Tai nạn giao thông là vấn đề quan tâm của toàn cầu. Nhận thức được điều này, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN. Với đề tài
này, chúng tôi tập trung làm rõ các phương diện: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, ý
nghĩa của việc chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông. Mức độ tuân thủ hay vi phạm luật
an toàn giao thông của sinh viên: thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ Nguyên
nhân sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông.
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
223
NGHIÊN CỨU HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
RESEARCH BEHAVIOR TRAFFIC OF STUDENT
UNIVERSITY OF EDUCATION - UNIVERSITY OF DANANG
SVTH: Ngô Thị Lệ Thủy
Lớp 06CTL, Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. Lê Quang Sơn
Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Sư phạm
ABSTRACT
Traffic accidents are issues of global concern. Recognizing this, we conducted research in
traffic behavior of students University of Education - University of Danang. With this topic, we focus
on clarifying aspects: student perceptions of the importance and siginifcance of stricstly observe
traffic safety laws. The level of compliance or violation of traffic safety of students: frequently,
occasionally, rarely, never ... Causes student violation of traffic safety laws.
TÓM TẮT
Tai nạn giao thông là vấn đề quan tâm của toàn cầu. Nhận thức được điều này, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN. Với đề tài
này, chúng tôi tập trung làm rõ các phương diện: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, ý
nghĩa của việc chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông. Mức độ tuân thủ hay vi phạm luật
an toàn giao thông của sinh viên: thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ…Nguyên
nhân sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của giao thông đường bộ là một biểu hiện của sự tiến bộ của nhân
loại, nhưng một trong những mặt trái của nó là tình trạng mất an toàn và tai nạn giao thông.
Hiện nay, tình trạng sinh viên gây tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ ngày càng gia tăng. SV
các trường sư phạm cũng chiếm tỉ lệ nhất định (Đó là những nhà giáo tương lai trong việc
giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh). Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài
này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng (ĐHSP - ĐHĐN), nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất biện
pháp khắc phục.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định cơ sở lý luận; Đánh giá thực trạng; Đề xuất những biện pháp tác động
thay đổi hành vi tham gia giao thông theo hướng tích cực cho SV trường ĐHSP - ĐHĐN.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
224
1.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên
1.4.2. Khách thể nghiên cứu: SV trường ĐHSP - ĐHĐN
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu: 300 SV trường ĐHSP – ĐHĐN gồm:100 SV năm 1, 100 SV
năm 2, 100 SV năm 3
1.5. Giả thuyết khoa học
Hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN còn nhiều hạn
chế, với nhiều biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân của thực trạng thuộc về sinh viên, xã hội,
chương trình giáo dục của nhà trường.
1.6. Các phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát; trò chuyện; điều tra bằng phiếu hỏi.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Những cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Lý luận về hành vi
1.2.1.1. Khái niệm hành vi
Là một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục
đích để thoả mãn nhu cầu của con người.
1.2.1.2. Các lý thuyết về hành vi nuớc ngoài: Thuyết phản xạ có điều kiện của I.P
Pavlov; Thuyết liên lệ của E.L.Thorndike; Thuyết hành vi cổ điển của Watson; Thuyết
hành vi tạo tác của Skinner.
1.2.1.3. Lí luận nghiên cứu hành vi ở Việt Nam
1.2.2. Lí luận về động cơ
1.2.2.1. Khái niệm động cơ
Động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động..
1.2.2.2. Lí luận vấn đề động cơ ở nƣớc ngoài: Các nghiên cứu trong tâm lý học phương
Tây; Các nghiên cứu trong tâm lý học Xô viết.
1.2.2.3. Lí luận vấn đề động cơ ở Việt Nam
1.2.3. Lí luận về hành vi tham gia giao thông của SV trƣờng ĐHSP- ĐHĐN
1.2.3.1. Khái niệm hành vi tham gia giao thông
Hành vi tham gia giao thông là một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương
đối nhằm đạt được mục đích, thoả mãn nhu cầu của con người khi tham gia giao thông.
1.2.3.2. Bản chất hành vi tham gia giao thông : được hiểu là những biểu hiện cụ thể của
con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể. Hành vi tham gia giao
thông bao gồm hành động ý chí và hành động tự động hóa
1.2.3.3. Biểu hiện hành vi vi tham gia giao thông của SV trƣờng ĐHSP- ĐHĐN
Nhận thức của SV về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc chấp hành nghiêm chỉnh
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
225
luật an toàn giao thông, hiểu biết của SV về luật an toàn giao thông. Mức độ tuân thủ (vi
phạm ) luật an toàn giao thông của SV: thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao
giờ…Nguyên nhân SV vi phạm luật an toàn giao thông.
1.2.3.4. Biện pháp thay đổi hành vi vi tham gia giao thông
Dựa khung lý thuyết thay đổi hành vi
CHƢƠNG 2:TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành trên khách thể là 300 SV.
2.2. Vài nét về tiến trình nghiên cứu
Đề tài được tiến hành theo tiến trình sau: Xây dựng cơ sở lý luận, định hướng
nghiên cứu thực tiễn; Thiết kế phiếu điều tra, quan sát; Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu
khách thể đã chọn; Xử lý, phân tích kết quả điều tra; Đề xuất một số giải pháp.
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương
pháp trò chuyện; Phương pháp quan sát; Cách xử lý và đánh giá kết quả: tính tỉ lệ %
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Thực trạng tham gia giao thông của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHĐN.
3.1.1. Quan sát hành vi sinh viên tham gia giao thông
Sinh viên ở trọ đường Phạm Như Xương những giờ tan trường bất kể là phương
tiện xe đạp hay xe máy; các bạn vào nhà xe lấy xe, khi ra khỏi cổng như một quán tính các
bạn ngồi lên xe và cứ thế là đi ngược chiều. Theo thống kê mà chúng tôi quan sát được từ
nhà xe ra khỏi cổng trường thì 100 phương tiện xe máy và xe đạp thì có đến trên 50
phương tiện đi ngược chiều và chủ yếu là xe đạp (32 phuơng tiện).
Đối với sinh viên ở trọ đường Nguyễn Khuyến: Khoảng cách “xa gần” theo “tính
toán” của sinh viên và hầu hết các phương tiện xe đạp, xe máy từ đoạn đường này sang
trường hầu hết là đi ngược chiều.
Đối với sinh viên ở trọ sau khu vực kí túc xá trường: bên cạnh kí túc xá của trường
là một vài con hẻm, sinh viên ở trọ và sống tập trung tại khu vực này. Cũng giống như một
số sinh viên ở trọ đường Nguyễn Khuyến, khi đến trường sinh viên thường đi ngược chiều
để “tiết kiệm” thời gian và “ngại sang đường
Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định là rất ít,
trong một ngày quan sát chúng tôi chỉ gặp hai hay ba trường hợp. Theo quan sát, đối với
Chưa có ý thức
về vấn đề
Có ý thức về
vấn đề
Giai đoạn 1
Nhận thức
Giai đoạn 2
Chấp nhận
Giai đoạn 3
Có ý định
Giai đoạn 4
Thực hiện
Giai đoạn 5
Duy trì
Tìm hiểu
vấn đề
Mong muốn giải
quyết
vấn đề
Thử thực
hiện hành
vi mới
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
226
sinh viên tham giao thông bằng phương tiện xe máy 98% các bạn chấp hành nghiêm chỉnh
việc đội mũ bảo hiểm, chỉ còn vài trường hợp là vi phạm.
Đối với sinh viên tham gia bằng giao thông đi bộ thì lỗi mà các vi phạm nhiều nhất
là sang đường không đúng nơi quy định. Đại đa số các bạn không sang đúng dải phân cách
dành riêng cho người đi bộ như quy định, các bạn thường sang đường ở những dải phân
cách giảm tốc độ.
Lên xuống xe khi ra vào cổng là thể hành vi văn hóa khi tham gia giao thông. Bên
cạnh những sinh viên thực hiện tốt hành vi này thì vẫn còn một số sinh viên chưa thực hiện
tốt. Theo quan sát của chúng tôi: có một số sinh viên từ nhà xe phóng thẳng ra không
xuống xe khi qua cổng trường. Mặc dù nhà trương đã có biển hiệu treo dòng chữ trước
cổng và gần nhà xe (bên phòng bảo vệ) rất rõ là “XUỐNG XE, TẮT MÁY”.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn hành vi tham gia giao thông của SV trƣờng ĐHSP
– ĐHĐN.
3.1.2.1. Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng khi chấp hành
luật an toàn giao thông
54.339
5 1.7
Tự giác chấp hành luật an toàn giao thông là là
thực hiện nếp sống văn hóa
Chấp hành luật an toàn giao thông là đảm bảo tính
mạng cho mình và người khác
Chấp hành luật an toàn giao thông là nghĩa vụ thực
hiện pháp luật đối với nhà nước
Chấp hành luật an toàn giao thông là để khỏi bị
cảnh sát giao thông phạt tiền và giữ xe.
3.1.2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ chấp hành luật an toàn giao thông của sinh viên
33.3
55.3
9 2.4
Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao
thông
Chấp hành luật lệ an toàn giao thông nhưng vẫn
còn một số lỗi vi phạm nhỏ
Còn tùy vào trường hợp cụ thể
Thường xuyên vi phạm luật an toàn giao thông
3.1.2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên thực hiện những quy định đối với tín hiệu đèn
giao thông 4.3
76.7
19
0
Nhìn trước xem sau có cảnh sát giao thông hay không?
Nếu không có cảnh sát giao thông bạn sẽ vượt qua.
Dừng xe và chờ đèn giao thông chuyển sang màu xanh
mới đi
Dừng xe nhưng đôi lúc thấy đường vắng vẫn vượt qua
Thản nhiên vượt qua
3.1.2.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên đối với hành vi đi ngƣợc chiều
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
227
33.3
1129.3
26.4 Đi đúng luật giao thông
Đi ngược chiều.
Đi đúng luật giao thông nhưng thỉnh
thoảng vẫn đi ngược chiều
Thường xuyên đi đúng luật nhưng
có những lúc hoàn cảnh đặc biệt vẫn
đi ngược chiều
3.1.2.5. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
không hiểu rõ luật việc gấp, bị trễ học thói quen ý thức tự giác chƣacao hệ thống giao thông
không hợp lý
chƣơng trình giáo dục
chƣa đầy đủ
luật pháp chƣa nghiêm lực lƣợng chuyên trách
còn mỏng
SV1
SV2
SV3
3.1.2.6. Mức độ phạm lỗi của sinh viên khi tham gia điều khiển xe máy, xe đạp
Mức
độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiểm khi Không bao giờ
SV1% SV2% SV3% SV1% SV2% SV3% SV1% SV2% SV3% SV1% SV2% SV3%
A 1 4 13 49 56 54 24 24 26 26 16 7
D 1 0 3 32 31 46 35 34 22 32 65 71
C 0 1 0 3 6 5 4 9 11 93 85 84
D 1 6 2 8 9 13 23 25 22 68 60 63
Ghi chú: A: Sử dụng ô, điện thoại di động B: Đi xe dàn hàng ngang, đi ngược chiều
C: Uống rượu bia quá nồng độ cho phép D: Không đội mũ bảo hiễm
3.1.2.7. Mức độ phạm lỗi của sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 khi tham gia đi bộ
Ghi chú: A: Đi xuống lòng đường B: Sang đường không đúng nơi quy định
C: Đi trên dải phân cách D: Đi ngược chiều
Mức
độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiểm khi Không bao giờ
SV1% SV2% SV3% SV1% SV2% SV3% SV1% SV2% SV3% SV1% SV2% SV3%
A 2 6 11 52 51 50 24 25 29 22 18 10
B 3 6 8 26 43 55 22 23 22 49 28 15
C 6 8 2 22 22 27 22 25 27 50 45 44
D 6 5 3 2 38 29 19 19 19 73 38 49
3.2. Đề xuất một số biện pháp để thay đổi hành tham gia giao thông của sinh viên
trƣờng ĐHSP – ĐHĐN
Phải tăng cường nguồn tư liệu sách báo về an toàn giao thông tại thư viện trường
cho sinh và có những hình thức khuyến khích sinh viên đọc sách.
- Phải cập nhập thông tin và có các hình thức khuyến khích tính tự giác của sinh
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
228
viên thông qua internet và trao đổi cùng bạn bè về vấn đề an toàn giao thông.
- Tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục của nhà trường sư phạm vì đây là hình
thức được sinh viên biết đến nhiều nhất với mức độ thường xuyên nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đa số SV trường ĐHSP- ĐHĐN đều có nhận thức tốt về tầm quan trọng và ý nghĩa
của vệ chấp hành nghiêm chỉnh luật an tàn giao thông (90%). Tuy nhiên, theo số luợng
điều tra của chúng tôi SV không hiểu luật và vi phạm luật giao thông cao hơn rất nhiều so
với sinh viên không vi phạm. Mỗi SV vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên
nhân chủ yếu là có việc gấp, bị trễ học; do thói quen; ý thức tự giác chưa cao; và chương
trình giáo dục chưa đầy đủ
2. Khuyến nghị
Phải có một đề tài nghiên cứu kỹ về biện pháp giáo dục giáo dục an toàn giao thông
cho SV.
Hiện nay, nhà trường chỉ thiên về giáo dục nhận thức cho sinh viên về an toàn giao
thông mà chưa giáo dục về hành vi hay thói quen khi tham gia giao thông. Vì vậy, phải
tăng cường tạo ra những tình huống, thói quen để sinh viên rèn luyện hành vi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Mạnh Hà (2000), Thái độ của người dân hà Nội đối với vấn đề sử dụng xe buýt,
luận văn thạc sĩ – Viện khoa học giáo dục
[2] Vũ Gia Hiền (2002), Tâm lý học hành vi, Nxb ĐHQG Hà Nội.
[3] Hoàng Oanh (2009), Luật gia thông đường bộ,Nxb Giao thông vận tải.
[4] Lê Quang Sơn (2007), Bài giảng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm
lý học.
[5] Ngô Thị Lệ Thủy (2009), Nghiên cứu hành vi hút thuốc lá của sinh viên trường Đại
học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, Nghiên cứu khoa học.