Văn hóa Tà - ôih gắn bó với cuộc sống, cộng đồng dân tộc mà nét văn hóa đặc trưng nổi
bật là nghề dệt Zèng – thổ cẩm có màu sắc và hoa văn làm trang phục c ho nam, nữ Tà – ôih. Đề
tài tập trung giới thiệu nét hoa văn nhằm thể hiện cái nhìn tinh tế và sự sáng tạo của người phụ nữ
Tà - ôih đã làm nên một sản phẩm mang đậm bản chất con người Tà – ôih. Nhìn vào trang phục
truyền thống của họ ta thấy được tầng tần g lớp lớp văn hóa, sự giao cảm đó chủ yếu dựa vào sự
đa dạng của hoa văn, phong phú và đầy đủ ý nghĩa.
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Tà – Ôih (huyện A Lưới – Thừa Thiên – Huế), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
168
NÉT HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC TÀ – ÔIH (HUYỆN A LƯỚI – THỪA THIÊN – HUẾ)
THE PATTERNED FABRIC ON TRADITIONAL CLOTHES OF TA – OIH ETHNIC
(A LƯỚI DISTRICT – THUA THIEN – HUE PROVIDE)
SVTH: Phan Thị Tú Oanh
Lớp 06CVHH, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
GVHD: ThS. Lương Vĩnh An
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Văn hóa Tà - ôih gắn bó với cuộc sống, cộng đồng dân tộc mà nét văn hóa đặc trưng nổi
bật là nghề dệt Zèng – thổ cẩm có màu sắc và hoa văn làm trang phục cho nam, nữ Tà – ôih. Đề
tài tập trung giới thiệu nét hoa văn nhằm thể hiện cái nhìn tinh tế và sự sáng tạo của người phụ nữ
Tà - ôih đã làm nên một sản phẩm mang đậm bản chất con người Tà – ôih. Nhìn vào trang phục
truyền thống của họ ta thấy được tầng tầng lớp lớp văn hóa, sự giao cảm đó chủ yếu dựa vào sự
đa dạng của hoa văn, phong phú và đầy đủ ý nghĩa.
ABSTRACT
The cultural Ta – oih ethnic attachment to life, ethnic specfic whose salient specific is
textile industry “Zeng” – the brocade have colour and pattern over the clothes for man, woman Ta –
oih. To focus the introduce of patterned fabric to manifect a comprehensive fine and creative of Ta
– oih woman, was made product whose it was essence Ta – oih ethnic. The providen traditional
clothes, we look cultural, feeling and multiform of patten, rich anh full meaning.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm
từ lâu. Văn hóa Tà – ôih nằm trong chỉnh thể văn hóa Việt Nam, góp phần làm đa dạng nền
văn hóa dân tộc. Trước vấn đề khôi phục nghề dệt Zèng nhằm bảo lưu nghề thủ công
truyền thống của dân tộc Tà – ôih, góp phần giới thiệu một nét nghệ thuật đặc sắc trên nền
tấm vải Zèng, tôi chọn đề tài “Nét hoa văn trên trang phục dân tộc Tà – ôih”.
1.2. Lịch sử vấn đề:
Với dân tộc Tà – ôih, có một số tác giả đã nghiên cứu và viết thành sách về nhiều
mặt văn hóa Tà –ôih. Các tác giả như Nguyễn Thị Sửu, Trần Hoàng trong cuốn “Góp phần
tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc Tà – ôih”, “Luật tục của người Tà – ôih, Cơtu, Bru –
Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế” của Nguyễn Văn Mạnh …và sự đóng góp của
nhà giáo Trần Nguyễn Khánh Phong và Ngô Minh Thuấn trên các tạp chí Văn nghệ Dân
tộc và Tạp chí Huế xưa và nay.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Tìm hiểu nét hoa văn, cách thể hiện hoa văn trên trang phục.
- Phạm vi: Hệ thống biểu tượng hoa văn trên trang phục.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
169
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê
- Phương pháp điền dã thực tế
1.5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài cấu trúc thành 3 chương.
2. Nội dung
2.1. Chương 1. Khái quát về dân tộc Tà - ôih ở huyện A Lưới
2.1.1. Khái quát về dân tộc Tà - ôih
a. Một số nét về dân tộc Tà – ôih
+ Ngôn ngữ: Dân tộc Tà - ôih thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me.
+ Danh xưng: Tà - ôih là danh xưng được nhà bác học Lê Quý Đôn nhắc đến nhiều
lần trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục”và được ghi chính thức vào “Danh mục các dân tộc
Việt Nam” (1997)
+ Đặc điểm kinh tế: Người Tà - ôih chủ yếu là làm nương rẫy và họ còn trồng
thêm hoa màu như sắn, ngô và các loại cây trồng phù hợp với khí hậu ở vùng đất này.
+ Nhà cửa: Họ ở nhà sàn và có một loại nhà thể hiện văn hóa cộng đồng là nhà dài.
+ Trang phục: Trang phục nam là đóng khố, mặc áo hoặc cởi trần; còn nữ giới có
áo, váy, có nơi dùng loại váy dài kéo lên che ngực thay áo.
+ Cơ cấu bữa ăn: Bữa ăn chính là cơm nếp và thịt rừng
+ Tôn giáo tín ngưỡng: Dân tộc Tà - ôih có cả kho tàng sáng tác nghệ thuật dân
gian và hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng rất đa dạng, phong phú.
b. Dân cư và sự phân bố dân cư
Tại Việt Nam theo điều tra dân số năm 1999 thì người Tà - ôih có số dân khoảng
34.960 người, sinh sống tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây miền Trung Việt
Nam, trong địa phận huyện A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế và hai huyện Hướng Hóa
và Đăk Krong thuộc tỉnh Quảng Trị.
2.1.2. Dân tộc Tà - ôih ở huyện A Lưới
a. A Lưới – vùng đất anh hùng
A Lưới là một trong hai huyện miền núi và là vùng đất xa xôi, khó khăn bậc nhất
của miền Tây Thừa Thiên – Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vừa qua
(1946-1975) đồng bào Tà – ôih, Cơ tu, Bru-Vân Kiều đã có những đóng góp rất to lớn vào
chiến công của dân tộc, của đất nước, của quê hương và ngày nay, cuộc sống của đồng bào
A Lưới đã và đang từng bước được cải thiện và nâng cao.
b. Đôi nét về dân tộc Tà - ôih ở huyện A Lưới
Huyện A Lưới là nơi cư trú đông nhất của dân tộc Tà - ôih với 26.000 người, văn
hóa Tà - ôih gắn bó với cuộc sống, với cộng đồng dân tộc, làng, bản mà nét đặc trưng nổi
bật là văn hóa nhà sàn, nghề làm nương rẫy và nghề dệt Zèng.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
170
2.2. Chương 2. Dệt zèng-nghề thủ công truyền thống của dân tộc Tà - ôih (huyện A
Lưới - Thừa Thiên-Huế)
2.2.1. Đôi nét về nghề dệt Zèng thủ công truyền thống
Dệt Zèng là một nghề truyền thống của dân tộc Tà – ôih. Nghề dệt thổ cẩm của
đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có từ lâu đời và theo phong tục của dân
tộc từ xa xưa thì không truyền nghề cho người ngoài cho nên Zèng là một sản phẩm văn
hóa hết sức độc đáo của các dân tộc nơi đây.
2.2.2. Nguyên vật liệu dùng cho trang trí các hoa văn
Họ chủ yếu khai thác từ thiên nhiên để tạo sợi và các màu sắc vàng, đen, xanh cho
quá trình dệt cũng như tạo hoa văn. Đây được xem là nét văn hóa đặc sắc thể hiện sự sáng
tạo, cần mẫn của phụ nữ Tà – ôih. Cườm từ xưa đã là nguyên liệu chủ yếu cho nghệ thuật
dệt Zèng, ngày nay cườm được mua ở chợ. Sự kết hợp của những hạt cườm, màu sắc đã
nói lên nghệ thuật thẩm mỹ trong văn hóa Tà – ôih.
2.2.3. Cách thức chèn hoa văn trên tấm vải Zèng
Chèn cườm là một công đoạn phức tạp đòi hỏi nghệ nhân có tay nghề cao mới thực
hiện được. Người phụ nữ vừa dệt vừa phải xếp những hạt cườm vào những điểm cần tạo.
Và việc làm xuất hiện cả hoa văn bằng sợi lẫn hoa văn bằng cườm hết sức độc đáo. Tất cả
các bộ phận trên khung dệt đều thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng đã phối kết
hợp nhau tạo nên sản phẩm thổ cẩm độc đáo.
2.3. Chương 3. Các kiểu thức trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc Tà - ôih
2.3.1. Trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Tà - ôih
Váy và khố là trang phục truyền thống của người Tà – ôih. Váy được trang trí nhiều
hoa văn còn khố thì được trang trí giản đơn nhưng lại biểu lộ tính chất khoẻ mạnh, đơn
giản nhưng rắn chắc của người đàn ông. Trang phục truyền thống của dân tộc Tà - ôih có 5
loại cơ bản gồm: Pakoom, Ârtoong, Mpong, Nnai trâboq, Nnai ngăq.
2.3.2. Phức hệ hoa văn trên trang phục dân tộc Tà – ôih
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi thì đã có khoảng 76 loại hoa văn khác nhau trên
trang phục của người Tà - ôih. Khi trang trí hoa văn trên trang phục Tà – ôih, người thợ dệt
đã sử dụng 3 loại hình chủ yếu là: Hình tam giác (4 kiểu) , hình thoi (2 kiểu)
, hình đường thẳng (1 kiểu).
a. Hệ hoa văn động vật
Đối với người Tà - ôih, những con vật hoặc các bộ phận của chúng đều có ý nghĩa
đối với đời sống văn hóa tâm linh. Chính vì bái thờ các loài vật cho nên trong phức hệ hoa
văn trang trí trên vải Zèng, hệ hoa văn động vật có một tỉ lệ khá lớn.
b. Hệ hoa văn thực vật
Người Tà - ôih đã xem thiên nhiên xung quanh họ là những người bạn thân thiết và
được thể hiện khá nhiều trong trang trí hoa văn.
c. Hệ hoa văn đồ vật
Vật dụng thường dùng của người Tà – ôih được phụ nữ Tà - ôih quý trọng và trang
trí trên trang phục một vài hoa văn đồ vật mang tính đặc hữu nhằm thể hiện một sự phóng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
171
túng trong ý nghĩa của việc ưa trang trí, trưng bày.
d. Hệ hoa văn về con người
Ở trong phức hệ hoa văn trang trí trên nền vải Zèng của người Tà – ôih, biểu tượng
về con người hiện nay chỉ có 1 hệ hoa văn với tên gọi là Răm/Ngai răm hoặc Ngai zazaq.
e. Hệ hoa văn về thế giới quan
Trong cuộc sống cộng đồng, người Tà - ôih vẫn khát khao có sự giao hòa giữa Trời -
Đất và con người cho nên mới có tục đâm trâu, lễ cầu mùa, tục cúng các vị thần vì thế cho nên
những họa tiết hoa văn trang trí xuất hiện trên trang phục vải Zèng luôn có những hình về ngôi
sao Bắc Đẩu, sự tương hợp giao ngôi sao Rua và các vì sao còn lại trên trời nói chung.
2.3.3. Giá trị nghệ thuật trong thổ cẩm của dân tộc Tà - ôih
Hoa văn trang trí nền nền vải Zèng phản ánh sinh động môi trường cuộc sống, sinh
hoạt văn hóa và thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu con người và yêu dân
tộc mình. Đối với người phụ nữ Tà – ôih, nghệ thuật trang trí hoa văn là một trong những
cơ sở để thẩm định giá trị của mình và thể hiện nét đảm đang, giỏi giang của người phụ nữ.
Đỉnh cao của nghệ thuật sáng tạo hoa văn dân tộc Tà - ôih là kỹ năng chèn cườm kết hợp
với hệ màu sắc trên nền vải.
2.3.4. Vấn đề khôi phục và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống
Để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, mà những năm qua các ban
ngành phối hợp với địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề,
truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ.
Cần phải cải tiến lại khung dệt cho người Tà – ôih. Để sản phẩm Zèng lưu giữ được
giá trị của nó thì cần có sự quan tâm của ban ngành có chức năng trong việc quảng bá sản
phẩm thổ cẩm của người Tà – ôih.
3. Kết luận
Sự tái hiện những sinh hoạt đời thường lên nền vải Zèng là cả một nghệ thuật. Người
phụ nữ Tà - ôih bằng cái nhìn tinh tế và sự sáng tạo bất chợt đã làm nên một sản phẩm mang
đậm bản chất con người Tà – ôih. Màu sắc và hoa văn trên vải Zèng đã tạo nên tính hài hòa
của nó. Màu đen của vải nổi bật màu trắng sáng của hạt cườm và sự lấp lánh của các loại sợi
màu: xanh, đỏ, vàng đã làm cho tấm Zèng càng thêm nổi bật. Họ là những người đã gìn giữ
vốn quý và đã truyền tải được một phần kho báu văn hóa của dân tộc mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Mạnh (2001), Luật tục của người Tà – ôih, Cơ tu, Bru – Vân Kiều ở
Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nxb Thuận Hóa..
[2] Trần Nguyễn Khánh Phong (2005), “Phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục Tà –
ôih”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 12, 258), Nxb Văn hóa nghệ thuật.
[3] Trần Nguyễn Khánh Phong (2008), “Các kiểu thức trang trí của người Tà – ôih”, Tạp
chí Huế xưa & nay (số 85), Nxb Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên – Huế.
[4] Nguyễn Thị Sửu – Trần Hoàng (2003), Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc
Tà – ôih, A Lưới, Thừa Thiên – Huế, Nxb Văn hóa dân tộc.