Trong ấn phẩm “Chƣơng trình cho tổng điều tra nông nghiệp thế giới
2000” FAO đã khuyến nghị 10 nhóm chỉ tiêu sau áp dụng cho tổng điều tra:
- Nhóm chỉ tiêu nhận dạng (địa chỉ của hộ/cơ sở, chủ cơ sở sản xuất,
ngƣời cung cấp thông tin);
- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh đặc tính chung (thành phần của chủ cơ sở,
ngƣời quản lý, điều hành sản xuất, mục đích sản xuất.);
- Nhóm chỉ tiêu về nhân khẩu học (số nhân khẩu của hộ, tên, giới tính,
tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hoá của các thành viên trong hộ);
- Nhóm chỉ tiêu về việc làm (của thành viên trong hộ và lao động thuê
ngoài);
- Nhóm chỉ tiêu về đất và nƣớc (Tổng số thửa và tổng diện tích, tổng
diện tích cho thuê/đi thuê; đối với từng thửa cần nắm các thông tin: Vị trí và
diện tích từng thửa; tình trạng sở hữu đất; sử dụng đất; tƣới, tiêu; diện tích
đƣợc chuyển đổi cây trồng và tạm dừng trồng trọt để bảo vệ độ phì của đất;
các thông tin kỹ thuật về đất: loại đất, mức độ thoát nƣớc của bề mặt đất, mức
độ lọc của đất, mức độ thoái hoá đất);
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 16-CS-2005
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN NỘI DUNG THÔNG TIN TRONG
TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
1. Cấp đề tài : Cơ sở
2. Thời gian nghiên cứu : Năm 2005
3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê
5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Phạm Quang Vinh
6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
CN. Đoàn Thị Hồng Hạnh
CN. Nguyễn Hòa Bình
172
1. Nội dung thông tin trong tổng điều tra nông nghiệp, thủy sản theo
khuyến nghị của FAO và kinh nghiệm một số nƣớc
1.1. Khuyến nghị của FAO năm 2000 về nội dung tổng điều tra nông
nghiệp (cho thời kỳ 1995-2005)
Trong ấn phẩm “Chƣơng trình cho tổng điều tra nông nghiệp thế giới
2000” FAO đã khuyến nghị 10 nhóm chỉ tiêu sau áp dụng cho tổng điều tra:
- Nhóm chỉ tiêu nhận dạng (địa chỉ của hộ/cơ sở, chủ cơ sở sản xuất,
ngƣời cung cấp thông tin);
- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh đặc tính chung (thành phần của chủ cơ sở,
ngƣời quản lý, điều hành sản xuất, mục đích sản xuất...);
- Nhóm chỉ tiêu về nhân khẩu học (số nhân khẩu của hộ, tên, giới tính,
tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hoá của các thành viên trong hộ);
- Nhóm chỉ tiêu về việc làm (của thành viên trong hộ và lao động thuê
ngoài);
- Nhóm chỉ tiêu về đất và nƣớc (Tổng số thửa và tổng diện tích, tổng
diện tích cho thuê/đi thuê; đối với từng thửa cần nắm các thông tin: Vị trí và
diện tích từng thửa; tình trạng sở hữu đất; sử dụng đất; tƣới, tiêu; diện tích
đƣợc chuyển đổi cây trồng và tạm dừng trồng trọt để bảo vệ độ phì của đất;
các thông tin kỹ thuật về đất: loại đất, mức độ thoát nƣớc của bề mặt đất, mức
độ lọc của đất, mức độ thoái hoá đất);
- Nhóm chỉ tiêu về các loại cây trồng (các loại cây hàng năm; cây lâu
năm; sử dụng phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh; hạt giống, con giống);
- Nhóm chỉ tiêu về chăn nuôi (phƣơng thức chăn nuôi; số lƣợng gia súc;
số lƣợng gia cầm; chăn nuôi khác);
- Nhóm chỉ tiêu về máy móc, thiết bị (Số lƣợng từng loại máy móc cố
định; số lƣợng các loại máy móc thiết bị khác chia theo nguồn gốc);
- Nhóm chỉ tiêu về công trình kiến trúc (Số lƣợng, hình thức sở hữu từng
loại công trình, diện tích hoặc thể tích/khối lƣợng);
- Nhóm chỉ tiêu khác.
173
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nội dung tổng điều tra
1.2.1. Trung Quốc
Tổng điều tra nông nghiệp của Trung Quốc mới tổ chức 1 lần vào năm
1997. Phạm vi tổng điều tra bao gồm các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các hộ
nông thôn, các hƣơng trấn, thị trấn, các xã.
Các nội dung chính trong tổng điều tra nông nghiệp của Trung Quốc:
(1) Số lƣợng, loại hình hoạt động kinh tế của các cơ sở sản xuất nông
nghiệp và cơ sở phi nông nghiệp;
(2) Nhân khẩu nông thôn phân theo tuổi, giới tính, trình độ giáo dục,
ngành hoạt động và nơi làm việc;
(3) Đất nông nghiệp bao gồm cả diện tích đất trồng trọt, đất vƣờn, đất
lâm nghiệp, diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản;
(4) Chăn nuôi, bao gồm số lƣợng đầu con các vật nuôi vào cuối năm, số
lƣợng bán ra và giết mổ bởi các hộ;
(5) Cây trồng, bao gồm diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch các
loại cây trồng, sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất vƣờn cho
mục đích trồng trọt;
(6) Số lƣợng các nhà khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, sự áp dụng các
tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp;
(7). Máy móc, thiết bị nông nghiệp và các công trình kiến trúc sử dụng
cho sản xuất;
(8) Môi trƣờng cộng đồng và kết cấu hạ tầng;
(9) Tài chính và thị trƣờng nông thôn;
(10) Việc xây dựng các thị trấn huyện bao gồm cả dân số phi nông
nghiệp, đất sử dụng và qui mô của các doanh nghiệp.
Một số nội dung chính trong phiếu điều tra hộ nông thôn:
(1) Nhóm thông tin về thành viên của hộ: Trình độ học vấn; Thời gian
làm việc cho các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp trong năm; Hoạt
động kinh tế chủ yếu; Nơi làm việc nhiều thời gian nhất; Nơi làm việc chủ
174
yếu đối với các hoạt động phi nông nghiệp; Số lao động thuê ngoài trong đó
nữ, số lao động thƣờng xuyên, số lao động tạm thời.
(2) Nhóm thông tin về sử dụng đất: đất canh tác và nguồn đất; đất cây
lâu năm; đất lâm nghiệp; diện tích trồng cỏ; diện tích mặt nƣớc nuôi trồng
thủy sản; Nhóm chỉ tiêu về diện tích gieo trồng; Diện tích thu hoạch một số
cây; Diện tích đất đƣợc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp;
(3) Nhóm thông tin về loại hoạt động của hộ: Nguồn thu nhập chính của
hộ, nguồn thu nhập chính từ khu vực nông nghiệp. Loại hoạt động kinh
doanh cá thể; Hoạt động có đƣợc cấp giấy phép hay không.
1.2.2. Nhật Bản
Tổng điều tra nông nghiệp của Nhật Bản năm 1995:
Bao gồm 4 cuộc điều tra cho 4 loại đơn vị điều tra, cụ thể: Điều tra toàn
bộ các hộ nông nghiệp; Điều tra toàn bộ các hợp tác xã nông nghiệp; Điều tra
toàn bộ các cơ sở dịch vụ nông nghiệp; Điều tra toàn bộ các thị trấn, xã, thôn.
- Nội dung điều tra đối với các hộ nông nghiệp bao gồm những vấn đề
chính sau: Các thông tin về các thành viên của hộ và thực trạng quản lý của
các cơ sở sản xuất nông nghiệp; Lực lƣợng lao động nông nghiệp; Đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp và các loại đất khác; Chăn nuôi bao gồm cả gia cầm
và nuôi tằm; Máy móc thiết bị nông nghiệp; Các sản phẩm nông nghiệp; Một
số thông tin về cơ sở sản xuất nông nghiệp.
- Nội dung điều tra đối với các cơ sở dịch vụ nông nghiệp bao gồm:
Loại hình quản lý; Lực lƣợng lao động cho dịch vụ nông nghiệp; Máy móc và
thiết bị nông nghiệp; Các hoạt động dịch vụ; Các nội dung khác phản ánh
tình hình cơ bản của cơ sở dịch vụ nông nghiệp.
- Nội dung điều tra các xã, thị trấn, làng gồm các vấn liên quan đến môi
trƣờng sản xuất nông nghiệp, cụ thể: Điều kiện về vị trí địa lý; Đất đai; Môi
trƣờng sản xuất nông nghiệp; Môi trƣờng sống của các làng nông nghiệp;
Loại hình nông nghiệp bảo vệ môi trƣờng; Tình hình bảo vệ, duy trì các
nguồn lợi tự nhiên; Những chƣơng trình trao đổi đang đƣợc thực hiện; Sự ổn
định thu nhập và cơ hội về việc làm.
Tổng điều tra thủy sản:
175
Cuộc điều tra này đƣợc tiến hành với qui mô lớn nhất theo chu kỳ 5 năm
1 lần. Cuộc điều tra này gồm 3 cuộc điều tra nhỏ: điều tra về hoạt động thủy
sản ngoài biển, điều tra cơ bản về các hoạt động thủy sản trên đất liền và điều
tra về các tiểu vùng hoạt động thủy sản.
- Điều tra cơ bản về các hoạt động thủy sản ngoài biển
* Đơn vị điều tra: toàn bộ các cơ sở thủy sản và các hộ làm thuê thủy sản.
* Chỉ tiêu điều tra: Số lƣợng cơ sở thủy sản, số hộ làm thuê thủy sản,
nhân khẩu, lao động của các hộ, tàu thuyền đánh cá đƣợc sử dụng phân theo
chủng loại, diện tích các loại mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, thời gian làm
việc trong lĩnh vực thủy sản.
- Điều tra thủy sản nƣớc ngọt
* Đơn vị điều tra: các cơ sở thủy sản nƣớc ngọt, các hiệp hội hợp tác xã
thủy sản nƣớc ngọt.
* Nội dung điều tra:
+ Đối với các các cơ sở thủy sản: Số cơ sở thủy sản, số hộ và nhân khẩu
của hộ làm thuê thủy sản, số tàu thuyền đánh cá đƣợc sử dụng theo loại tàu,
diện tích các loại mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, thời gian lao động cho thủy
sản.
+ Đối với các hiệp hội hợp tác xã thủy sản: Số lƣợng thành viên, thông
tin về các chƣơng trình thả giống, số ngƣời câu cá với mục đích giải trí.
- Điều tra các tiểu khu thủy sản
* Đơn vị điều tra: các chợ cá, các ngƣời bán buôn thủy sản, các nhà máy
đông lạnh và chế biến thủy sản.
* Nội dung điều tra: các cảng cá, các xƣởng đóng tàu, các chợ cá, các
nhà máy đông lạnh và chế biến thủy sản.
1.2.3. Thái Lan
Tổng điều tra thủy sản
Tổng điều tra thủy sản ở Thái Lan đã đƣợc tiến hành 2 lần vào năm
1967 và năm 1985.
176
Phƣơng pháp thu thập tài liệu: Phỏng vấn trực tiếp.
Nội dung các phần điều tra chính:
a) Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đƣợc phân theo: Loại hình quản lý;
Loại thủy sản; Số ngƣời tham gia; Cách trả công lao động; Nguồn tiêu thụ;
Nguồn tín dụng thủy sản.
b) Tầu thuyền đánh bắt thủy sản đƣợc phân theo: Loại tầu thuyền; Chiều
dài và trọng tải của tầu thuyền; Loại động cơ và sức ngựa; Ngƣ cụ đánh bắt
chính; Khu vực đánh bắt chủ yếu; Sở hữu tầu thuyền; Số thủy thủ đoàn
thƣờng trú.
c) Nuôi trồng thủy sản đƣợc phân loại theo: Loại thủy sản nuôi; Diện
tích nuôi trồng; Số lao động thƣờng xuyên; Sở hữu diện tích nuôi trồng;
Nguồn giống thủy sản; Phƣơng pháp nuôi.
d) Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ thủy sản: Mức độ lệ thuộc vào
ngành thủy sản; Quyền sở hữu về tài sản lâu bền; Nhóm hội viên hoạt động
thủy sản.
e) Lao động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phân theo giới tính và độ
tuổi; trình độ văn hoá đạt đƣợc; loại công việc thủy sản.
f) Cơ sở hạ tầng hiện có của các làng cá: dịch vụ xe buýt, xe máy, điện,
nƣớc máy, điện thoại, bệnh viện,...
g) Điều kiện thuận lợi liên quan đến thủy sản ở các làng cá: Số cảng cá;
Số xí nghiệp nƣớc đá; Số kho lạnh; Số trạm gas, ...
1.3. Khả năng vận dụng những khuyến nghị của FAO và kinh nghiệm của
các nước vào xây dựng, hoàn thiện nội dung Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản ở Việt Nam trong thời gian tới
(1). Phần lớn các nội dung FAO khuyến nghị và các nƣớc đang thu thập
đều có thể áp dụng vào Tổng điều tra ở Việt Nam theo hƣớng chắt lọc những
thông tin cơ bản dễ thu thập để điều tra đối với toàn bộ các hộ; các thông tin
chuyên sâu thì thu thập trong các đơn vị có qui mô lớn và các hộ mẫu. Tuy
nhiên, một số nội dung về chất lƣợng, loại đất, độ phì của đất, thì cần khai
177
thác và thu thập qua Tổng điều tra đất do Bộ Tài Nguyên – Môi trƣờng thực
hiện.
(2). Thu thập thông tin từ nhiều loại đơn vị điều tra khác nhau của các
loại hình kinh tế. Cần tập trung thu thập các thông tin phản ánh mục đích sản
xuất của các hộ, các đơn vị sản xuất.
(3). Bổ sung những thông tin cần thiết (diện tích gieo trồng các lọai cây
chủ yếu, chăn nuôi theo các loại giống khác nhau, tàu thuyền theo nghề đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản theo vụ,...).
(4). Những qui định, khái niệm một số nội dung, chỉ tiêu là căn cứ quan
trọng cho việc điều chỉnh, sửa đổi lại những khái niệm hiện đang sử dụng ở
Việt Nam nhằm đảm bảo tính thống nhất cũng nhƣ tạo điều kiện cho so sánh
quốc tế.
(5). Sử dụng kết quả Tổng điều tra để đánh giá lại chất lƣợng số liệu
điều tra hàng năm, làm căn cứ để điều chỉnh lại các số liệu đó.
2. Nội dung thông tin trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản năm 2001 ở Việt nam
2.1. Nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001
Nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản có nhiều
điểm chung qua 2 lần Tổng điều tra, đồng thời có những bổ sung hoàn thiện ở
lần Tổng điều tra lần thứ hai (2001). Đến năm 2001, tình hình kinh tế - xã hội
đã có nhiều thay đổi so với năm 1994. Những số liệu cơ bản và tình hình mới
chƣa đƣợc thu thập đầy đủ. Riêng các số liệu cơ bản về thủy sản càng thiếu
nghiêm trọng vì hơn 40 năm qua từ khi thành lập ngành thủy sản đến nay
chƣa đƣợc tổng điều tra lần nào. Đó chính là các vấn đề cần đƣợc bổ sung
trong Tổng điều tra năm 2001.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 ở nƣớc ta
đã tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
(1) Tình hình cơ bản của các hộ nông thôn: Số hộ, số nhân khẩu, lao
động phân theo ngành nghề thực tế, đất nông nghiệp hộ sử dụng, máy móc,
thiết bị, số lƣợng gia súc, gia cầm; diện tích gieo trồng một số cây công
178
nghiệp lâu năm chủ yếu và cây ăn quả có giá trị cao. Đối với hộ thủy sản còn
thu thập các thông tin về số tàu thuyền, máy móc thiết bị đánh bắt thủy sản và
diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản. Đối với lao động trong độ tuổi có khả
năng lao động đƣợc phân theo trình độ chuyên môn và ngành nghề chính,
phụ.
Các nội dung tổng điều tra đối với hộ đƣợc phân thành nhóm chính:
Nhóm chỉ tiêu nhận dạng: tên, địa chỉ; Nhóm chỉ tiêu về hộ, nhân khẩu, lao
động; Nhóm chỉ tiêu về tình hình sử dụng đất, mặt nƣớc của hộ chia theo các
nguồn hình thành và nhiều phân tổ khác nhƣ loại mặt nƣớc nuôi trồng thủy
sản, phƣơng thức nuôi,...; Nhóm chỉ tiêu về diện tích trồng một số cây lâu
năm chủ yếu, số cây trồng phân tán đang cho sản phẩm; Nhóm chỉ tiêu về
chăn nuôi: số lƣợng các loại vật nuôi chủ yếu của hộ; Nhóm chỉ tiêu phản ánh
về máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
(2) Cơ sở hạ tầng của các xã và thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn: Thu thập các thông tin về điện, đƣờng giao
thông, trạm y tế, trƣờng học, nƣớc sạch, thông tin liên lạc, chợ, hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp,
thủy sản và kinh tế nông thôn, các làng nghề, dịch vụ nông thôn. Trình độ
văn hoá, chuyên môn của một số chức vụ lãnh đạo chủ chốt của xã. Kết quả
thực hiện một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nông thôn, nông nghiệp
và thủy sản.
(3) Quan hệ sản xuất nông thôn, kinh tế trang trại: Thu thập các thông
tin về số lƣợng và thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông, lâm nghiệp,
thủy sản mới thành lập và chuyển đổi theo Luật hợp tác xã. Kết quả hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản. Số lƣợng và loại hình trang trại đƣợc thống kê
và đánh giá theo tiêu chí trang trại của thông tƣ Liên tịch ban hành năm 2000
giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê.
(4) Tình hình cơ bản và năng lực sản xuất của ngành thủy sản: bao gồm
số lƣợng hộ, lao động, tàu thuyền, máy móc thiết bị chủ yếu, cơ sở chế biến và
nuôi trồng thủy sản, kết quả thực hiện chƣơng trình đánh bắt thủy sản xa bờ.
179
(5) Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, vốn trong nông
thôn: Cơ cấu kinh tế nông thôn đƣợc phân theo 3 khu vực: Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ; cơ cấu sản xuất trong
nội bộ từng ngành: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp),
lâm nghiệp (lâm sinh, khai thác lâm sản, dịch vụ lâm nghiệp), thủy sản (nuôi
trồng, đánh bắt, dịch vụ thủy sản)... Vốn trong nông thôn: vốn đầu tƣ phát
triển trong năm 2000, vốn tích luỹ trong dân và khả năng huy động vốn
của hộ nông thôn.
2.2. Những ưu, nhược điểm về nội dung thông tin trong Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001
2.2.1. Ƣu điểm
Tổng điều tra năm 2001 có nhiều ƣu điểm nổi bật sau so với Tổng điều
tra năm 1994:
- Bổ sung thêm những nội dung quan trọng bao gồm: Các thông tin về
năng lực sản xuất ngành thủy sản; Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn, vốn đầu tƣ
phát triển, vốn tích luỹ của hộ nông thôn; Các thông tin về kinh tế trang trại;
Ngoài việc bổ sung các mảng thông tin lớn trên, Tổng điều tra năm 2001 đã
có nhiều bổ sung khác đối với từng loại đơn vị điều tra, cụ thể:
+ Đối với các hộ: Thêm các phân tổ về hộ theo ngành sản xuất phù hợp
với phân ngành kinh tế hiện hành, phân loại hộ theo nguồn thu nhập chính
trong năm; bổ sung thêm các thông tin về giới tính, trình độ chuyên môn, hoạt
động chủ yếu của các nhân khẩu trong độ tuổi lao động; bổ sung các thông tin
về các loại máy móc chủ yếu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Đối với các xã: bổ sung đƣợc rất nhiều chỉ tiêu nhƣ: tình hình phát
triển văn hoá ở cấp thôn; mở rộng điện lƣới quốc gia đến các thôn; số hộ
nghèo trên địa bàn xã; thông tin về hộ nông nghiệp không có đất sản xuất
nông nghiệp; số hộ đƣợc vay vốn theo các chƣơng trình, dự án; chất lƣợng
đƣờng giao thông đến UBND xã; các điểm bƣu điện văn hóa, nhà văn hoá,
thƣ viện ở xã ...
+ Đối với các hợp tác xã và doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản:
bổ sung thêm các chỉ tiêu về phân loại hình, phân tổ các doanh nghiệp, hợp
180
tác xã; tình hình chuyển đổi và thành lập mới các hợp tác xã; tình hình sử
dụng đất trong quy hoạch, kết quả các hoạt động sản xuất dịch vụ; ...
- Đảm bảo đƣợc sự thống nhất về nội dung giữa các loại phiếu áp dụng
cho những đơn vị điều tra khác nhau.
- Loại bỏ những chỉ tiêu không quan trọng, không còn phù hợp với tình
hình thực tế hoặc đã đƣợc thu thập từ các cuộc điều tra của Tổng cục và các
Bộ ngành khác nhƣ: các thông tin chi tiết về diện tích đất gieo trồng cây hàng
năm, thông tin về số tập đoàn sản xuất nông nghiệp, thông tin về đƣờng giao
thông cho các phƣơng tiện thô sơ đến UBND xã...
2.2.2. Hạn chế, tồn tại
Nội dung thông tin trong Tổng điều tra năm 2001 vẫn còn một số những
hạn chế, tồn tại hoặc cho đến nay không còn phù hợp nữa, cụ thể:
- Một số thông tin thu thập còn quá tổng hợp ảnh hƣởng đến việc tính
toán các phân tổ chi tiết các kết quả đầu ra nhƣ số liệu số lƣợng và công suất
đánh bắt thủy sản cơ giới không chi tiết của từng tàu, thuyền. Rất nhiều chỉ
tiêu về kết quả sản xuất của hộ, trang trại mang tính tổng hợp, không có chi
tiết đã gây khó khăn cho điều tra viên khi thu thập thông tin.
- Nhiều thông tin quan trọng có thể thu thập nhƣng chƣa đƣợc đề cập:
Giới tính của chủ hộ và những đặc điểm cơ bản của những ngƣời trên và dƣới
độ tuổi lao động; ứng dụng các tiến bộ về giống trong chăn nuôi, các thông tin
phản ánh tác động của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tới môi trƣờng....
Ngoài ra, việc loại bỏ hoàn toàn thông tin về diện tích gieo trồng cây hàng
năm chủ yếu đã gây khó khăn cho việc chọn mẫu điều tra sản lƣợng của các
loại cây đó, nhất là cây lúa.
- Tên gọi một số chỉ tiêu chƣa phù hợp nhƣ chỉ tiêu “Ngành hoạt động
chính của những ngƣời trong độ tuổi lao động trong 12 tháng qua”. Bên cạnh
đó, một số các chỉ tiêu giá trị còn chƣa thống nhất về đơn vị tính.
- Một số thông tin khó thu thập số liệu nhƣ: “Số lao động thuê mƣớn thời
vụ qui đổi” của các trang trại, hợp tác xã; phân tổ “Xã thuộc diện nghèo”.
181
3. Những kiến nghị hoàn thiện hệ thống thông tin trong Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
3.1. Nhóm thông tin về tình hình cơ bản của hộ
Nội dung điều tra đối với hộ cơ bản giữ nguyên nhƣ lần Tổng điều tra
2001. Các thông tin đề nghị bổ sung thêm, sửa đổi bao gồm:
3.1.1. Các thông tin nhận dạng
Bổ sung thêm: Giới tính của chủ hộ để phục vụ cho theo dõi, đánh giá vị
trí của phụ nữ trong tổ chức sản xuất nông nghiệp.
3.1.2. Các thông tin về hộ, nhân khẩu, lao động
Nội dung bổ sung thêm: Các thông tin về những ngƣời trên và dƣới độ
tuổi lao động: tên, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, hoạt động chính và phụ
trong 12 tháng qua.
3.1.3. Các thông tin về tình hình sử dụng đất và mặt nƣớc của hộ
Những nội dung loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung: Sửa lại phân tổ đất: nguồn
đất hiện có của hộ (bao gồm đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
đất hộ đang cho thuê); Bỏ chỉ tiêu về kết quả sản xuất giống thủy sản.
3.1.4. Các thông tin về diện tích một số cây trồng nông nghiệp: Bổ sung thêm
chỉ tiêu về diện tích lúa (theo từng vụ) sử dụng phân bón hoá học, phân vô
cơ, thuốc phòng trừ sâu bệnh.
3.1.5. Các thông tin về chăn nuôi: bổ sung thêm: Số bò cái sữa; lợn thịt lai;
gà công nghiệp; vịt siêu trứng.
3.1.6. Các thông tin về máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp
+ Bổ sung thông tin về tàu thuyền đánh bắt thủy sản cơ giới phân theo
công suất; Tàu thuyền đánh bắt thủy sản cơ giới phân theo nghề đánh bắt chủ
yếu. Tàu thuyền đánh bắt thủy sản cơ giới phân theo ngƣ trƣờng đánh bắt;
+ Không thu thập một số thông tin về các loại thiết bị kèm theo nhƣ máy
tầm ngƣ, máy định vị, máy bộ đàm; số lƣợng máy gặt, máy gặt đập liên hợp
và các loại máy sục khí, quạt đập nƣớc các loại..
3.1.7. Bổ sung các thông tin về nhà ở và một số đồ dùng chủ yếu, bao gồm:
182
- Tình trạng nhà ở của hộ: nhƣ loại nhà, diện tích nhà ở;
- Các đồ dùng chủ yếu của hộ: xe máy, ti vi (đen trắng và màu), điện
thoại (cố định và di động), máy vi tính.
3.2. Nhóm thông tin về cơ sở hạ tầng của các xã và thực trạng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trừ các thông tin về chƣơng trình đánh bắt xa bờ (dự án đã kết thúc)
không còn phù hợp nữa, xã thuộc diện nghèo (thông tin khó thu thập) và
thông tin