay trong cùng một làng nhưng tỷ lệ người Việt rất ít, có những nơi như xã Trung Sơn, huyện Yên Lập; xã Lai Đồng, xã Tân Sơn, huyện Thanh Sơn tỷ lệ người Việt cư trú là dưới 100 người trong một xã.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét đặc thù trong văn hoá dân gian của người Mường ở Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên