Ngành sản xuất gạch không nung ở Việt Nam

Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉsốvềcơhọc nhưcường độnén, uốn, độhút nước. mà không cần qua nhiệt độ, không phải sửdụng nhiệt đểnung nóng đỏviên gạch nhằm tăng độbền của viên gạch. Độbền của viên gạch không nung được gia tăng nhờlực ép hoặc rung hoặc cảép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Tại Việt Nam, các loại vật liệu xây dựng công nghệcao này còn tương đối mới mẻ, nhưng với tốc độphát triển của ngành xây dựng khá nhanh nhưhiện nay thì các loại vật liệu xây dựng xanh thân thiện môi trường chắc chắn sẽcó cơhội rất lớn để phát triển. Trong Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủtướng Chính phủ vềphê duyệt tổng thểquy hoạch ngành vật liệu xây dựng ởViệt Nam, gạch bê tông bọt siêu nhẹ được Chính phủViệt Nam chọn làm giải pháp từng bước thay thếvật liệu xây dựng bằng đất sét nung truyền thống nhằm mục đích bảo vệmôi trường sống. Mô tảchung vềgạch không nung Vềbản chất của sựliên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sửdụng gạch không nung,do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽtăng dần độbền theo thời gian. Tất cảcác tổng kết và thửnghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độbền, độrắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏvà đã được kiểm chứng ởtất cảcác nước trên thếgiới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,. Gạch không nung ởViệt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông,. tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủkhái niệm vềgạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổbiến trên thếgiới nhưng ởViệt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉlệthấp . Gạch nung có khoảng từ70 đến 100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại Việt Nam gạch này có kích thước phổbiến là 210x100x60mm, gạch không nung thì có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tếkhác nhau với kích cỡviên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35MPa.

pdf16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành sản xuất gạch không nung ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ZZ☺YY MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: TS. NGUYỄN THANH LIÊM SVTH: LÊ MINH THẮNG Lớp: B10K2.2A BÀI TẬP CÁ NHÂN: “NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM” Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 2 PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm ngành sản xuất gạch không nung ở Việt Nam Một loại gạch không nung. Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Tại Việt Nam, các loại vật liệu xây dựng công nghệ cao này còn tương đối mới mẻ, nhưng với tốc độ phát triển của ngành xây dựng khá nhanh như hiện nay thì các loại vật liệu xây dựng xanh thân thiện môi trường chắc chắn sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển. Trong Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể quy hoạch ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, gạch bê tông bọt siêu nhẹ được Chính phủ Việt Nam chọn làm giải pháp từng bước thay thế vật liệu xây dựng bằng đất sét nung truyền thống nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống. Mô tả chung về gạch không nung Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,... Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp . Gạch nung có khoảng từ 70 đến 100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại Việt Nam gạch này có kích thước phổ biến là 210x100x60mm, gạch không nung thì có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35MPa. Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình. Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 3 và trang trí... Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang dần trở lên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không nung, từ công trỉnh nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower (đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội), Bà Nà Hill Đà Nẵng, resort vinpeal Đà Nẵng,... Một số loại gạch không nung: Gạch xi măng cốt liệu Gạch không nung xi măng cốt liệu (Gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/cm2), tỉ trọng lớn (thường trên 1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1800kg/m3). Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công,... Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường. Gạch xi măng cốt liệu không nặng như người ta tưởng Mặc dù gạch xi măng cốt liệu bị chê nặng song thực tế là nó vẫn khẳng định được giá trị của nó trong xây dựng nói chung. Trong một công trình cao tầng, việc sử dụng gạch xi măng cốt liệu là một tất yếu vì lý do tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ cao. Ngoài ra gạch xi măng cốt liệu có thể đạt khối lượng thể tích từ 1300 đến 1800 kg/m3 nếu dùng kết cấu lỗ. Như vậy nó chẳng những không quá nặng như người ta tưởng mà còn khẳng định được độ bền, sự vững trãi cho công trình. VD: Những công trình cần sản phẩm gạch có cường độ 75Kg/cm2 với gạch đất nung phải dùng loại đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Với gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 100kg/cm2. Và đặc biệt giá thành của sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu rất có ưu thế, hoàn toàn cạnh tranh sòng phẳng với gạch đất nung (mặc dù chính sách hạn chế gạch đất nung chưa hiệu quả tức thời). Gạch papanh Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực. Gạch không nung tự nhiên Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 4 Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ,... Gạch bê tông nhẹ Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp. Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,.... Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800. Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê- tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình lên 2 - 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ... Kích thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện. Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề liên quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt Nam. 2. Phân tích môi trường bên ngoài 2.1. Môi trường kinh tế So sánh với gạch đất nung: So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung: - Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay. - Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường. - Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ. - Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc. - Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung… Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 5 - Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN. Các đặc điểm công nghệ gạch không nung - Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận. - Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được cả trong và ngoài nước. - Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao. - Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường. - Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn - Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt. - Giá thành hạ hơn so với gạch nung. Lợi ích của gạch không nung: Hiện nay thên thế giới đã áp dụng nhiều công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại VLXD có giá thành thấp,... Ngoài ra vật liệu xây dựng không nung còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: chủ đầ tư chủ thầu thi công, nhà sản xuất vật liệu xâ dựng và cuối cùng là lợi ích của người tiêu dùng. Môi trường văn hóa xã hội Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm. Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến an ninh lương thực, và phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai, và nghiêm trọng hơn nữa nó còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường vật nuôi, sức khỏe con người, và hậu quả để lại còn lâu dài. Khi sử dụng công nghệ gạch không nung sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, đem lại công việc ổn định cho người lao động, phù hợp với chủ chương chính sách của đảng, nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đem lại lợi ích cho xã hội. Sử dụng gạch không nung cho công trình bền đẹp, hiệu quả kinh tế cao. Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 6 Môi trường công nghệ Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung phải đạt 25 - 30% vào năm 2010, xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ công vào năm 2020. Mặc dù hiện tại, xu hướng sử dụng gạch không nung tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến, nhưng với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, ngành sản xuất gạch không nung, đặc biệt là các dự án gạch bê tông khí chưng áp (AAC) sẽ được nhiều DN đầu tư phát triển. Công nghệ thân thiện. So sánh đặc điểm sản xuất và cơ lý của gạch không nung với gạch nung, có thể thấy, loại gạch không nung có nhiều ưu điểm và lợi thế về kinh tế như: chất lượng tương đương và cao hơn gạch nung truyền thống cùng loại, diện tích sử dụng mặt bằng ít hơn, tiết kiệm diện tích có mái che, chi phí đầu tư giảm, tiết kiệm năng lượng, phụ gia có sẵn trên thị trường xây dựng, nguyên liệu đầu vào dồi dào, đặc biệt giá thành đầu vào của 1 viên gạch không nung rẻ hơn so với các gạch nung từ 10 - 20%. Với công nghệ sản xuất gạch bê tông siêu nhẹ xốp. Bê tông siêu nhẹ xốp dùng nguyên liệu chính là xi măng. Với ưu điểm như bền, ổn định, dễ dàng tạo hình, chịu được rung, không dẫn điện, cách âm, chống thấm..., công nghệ này có thể áp dụng cho những công trình xây dựng có nền đất yếu, các công trình chắn sóng và chịu va đập. Nếu so sánh với nhà máy sản xuất gạch Tuynel cùng công suất thì nhà máy sản xuất bê tông nhẹ nổi giảm được 50% kinh phí đầu tư cho một nhà máy, giảm 60% diện tích đất cho mặt bằng sản xuất và giảm 90% năng lượng sản xuất. Đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng, sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ sẽ giảm được 40% tổng tải trọng truyền xuống móng công trình, từ đó giảm chi phí gia cố nền móng. Đối với các nhà thầu xây dựng sử dụng bê tông nhẹ thay thế cho gạch đất nung sẽ giảm được 70% vữa xây, tăng 150% năng suất lao động của thợ xây và giảm 50% chi phí vận chuyển so với gạch đất nung. Sản xuất gạch không nung và gạch bê tông siêu nhẹ đều là hai công nghệ thân thiện với môi trường. Không những hạn chế nung đốt, giảm khí thải CO2, đóng góp Gạch bê tông khí chưng áp Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 7 tích cực cho việc tiết kiệm than ngày càng cạn kiệt và không làm mất đi canh tác của nông thôn, không làm ô nhiễm nguồn nước ngầm của địa phương sản xuất gạch, mà còn xử lý và tận dụng các nguồn phế thải trong xây dựng, công nghiệp, thu hút và giải quyết được nguồn lao động đang dư thừa tại các địa phương, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gạch AAC có ưu thế vượt trội về trọng lượng, có khả năng cách âm và cách nhiệt, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng cho công trình. Dùng vật liệu nhẹ sẽ làm giảm tải trọng công trình khoảng 15%, giúp tiết kiệm 7 - 10% chi phí xây thô. Ngoài ra, do kích cỡ lớn, dễ khoan cắt, việc sử dụng loại gạch này trong thi công sẽ giảm thời gian xây dựng khoảng 30%. Công trình xây xong cũng sẽ tiết kiệm được khoảng 40% điện năng tiêu thụ cho máy lạnh, nhờ có độ cách nhiệt tốt hơn. 2.2. Môi trường chính trị - pháp luật Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch sét nung, với sự tham dự của đại diện các TCty, Cty thuộc lĩnh vực sản xuất VLXD, lãnh đạo Sở Xây dựng các tỉnh thành phía Bắc từ TT-Huế trở ra. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh: "Đề nghị lãnh đạo sở Xây dựng các tỉnh (còn tồn tại các lò gạch thủ công) tăng cường và chủ động tham mưu cho UBND tỉnh quyết liệt xóa bỏ lò gạch thủ công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng đã đặt ra". Những con số lo ngại Số liệu thống kê của Vụ VLXD cho biết, riêng năm 2011, sản lượng gạch sét nung của cả nước ước đạt 20,9 tỷ viên, chiếm 83,7% tổng số vật liệu xây, sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 35 - 40%. Tăng cường sử dụng VLXD không nung nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên đất sét, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, theo phân tích của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thì, để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung quy tiêu chuẩn cần sử dụng 150 nghìn tấn than, phát thải 0,57 triệu tấn khí CO2 ra môi trường và tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét. Khối lượng đất sét này, nếu khai thác với độ sâu 2m, sẽ trải rộng trên diện tích 75ha đất nông nghiệp. Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020, nhu cầu sử dụng vật liệu xây của nước ta ước khoảng 42 tỷ viên. Số lượng này, nếu dùng hoàn toàn bằng gạch sét nung, sẽ tiêu tốn mỗi năm từ 57 - 60 triệu m3 đất sét, tương ứng với 2.800 - 3.000ha đất nông nghiệp, bằng diện tích của một xã. Nói cách khác, nếu không có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời phát triển vật liệu thay thế thì mỗi năm, chúng ta có nguy cơ mất trắng một xã để lấy đất nông nghiệp làm gạch sét nung. Chính sách quyết liệt "Sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung không những giúp chúng ta gìn giữ đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội" - Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói. Lê Minh Thắng - Lớp B10K2.2A QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM 8 Ngay từ năm 2010, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg vào ngày 28/4/2010về Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Theo đó, phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu này thay thế gạch sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015 và từ 30 - 40% vào năm 2020. Song xuất phát từ thực tế hiện nay, việc sử dụng gạch sét nung vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các công trình xây dựng (83,7%) và tại nhiều địa phương vẫn còn tồn tại phổ biến lò gạch thủ công, như các tỉnh thành: Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Long, An Giang... Nên Bộ Xây dựng tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng VLXD không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch sét nung, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng tài nguyên đất sét, nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch sét nung. Chỉ thị nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng tiếp tục xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch sét nung, tiến tới chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Theo tinh thần Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã đưa ra những quy định cụ thể về công nghệ sản xuất gạch đất sét nung; quy định lộ trình cụ thể xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, khu vực các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương, các khu vực thị xã, thị tứ, khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu của các tỉnh còn lại phải chấm dứt hoạt động và năm 2012 với lò thủ công và thủ công cải tiến. Đối với lò đứng liên tục, chậm nhất vào năm 2015 phải chấm dứt hoạt động. Ngoài ra, Bộ cũng quy định các tiêu chuẩn sản phẩm VLXD không nung cũng như việc sử dụng VLXD không nung trong các công trình xây dựng. 3. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 3.1. Áp lực từ nhà cung cấp ở mức trung bình Số lượng nhà cung cấp trên thị trường hiện nay nhiều, tại khu vực miền trung có các nhà máy sản xuất như công ty DIC Đà Nẵng, nhà máy sản xuất gạch Thanh Phúc, Trung Hậu, nhà máy tại Ninh Thuận,…. Quy mô cung cấp của các nhà máy này với số lượng rất lớn, Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, nhưng hiện nay trên thị trường số lượng nhà máy sản xuất nhiều, do đó có sự cạnh tranh quyết liệt về công nghẹ, chất lượng, và giá. 3.2. Áp lực từ người mua rất cao Nhìn vào xu hướng giảm giá và khuyến mãi của n
Luận văn liên quan