Trong khai thác dầu mỏ, các mỏvỉa dầu không còn đủáp suất tự phun, người
ta phải áp dụng công nghệ bơm ép nước, bơm ép phụgia hóa phẩm để tăng cường
hệsốthu hồi dầu, tác động hóa học đến các vỉa dầu, do đó theo thời gian khai thác
của từng mỏ, tính chất dầu thô cũng sẽ thay đổi. Hiện nay trên thếgiới sản lượng
khai thác dầu thô ngày càng cạn dần, dầu thô có thành phần hydrocacbon nặng
được khai thác nhiều hơn so với loại dầu nhẹ
Việc khai thác xửlý vận chuyển dầu thô nhiều parafin luôn là vấn đề khó khăn
và phức tạp ởkhu vực khai thác dầu, nhất là những khu vực xa đất liền, mức nước
biển sâu và khí hậu lạnh. Phân tích tính chất cơ bản dầu thô và thành phần parafin
lắng đọng là rất cần thiết cho việc lựa chọn phụgia và xửlý vận chuyển dầu.
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3822 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu cơ chế lắng đọng parafin và giới thiệu một sốphụgia có hiệu quả chống lắng đọng parafin cho dầu thô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 0/22
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
Môn học: Phụ gia các sản phẩm dầu khí
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ LẮNG ĐỌNG PARAFIN
VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHỤ GIA CÓ HIỆU QUẢ
CHỐNG LẮNG ĐỌNG PARAFIN CHO DẦU THÔ
GVHD: TS.NGUYỄN HỮU LƯƠNG
HV: HOÀNG MẠNH HÙNG
MSHV: 10400156
Tp.HCM, 2011
Trang 1/22
MỤC LỤC
I. Tính chất đặc trưng dầu thô parafin........................................................................2
I.1. Nhiêt độ đông đặc ............................................................................................3
I.2. Độ nhớt ............................................................................................................3
I.3. Xác định hàm lượng parafin rắn ......................................................................4
I.4. Xác định hàm lượng các chất nhựa, asphalten. ...............................................5
II. Một số phương pháp chống lắng đọng parafin trong khai thác dầu mỏ thế giới ..6
II.1. Phương pháp sơn phủ đường ống...................................................................7
II.2. Phương pháp nhiệt ..........................................................................................7
II.3. Phương pháp điện trường ...............................................................................7
II.4. Phương pháp tẩy rửa parafin trong thiết bị đường ống ..................................8
II.5. Phương pháp gia nhiệt dầu thô và dùng phụ gia ............................................9
III. Giải thích cơ chế lắng đọng parafin .....................................................................9
III.1. Sự ảnh hưởng của hệ đa phân tán ...............................................................10
III.2. Ảnh hưởng của các chất keo tụ ...................................................................11
Hình 1: Lắng đọng và keo tụ của các phân tử nặng trong dầu.............................11
III.3. Hiệu ứng điện động học ..............................................................................11
III.4. Cơ chế khuếch tán phân tử ..........................................................................12
III.5. Cơ chế phân tán trượt ..................................................................................14
IV. Tác động của phụ gia chống lắng đọng parafin.................................................16
V. Tính chất một số phụ gia ức chế lắng đọng parafin ............................................18
VI. Khảo sát tác dụng của phụ gia đến nhiệt độ đông đặc và độ nhớt của dầu thô .19
VI.1. Tính chất dầu thô thử nghiệm .....................................................................19
VI.2. Tác động của phụ gia đến nhiệt độ đông đặc của dầu thô ..........................19
VI.1. Tác động của phụ gia đến độ nhớt của dầu thô ..........................................20
VII. Kết luận.............................................................................................................20
Trang 2/22
I. Tính chất đặc trưng dầu thô parafin
Trong khai thác dầu mỏ, các mỏ vỉa dầu không còn đủ áp suất tự phun, người
ta phải áp dụng công nghệ bơm ép nước, bơm ép phụ gia hóa phẩm để tăng cường
hệ số thu hồi dầu, tác động hóa học đến các vỉa dầu, do đó theo thời gian khai thác
của từng mỏ, tính chất dầu thô cũng sẽ thay đổi. Hiện nay trên thế giới sản lượng
khai thác dầu thô ngày càng cạn dần, dầu thô có thành phần hydrocacbon nặng
được khai thác nhiều hơn so với loại dầu nhẹ
Việc khai thác xử lý vận chuyển dầu thô nhiều parafin luôn là vấn đề khó khăn
và phức tạp ở khu vực khai thác dầu, nhất là những khu vực xa đất liền, mức nước
biển sâu và khí hậu lạnh. Phân tích tính chất cơ bản dầu thô và thành phần parafin
lắng đọng là rất cần thiết cho việc lựa chọn phụ gia và xử lý vận chuyển dầu.
Dầu thô được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Phân loại dầu thô theo tỷ trọng:
- Dầu rất nhẹ d60/60oF < 0,830
- Dầu nhẹ 0,830 – 0,850
- Dầu hơi nặng 0,850 – 0,865
- Dầu nặng 0,865 – 0,905
- Dầu rất nặng > 0,905
Phân loại theo hàm lượng lưu huỳnh
- Dầu thô ít lưu huỳnh có hàm lượng lưu huỳnh <0,5
- Dầu thô nhiều lưu huỳnh có hàm lượng lưu huỳnh >0,5
Phân loại theo hàm lượng parafin rắn
- Dầu thô ít parafin có hàm lượng parafin rắn <4%kl
- Dầu thô parafin có hàm lượng parafin trong khoảng 4-7%kl
Trang 3/22
- Dầu thô nhiều parafin có hàm lượng parafin rắn >7%kl
Đặc trưng của dầu thô Việt Nam là loại dầu thô rất nhiều parafin nhiệt độ
đông đặc của dầu cao, để khảo sát tính lưu biến của dầu thô cần phải phân tích các
chỉ tiêu cơ bản sau đây:
I.1. Nhiêt độ đông đặc
Nhiệt độ đông đặc của dầu thô là thông số quan trọng trong việc vận chuyển
dầu thô. Điểm đông đặc có quan hệ tới nhiệt độ mà dầu thô có thể tạo gel do sự kết
tinh parafin. Khác với nhiệt độ đông đặc của các chất tinh khiết, nhiệt độ đông đặc
của dầu thô parafin phụ thuộc rất nhiều vào quá trình gia nhiệt được áp dụng trước
đó và trong quá trình đo. Các tinh thể parafin kết tinh thường có hình dạng lá
mỏng, hình kim, sau khi chúng kết tinh có thể tạo thành một khối rắn mạng không
gian ba chiều xen cài cấu trúc của các chất nhựa – asphanten
Nhiệt độ đông đặc phụ thuộc vào tốc độ gia nhiệt và tốc độ làm lạnh do đó
người ta phải khảo sát hai trạng thái đo điểm đông đó là đo điểm đông đặc cực đại
và điểm đông đặc cực tiểu
Nhiệt độ đông đặc cực tiểu: Dầu thô được sử lý nhiệt khoảng 80-95oCđể cho
tan hết các tinh thể parafin, ở nhiệt độ này gọi là nhiệt độ hòa tan parafin tới hạn.
Sự tạo mầm kết tinh bắt đầu đối với các phân tử mạch dài, mạng tinh thể parafin
tạo thành từ từ và sẽ phát triển chậm. Khi nhiệt độ đạt cân bằng nhiệt động thì dâu
thô đông đặc hoàn toàn;
Nhiệt độ đông đặc cực đại: Gia nhiệt dầu thô khoảng 45-50oC. Ở nhiệt độ này
các parafin rắn chưa tan hết, các tâm kết tinh ban đầu lớn do đó khi giảm nhiệt độ
thì sự phát triển của các tâm kết tinh này nhanh hơn, dầu đông đặc nhanh.
I.2. Độ nhớt
Khác với các chất lỏng khác, tính chất nhớt của dầu thô được xem như tính
chất của một hệ keo phân tán, trong những điều kiện xác định có xu hướng tạo cấu
Trang 4/22
trúc thể tích. Tính chất nhớt của dầu thô phụ thuộc vào nhiệt độ, hàm lượng các
parafin rắn, các chất nhựa – asphalten và phụ thuộc vào trạng thái phân tán của
chúng trong dầu. Yếu tố cơ bản làm thay đổi đột ngột độ nhớt của dầu thô là nhiệt
độ và áp suất (đối với dầu thô chứa khí), độ phân tán của các hạt nước tạo nhũ
trong dầu..
Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ vẩn đục của dầu thô, timh tểh parafin hòa tan tạo
thành một dung dịch đồng nhất, độ nhớt của dầu thô không thay đổi theo gradient
tốc độ khuất trộn, tính chất lưu biến của dầu thô như tính chất của chất lòng
Newton. Ngược lại đo độ nhớt dưới nhiệt độ đông đặc của dầu thô các tinh thể
parafin tạo gel dạng huyền phù sền sệt sau đó đông đặc dần. Tính chất của dầu thô
là tính chất của chất lỏng phi Newton. Cần phải tác động một lực bên ngoài lớn hơn
ứng lực tĩnh của các phân tử thì dầu thô mới chuyển động được. Độ nhớt phụ thuộc
vào tốc độ khuấy trộn, lực đưa vào càng lớn thì mạng tinh thể parafin càng dễ bị
phá vỡ và dịch chuyển. Người ta sử dụng các loại nhớt kế kiểu rôto để đo độ nhớt
của dầu thô gần điểm đông đặc.
I.3. Xác định hàm lượng parafin rắn
Dầu thô sau khi tách loại các loại chất nhựa, aspahnten bằng dung môi ete dầu
mỏ và oxyt nhôm, silicagen, phần còn lại được kết tinh ở nhiệt độ -21oC để xác
định hàm lượng parafin rắn. Các dầu thô có hàm lượng parafin rắn có thể gần giống
nhau nhưng khác nhau về sự phân bố cấu tử và hàm lượng của chúng trong dầu thô
nên dầu thô sẽ có sự khác nhau về tính chất. Trạng thái kết tinh của tinh thể parafin
phụ thuộc vào điều kiện làm lạnh và tỷ lệ dung môi pha loãng.
Bằng phương pháp phân tích sắc ký nhiệt độ cao xác định sự phân bố n-
parafin trong dầu thô và trong mẫu lắng đọng, có thể biết được nhiệt độ nóng chảy
của parafin để gia nhiệt dầu thô cho thích hợp.
Trang 5/22
I.4. Xác định hàm lượng các chất nhựa, asphalten.
Nhựa và asphalten là hai thành phần có cấu thành khác nhau, asphalten chứa
hầu hết các hợp chất vô cơ có trong dầu, mang tính phân cực có khả năng hoạt
động bề mặt. Asphalten là những mixen keo, có cấu tạo hình cầu, nhóm phân cực
hướng vào tâm mixen, còn nhóm hydrocacbon không phân cực hướng ra ngoài,
asphalten có khả năng phân tán đa dạng và tái phân tán, phân tử được slovat hóa
bởi hydrocacbon thơm và napten. Nhựa có tính chất kiềm và trung tính, dầu thô có
hàm lượng nhựa lớn thì nó làm tăng độ nhớt và tính bám dính lên đất đá có tính
axit. Vì thế người ta dùng phụ gia làm giảm khả năng bám dính của dầu trong lớp
đá chứa để tăng hệ số thu hồi dầu… Bằng phương pháp siêu lọc, các chất nhựa và
asphalten được tách ra khỏi dầu và phân tích cấu trúc nhóm cho thấy nhựa và
asphalten đều là những hợp chất đa vòng thơm ngưng tụ và có cấu trúc phức tạp.
Trong quá trình vận chuyển, dầu thô có lẫn nước, nhựa và asphalten là những thành
phần có khả năng ổn định nhũ nước trong dầu.
Bảng 01: Tính chất lý hóa của asphalten – nhựa
Tính chất Aspahlten Nhựa
Màu sắc Đen, nâu đen Đỏ, nâu đỏ
Phát huỳnh quang Không Vàng
Tính tan trong n-heptan Không tan Tan
Khối lượng phân tử trung
bình
5000 – 8000 1000 – 1500
Lực liên kết của cấu tử
trong phân tử
Lực lưỡng cực Lực phân tán
Trang 6/22
Tính chất Aspahlten Nhựa
Kích thước hạt 35 -10 mm < 10mm
Độ cứng Cứng, giòn Mềm, nhờn
Tính chất nóng chảy Không nóng chảy phân
hủy nhiệt trước khi đạt
điểm nóng chảy
Nóng chảy
Tính hoạt động ranh giới
dầu/nước
Hoạt động ranh giới cao,
phụ thuộc độ pH
Hoạt động trung bình, ít
phụ thuộc vào pH
Thành phần nhóm chức Chứa O, S, -OH, -COOH,
muối vô cơ và hữu cơ
Chứa Nitơ
Dựa vào tính không tan của asphalten trong ete dầu mỏ hoặc n-heptan để tách
asphalten ra khỏi nhựa và parafin.
Nhựa được hấp thụ bằng silicagel, oxyt nhôm và giải hấp bằng cồn-benzen;
Các chất nhựa và asphalten là những hợp phần có cấu trúc phức tạp, luôn cộng
kết với parafin, lắng đọng trong đường ống, thiết bị tàng trữ, tạo hỗn hợp keo đặc
quánh khó tẩy rửa, phải dùng dầu nóng để hòa tan và tẩy rửa chúng hoặc nạo vét
bằng phương pháp cơ học.
II. Một số phương pháp chống lắng đọng parafin trong khai thác dầu mỏ thế
giới
Trong quá trình khái thác vận chuyển thô nhiều parafin người ta đã áp dụng
các phương pháp phòng ngừa lắng đọng parafin trong các thiết bị khai thác, ống
dẫn và tàu chứa.
Trang 7/22
II.1. Phương pháp sơn phủ đường ống
Khi chọn vật liệu sơn phủ đường ống để chống lắng đọng parafin, các vật liệu
bảo vệ đường ống phải có tính kết dính kém với parafin – nhựa – asphalten trong
dầu thô. Các vật liệu phân cực, vật liệu hữu cơ pakelit-epocxy, nhựa epecxy, chất
có tính kết dính kém nhất đối với parafin là thủy tinh, nên ở các nước người ta
thường dùng các ống khai thác được tráng lớp bên trong bằng thủy tinh. Ngoài ra
để tránh bị mài mòn, các phụ gia loại đặc biệt được sử dụng và sau đó phủ thủy tinh
bằng bakelit-epocxy hoặc tráng ống bằng các hợp chất polyme để làm giảm độ bám
dính của parafin nhựa asphalten vào thành ống. Tuy nhiên, do xử lý nhiệt lớp tráng
keo này kém bền, thời gian sử dụng lớp keo tráng không lâu.
II.2. Phương pháp nhiệt
Phương pháp nhiệt hâm nóng dầu thô là phương pháp cổ truyền và thuận tiện
sử dụng ở bất kỳ khu vực khai thác nào, kỹ thuật dễ thực hiện.
Để ngăn ngừa parafin lắng đọng bằng phương pháp gia nhiệt, người ta sử
dụng các thiết bị có cấu trúc khac nhau như là: thiết bị nung điện ngầm, lò đốt bằng
điện hoặc bằng khí để gia nhiệt dầu thô có nhiệt độ cáo hơn nhiệt đô đông đặc từ
20-25oC để vận chuyển và ngăn ngừa lắng đọng parafin.
Bảo ôn đường ống, dùng dây cáp điện chạy qua ống chống để gia nhiệt ống
khia thác, ngăn ngừa parafin lắng đọng trong quá trình khai thác. Ở các nước có khí
hậu lạnh, đường ống dẫn dầu được bảo ôn và gia nhiệt bởi hơi nước quá nhiệt hoặc
khí nóng mới có thể đảm bảo cho vận chuyển dầu parafin và ngăn ngừa lắng đọng
parafin trên thành ống.
II.3. Phương pháp điện trường
Phương pháp điện trường cũng được dùng để chống lắng đọng parafin. Như
chúng ta đã biết, dầu thô khi khai thác có lẫn các tạp chất nước và muối khoáng,
dưới ảnh hưởng của từ trường, các phân tử nước, muối khoáng sẽ thay đổi hướng
Trang 8/22
và làm thay đổi cấu trúc tinh thể parafin, giảm độ nhớt và dễ cuốn khỏi bề mặt chất
rắn và di chuyển theo dòng dầu. Mức độ tác động của trường điện từ phụ thuộc vào
cường độ vào cường độ và hướng đối với dòng chất lỏng và tốc độ bơm dầu qua
trường điện từ. Thường ở miệng giếng khai thác, người ta đặt thử nghiệm máy phát
điện từ. Nguyên tắc của máy là cho dòng dầu đi qua một đoạn ống làm bằng vật
liệu không nhiễm từ, trên ống có bố trí những cuộc cảm ứng và khi cho dòng điện
đi qua những cuộc cảm ứng này sẽ tạo ra từ trường biến thiên và làm cho dầu
nhiễm từ và dẫn đến làm thay đổi cấu trúc tinh thể parafin, ngăn ngừa sự lắng đọng
parafin trong ống khai thác. Ở các nước khi khoan khai thác dầu thô parafin có độ
ngập nước cao, người ta cũng xử lý lắng đọng parafin bằng trường điện từ bằng
cách thả cáp phát từ xuống vùng có lắng đọng parafin ở độ sâu của vỉa sản phẩm.
Phương pháp này thường được áp dụng kết hợp với các phương án khác.
II.4. Phương pháp tẩy rửa parafin trong thiết bị đường ống
Sau một thời gian khai thác vận chuyển dầu thô, cho dù có sử dụng phương
pháp phụ gia hóa phẩm hay điện trường, gia nhiệt… thì vẫn không khắc phục được
hoàn toàn lắng đọng parafin trên thành ống. Theo định kỳ, người ta vẫn phải xử lý
bằng cách tẩy rửa đường ống. Có thể sử dụng condensate ở vùng khai thác dầu
hoặc dầu diezel, dầu hỏa, phân đoạn cất nhẹ, dầu nhẹ...v.v. Tiện lợi nhất là
condensate được khai thác ở các giếng khí ngưng tụ gần dầu mỏ. Dầu nhẹ được gia
nhiệt thích hợp cho chạy lưu thông qua đường ống với tốc độ mạnh, dầu nóng sẽ
làm tan hỗn hợp lắng đọng và dòng chất lỏng chảy cuốn đi. Nhược điểm chính của
phương pháp này là khi tẩy rửa phải ngừng hoạt động khai thác.
Phương pháp tẩy rửa bằng cơ học: Bằng thiết bị chuyên dụng như vòng nạo và
bi, người ta có thể gắn trên cần đẩy một bộ vòng nạo và trong quá trình hoạt động
vòng nạo sẽ làm sạch luôn parafin lắng đọng trên thành ống khai thác.
Trang 9/22
II.5. Phương pháp gia nhiệt dầu thô và dùng phụ gia
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả. Trong việc sử dụng
phụ gia hóa chất là giải quyết một cách tổng hợp các nhiệm vụ chống lắng đọng
parafin, chống ăn mòn, chống lắng đọng muối và tác động cả vùng đáy giếng khoan
vỉa dầu để tăng cường hệ số thu hồi dầu. Chỉ cần một lượng nhỉ phụ gia cho vào
dòng dầu là có thể làm thay đổi bản chất ranh giới dầu-nước, thay đổi mạng tinh
thể parafin, giảm điểm đông, giảm độ nhớt… cải thiện tính lưu biến của dầu thô.
Công nghệ sử dụng phụ gia hóa phẩm đơn giản hơn so với các công nghệ
khác, đảm bảo an toàn cho thiết bị đường ống từ miệng giếng khoan khai thác đến
tàu chứa và nhà máy chế biến.
Cho đến nay các loại phụ gia hóa phẩm sử dụng trong công nghiệp khai thác
dầu mỏ đã được nghiên cứu cải tiến và có nhiều loại phụ gia tác động có hiệu quả
kinh tế cao. Tùy thuộc vào bản chất từng loại dầu thô, điều kiện vận chuyển khai
thác mà người ta chọn lựa các phụ gia có hiệu quả hơn. Trong điều kiện khảo sát ở
phòng thí nghiệm luôn cho thấy rằng chưa có một loại phụ gia nào có thể sử dụng
cho tất cả các loại dầu. Do đó, việc khảo sát và lựa chọn phụ gia là một công việc
được tiến hành thường xuyên. Để cải thiện tính lưu biến của dầu thô, một số chỉ
tiêu quan trọng cần đo như độ nhớt, điểm chảy, hàm lượng các chất nhựa-
asphalten-parafin và các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ, hàm lượng phụ gia…
III. Giải thích cơ chế lắng đọng parafin
Gần đây các nhà nghiên cứu về hóa học dầu mỏ đã đưa ra khái niệm mới gọi
hỗn hợp các chất nhựa-asphalten-parafin có trong dầu thô là “hệ heo”. Trong quá
trình khai thác, vận chuyển, tàng trữ, do có sự thay đổi nhiệt độ, áp suất, tốc độ
dòng chảy và ngay cả khi pha trộn các loại dầu thô sẽ làm thay đổ trạng thái cân
bằng động học của dầu thô và vì thế xảy ra hiện tượng lắng đọng “hệ keo” trên
thành đường ống cũng như thiết bị, tàu chứa. Để giải thích cơ chế lắng đọng parafin
Trang 10/22
người ta đưa ra nhiều cách giải thích mà chủ yếu dựa trên thuyết phân tử, thuyết đa
phân tán của dung dịch keo và polyme, quá trình động học, điện độn các hiện tượng
vận chuyển, dựa vào bản chất các loại dầu thô, các tỷ lệ phân bố hydrocacbon và
các hợp phần dầu nặng mà người ta xét các ảnh hường của chúng đến quá trình
lắng đọng của hệ keo này.
III.1. Sự ảnh hưởng của hệ đa phân tán
Độ phân tán của các hợp phần nặng như asphalten-nhựa, phụ thuộc vào thành
phần hóa học của dầu thô
- Tỷ lệ các phân tử phân cực/không phân cực;
- Hydrocacbon nhẹ/Hydrocacbon nặng;
- Các hạt keo phân tán trong dầu;
- Các hạt nước phân tán trong dầu có ảnh hưởng đến độ bền nhũ nước trong
dầu, các chất có cấu tạo phân tử lưỡng cực hấp phụ lên ranh giới dầu nước
tạo màng bảo vệ bền cơ học.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến độ ổn định của hệ đa phân tán và cân bằng
của hệ. Khi cân bằng của hệ có sự thay đổi làm mất cân bằng thì xảy ra hiện tượng
lắng đọng các chất parafin, nhựa, asphalten, nước và các phân tử muối khoáng…
Các cấu tử nặng có thể tách ra từ hỗn hợp dầu thô thành các mixen keo và tạo
mầm kết tinh theo các phân tử parafin. Parafin là những hợp phần không phân cực
có khả năng hòa tan trong dầu thô có hàm lượng hydrocacbon nhẹ và có tính
aromat thì độ hòa tan của parafin cao hơn, như vậy giảm nhiệt độ kết tinh. Do đó
cần phải sử dụng phụ gia phá nhũ tách nước và phụ gia chống lắng đọng parafin kết
hợp trong quá trình vận chuyển.
Trang 11/22
III.2. Ảnh hưởng của các chất keo tụ
Các hợp phần nặng trong dầu thô, nhất là asphalten là những phân tử có cấu
trúc phức tạp, có các nhóm phân cực và mang tính axit, chúng không hòa tan trong
hydrocacbon parafin và phân tán trong dầu thô có kích thước hạt rất nhỏ. Các chất
này hấp phụ lên bề mặt các parafin tạo thành lớp vỏ solvat hóa và kết tụ thành cụm
khi thay đổi cân bằng pha do nhiệt độ và áp suất thay đổi trong quá trình vận
chuyển hoặc khai thác dầu thô. Asphalten là những cấu tử có tính hoạt động bề mặt
và có khả năng ổn định bền nhũ nước trong dầu. Dầu thô có lẫn nước độ bền nhũ
cao hơn, khó phá hơn khi hàm lượng asphalten nhựa trong dầu cao.
Khi thay đổi nồng độ các tác nhân petit hóa như là hàm lượng nhựa trong dầu
thô sẽ gây ra hiện tượng hấp phụ trên bề mặt parafin các phân tử nặng và thay đổi
cấu trúc bề mặt, chúng sẽ kết cụm và keo tự thành những hạt kích thước lớn làm
tăng tính lưu biến của dầu thô.
Hình 1: Lắng đọng và keo tụ của các phân tử nặng trong dầu
III.3. Hiệu ứng điện động học
Khi dòng chảy trong đường ống có sự va chạm giữa các phân tử, các hạt và
tạo khả năng mang điện khác nhau và làm thay đổi điện tích, đó cũng là nguyên
nhân làm cho các hạt keo tích tụ lại và sa lắng xuống thành đường ống. Các yếu tố
Trang 12/22
ảnh hưởng đến hiệu ứng này là đặc tính điện và nhiệt của ống dẫn, chế độ dòng,
tính chất của các hợp phần phân cực có trong dầu.
Hình 2: Sự lắng đọng điện động học trong đường ống
III.4. Cơ chế khuếch tán phân tử
Khi vận chuyển dầu thô, do sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ giữa môi
trường bên ngoài đường ống với nhiệt độ dòng dầu bên trong ống, nếu như nhiệt độ
bên ngoài thấp hơn thì xảy ra hiện tượng lắng đọng parafin lên thành ống. sự
khuếch tán phân tử tác động nagy khi nhiệt độ thành ống đạt điểm xuất hiện
parafin. Đầu tiên là các tinh thể parafin có nhiệt độ nóng chảy cao sẽ tách ra trước
và bị kết tinh. Sự sa lắng làm thay đổi nồng độ parafin hòa tan giữa tâm dòng chảy
với parafin ở thành ống. Khi parafin sa lắng làm cho bề mặt thành ống xù xì, thô
ráp tạo mầm kết tinh cho các phân tử tiếp theo sa lắng.
Tốc độ phân tán của parafin đến thành ống được Fick đưa ra theo phương
trình sa