Cây chuối Musa spp được trồng phổ biến trên 100 nước và có diện tích trồng hàng năm khoảng 10 triệu ha sản lương 88 triệu tấn. Cây chuối được xếp vào 1 trong hơn 130 loại cây ăn quả đươc đặc biệt quan tâm. Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã bỏ khá nhiều công sức vào nghiên cứu nhằm tạo ra được giống chuối có chất lượng cao, cho năng suất và phẩm chất tốt mà giá thành chấp nhận được để triển khai vào sản xuất ở quy mô thương mại.
Vì thế, việc cung cấp cây giống đủ về số lượng, chất lượng là vấn đề khó khăn. Để sản phẩm chuối trở thành một mặt hàng có sức cạnh tranh thì việc xây dựng những vùng trồng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là cần thiết. Chính vì thế mà việc cung cấp cây giống đủ về số lượng và chất lượng là vấn đề khá cần thiết, và muốn để sản phẩm chuối xuất khẩu của trở thành một mặt hàng mạnh có sức cạnh tranh thì việc xây dụng những vùng trồng tập trung, những đồn điền lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống mới, hiện đại tạo ra số lượng lớn cây con đồng đều, sạch bệnh mà không có phương pháp nào có thể thay thế được.
Trong quá trình nhân giống chuối bằng nuôi cây mô thì giai đoạn nhân nhanh và ra rễ sẽ quyết định đến sự thành công và hiệu quả của quy trình. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: : “Nghiên cưú hoàn thiện quy trình nhân invitro giống chuối Tây”.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5457 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân invitro giống chuối Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS.Lã Thị Nguyệt giảng viên Khoa Công Nghệ Sinh Học- Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, cùng ThS. Trịnh Thị Nhất Chung và các anh chị trong Bộ môn Công Nghệ Sinh Học - Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và sự giúp đỡ rất lớn của bạn bè cũng như người thân trong gia đình.
Bắc Giang, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Ngô Thị Đượm
Phần 1:MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây chuối Musa spp được trồng phổ biến trên 100 nước và có diện tích trồng hàng năm khoảng 10 triệu ha sản lương 88 triệu tấn. Cây chuối được xếp vào 1 trong hơn 130 loại cây ăn quả đươc đặc biệt quan tâm. Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã bỏ khá nhiều công sức vào nghiên cứu nhằm tạo ra được giống chuối có chất lượng cao, cho năng suất và phẩm chất tốt mà giá thành chấp nhận được để triển khai vào sản xuất ở quy mô thương mại.
Vì thế, việc cung cấp cây giống đủ về số lượng, chất lượng là vấn đề khó khăn. Để sản phẩm chuối trở thành một mặt hàng có sức cạnh tranh thì việc xây dựng những vùng trồng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là cần thiết. Chính vì thế mà việc cung cấp cây giống đủ về số lượng và chất lượng là vấn đề khá cần thiết, và muốn để sản phẩm chuối xuất khẩu của trở thành một mặt hàng mạnh có sức cạnh tranh thì việc xây dụng những vùng trồng tập trung, những đồn điền lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống mới, hiện đại tạo ra số lượng lớn cây con đồng đều, sạch bệnh mà không có phương pháp nào có thể thay thế được.
Trong quá trình nhân giống chuối bằng nuôi cây mô thì giai đoạn nhân nhanh và ra rễ sẽ quyết định đến sự thành công và hiệu quả của quy trình. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: : “Nghiên cưú hoàn thiện quy trình nhân invitro giống chuối Tây”.
1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện được quy trình nhân invitro giống chuối Tây để áp dụng vào sản xuất.
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm nâng cao hệ số nhân và chất lượng chồi.
– Ý nghĩa thực tiễn: Khi nghiên cứu này thành công sẽ ứng dụng trong việc nhân giống chuối mốc và tạo giá thể trồng thích hợp làm giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu cung cấp giống chuối ra thị trường.
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây chuối
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Chuối phát triển đầu tiên là ở New Ghinea (Simonds, 1966) sau đó chuyển đến Châu Á – Thái Bình Dương (từ 4000 năm trước công nguyên).
Sự mô tả về chuối một cách rõ ràng và sớm nhất là do người HyLap cổ xưa thực hiện năm 325 trước công nguyên trong cuộc hành trình của Alexander đến Ấn Độ (Rcynolds 1927, Kervegant, 1935). Sau đó khoảng 100 năm sau công nguyên, người Ả Rập đã thống trị mảnh đất từ Ấn Độ - Tây Ban Nha (Kinder và Hilgemann, 1974) [17]. Chuối lại được quan tâm và phát triển nhất là chuối ăn tươi và ăn luộc đã được đưa đến Bắc Phi và phát triển rộng ở đây, mặc dù mảnh đất này rất khô cằn (Rcynolds (1927) đã đưa vào những hóa thạch, các bức vẽ trên các hàng động cho rằng chuối cũng đã trồng và phát triển được 15 thế kỷ ở Châu Phi. Trong đó, Đông Phi chủ yếu trồng 2 loại chuối có kiểu gen AA và AAA. Vùng gần xích đạo hơn phát triển chủ yếu chuối ăn luộc mang kiểu gen AAB. Vansina 1984, 1990 [20], [21] đã giải thích về sự xuất hiện hai loài chuối có kiểu gen AAB ở Châu Phi và cả ở Ấn Độ là một phần do sự thích nghi về khí hậu song chủ yếu là nhu cầu cấp bách về lương thực ở những nước này. Đến thế kỷ thứ X do ảnh hưởng của nền văn minh Ả Rập, mối quan hệ giữa các nước này được mở rộng, thời kỳ này chuối là mặt hàng được trao đổi mạnh nhất trên thương trường cả ở những nước xa như Trung Quốc (Davidson, 1974) [16].
Người ta cho rằng, chuối được di trồng đến Châu Mỹ nhờ người Bồ Đào Nha từ thế kỷ 14, và sau đó phát triển mạnh vào năm 1607 (Kenvegent, 1935) [12]. Trong thời gian gần đây sự thu thập nguồn gen và phổ biến các giống chuối có chất lượng ngày một lan rộng, hơn nữa chuối đã được đưa ra thị trường làm mặt hàng xuất khẩu chính, điều này đã gây ra sự chú ý đầu tư của các nhà khoa học về năng suất và chất lượng của các giống chuối ngày này. Chuối đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, không chỉ nó quan trọng do việc xuất khẩu mà còn ở sự đa dạng về hình dáng và chủng loại [19].
Như vậy, chuối trồng đã có 1 quá trình phát triển lịch sử lâu dài, đầu tiên là những cây hoang dại rải rác ở New Ghinea, sau đó được thuần hóa và lan rộng, nhờ dân chúng và các nhà thám hiểm, các cuộc chinh chiến, Ở Châu Á chuối đã xuất hiện từ 4000 năm trước công nguyên. Chính vì vậy, có thể nói chuối có nguồn gốc từ Châu Á, điều này không những thể hiện ở sự phát triển mạnh của chuối ăn tươi và chuối ăn luộc do thích hợp khí hậu mà còn ở sự đa dạng các chủng loại chuối: ở Philippin có 80 loài, Malaysia 32 loài, New Ghinea 54 loài, Ấn Độ 57 loại … [18].
2.1.2. Phân loại.
Cây chuối có tên khoa học là Musa sp, họ Musaceae, thuộc bộ Scitamincae gồm 2 loài Ensete và Musa. Chuối ăn được thuộc chi Eumusa có nguồn gốc từ 2 loài chuối dại: Musa acuminata và Musa balbisiana.
Sự phân loại các giống thuộc chi Eumusa đã được đề cập đến bởi công trình phân loại của Kurz (1865), sau đó là học giả Chesmen (1945) và gần đây nhất là học giả Simmonds và Slepherd (1955).
Theo các tác giả nghiên cứu về cây chuối (mà đại diện là Simmonds, 1966), họ phân loại chủ yếu dựa vào nhiễm sắc thể, theo hệ thống phân loại này chi Eumusa có số nhiễm sắc thể cơ sở là 11, có 9 - 10 loài và có đến 131 giống[17].
2.2. Giới thiệu vài nét về cây chuối Tây.
Là chuối( “Chuối Tây” thi nghe hay hon) được trồng phổ biến ở nước ta, sản lượng chỉ sau chuối tiêu. Khả năng chống chịu của nó khá hơn chuối tiêu (chống đổ, chịu úng, chịu hạn khá), mùa hè chuối tây chín đủ, phẩm chất khá( tốt ) hơn mùa đông vì quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường triệt để hơn. Vì vậy, vào mùa hè khi để chuối tây chín kỹ (vỏ mỏng, màu vàng xen kẽ những đốm nâu hơi đen) thì hàm lượng đường còn cao hơn cả chuối tiêu. Chuối tây có hàm lượng dinh dưỡng như sau: nước 70,5%; đường 22,5%; bột 0,8%; đạm 1,5%; axit 0,2%; lipit 0,05%; tro 0,8%; vitamin C 4,0%.
Nhóm chuối tây (còn có vùng gọi là chuối gòn) gồm các giống chuối: Tây Hồng, Tây Phấn, Tây Sứ được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn tốt, khả năng chịu rét khá, song dễ bị héo rũ, vàng lá panama, quả to mập, ngọt đậm và kém thơm hơn các giống chuối khác.
Đặc điểm của nhóm chuối tây: cây cao từ 2,5 đến 4,5m, thân màu xanh, lá dài rộng, mặt dưới lá thường có một lớp phấn trắng (nên có nơi gọi là chuối phấn). Gốc lá hình tim, cuống lá tròn xong vẫn hở. Buồng lá thường có dạng hình trụ, thường có 5 đến 10 nải tuỳ điều kiện dinh dưỡng đất và chăm sóc khác nhau. Quả tròn, ngắn, thẳng, dài 15 - 18cm, đường kính quả từ 2,5 - 4,0cm. Trong thực tế sản xuất nhân dân còn tự phân biệt làm hai loại: chuối gòn mã lụa và chuối gòn mã vôiViết hoa tên chuối ko ?
[9].
Đánh giá chung: chuối tây là giống dễ trồng, ít yêu cầu đất đai và chăm sóc phức tạp như chuối tiêu và chuối ngự, có khả năng chống gió bão tốt, chịu úng, chịu hạn tốt, tiềm năng năng suất cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần phải lựa chọn giống tốt và thâm canh thì đây là cây ăn quả có nhiều ưu thế phát triển thành vùng hàng hoá.
2.3. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô trên thế giới.
Chuối là đối tượng cây ăn quả có hình thức sinh sản vô tính với phương thức nhân giống truyền thống là sử dụng chồi nách làm giống trồng những thế hệ kế tiếp. Vì vậy, sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào nhân giống chuối đã được nghiên cứu, ứng dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới như Malayxia, Australia, Pháp, Trung Quốc… và đã góp một phần đáng kể phục vụ ngành sản xuất chuối xuất khẩu.
Theo Reuveni O (1986), kỹ thuật nuôi cấy invitro chuối có một số ưu điểm sau (dẫn theo Hoàng Nghĩa Nhạc)[1]
- Nhân được số lượng lớn giống từ cây ban đầu đã xác định tính trạng.
- Chất lượng cây giống hoàn toàn sạch bệnh, tránh được những sâu hại lây nhiễm qua nguồn đất (tuyến trùng). Vì vậy, tiết kiệm được chi phí hóa chất cho xử lý đất.
- Cây nuôi cấy mô có thể trồng một vụ với mức độ thâm canh cao, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể điều khiển được thời gian thu hoạch.
- Tỷ lệ cây sống cao trên điều kiện đồng ruộng(>98%), khả năng sinh trưởng nhanh hơn cây có nguồn gốc từ chồi nách.
- Cây giống invitro phát triển đồng đều, ra hoa đồng loạt và thời gian thu hoạch ngắn.
- So với cây giống từ chồi nách, cây nuôi cấy mô có giá thành rẻ, dễ vận chuyển, dễ nhân giống.
- Tiện lợi cho việc trao đổi nguồn gen quốc tế.
Theo Viện Nghiên cứu Chuối Quốc tế đặt tại Đài Loan thì nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô gồm 4 giai đoạn sau: giai đoạn ban đầu nuôi cấy, giai đoạn nhân nhanh, giai đoạn ra rễ và giai đoạn chuển cây ra nhà kính[14].
Rodriguez-Enriquez và cộng sự(1987) cho biết từ một chồi chuối ban đầu qua cầy chuyển liên tiếp có thể sinh sản và duy trì được 3 năm trong ống nghiệm[13].
Weathers và cộng sự (1988) đã đề xuất phương pháp nuôi cấy mô chuối cải tiến trong hệ phun mù. Các mô hoặc tế bào chuối nuôi cấy được đặt trên giấy lọc bằng vật liệu trơ sinh học, vô trùng và được phun dung dịch dinh dưỡng qua hệ thống phun mù để vừa điều chỉnh độ ẩm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây. Kết quả cho thấy, chuối non mọc tốt hơn, các mô hoặc tế bào chuối tái sinh cao hơn 4-6 tuần, số lượng chồi lớn hơn 3-20 lần, chu kỳ nhân ngắn hơn 20-50% và chất lượng cây tốt hơn so với đối chứng (nghiên cứu trên môi trường agar thường)[15].
Năm 1991, trường Đai học Quảng Tây (Trung Quốc) đã giới thiệu kỹ thuật đưa cây chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm như sau: khi cây trong ống nghiệm cao 8-10cm, phơi ống nghiệm 2 ngày dưới ánh sáng tự nhiên, mỗi ngày 10 giờ, sau đó lấy ra rửa sạch rễ đem trồng trong bầu đất có đục lỗ kích thước 12-14 x 11-13cm. Thành phần hỗn hợp trong bầu là đất bùn khô đập nhỏ + cát + đất tro của cỏ rác( tỷ lệ 3:1:1). Môi trường trồng tốt nhất là trong nhà có che Polyetylen, mỗi ngày tưới 3-6 lần để duy trì độ ẩm đạt 80%, cần chú ý tránh mưa to và ánh sáng quá mạnh. Khi cây đạt 5-8 lá thì trồng ra ruộng sản xuất[4].
Theo Kawit- Wanichkul và cộng sự (1993) cho rằng môi trường tốt nhất để nhân giống chuối nuôi cấy mô là môi trường MS có bổ sung 15% nước dừa, 1g/lít than hoạt tính và 10mg/lít BAP, pH 5,6 và nồng độ agar là 0,5%. Mô phân sinh chuối sẽ phát triển thành cây con trong 2 tháng. Và ông cũng cho rằng hỗn hợp bụi xơ dừa + cát + phân + compost + đất(tỉ lệ 1:1:1:0,5:0,5) là môi trường tốt nhất cho cây chuối nuôi cấy mô bén rễ, cứng cây, các tác giả cũng kết luận thời gian để vườn ươm tốt nhấ là 7 tuần, nếu để quá lâu khi đưa cây ra ngoài đồng ruộng cây sẽ mọc chậm[12].
Hiện nay, Đài Loan đã áp dụng các phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh các giống chuối với quy mô lớn và còn giúp cho việc duy trì và bảo quản các giống chuối rất thuận lợi. Ngoài Đài Loan, chuối nuôi cấy mô cũng được phát triển mạnh ở Úc, Philippines, Costarica…
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam
Các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú trọng các biện pháp kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi. Những kỹ thuật này hiện còn được áp dụng khá phổ biến ở nhiều vùng miền và nhất là quy mô sản xuất nhỏ.
Kỹ thuật nhân giống vô tính chuối bằng phương pháp invitro ở nước ta cũng thu được một số kết quả sau:
Quy trình nhân giống chuối in vitro đầu tiên ở nước ta do tác giả Nguyễn Văn Uyển đề xuất năm 1985Tham khao ?
, bao gồm 6 công đoạn chính sau: đưa mẫu vào nuôi cấy; tạo và nhân nhanh chồi chuối; tạo rễ cây; ươm chuối trong vườn ươm; bầu chuối và trồng ra ruộng sản xuất.
Đoàn Thị Ái Thuyền và cộng sự (1993) Ko dah dau trich dan ah ?
đã đưa ra quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô bao gồm 5 công đoạn chính sau: đưa mẫu vào nuôi cấy→tạo và nhân nhanh chồi chuối→tạo rễ cây→ươm chuối trong vườn ươm→bầu chuối và trồng ra sản xuất. Và cũng cho biết cây chuối nuôi cấy mô ở vườn ươm 60-70 ngày (luống ươm 30-40 ngày và bầu đất 30 ngày) thì được xuất vườn, khi đó cây cao 40-40cm [5].
Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (1994) cho biết, tỷ lệ tái sinh phụ thuộc vào giống chuối, các chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy và dao động từ 68,42 - 92,31%. Hệ số của chuối tiêu cao nhất khi bổ sung BAP từ 7 – 9 mg/lít. Nước dừa không biểu hiện ảnh hưởng đến chuối tiêu nhưng có ảnh hưởng tốt tới hệ số nhân của chuối rừng ở lượng 10% khi có mặt BAP với lượng 7 mg/lít [6]. Tác giả Đỗ Năng Vịnh (1996)Tai lieu tham khao ?
còn cho biết môi trường MS chứa thiamin HCL 2 mg/lít, nước dừa 10% và BAP 5 mg/lít lag thích hợp nhất. Thời gian cấy chuyển chồi tối ưu là 4 tuần, mật độ 5 cụm chồi/bình (mỗi cụm 2 - 3 chồi) sẽ cho hệ số nhân từ 2,5 - 3,0 lần/tháng [6].
Theo Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn và Hoàng Thị Nga (1995) cho biết hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp invitro để nhân nhanh cây chuối, vật liệu nuôi cấy tốt nhất cho mục đích nhân nhanh là các mô chồi đỉnh và chuối có thể sử dụng kỹ thuật bóc bẹ không cần khử trùng, môi trường thích hợp cho quá trình khởi động phát sinh chồi ban dầu là môi trường MS + (5-7)ppm BA, môi trường nhân nhanh tương tự như môi trường khởi động nhưng sau nhiều lần cấy chuyển cần giảm hàm lượng BA thậm trí tới 0 ppm và có thể bổ sung nước dừa là 10%. Còn môi trường ra rễ tốt nhất là MS + 0,2 g/lít than hoạt tính và cũng nhận xét rằng việc đưa cây chuối invitro ra vườn ươm vụ hè thu là hoàn toàn thuận lợi, tỷ lệ sống đạt 100% trên cả 3 giá thể nghiên cứu là: cát, đất thịt nhẹ,đất + cát + phân chuồng [2].
Theo kết quả của Viện Nghiên cứu Chuối Quốc tế (The International Network for Improment of Banana and Plantain), việc chuyển cây chuối non trong ống nghiệm ra vườn ươm là giai đoạn làm cho cây chuối thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt. Quá trình này kéo dài khoảng 2 tuần, bắt đầu từ lúc cây ở trong ống nghiệm, bằng cách mở dần nắp ống nghiệm và để ống nghiệm ra vùng có ánh sáng, nhiệt độ tự nhiên; sau đó rửa sạch thạch ở rễ và nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm trước khi cấy ra nền đất. Người ta có thể sử dụng màng polyetylen trùm lên nóc luống ươm cây con để giữ ẩm, nhưng phải chú ý làm mát về mùa hè. Giai đoạn đầu, luống ươm phải được che 50% ánh sáng [31]. Những cây chuối non sẽ được nhúng trong dithane M - 45 0,3% (80% WP), rồi trồng trong túi plastic 9 x 10 cm. Môi trường trồng là: 60 % khoáng bón cây vermiculite, 30% cát và 10% hữu cơ (tính theo thể tích). Sau khi trồng, bón cho mỗi túi 3g phân tổng hợp (14N - 14P - 14K). Thời gian đẻ ở vườn ươm trước khi đem ra đồng ruộng trồng là 2 - 3 tháng [30].
Theo Đỗ Văn Vịnh và cộng sự (1996), cây chuối nuôi cấy mô cần đưa ra luống giâm gồm 3 lớp: lớp dưới là đất dày 5cm, lớp giữa là phân chuồng ải trộn với đất cát pha tỷ lệ 1:1 dày 7cm, lớp trên cùng là cát vàng 5-7cm; mật độ giâm là 300-400 cây/m2 ; thời gian ở luống giâm là 30 ngày. Sau đó, chuối được đưa ra bầu đất có kích thước 7-10 x 10-15cm, thời gian ở bầu đất từ 45-60 ngày, mùa đông rét có thể để lâu hơn. Như vậy, tổng thời gian ở vườn ươm là 2,5-3 tháng hoặc lâu hơn nữa. Cũng có thể đưa thẳng cây non ra bầu đất không cần qua luống giâm. Đất đóng bầu có thành phần: phân hữu cơ vi sinh + cát + đất phù sa hoặc đất pha cát ( tỷ lệ 1:1:1) là tốt nhất [7].
Theo Phạm Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997), từ nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô, tác giả kết luận môi trường nuôi cấy là MS(1962) có bổ sung 1 ppm Thiamin HCl đã làm tăng khả năng tái sinh chồi chuối, nền giá thể ra cây cho tỷ lệ sống cao nhất là 1/3 đất + 1/3 phân hữu cơ + 1/3 cát đen và thời vụ ra cây thích hợp từ tháng 4 đến tháng 10. Ứng dụng kết quả này đã sản xuất được hàng triệu cây giống cung cấp cho các tỉnh phía Bắc ( Nam Định, Thái Bình …) [3].
Trước đây, trong quá trình sản xuất nông nghiệp hầu hết các hoạt động đều gắn liền với sự tồn tại của đất trồng. Đất trở thành một nhân tố quan trọng hợp thành môi trường đồng thời trong nhiều trường hợp lại là nhân tố quyết định, sự tồn tại, phát triển hay hủy diệt các nhân tố khác của môi trường [17]. Thông thường đất có dung trọng và tỷ trọng thấp thì có độ xốp cao và trong những đất đó thường giàu ôxy nên rễ cây sinh trưởng tốt, hút được nhiều nước và dưỡng chất cung cấp cho sự sinh trưởng phát triển của phần cây trên mặt đất. Ngược lại, cây sẽ sinh trưởng kém nếu trong đất có độ xốp thấp do bộ rễ bị thiếu ôxy, thường những lọai đất này có dung trọng và tỷ trọng cao.
Cùng với sự phát triển của các hệ thống canh tác con người ngày càng sáng tạo ra các giá thể phù hợp với từng loại hệ thống, từng loại cây trồng. Giá thể là một trong những loại môi trường sinh sống của bộ rễ, là kho chứa các chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây trong quá trình hoạt động sống.
Hiện nay, các loại giá thể trên thị trường rất phong phú, ngoài những giá thể được phối trộn và đóng gói, người sản xuất còn tự phối trộn và tạo ra vô vàn các loại giá thể khác nhau từ các nguồn nguyên liệu sẵn có. Như đã biết cây trồng cần cả ôxy và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây, do vậy, giá thể lý tưởng phải đảm bảo khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng tương đương với độ thoáng khí. Kết quả nghiên cứu của Jiang Qing Hai (2004) [3] cho thấy, để cây sinh trưởng phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơ bản bao gồm các tính chất:
Tính chất vật lý: chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu.
Tính chất hóa học: chủ yếu là độ chua, giá thể có pH trung tính, có khả năng ổn định pH và mức độ hút dinh dưỡng cao. Các vật liệu cấu thành giá thể có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó bị nước rửa trôi mới có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, hoặc vật liệu nuôi cấy có lượng trao đổi ion khá cao có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi ion thấp chỉ tích được một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xuyên bón thêm phân. Đồng thời, lượng trao đổi ion cao có thể hạn chế tốc độ biến đổi trị số pH, làm mất khả năng ổn định pH tự nhiên của giá thể
Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất vì vậy nguyên liệu cấu thành giá thể phải có mức độ hữu hiệu cao, phải không có mùi, tiện cho việc phối trộn, phải nhẹ, rẻ và thông dụng nhằm giảm bớt chi phí, sức lao động và công vận chuyển.
Áp dụng giá thể vào sản xuất cho phép tăng năng suất cây trồng, thu lợi nhuận cao trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất, cải thiện tính chất đất.
Các vật liệu trồng chuối trong giai đoạn vườn ươm thường là: đất, cát, xơ dừa, phân chuồng, vỏ cây, trấu, phân rác… các giá thể thường là hỗn hợp của 2 - 3 vật liệu khác nhau.
Theo Trần Kông Tấu (1993), tỷ trọng đất tỷ lệ nghịch với hàm lượng mùn trong đất [10]. Mùn là thành phần tiền thân của các axit hữu cơ và có vai trò giữ dinh dưỡng trong đất, nên sự sinh trưởng phát triển của cây cũng tỷ lệ nghịch với tỷ trọng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2001), tỷ trọng của các giá thể đất, cát gấp gần 3 lần so với giá thể than trấu. Trong giá thể than trấu hàm lượng mùn rất cao đạt tới 7% (trước khi thí nghiệm) và hơn 8% (sau khi thí nghiệm), còn ở phù sa sông Cầu chỉ có 1.02% mùn [8].
Độ xốp của giá thể tỷ lệ thuận với lượng ôxy trong đất; hàm lượng ôxy trong đất lại tỷ lệ nghịch với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Giá thể là than trấu có độ xốp cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho rễ cây sinh trưởng mạnh. Từ đó sẽ h