Tóm tắt Luận án Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở hai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Sơn La là một trong các tỉnh của khu Tây Bắc, với diện tích rừng tự nhiên khoảng 440.000 ha, tại đây đã thành lập 4 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) gồm: Sốp Cộp, Xuân Nha, Tà Xùa và Copia. Trong đó hai KBTTN Copia và Sốp Cộp đều nằm ở phía Tây của tỉnh nhưng ngăn cách bởi sông Mã. KBTTN Copia được thành lập tháng năm 2002, với diện tích 11.996 ha thuộc huyện Thuận Châu; KBTTN Sốp Cộp được thành lập năm 2002 với diện tích 18.709 ha thuộc hai huyện Sốp Cộp và Sông Mã. Từ khi thành lập tới nay các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát (LCBS) ở hai KBTTN này vẫn còn hạn chế, các kết quả mới chỉ đánh giá sơ bộ thành phần loài dựa trên các chuyến khảo sát nhanh. Một số nghiên cứu về LCBS như: kết quả báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2002) đã xác định tại KBTTN Copia có 11 loài lưỡng cư (LC) và 18 loài bò sát (BS), Viện Điều tra quy hoạch rừng (2003) đã ghi nhận tại KBTTN Sốp Cộp có 14 loài LC và 34 loài BS; Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật (2009) và Nguyễn Văn Sáng (2012) đã ghi nhận tại KBTTN Copia có 22 loài LC và 36 loài BS.

pdf28 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở hai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Phạm Văn Anh NGHIÊN CỨU LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở HAI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA VÀ SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC Mã số: 62.42.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn 2. TS. Nguyễn Quảng Trƣờng Phản biện 1: GS. TS. Lê Vũ Khôi Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Lê Xuân Cảnh Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Phản biện 3: TS. Trần Thanh Tùng Trƣờng Cao đẳng Vĩnh Phúc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ..giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sơn La là một trong các tỉnh của khu Tây Bắc, với diện tích rừng tự nhiên khoảng 440.000 ha, tại đây đã thành lập 4 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) gồm: Sốp Cộp, Xuân Nha, Tà Xùa và Copia. Trong đó hai KBTTN Copia và Sốp Cộp đều nằm ở phía Tây của tỉnh nhưng ngăn cách bởi sông Mã. KBTTN Copia được thành lập tháng năm 2002, với diện tích 11.996 ha thuộc huyện Thuận Châu; KBTTN Sốp Cộp được thành lập năm 2002 với diện tích 18.709 ha thuộc hai huyện Sốp Cộp và Sông Mã. Từ khi thành lập tới nay các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát (LCBS) ở hai KBTTN này vẫn còn hạn chế, các kết quả mới chỉ đánh giá sơ bộ thành phần loài dựa trên các chuyến khảo sát nhanh. Một số nghiên cứu về LCBS như: kết quả báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2002) đã xác định tại KBTTN Copia có 11 loài lưỡng cư (LC) và 18 loài bò sát (BS), Viện Điều tra quy hoạch rừng (2003) đã ghi nhận tại KBTTN Sốp Cộp có 14 loài LC và 34 loài BS; Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật (2009) và Nguyễn Văn Sáng (2012) đã ghi nhận tại KBTTN Copia có 22 loài LC và 36 loài BS. Vì vậy, để có những dẫn liệu mới mang tính hệ thống về khu hệ LCBS ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật. Với những lí do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở hai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài LCBS; thành phần thức ăn của một số loài LC và các yếu tố tác động tới khu hệ LCBS làm cở sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài LCBS ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp. - Mô tả đặc điểm hình thái đặc trưng của các loài LCBS ghi nhận ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp dựa trên bộ mẫu vật thu thập được trong quá trình thực địa. - So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LCBS giữa hai KBT trong khu vực nghiên cứu (KVNC) và với các KBT, vườn quốc gia (VQG) lân cận. 2 - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài LCBS ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp (theo dạng sinh cảnh, đai độ cao, nơi ở, địa điểm khảo sát và theo tháng). - Nghiên cứu thành phần thức ăn của một số nhóm LC đại diện cho các dạng nơi ở tại KVNC. - Xác định các yếu tố đe dọa và đề xuất một số kiến nghị đối với công tác bảo tồn và phát triển bền vững các loài LCBS ở KVNC. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học cập nhật về thành phần loài, sự phân bố và thông tin về hiện trạng của các loài LCBS ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp. - Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học đáng tin cậy đối với địa phương cho công tác quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên LCBS nói riêng và động vật nói chung ở tỉnh Sơn La. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Ghi nhận 130 loài LCBS ở KVNC, trong đó có 108 loài ở KBTTN Copia và 99 loài ở KBTTN Sốp Cộp. Công bố 1 loài mới cho khoa học, bổ sung 11 loài cho khu hệ LCBS của Việt Nam, 5 loài cho khu Tây Bắc, 35 loài cho tỉnh Sơn La, 63 loài cho KBTTN Copia và lần đầu tiên lập danh lục LCBS cho KBTTN Sốp Cộp. - Mô tả đặc điểm hình thái đặc trưng cho 122 loài thu được mẫu và bổ sung dẫn liệu khoa học về phân bố của các loài LCBS ở KVNC. Cung cấp dẫn liệu đầu tiên về thành phần thức ăn của 8 loài LC thuộc 3 dạng nơi ở (ở nước, trên mặt đất và trên cây) tại KVNC. - Đánh giá được mức độ tương đồng thành phần loài LCBS giữa hai KBTTN Copia, Sốp Cộp và giữa hai KBT này với các khu vực lân cận. - Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp bảo tồn LCBS ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU LCBS 1.1.1. Lƣợc sử nghiên cứu LCBS ở Việt Nam Trong thế kỷ thứ XIX (1829-1897) có các tác giả Duméril & Bibron (1839), Mocquard (1897), Morice (1875), Schlegel (1839) và Strauch (1887). Tiếp theo giai đoạn từ 1900 đến 1954 có các công trình của Smith (1920-1940) và của Bourret (1930- 1944). Từ năm 1977–1982, Đào Văn Tiến công bố khóa định loại ếch nhái, thằn lằn, 3 rắn, rùa và cá sấu ở Việt Nam. Tiếp theo có một số tác giả: Trần Kiên, Lê Vũ Khôi, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Quảng Trường, Orlov, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thiên Tạo, Hoàng Văn Ngọc, Cao Tiến Trung, Hoàng Ngọc Thảo... Nguyen et al. (2009) đã thống kê được 177 loài LC và 368 loài BS ở Việt Nam, đến tháng 8 năm 2015 ở Việt Nam có khoảng 222 loài LC và 430 loài BS. Nghiên cứu về thành phần thức ăn của các loài LC trong tự nhiên đã có một số công trình như: Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi (1965, 1967); Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Quốc Thắng (1978); Ngô Văn Bình và nnk (2009); Cao Tiến Trung (2012); Phạm Văn Anh và Lê Nguyên Ngật (2012); Ngo et al. (2014). 1.1.2. Lƣợc sử nghiên cứu LCBS ở khu Tây Bắc Ở khu vực Tây Bắc có một số nghiên cứu về thành phần loài LCBS, tập trung chủ yếu ở các KBTTN trong các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai... - Ở tỉnh Sơn La: Có các nghiên cứu của Hikida & Darevsky (1987), Viện điều tra và Quy hoạch rừng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (1991), Bobrov & Ho Thu Cuc (1993), Trương Văn Lã và Nguyễn Văn Sáng (2003), Lê Nguyên Ngật và nnk (2008). Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận ở tỉnh Sơn La có 31 loài LC và 69 loài BS, Nguyễn Văn Sáng và nnk (2010). - Ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2002) đã xác định tại KBTTN Copia có 29 loài LCBS. Nghiên cứu của Viện điều tra và Quy hoạch rừng (2003) xác định ở KBTTN Sốp Cộp có 48 loài LCBS. Nguyễn Văn Sáng và nnk (2009) và Nguyễn Văn Sáng (2012) đã ghi nhận được ở KBTTN Copia có 58 loài LCBS (22 loài LC và 36 loài BS). Kể từ đó cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào bổ sung về đa dạng thành phần loài, đặc điểm sinh học – sinh thái học, phân bố, các yếu tố tác động ... về khu hệ LCBS cho KBTTN Copia và Sốp Cộp. 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở KVNC 1.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Copia KBTTN Copia nằm trên địa bàn xã Co Mạ và một phần hai xã Chiềng Bôm, Long Hẹ (thuộc huyện Thuận Châu), tọa độ địa lý: 21o17’30’’ đến 21o25’54’’ vĩ độ Bắc; 103o32’00’’ đến 103o44’00’’ kinh độ Đông. Đây là khu vực miền núi có độ cao từ 550 m đến 1800 m, trung bình khu vực vào khoảng 1.100–1.200 m, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân 1500–1600 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm là 21oC; độ ẩm trung bình 85%. KBTTN Copia bao gồm hệ thống suối Nậm Nhộp đổ ra sông Đà và hệ thống suối Hua Lương, Hua Ty, Nậm Nhứ đổ ra 4 sông Mã. Tại KBTTN Copia đã thống kê được 609 loài thực vật, 65 loài thú, 184 loài chim, 22 loài LC, 36 loài BS, 252 loài côn trùng. 1.2.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp KBTTN Sốp Cộp thuộc hai xã Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp) và Huổi Một (huyện Sông Mã) và một phần 4 xã khác là Púng Bánh, Dồm Cang (huyện Sốp Cộp) và Nậm Mằn, Mường Cai (huyện Sông Mã) tỉnh Sơn La. Tọa độ địa lý: từ 20055’30” đến 21 004’00’’ vĩ độ Bắc; từ 103027’00” đến 103043’00” kinh độ Đông. Địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều dông núi cao trên 1.000 m, cao nhất là đỉnh Ngầm Trang (1.940 m), độ dốc lớn, bình quân từ 26–350C. KBTTN Sốp Cộp nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 22,40C, lượng mưa trung bình năm 1.185,4 mm, độ ẩm không khí ở mức trung bình (82%). Khu vực có 2 con suối lớn là Nậm Phơn, Nậm Sọi và 1 con sông nhỏ Nậm Công, ở đây đã thống kê được 640 loài thực vật, 66 loài thú ; 226 loài chim; có 14 loài LC và 34 loài BS. Cả hai KBTTN Copia và Sốp Cộp có các điều kiện tự nhiên tương tư nhau, như: địa hình (đồi núi, độ dốc lớn 15 – 350); thảm thực vật (rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim; rừng thứ sinh phục hồi; thảm cây nông nghiệp); đai độ cao (từ 400 – 1900 m) và các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm... CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2015 với 26 đợt khảo sát, 138 ngày thực địa tại hai KBTTN Copia và Sốp Cộp tỉnh Sơn La. Các chuyến khảo sát thực địa thường được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm. 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đã tiến hành khảo sát thực địa ở 9 điểm: 3 điểm ở KBTTN Copia (Chiềng Bôm, Co Mạ, Long Hẹ) và 6 điểm ở KBTTN Sốp Cộp (Dồm Cang, Huổi Một, Mường Cai, Nậm Mằn, Púng Bánh và Sốp Cộp). 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Khảo sát thực địa - Thực địa được tiến hành cả ban ngày và ban đêm, theo các tuyến khảo sát ở tất cả các dạng sinh cảnh đặc trưng, ngoài ra còn phỏng vấn người dân đê thu thập thêm thông tin liên quan tới hiện trạng, ghi nhận loài, thời gian hoạt động... - Tiến hành thu và sục thành phần thức ăn của 8 loài LC đặc trưng cho các dạng 5 nơi ở (trên cây, trên mặt đất, ở suối) và khá phổ biến ở KVNC để đảm bảo số lượng mẫu đủ lớn cho phân tích thống kê (trên 10 mẫu cho mỗi loài). 2.3.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - Phân tích các đặc điểm hình thái: Tiến hành đo, đếm, phân tích các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại theo Bourret (1942), Nguyễn Văn Sáng (2007), Hoàng Xuân Quang và nnk (2012), Nguyen et al. (2010, 2011, 2012), Vidum et al. (2003). Đơn vị tính các số đo bằng mm: với lưỡng cư: đo từ 11 đến 23 chỉ số; với thằn lằn: đo từ 4 đến 10 chỉ số, đếm từ 5 đến 10 chỉ số; đối với rắn đo 2 chỉ số và đếm 13 chỉ số. - Định loại các loài lưỡng cư, bò sát: Theo tài liệu mô tả của Boulenger (1890, 1893, 1920); Bourret (1936, 1937, 1942; Smith (1917, 1922, 1935, 1943); Taylor (1962, 1963); Inger et al. (1999); Nguyễn Văn Sáng (2007); Nguyen et al. (2010, 2011, 2012) và các bài báo có liên quan. Danh lục và của các loài LCBS được sắp xếp và cập nhật theo tổng hợp của Frost (2015) và Uetz & Hošek (2015). Tên phổ thông và tên khoa học theo Nguyen et al. (2009), Frost (2015), Uetz & Hosek (2015) và một số tài liệu mới công bố gần đây. - Phân tích dẫn liệu phân tử: Đối với những loài có đặc điểm hình thái giống nhau, chúng tôi tiến hành phân tích và so sánh trình tự DNA, giải mã trình tự các đoạn gen ty thể (12S, 16S, ND2, COI) với tổng độ dài khoảng 685 đến 2250 cặp nucleotide. Quy trình tinh sạch, tách chiết DNA, chạy PCR, thiết kế mồi và giải trình tự theo phương pháp của Kuraishi el al. (2012), Nishikawa et al. (2013) và Teynié et al. (2015). - Đánh giá các loài bị đe dọa: theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2015), CITES (2015); Nghị Định 32/2006/NĐ–CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Nghị Định 160/2013/NĐ–CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. - Phân tích thống kê: sử dụng phần mềm Past Statistics và Primer 6 . - Định loại các mẫu thức ăn của các loài lưỡng cư: Theo tài liệu định loại côn trùng đến bộ của Achterberg et al. (1991) Naumann et al. (1993) và tham khảo chuyên gia Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.4. TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU Đã phân tích tổng số 623 mẫu vật được thu qua các đợt thực địa; quan sát 26 mẫu của các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và phỏng vấn 77 người dân. 6 CHƢƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài lƣỡng cƣ và bò sát ở KVNC 3.1.1. Danh sách thành phần loài Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được tổng số 130 loài LCBS ở KVNC. Trong đó, ở KBTTN Copia có 108 loài thuộc 73 giống, 26 họ, 3 bộ và ở KBTTN Sốp Cộp có 99 loài thuộc 64 giống, 23 họ, 3 bộ (Bảng 3.1, Hình 3.1). Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài LCBS ở hai KBTTN Copia và Sốp Cộp T T Tên khoa học Tên phổ thông TL KVNC C S AMPHIBIA LINNAEUS, 1758 LỚP LƢỠNG CƢ ANURA FISCHER VON WALDHEIM, 1813 BỘ KHÔNG ĐUÔI 1. Bufonidae Gray, 1825 Họ Cóc 1 Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)6 Cóc nhà 3M + + 2. Megophryidae Bonaparte, 1850 Họ Cóc bùn 2 Leptobrachium masatakasatoi Matsui, 20132 Cóc mày ma-sa-ta-ka-sa-to 12M + + 3 Leptolalax cf. alpinus Fei, Ye & Li, 1990 Cóc mày a-pi-nus 11M + + 4 Leptolalax eos Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix, Vences, Ziegler & Dubois, 2011 2 Cóc mày e-os 12M + + 5 Leptolalax minimus (Taylor, 1962)2 Cóc mày nhỏ 4M + + 6 Leptolalax nyx Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix, Vences, Ziegler & Dubois, 2011 3 Cóc mày níc 7M + + 7 Leptolalax ventripunctatus Fei, Ye & Li, 19904 Cóc mày bụng đốm 5M + + 8 Leptolalax sp. 6M + + 9 Megophrys daweimontis Rao &Yang, 19972 Cóc núi đa-uôi 3M + 10 Megophrys kuatunensis (Pope, 1929)4 Cóc mắt qua-tun 1M + 11 Megophrys major (Boulenger, 1908)5,6 Cóc mắt bên 8M + + 12 Megophrys cf. palpebralespinosa (Bourret, 1937) Cóc mày gai mí 11M + + 13 Megophrys parva (Boulenger, 1893)4 Cóc mắt bé 14M + + 14 Ophryophryne pachyproctus Kou, 19854 Cóc núi 6M + + 3. Microhylidae Günther, 1858 (1843) Họ Nhái bầu 15 Kaloula pulchra Gray, 18316 Ễnh ương thường 1M + 16 Microhyla butleri Boulenger, 19005,6 Nhái bầu bút lơ 7M + + 17 Microhyla fissipes (Boulenger, 1884)6 Nhái bầu hoa 3M + + 18 Microhyla heymonsi (Vogt, 1911)6 Nhái bầu hây môn 10M + + 19 Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)6 Nhái bầu vân 10M + + 7 20 Micryletta inornata (Boulenger, 1890)4 Nhái bầu trơn 2M + 4. Dicroglossidae Anderson, 1871 Họ Ếch nhái chính thức 21 Fejervarya limnocharis (Gravenhost, 1829)6 Ngóe 8M + + 22 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)6 Ếch đồng 3M + + 23 Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 20076 Ếch nhẽo ban-na 10M + + 24 Nanorana aenea (Smith, 1922)4 Ếch đồi chang 9M + + 25 Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937)6 Ếch gai sần 11M + + 5. Ranidae Batsch, 1796 Họ Ếch nhái 26 Amolops compotrix (Bain, Stuart & Orlov, 2006)4 Ếch com-pô-tric 2M + 27 Amolops vitreus (Bain, Stuart & Orlov, 2006)2 Ếch bám đá thủy tinh 8M + 28 Babina lini (Chou, 1999)2 Chàng núi lin 10M + 29 Hylarana cubitalis (Smith, 1917)2 Ếch thái lan 6M + 30 Hylarana guentheri (Boulenger, 1882)6 Chẫu chuộc 4M + + 31 Hylarana menglaensis Fei, Ye & Xie, 20082 Ếch suối meng-la 7M + + 32 Odorrana andersonii (Boulenger, 1882) Chàng an-đéc-sơn 11M + 33 Odorrana bacboensis Bain, Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 2003 4 Ếch bắc bộ 3M ` + 34 Odorrana chapaensis (Bourret, 1937)4 Ếch bám đá sa pa 2M + 35 Odorrana cf. chloronota (Günther, 1876)6 Ếch xanh 9M + + 36 Odorrana graminea Boulenger, 19003 Ếch g-ra-mi-nê 2M + + 37 Odorrana livida (Blyth, 1856)2 Ếch lưng xanh 6M + 38 Odorrana nasica Boulenger, 19036 Ếch mõm dài 23M + + 39 Odorrana tiannanenis Yang & Li, 19804 Ếch ti-an-nan 1M + 40 Rana cf. johnsi Smith, 19216 Hiu hiu 10M + 6. Rhacophoridae Hoffman, 1932 (1858) Họ Ếch cây 41 Chiromantis doriae (Boulenger, 1893)4 Nhái cây đô-ri 11M + + 42 Feihyla vittata (Boulenger, 1887)4 Nhái cây sọc 5M + 43 Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao & Nguyen, 2011 4 Ếch cây quang 10M + + 44 Gracixalus jinxiuensis (Hu, 1978)4 Nhái cây jin-xiu 13M + + 45 Kurixalus bisacculus (Taylor, 1962)6 Ếch cây sần tay-lo 11M + + 46 Polypedates mutus (Smith, 1940)6 Chẫu chàng mi-an-ma 14M + + 47 Raorchestes parvulus (Boulenger, 1893)4 Nhái cây tý hon 10M + + 48 Rhacophorus dorsoviridis (Bourret, 1937)4 Ếch cây lưng xanh 4M + 49 Rhacophorus feae (Boulenger, 1893)6 Ếch cây phê 4M + + 50 Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 20065,6 Ếch cây ki-ô 3M + + 51 Rhacophorus maximus Günther, 18584 Ếch cây lớn 1M + 8 52 Rhacophorus rhodopus Liu & Hu, 19604 Ếch cây màng bơi đỏ 11M + + 53 Theloderma asperum (Boulenger, 1886)4 Ếch cây sần át-pơ 7M + + 54 Theloderma bicolor (Bourret, 1937)4 Ếch cây sần hai màu 1M + 55 Theloderma corticale (Boulenger, 1903)5 Ếch cây sần bắc bộ 1M + 56 Theloderma gordoni Taylor, 19624 Ếch cây sần go đôn 4M + + 57 Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan, 20094 Ếch cây sần đỏ 2M + CAUDATA FISCHER VON WALDHEIM, 1813 BỘ LƢỠNG CƢ CÓ ĐUÔI 7. Salamandridae Goldfuss, 1820 Họ Cá cóc 58 Tylototriton anguliceps Le, Nguyen, Nishikawa, Nguyen, Pham, Matsui, Bernardes & Nguyen, 2015 1 Cá cóc gờ sọ mảnh 5M + + REPTILIA LAURENTI, 1768 LỚP BÕ SÁT SQUAMATA OPPEL, 1811 BỘ CÓ VẢY 8. Agamidae Gray, 1827 Họ Nhông 59 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829)6 Ô rô vảy 13M + + 60 Calotes mystaceus Dumeril & Bibron, 18375 Nhông xám 7M + + 61 Calotes versicolor (Daudin, 1802)6 Nhông xanh 4M + + 62 Draco maculatus (Gray, 1845)6 Thằn lằn bay đốm 1M + + 63 Pseudocalotes brevipes (Werner, 1904)3 Nhông việt nam 6M + + 9. Gekkonidae Gray, 1825 Họ Tắc kè 64 Gekko gecko (Linnaeus, 1758)6 Tắc kè QS + + 65 Hemidactylus frenatus Schlegel, 18366 Thạch sùng đuôi sần 2M + + 66 Hemidactylus garnotii Dumeril & Bibron, 18363 Thạch sùng ga nốt 2M + + 67 Hemiphyllodactylus sp. 4M + 10. Scincidae Oppel, 1811 Họ Thằn lằn bóng 68 Eutropis macularius (Blyth, 1853)4 Thằn lằn bóng đốm 9M + 69 Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820)6 Thằn lằn bóng hoa 4M + + 70 Plestiodon tamdaoensis (Bourret, 1937)5 Thằn lằn tốt mã tam đảo 1M + 71 Scincella devorator Darevsky, Orlov & Ho, 20044 Thằn lằn cổ yên tử 3M + 72 Scincella ochracea (Bourret, 1937)4 Thằn lằn cổ thân đỏ 9M + 73 Scincella cf. modesta (Günther, 1864) Thằn lằn cổ nhỏ 6M + 74 Sphenomorphus indicus (Gray,1853)6 Thằn lằn phê-nô ấn độ 10M + + 75 Sphenomorphus sp. 10M + 76 Tropidophorus baviensis Bourret, 1939 Thằn lằn tai ba vì 11M + 11. Anguidae Oppel, 1811 Họ Thằn lằn rắn 77 Dopasia harti (Boulenger, 1899) Thằn lằn rắn hác 3M + 78 Dopasia ludovici (Mocquard, 1905)4 Thằn lằn rắn lu-đô-vic 3M + 12. Varanidae Merrem, 1820 Họ Kỳ đà 9 79 Varanus salvator (Laurenti, 1786)6 Kỳ đà hoa QS + + 13. Typhlopidae Merrem, 1820 Họ Rắn giun 80 Ramphotiphlops braminus (Daudin, 1803)6 Rắn giun 5M + + 14. Pythonidae Fitzinger, 1826 Họ Trăn 81 Python molurus (Linnaeus, 1758)6 Trăn đất PV + + 15. Xenopeltidae Gray, 1849 Họ Rắn mống 82 Xenopeltis unicolor Boie, 18276 Rắn mống 1M + + 16. Colubridae Oppel, 1811 Họ Rắn nƣớc 83 Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827)6 Rắn roi thường 4M + + 84 Boiga multomaculata (Boie, 1827)6 Rắn rào đốm 4M + + 85 Calamaria pavimentata Dumeril, Bibron & Dumerin, 1854 5 Rắn mai gầm lát 1M + 86 Coelognathus radiatus (Boie, 1827)6 Rắn sọc dưa QS + + 87 Cyclophiops multicinctus (Rou, 1907)4 Rắn nhiều đai 1M + + 88 Dendrelaphis ngansonensis (Bourret, 1935)5 Rắn leo cây ngân sơn 2M + 89 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)6 Rắn leo cây 5M + + 90 Euprepiophis mandarinus (Cantor, 1842)5,6 Rắn sọc quan 1M + + 91 Gonyosoma frenatus (Gray, 1853)4 Rắn sọc má 3M + 92 Gonyosoma prasinus (Blyth, 1854)4 Rắn sọc xanh 4M + + 93 Liopeltis frenatus (Günther, 1858)4 Rắn đai má 2M + 94 Lycodon fasciatus (Anderson, 1879)5,6 Rắn khuyết đốm 3M + + 95 Lycodon futsingensis (Pope, 1928)6 Rắn lệch đầu vạch 1M + 96 Oligodon catenatus (Blyth, 1854)4 Rắn khiếm a sam 4M + 97 Oligodon
Luận văn liên quan