Nghiên cứu biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002

GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của một quốc gia, là thước đo đánh giá hiệu qủa sản xuất xã hội không những của toàn bộ nền kinh tế mà còn của từng ngành sản xuất thực hiện trên lãnh thổ kinh tế quốc gia đó. Qua chỉ tiêu GDP người ta đánh giá được mức tăng trưởng kinh tế, thực trạng của nền kinh tế. GDP còn là cơ sở giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về nền kinh tế cuả một quốc gia, so sánh kết quả sản xuất xã hội, mức sống, sự giàu nghèo. của quốc gia đó với các quốc gia khác, các nước khác trong khu vực. Nó còn làm cơ sở cho các nhà doanh nghiệp nghiên cứu, xem xét thực tế hoạt động, kết quả các ngành, hiệu quả sử dụng vốn để từ đó có chính sách đầu tư thích hợp, thực hiện liên kết, liên doanh trong việc lập ngành nghề mới trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó. Không những thế, GDP còn gíp cho các nhàd nghiên cứu kinh tế tầm vĩ mô xem xét thực trạng nền kinh tế nước nhà, từ đó đề ra các chính sách chiến lược kinh tế (ngắn hạn, dài hạn) cho quốc gia, cho vùng, lãnh thổ, cho địa phương. GDP ngoài tính cho một quốc gia còn được tính cho khu vực, thành phố, tỉnh hoặc vùng lãnh thổ trong một quốc gia. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của chỉ tiêu GDP và tình hình thực tế tại thị xã Tam Kỳ, là nơi vừa xảy ra một sự kiện lớn. Năm 1997, tỉnh Quãng Nam được tái lập, Tam Kỳ trở thành thị xã tỉnh lỵ của Quãng Nam, chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành tựu, cũng như những bước thay đổi lớn trong phát triển kinh tế. Do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Nghiên cứu biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002 “ Kết cấu của đề tài được chia làm 3 phần chính : Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tế của đề tài Chương 2 : Phân tích biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002 Chương 3 : Kết luận và kiến nghị

doc51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “Nghiên cứu biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002 “ Mục lục Lời Nói Đầu GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của một quốc gia, là thước đo đánh giá hiệu qủa sản xuất xã hội không những của toàn bộ nền kinh tế mà còn của từng ngành sản xuất thực hiện trên lãnh thổ kinh tế quốc gia đó. Qua chỉ tiêu GDP người ta đánh giá được mức tăng trưởng kinh tế, thực trạng của nền kinh tế. GDP còn là cơ sở giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về nền kinh tế cuả một quốc gia, so sánh kết quả sản xuất xã hội, mức sống, sự giàu nghèo... của quốc gia đó với các quốc gia khác, các nước khác trong khu vực. Nó còn làm cơ sở cho các nhà doanh nghiệp nghiên cứu, xem xét thực tế hoạt động, kết quả các ngành, hiệu quả sử dụng vốn để từ đó có chính sách đầu tư thích hợp, thực hiện liên kết, liên doanh trong việc lập ngành nghề mới trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó. Không những thế, GDP còn gíp cho các nhàd nghiên cứu kinh tế tầm vĩ mô xem xét thực trạng nền kinh tế nước nhà, từ đó đề ra các chính sách chiến lược kinh tế (ngắn hạn, dài hạn) cho quốc gia, cho vùng, lãnh thổ, cho địa phương. GDP ngoài tính cho một quốc gia còn được tính cho khu vực, thành phố, tỉnh hoặc vùng lãnh thổ trong một quốc gia. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của chỉ tiêu GDP và tình hình thực tế tại thị xã Tam Kỳ, là nơi vừa xảy ra một sự kiện lớn. Năm 1997, tỉnh Quãng Nam được tái lập, Tam Kỳ trở thành thị xã tỉnh lỵ của Quãng Nam, chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành tựu, cũng như những bước thay đổi lớn trong phát triển kinh tế. Do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Nghiên cứu biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002 “ Kết cấu của đề tài được chia làm 3 phần chính : Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tế của đề tài Chương 2 : Phân tích biến động GDP của thị xã Tam Kỳ qua ba năm 2000 - 2002 Chương 3 : Kết luận và kiến nghị Vì trình độ bản thân còn hạn chế, hơn nữa thời gian nghiên cứu và xâm nhập thực tế cũng hạn chế. Do đó không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Hoài Thuỷ Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tế của đề tài 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1 Những tiền đề cơ bản xác định chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1.1.1.1Thế nào là hoạt động sản xuất Quan niệm thế nào là sản xuất; những hoạt động nào, những yếu tố nào được coi là tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải cho xã hội. Đây là một trong những tiền đề cơ bản xác định chỉ tiêu tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong lịch sử phát triển của nhân loại, đã có nhiều nhà kinh tế chính trị thuộc trường phái này, hoặc trường phái khác cùng với điều kiện lịch sử kinh tế của đất nước trong các thời kỳ đó đã đưa ra những khái niệm về sản xuất và nguồn gốc tạo ra của cải xã hội. Ngày nay, trong bối cảnh mới của hoạt động kinh tế xã hội, vấn đề trên được quan niệm như thế nào ? Nhà kinh tế Irving Sirken đã khái quát về hoạt động sản xuất : "Là quá trình chuyển hoá các đầu vào bao gồm hàng hoá và dịch vụ, thành các đầu ra (sản lượng) có ích hơn các đầu vào... Sảnphẩm của các đơn vị sản xuất có thể là hữu hình như hàng hoá được sản xuất ra ở các nông trại và nhà máy,nhưng cũng có thể là vô hình, những cái mà chúng ta gọi là dịch vụ do các cửa hàng sữa chữa, trạm phát điện,cửa hàng bán lẻ, trường học, bệnh viện... sản xuất ra". - Theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cố vấn dự án " Thực hiện hệ thống TKQG ở Việt Nam " (VIE 88.032) thì phạm trù sản xuất là những hoạt động sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ mà có thể giao cho người khác hoặc một đơn vị khác làm thay được.Ăn, ngủ không thuộc phạm trù sản xuất vì không thể giao cho người khác làm thay được. - Có định nghĩa về sản xuất như sau : Sản xuất là mọi hoat động của con người, với tư cách là các nhân, hay một tổ chức bằng năng lực quản lý của mình, cùng với các yếu tố về đất và vốn (tư bản) sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả cao nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cuối cùng cho đời sống sinh hoạt dân cư và xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài, cho tích luỹ để mở rộng sản xuất và đời sống ... Quá trình trên tồn tại và vận động khách quan không ngừng được lặp đi, lặp lại trong năm. Như vậy, quá trình hoạt động sản xuất có các đặc trưng chung sau : Là hoạt động có mục đích, có thể làm thay được của con người. Bao gồm cả hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ, nhằm thoả mãn không chỉ yêu cầu cá nhân mà cả nhu cầu chung toàn xã hội. Toàn bộ sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra có thể đem bán trên thị trường và không đem bán trên thị trường. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện và quy định của từng quốc gia, trong một số trường hợp hoạt động của con người không được coi là hoạt động sản xuất : Những hoạt động tự phục vụ cho mìnhkhông tạo ra thu nhập như : ăn uống, tắm rửa, tự sửa chữa đồ dùnh trong gia đình; Những hoạt động nội trợ khác của hộ gia đình dân cư; Những hoạt động sản xuất và dịch vụ quốc cấm : buôn lậu, buôn ma tuý, hoạt động mê tín dị đoan, chơi hụi, đánh bạc... 1.1.1.2. Lãnh thổ kinh tế : Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia là lãnh thổ địa lý của quốc gia đó, không kể phần địa giới các sứ quán, lãnh sự quán, khu vực quân sự, cơ quan làm việc của các tổ chức quốc tế... mà các quốc gia khác, các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ ... thuê và hoạt động trên lãnh thổ quốc gia đó và được tính thêm phần địa giới các tổ chức tương ứng của quốc gia đó thuê và hoạt động trên lãnh thổ địa lý của quốc gia khác. Nói một cách cụ thể lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm : Lãnh thổ địa lý bao gồm : Đất liền, hải đảo, vùng trời, vùng biển thuộc quốc gia, trừ phần địa giới các sứ quán, lãnh sự quán, khu vực quân sự, cơ quan làm việc của các tổ chức quốc tế... mà các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế thuê và hoạt động trên lãnh thổ địa lý của quốc gia đó. Vùng trời, mặt nước, vùng đất nằm ở vùng biển quốc tế mà ở đó quốc gia được hưởng các quyền đặc biệt về mặt pháp lý như khai thác hải sản, khoáng sản, dầu khí... Vùng lãnh thổ nằm ở nước khác được chính phủ thuê và hoạt động vì mục đích ngoại giao, quân sự, khoa học ... như các sứ quán, lãnh sự quán, các căn cứ quân sự, trạm nghiên cứu khoa học ... 1.1.1.3 Đơn vị thường trú: Một tổ chức hay cá nhân đuợc gọi là đơn vị thường trú trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu tổ chức, cá nhân đó thuộc quốc gia sở tại hay nước ngoài có kế hoạch cam kết hoạt động lâu dài(trên 1 năm) và chịu mọi sự kiểm soát về pháp luật của quốc gia đó. Ví dụ: Hãng Điện tử Samsung của Cộng hoà Hàn quốc đang hoạt động ở Việt Nam trong nhiều năm nay là đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. Xí nghiệp xây dựng cầu đường Z của Việt Nam sang hoạt động ở nước bạn-Lào từ năm 1991 đến nay là đơn vị thường trú của lãnh thổ kinh tế Lào. Theo khái niệm đó, đơn vị thường trú trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm : Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc tát cả các hình thức sở hữu : Nhà nước, tập thể, tư nhân, hổn hợp, cá thể ... của quốc gia hoạt động trên lãnh thổ địa lý của quốc gia. Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế của nước ngoàiđầu tư trực tiếp, hợp tác liên doanh quốc gia với thời gian trên 1 năm. Các tổ chức hoặc tư nhân của quốc gia đó đi công tác, làm việc ở nước ngoài, kể cả học sinh đi du học ở nước ngoài trên một năm. Các đại sứ quán, lãnh sự quán, đại diện quóc phòng, an ninh làm việc ở nước ngoài. Ngược lại, một tổ chức hay cá nhân được coi là không thường trú trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu tổ chức, cá nhân đó đến quốc gia sở tại làm việc, học tập, nghiên cứu, tham quan ... dưới thời gian một năm. 1.1.1.4 Phân ngành Kinh Tế Quốc Dân Nền kinh tế quốc dân : là toàn bộ các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế có chức năng hoạt động khác nhau, tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với nhau được hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Phân ngành kinh tế quốc dân là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ khác nhau (gọi là các ngành kinh tế quốc dân) dựa trên cơ sở vị trí, chức năng hoạt động của các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế trong hệ thống phân công lao động xã hội. Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nền kinh tế quốc dân được phân chia thành 17 ngành (hoạt động) cấp I thuộc 3 nhóm (khu vực) lớn khác nhau theo quy trình và hình thức hoạt động tự nhiên. Cụ thể : Nhóm I được gọi là nhóm ngành khai thác bao gồm các ngành khai thác thuỷ sản từ tự nhiên, như nông nghiệp và lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ. Nhóm II được gọi là nhòm ngành chế biến, bao gồm các ngành chế biến sản phẩmkhai thác từ tự nhiên như công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện,khí đốt và nước, xây dựng. Nhóm III được gọi là nhóm ngành dịch vụ, bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ (dịch vụ sản xuất và dịch vụ không sản xuất) như thương nghiệp, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo ... Ở Việt Nam dựa vào bảng phân loại tiêu chuẩn quốc tế các hoạt động kinh tế (ISIC) của hệ thông tài khoản quốc gia (SNA), ngày 27/10/93 Chính phủ đã ra Nghị định số 75CP ban hành hệ thống ngành kinh té quốc dân gồm 20 ngành cấp I như sau : 1. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, 2. Ngành thuỷ sản, 3. Nhành công nghiệp khai thác mỏ, 4. Ngành công nghiệp chế biến, 5. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, 6. Ngành xây dựng, 7. Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ,mô tô,xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình, 8. Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, 9. Ngành khách sạn, nhà hàng, 10. Ngành tài chính, tín dụng, 11. Ngành hoạt động khoa học và công nghệ, 12. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, 13. Ngành quản lý nhà nướcvà an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc, 14. Ngành giáo dục và đào tạo, 15. Ngành y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, 16. Hoạt động văn hoá và thể thao, 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội, 18. Ngành hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, 19. Ngành hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân, 20. Ngành hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế. 1.1.1.5 Vấn đề giá cả : Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong hệ thống tài khoản quốc gia được tính theo 2 loại giá : giá thực tế và giá so sánh năm gốc. ¨ Giá thực tế : Giá thực tế là giá phát sinh trong quá trình giao dịch của năm báo cáo. Giá thực tế phản ánh sự vận động thống nhất của giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong sản xuất - kinh doanh, trong quá trình lưu thông, phân phối và sử dụng cuối cùng với sự vận động tiền tệ, tài chính, thanh toán. Qua đó giúp ta nhận thức đúng đắn thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách ... trong từng năm. Giá thực tế báo cáo trong SNA là giá thị trường, tức là giá xuất hiện trên thị trường, giá theo đó người bán sản phẩm và người mua mua sản phẩm trên thị trường, bao gồm giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng cuối cùng theo phạm vi tính và nội dung kinh tế của từng loại giá. Giá cơ bản (giá bán buôn xí nghiệp trước đây) = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận xí nghiệp Giá sản xuất = Giá cơ bản + Thuế sản xuất và thuế hàng hoá (đã trừ các khoản trợ giúp của Nhà nước) Giá sử dụng = Giá sản xuất + Chi phí lưu thông (thương nghiệp và vận tải) Mối quan hệ giữa các loại giá như sau : Chi phí sản xuất Lợi nhuận xí nghiệp Giá cơ bản Thuế sản xuất và hàng hoá Giá sản xuất Chi phí lưu thông Giá sử dụng Căn cứ mục đích nghiên cứu mà tính theo loại giá thích hợp. ¨ Giá so sánh năm gốc : Giá so sánh năm gốc là lấy giá sản xuất thực tế của một năm nào đó, trên cơ sở đó tính đổi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm khác theo giá năm gốc, nhằm loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá trong mỗi năm để nghiên cứu sự thay đổi thuần về khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn làm gốc để tính giá so sánh có thể là năm trước hoặc năm sau năm báo cáo. Trong thực tế thường chọn năm trước năm đầu của 5 năm kế hoạch. Ví dụ, thời kỳ kế hoạch 1990 -1995 chọn giá sản xuất thực tế năm 1989 làm gốc; thời kỳ kế hoạch 1995 - 2000 chọn giá sản xuất thực tế năm 1994 làm gốc. Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá năm gốc. Ngoài ra, kết quả sản xuất còn được tính theo giá cố định. Giá cố định là loại giá so sánh đặc biệt, do nhà nước tính toán, ban hành và thường được cố định trong một thời kỳ dài. 1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của tổng sản phẩm quốc nội 1.1.2.1. Khái niệm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế mới sáng tạo ra trong từng thời kỳ. Là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ). Hay nói cách khác, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngànhvà thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm (VA - Value Added) và tổng sản phẩm quốc nội giống nhau về nội dung (các yếu tố giá trị hợp thành C1+ V + M ) nhưng khác nhau về phạm vi tính toán. C1 + V + M của các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân được gọi là giá trị tăng thêm (VA), C1 +V + M của toàn bộ nền KTQD được gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Quy mô tổng sản phẩm quốc nội là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành, so sánh và cố định). 1.1.2.2 Ý nghĩa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định( thường là một năm ). Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập, nguồn gốc sự giàu có và phồn vinh của xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng, là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Tổng sản phẩm quốc nội là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn, tính toán các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư, so sánh quốc tế, xác định trách nhiệm của mỗi nước đối với các tổ chức quốc tế... 1.1.2.3 Cơ cấu tổng sản phẩmquốc nội Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội có thể được nghiên cứu theo các tiêu thức : Ngành, vùng, thành phần kinh tế nhằm chỉ rõ vai trò của từng ngành, vùng, thành phần kinh tế trong việc tạo ra tổng sản phẩm quốc nội. Yếu tố cấu thành giá trị : Toàn bộ tổng sản phẩm quốc nội gồm : C1, V, M. Loại thu nhập : Toàn bộ tổng sản phẩm quốc nội chia ra thu nhập của các hộ (người lao động), thu nhập của các doanh nghiệp và của nhà nước. Theo mục đích sử dụng Xét theo quan điểm vật chất, tổng sản phẩm quốc nội bao gồm : tiêu dùng cuối cùng vủa cá nhân và xã hội, tích luỹ, xuất khẩu hàng hoá thuần. Xét theo quan điểm tài chính, tổng sản phẩm quốc nội bao gồm : chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ và chính phủ, tiết kiệm, số dư quan hệ kinh tế với nước ngoài. 1.1.3 Nguyên tắc tính tổng sản phẩm quốc nội Là một bộ phận của tống giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội được tính theo nguyên tắc sau : Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế ) : Chỉ được tính vào GDP kết quả sản xuất của các đơn vị thường trú. Tính theo thời điểm sản xuất : Kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính vào GDP của thời kỳ đó. Tính theo giá thị trường Các nguyên tắc trên cần được quán triệt khi tính toán, phân tích các chỉ tiêu thuộc GDP phù hợp với các đặc điểm cụ thể của chúng. 1.1.4 Các phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội Là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, GDP vận động trải qua ba giai đoạn : được sản xuất ra trong các ngành sản xuất, được phân phối để hình thành các khoản thu nhập, được đem sử dụng để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội. Tương ứng với ba giai đoạn vận động của nó có ba phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối và phương pháp sử dụng cuối cùng). Tổng sản phẩm quốc nội thường được tính theo ba phương pháp theo quá trình vận động từ sản xuất - phân phối đến sử dụng. 1.1.4.1 Phương pháp sản xuất 1.1.4.1.1 Công thức tổng quát : Tổng sản phẩm quốc nội = Tổng giá trị sản xuất - Chi phí trung gian GDP = GO - IC ¨ Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế theo từng kỳ : quý, 6 tháng, năm. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ các yếu tố : Chi phí trung gian và giá trụ mới tăng thêm, tổng giá trị sản xuất đã sản xuất ra trong kỳ được sử dụng cho nhu cầu sản xuất, cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và xã hội (Nhà nước), cho tích luỹ tài sản và xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, tổng giá trị của toàn bộ nền kinh tế đã tính trùng giữa các thành phần chi phí trung gian. Ví dụ : giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra đã tính vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến lương thực lại tính một lần nữa sản phẩm nông nghiệp đã sử dụng cho sản xuất trong ngành này. Giá trị sản phẩm vật liệu xây dựng đã tính vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến. Ngành xây dựng sử dụng sản phẩm trên vào xây dựng các công trình nên trong giá trị sản xuất ngành xây dựng lại tính thêm một lần nữa giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Sự tính trùng trong chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phụ thuộc vào mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế quốc dân. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất càng lớn. ¨Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao). Đó là chi phí sản phẩm các ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó. Chi phí trung gian bao gồm : Œ. Chi phí vật chất Nguyên vật liệu chính, phụ Bán thành phẩm Nhiên liệu Động lực Giá trị công cụ lao động là vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm, quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong thời gian làm việc. Sửa chữa nhỏ nhà xưởng, máy móc Thiệt hại tài sản lưu động trong định mức Chi phí vật chất khác  Chi phí dịch vụ Cước vận tải, bưu điện Chi phí tuyên truyền, quảng cáo ; Phí dịch vụ trả ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm ; Công tác phí ( không kể phụ cấp đi đường,lưu trú ); Chi phí đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, chuyên gia Chi phí bảo vệ, vệ sinh môi trường ; Chi phí dịch vụ pháp lý ; Chi phí phòng cháy chửa cháy ; Chi nhà trẻ, mẫu giáo; Chi thường xuyên về y tế, văn hoá, thể dục thể thao Chi tiếp khách Dịch vụ khác Cần lưu ý là, chi phí trung gian là một bộ phận của giá trị sản xuất. Trong cấu thành chi phí trung gian không có chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí thù lao lao động. Chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian là VA, còn chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất là lợi nhuận. Trong chi phí trung gian còn bao gồm những khoản chi phí trước đây không được tính vào chi phí sản xuất như chi phí cho nghỉ mát, điều dưỡng ... do doanh nghiệp trả. Các hoạch toán như vậy cho phép tính đầy đủ chi phí mà doanh nghiệp đã thực tế bỏ ra và xác định chính xác hơn hiệu quả chi phí. Cần phân biệt hai phạm trù, hai chỉ tiêu khác nhau có liên quan với nhau : chi phí trung gian và tiêu dùng trung gian. Xét về nội dung : Khái niệm và nội dung chi phí trung gian đã được trình bày ở trên, còn tiêu dùng trung gian là tiêu dùng cho sản xuất. Nói chi phí trung gian tức là nói để sản xuất sản phẩm một ngành cần chi phí bao nhiêu sản phẩm các ngành. Nói tiêu dùng trung gían là nói trong số sản phẩm được sản xuất ra của một ngành, có bao nhiêu sản phẩm được dùng làm tư liệu sản xuất để sản xuất sản phẩm các ngành. Xét về quy mô : T
Luận văn liên quan