Đầu tư xây dựng có vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm qua Đảng và nhà nước
ta rất quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng, hằng năm đã dành mức đầu tư
tương đối lớn cho lĩnh vực này. Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ ngân sách
nhà nước đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình
quân mỗi năm 1000 tỷ đồng. Có thể nói, công tác đầu tư xây dựng trong những
năm qua có những chuyển biến rõ nét, tạo ra cơ sở hạ tầng, một diện mạo mới
cho đất nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này còn bộc lộ nhiều tồn tại, sai phạm,
thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các giai đoạn đầu tư xây dựng, ở các cấp quản
lý trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ.
Nhiều cán bộ đảng vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng uy
tín của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước. Nghiêm trọng hơn tình trạng
chạy dự án, chạy được làm chủ đầu tư, chạy được nhận thầu công trình, hành vi
có đi có lại, lại quả trong đầu tư xây dựng đã trở thành việc làm bình thường,
luật bất thành văn, tồn tại ngay trong ý thức và việc làm của tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang trở
thành những vấn đề nhạy cảm, nhức nhối, thu hút sự quan tâm của quần chúng
nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, công luận và báo chí, các
tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, cơ
quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, các tổ chức chống tội phạm quốc tế .
93 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Toàn
2
Lêi c¶m ¬n !
Sau thêi gian nghiªn cøu, t¸c gi¶ ®· hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chuyªn
ngµnh Kinh tÕ tµi nguyªn thiªn nhiªn víi ®Ò tµi “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân
sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ”.
Cã ®-îc kÕt qu¶ nµy, lêi c¶m ¬n ®Çu tiªn, xin ®-îc bµy tá lßng biÕt ¬n
s©u s¾c nhÊt ®Õn c« gi¸o PGS.TS. Ng« ThÞ Thanh V©n, ng-êi trùc tiÕp h-íng dÉn,
dµnh nhiÒu thêi gian, t©m huyÕt h-íng dÉn t¸c gi¶ hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
T¸c gi¶ xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o ®· gi¶ng dËy trong thêi
gian häc cao häc t¹i Tr-êng §¹i häc Thuû lîi, c¸c thÇy c« gi¸o trong Khoa Kinh
tÕ vµ Qu¶n lý thuéc Tr-êng §¹i häc Thuû lîi n¬i t«i lµm luËn v¨n ®· tËn t×nh gióp
®ì vµ truyÒn ®¹t kiÕn thøc ®Ó t«i cã thÓ hoµn thµnh ®-îc luËn v¨n nµy.
T¸c gi¶ còng xin bµy ®á lßng c¶m ¬n ®Õn tËp thÓ l·nh ®¹o, anh em trong
c¬ quan, anh em, b¹n bÌ ®· gióp ®ì, ®ãng gãp ý kiÕn cho t¸c gi¶ trong qu¸ tr×nh
lµm luËn v¨n.
Lêi c¶m ¬n sau cïng xin ®-îc göi tíi mäi ng-êi trong gia ®inh lu«n quan
t©m, ®éng viªn ®Ó t«i cè g¾ng hoµn thµnh luËn v¨n.
Hµ néi, ngµy 28 th¸ng 02 n¨m 2011
T¸c gi¶
Nguyễn Thế Toàn
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở đầu 8
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả dự kiến đạt được
5. Nội dung
8
9
9
10
10
Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án
sử dụng đất đai
11
1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu
tư sử dụng đất đai
11
1.1.1 Tổng quan chung
1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng
1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B)
1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu
11
13
16
16
1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra
giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng
18
1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009
1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung
liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng
1.2.3 Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung
kiểm tra về đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010
1.2.4 Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng từ
18
24
27
27
4
năm 2002 đến 2010
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án
sử dụng đất đai
29
1.3.1. Đặc điểm tình hình chung
1.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư
1.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án
1.3.4. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư giám sát xây dựng
1.3.5. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư
1.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án
29
30
30
31
31
32
32
Kết luận chương 1 34
Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công
tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
36
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế
2.1.3 Định hướng phát triển vùng
36
37
37
2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ 39
2.3 Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc 41
2.3.1 Kết quả tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng đất đã giao cho
các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2 Tổng hợp kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn
tỉnh từ năm 2003 đến năm 2007
2.3.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các dự án
41
42
47
5
2.4 Thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất
đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
49
2.4.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra theo Chương trình của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây
dựng ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ
2.4.2 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi
phạm của UBKT các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ từ năm 2002-2008
2.4.3 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi
phạm của Vụ Địa phương II Cơ quan UBKT Trung ương từ năm 2002-
2008 ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ
2.4.4 Kết quả thanh tra ở một số tỉnh và một số vụ việc điển hình vi
phạm nghiêm trọng về đầu tư xây dựng ở khu vực trung du, miền núi
Bắc bộ
50
51
52
55
Kết luận chương 2 62
Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát,
hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
64
3.1 Kinh nghiệm trong công tác kiểm tra giám sát đầu tư sử dụng
đất đai
64
3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.1.2 Trong giai đoạn thực hiện đầu tư
3.1.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng
65
66
72
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát
dự án đầu tư đất đai ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ
72
6
3.2.1 Các yếu tố khách quan
3.2.2 Các yếu tố chủ quan
72
73
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát dự án đầu tư
sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách tại các tỉnh trung du và
miền núi Bắc Bộ
75
3.3.1 Công tác giám sát thường xuyên
3.3.2 Lựa chọn cán bộ kiểm tra
3.3.3 Nắm chắc địa bàn và đối tượng kiểm tra
3.3.4 Thẩm tra – xác minh
3.3.5 Báo cáo kết quả kiểm tra
3.3.6 Đối tượng kiểm tra
3.3.7 Cán bộ lãnh đạo
3.3.8 Kiểm tra – giám sát
75
76
77
77
79
79
80
80
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những kết quả đạt được của luận văn
Kiến nghị
89
89
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
7
DANH MỤC VIÊT TẮT
UBKT: Ủy ban Kiểm tra
XDCB: Xây dựng cơ bản
TDMNBB: Trung du miền núi Bắc Bộ
NSNN: Ngân sách nhà nước
8
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng có vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm qua Đảng và nhà nước
ta rất quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng, hằng năm đã dành mức đầu tư
tương đối lớn cho lĩnh vực này. Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ ngân sách
nhà nước đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình
quân mỗi năm 1000 tỷ đồng. Có thể nói, công tác đầu tư xây dựng trong những
năm qua có những chuyển biến rõ nét, tạo ra cơ sở hạ tầng, một diện mạo mới
cho đất nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này còn bộc lộ nhiều tồn tại, sai phạm,
thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các giai đoạn đầu tư xây dựng, ở các cấp quản
lý trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ.
Nhiều cán bộ đảng vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng uy
tín của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước. Nghiêm trọng hơn tình trạng
chạy dự án, chạy được làm chủ đầu tư, chạy được nhận thầu công trình, hành vi
có đi có lại, lại quả trong đầu tư xây dựng đã trở thành việc làm bình thường,
luật bất thành văn, tồn tại ngay trong ý thức và việc làm của tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang trở
thành những vấn đề nhạy cảm, nhức nhối, thu hút sự quan tâm của quần chúng
nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, công luận và báo chí, các
tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, cơ
quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, các tổ chức chống tội phạm quốc tế. Xuất
9
phát từ yêu cầu bức bách hiện nay, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra, góp phần ngăn chặn đẩy lùi những sai phạm, thất thoát, lãng phí,
tiêu cực trong đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 14-NQ/TW
ngày 30/7/2007 (Hội nghị Trung ương V, khoá X ) “về tăng cường kiểm tra,
giám sát của đảng” là phải tập chung kiểm tra, giám sát những nơi thường dễ
xảy ra vi phạm như lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài
chính, ngân hàng, thương mại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; những nơi
có dấu hiệu ban hành chủ chương, chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của
đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan nhà
nước ở các cấp về năng lực lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức, lối sống,
phong cách và tính tiền phong, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự
án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du,
miền núi Bắc Bộ” có tính cấp thiết và mang tính thực tiễn.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập và hệ thống các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm
tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng
- Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện
công tác đền bù giải phóng mặt bằng
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản đầu tư và sử
dụng đất
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, điều tra cơ bản thu thập và phân tích
các số liệu.
10
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
- Các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai
và đầu tư xây dựng
- Thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện công tác đền bù giải
phóng mặt bằng.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản lý đầu tư và sử dụng
đất đai tại các tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Bộ.
V. NỘI DUNG
Luận văn bao gồm các chương:
Mở đầu
Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất
đai
Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra
giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các
tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, hiệu quả đầu tư
và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du,
miền núi Bắc Bộ.
Kết luận và Kiến nghị
11
CHƯƠNG 1 CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ KIỂM TRA
GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử
dụng đất đai
1.1.1 Tổng quan chung
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 90%) trong
tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển, khoảng 3% trong tổng chi thường xuyên
(để tu bổ sửa chữa lớn trụ sở làm việc) của ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn
có nguồn vốn tín dụng của nhà nước, nguồn vốn vay do nhà nước bảo lãnh để
đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định việc quản lý sử dụng như vốn ngân sách
nhà nước.
Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình gắn liền với đất xây dựng
công trình. Mỗi công trình có một địa điểm xây dựng và chịu chi phối bởi điều
kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết của nơi đầu tư
xây dựng công trình. Sản phẩm xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi hạng
mục công trình, công trình có thiết kế dự toán riêng. Mục đích đầu tư và các
điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết của nơi
đầu tư sẽ quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô, kết cấu, khối lượng, quy
chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ, thi công và dự toán chi phí của từng
hạng mục công trình, công trình. Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình
xây dựng được tạo ra trong một thời gian dài, ở tất cả các ngành kinh tế quốc
dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng,
y tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninhmỗi loại có những đặc điểm kinh tế
kỹ thuật riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời nên luôn
12
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công phải thường
xuyên di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu xây dựng công trình.
Như vậy để có được sản phẩm xây dựng (hàng hoá đặc biệt), nhà nước ta đầu tư
lớn tiền vốn, công sức, nghiên cứu, ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn,
định mức, các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ hoạt
động đầu tư xây dựng với mục tiêu yêu cầu các chủ thể tham gia phải tuân thủ pháp
luật, nhà nước mua được hàng hoá với giá trị phù hợp, chất lượng đảm bảo. Hoạt
động đầu tư xây dựng là lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cán bộ, đảng viên tham gia. Cán bộ kiểm tra, giám
sát về đầu tư xây dựng, ngoài những phẩm chất chung, còn phải hiểu biết được quy
định của Đảng, pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng và những vấn đề cốt
yếu dưới đây:
Hoạt động xây dựng bao gồm việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, lập kế hoạch vốn đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng
công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), thi công xây dựng công trình, quản lý
dự án, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, thanh toán, quyết toán xây dựng
công trình và các hoạt động khác có liên quan. Chia theo giai đoạn, thì hoạt
động xây dựng gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tư xây dựng công trình, kế hoạch vốn đầu tư), giai đoạn thực hiện đầu
tư (khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), lựa
chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công, quản lý dự
án), và giai đoạn kết thúc đầu tư (nghiệm thu, thanh, quyết toán đưa dự án
vào khai thác sử dụng, bảo hành công trình).
13
1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng
1) Nội dung quản lý nhà nước:
Nội dung quản lý nhà nước về giám sát đầu tư xây dựng bao gồm các công tác
sau đây:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây
dựng;
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;
Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng;
Cấp và thu hồi giấy phép trong hoạt động xây dựng;
Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố táo, khiếu nại và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng;
Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động;
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng
2) Các cơ quan quản lý nhà nước quản lý về giám sát đầu tư xây dựng:
+ Cấp Trung Ương: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây
dựng, Bộ Tài chính, Kho bạc, Thanh tra chính phủ. Các bộ chuyên ngành như:
giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông
+ Cấp địa phương: Hội đồng nhân dân, UBND, các cơ quan liên quan: kế
hoạch đầu tư, tài chính, kho bạc, xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông
nghiệp và PTNT
- Cơ quan kế hoạch đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư,
phòng tài chính kế hoạch), có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp
14
luật và cấp quyết định đầu tư giao: tham mưu, thẩm định danh mục đầu tư, bố trí
vốn đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đâú
thầu trình chủ quản đầu tư quyết định. Giám định, thanh tra, kiểm tra dự án đầu
tư theo quy định.
- Cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, sở tài chính, phòng tài chính): Phối hợp cơ
quan kế hoạch đầu tư cân đối bố trí vốn cho dự án; xây dựng đơn giá vật tư, vật
liệu làm cơ sở lập dự toán công trình; tham mưu, thẩm định phương án, dự
toán bồi thường giải phóng mặt bằng; thẩm định quyết toán dự án hoàn thành;
thanh tra việc quản lý sử dụng sử dụng vốn đầu tư dự án theo quy định.
- Cơ quan kho bạc (Kho bạc TW, kho bạc tỉnh, kho bạc huyện): kiểm soát tạm
ứng, thanh toán vốn dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị cuả chủ đầu tư theo quy
định.
3) Các cơ quan quản lý giám sát dự án
Các cơ quan quản lý dự án đầu tư đất đai bao gồm:
- Cấp quyết định đầu tư hay chủ quản đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư (thường gọi là bên A) là người chủ sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư có chức năng, nhiệm vụ: đàm phán ký kết, giám sát việc thực hiện
hợp đồng; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công theo
quy định của pháp luật; dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục
hậu quả khi nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và
vệ sinh môi trường; yêu cầu tổ chức cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện
các công việc trong quá trình thi công xây dựng; không thanh toán giá trị khối
lượng không đảm bảo chất lượng hoặc khối lượng phat sinh không hợp lý; lựa
15
chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động thi công phù hợp để thi công xây dựng
công trình; tham gia cùng với UBND cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp
với UBND cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà
thầu xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công; kiểm tra biện pháp đảm bảo
an toàn, vệ sing môi trường; tổ chức nghiệm thu thanh toán, quyết toán công
trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất
lượng công trình khi cần thiết; xem xét quyết định các đề xuất có liên quan đến
thiết kế của nhà thầu thi công; tôn trọng quyền tác giả thiết kế; Mua bảo hiểm
công trình; lưu chữ hồ sơ công trình; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
làm thiệt hại cho nhà thầu thi công, nghiệm thu không đảm bảo chất lượng làm
sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác khác do lỗi của mình
gây ra; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, chịu trách nhiệm về đảm
bảo công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả; các quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Ban quản lý dự án (thường gọi là bên A): do chủ quản đầu tư hoặc các bộ,
UBND tỉnh, thành phố thành lập, có nhịêm vụ làm chủ đầu tư hoặc giúp chủ đầu
tư tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu quản lý dự án theo quy định
của pháp luật và quyết định của chủ quản đầu tư. Có 3 loại hình ban quản lý dự
án:
+ Ban quản lý dự án chuyên ngành: được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập và cho giao quản lý đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực, chuyên môn theo ngành.
Từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh đều có các ban này, như các ban chuyên trách
quản lý xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, công trình điện
lực, công trình công nghiệp và dân dụngCác ban này do các Bộ, ngành TW và
các sở chuyên ngành quản lý.
16
+ Ban quản lý của một dự án: do cấp quyết định đầu tư thành lập khi có quyết
định đầu tư dự án. Sau khi công trình hoàn thành, ban này hết nhiệm vụ và giải
thể.
+ Ban quản lý dự án chuyên trách: được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập và giao quản lý tất cả các loại hình dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Các ban này thường có ở cấp huyện và một số cấp tỉnh, thành.
1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B):
Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây
dựng khi tham gia các quan hệ trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu trong hoạt
động xây dựng, gồm có:
- Tư vấn quy hoạch, tư vấn lập dự án, khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn
xét thầu..
- Nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị
- Tổng thầu xây dựng, gồm chủ yếu có các hình thức sau: Tổng thầu toàn bộ dự
án; tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công; tổng thầu cung cấp thiết bị
1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu:
1) Lập kế hoạch đấu thầu: thường được lập đồng thời với việc lập dự án
hoặc lập, duyệt ngay sau khi hoàn thành việc khảo sát thiết kế do chủ
quản đầu tư quyết định). Căn cứ dự án được duyệt, thiết kế dự toán, tổng
dự toán (nếu có), nguồn vốn của dự án; các văn bả