Đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới hiện nay là xu thế toàn cầu hoá của các nền kinh tế và phân công lao động Quốc Tế; dẫn đến sự tự do hoá về thương mại, phát triển mạng mẽ về sản xuất và dịch vụ.
Trong lịch sử phát triển nhân loại, trình độ trí tuệ của lực lượng sản xuất ngày càng cao, từng bước nhanh chóng giúp con người thoát khỏi lao động cơ bắp phổ thông bằng lao động có khoa học kỹ thuật, năng xuất lao động ngày càng tăng và chất lượng sản phẩm phục vụ các nhu cầu con người ngày càng tốt hơn, giá thành rẻ, tạo ra của cải tích luỹ ngày càng nhiều. Đời sống kinh tế xã hội phát triển rõ rệt, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trên Thế giới xu hướng sản xuất các sản phẩm bằng Công nghệ cao đang dần trở thành vấn đề trọng yếu trong nền kinh tế các Quốc gia. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập kinh tế và trình độ cuộc sống xã hội giữa các nước giàu và nghèo, các nước đang phát triển vốn đã lớn ngày càng lớn hơn; do đạt được ưu thế đầu vào sản phẩm (nguyên liệu, năng lượng, lao động.) ít hơn, song sản phẩm tạo ra có chất lượng cao và nhiều hơn, đưa các nước thế giới thứ ba và các nước đang phát triển vào nguy cơ tụt hậu.
Công nghệ cao sẽ tạo cho các nước phát triển phát huy thế mạnh về trình độ công nghệ của mình để thu được lợi nhuận rất lớn, còn các nước đang phát triển trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm và vô tình phụ thuộc vào các nước phát triển.
Đất nước Việt Nam có xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, sản xuất nhỏ, manh mún, thuần nông; Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế hầu như không có gì. Sau năm 1975, cục diện kinh tế thế giới đã có những bước nhảy vọt lớn về trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển với tốc độ rất nhanh.
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa (Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng Sản Việt Nam), nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu trên là do có sự tăng trưởng trong các lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ thấp, do xuất khẩu tài nguyên thô hoặc sản phẩm cơ chế đơn giản. Một mốc quan trọng trong quá trình này là vào năm 2006 Việt Nam sẽ tham gia chính thức vào tổ chức khu vực thương mại tự do Châu Á (AFTA) và tổ chức thương mại Quốc tế (WTO). Lúc đó, nước ta sẽ phải đối mặt hoàn toàn với các thách thức của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, những sản phẩm chất lượng thấp không thể cạnh tranh trên thị trường thương mại Quốc Tế và khu vực. Vì vậy, cần thiết phải nuôi dưỡng năng lực công nghệ và tạo ra các sản phẩm Công nghệ cao.
108 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phương án xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại cho khu công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THÔNG TIN HIỆN ĐẠI CHO KHU CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC
Tài liệu hội thảo
Mã số: 216-2000-TCT-RDP-VT-67
Chủ trì: TS.Trần Hồng Quân
Cộng tác viên: Ths.Bạch Văn Lợi
Chu Tiến mạnh
Lê Ngọc Giao
Đỗ Mạnh Quyết
Trần Thiện Chính
HÀ NỘI 02/2001
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới hiện nay là xu thế toàn cầu hoá của các nền kinh tế và phân công lao động Quốc Tế; dẫn đến sự tự do hoá về thương mại, phát triển mạng mẽ về sản xuất và dịch vụ.
Trong lịch sử phát triển nhân loại, trình độ trí tuệ của lực lượng sản xuất ngày càng cao, từng bước nhanh chóng giúp con người thoát khỏi lao động cơ bắp phổ thông bằng lao động có khoa học kỹ thuật, năng xuất lao động ngày càng tăng và chất lượng sản phẩm phục vụ các nhu cầu con người ngày càng tốt hơn, giá thành rẻ, tạo ra của cải tích luỹ ngày càng nhiều. Đời sống kinh tế xã hội phát triển rõ rệt, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trên Thế giới xu hướng sản xuất các sản phẩm bằng Công nghệ cao đang dần trở thành vấn đề trọng yếu trong nền kinh tế các Quốc gia. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập kinh tế và trình độ cuộc sống xã hội giữa các nước giàu và nghèo, các nước đang phát triển vốn đã lớn ngày càng lớn hơn; do đạt được ưu thế đầu vào sản phẩm (nguyên liệu, năng lượng, lao động...) ít hơn, song sản phẩm tạo ra có chất lượng cao và nhiều hơn, đưa các nước thế giới thứ ba và các nước đang phát triển vào nguy cơ tụt hậu.
Công nghệ cao sẽ tạo cho các nước phát triển phát huy thế mạnh về trình độ công nghệ của mình để thu được lợi nhuận rất lớn, còn các nước đang phát triển trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm và vô tình phụ thuộc vào các nước phát triển.
Đất nước Việt Nam có xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, sản xuất nhỏ, manh mún, thuần nông; Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế hầu như không có gì. Sau năm 1975, cục diện kinh tế thế giới đã có những bước nhảy vọt lớn về trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển với tốc độ rất nhanh.
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa (Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng Sản Việt Nam), nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu trên là do có sự tăng trưởng trong các lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ thấp, do xuất khẩu tài nguyên thô hoặc sản phẩm cơ chế đơn giản. Một mốc quan trọng trong quá trình này là vào năm 2006 Việt Nam sẽ tham gia chính thức vào tổ chức khu vực thương mại tự do Châu Á (AFTA) và tổ chức thương mại Quốc tế (WTO). Lúc đó, nước ta sẽ phải đối mặt hoàn toàn với các thách thức của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, những sản phẩm chất lượng thấp không thể cạnh tranh trên thị trường thương mại Quốc Tế và khu vực. Vì vậy, cần thiết phải nuôi dưỡng năng lực công nghệ và tạo ra các sản phẩm Công nghệ cao.
Nhận thức tầm quan trọng chiến lược này, Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII tại Hà Nội đã xác định rõ phương châm, định hướng quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Đất nước ta là: “Kinh tế, khoa học kỹ thuật cần phải đi tắt, đi đón đầu và nhanh chóng trở thành nước công nghiệp sau 25 năm”. Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Muốn vậy, trong sự nghiệp phát triển kinh tế CNH-HĐH, công nghệ phải là mũi nhọn, cần có các công nghệ cao để tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng và nhân lực”.
Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế đất nước và những yêu cầu cấp thiết trên, ngày 12-10-1998, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có quyết định số198/1998/QĐ-TTg thành lập Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, phê duyệt quy hoạch tổng thể và dự án đầu tư Bước I-Giai đoạn I Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. Quyết định xác định rõ chức năng, tính chất Khu Công nghệ cao Hoà Lạc: Là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nền kinh tế khu vực và cả nước với vai trò là cầu nối tiếp nhận chuyển giao và tiến tới sáng tạo các công nghệ cao mới. Là điểm thử nghiệm, thí nghiệm rút kinh nghiệm cho việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghệ cao trong cả nước. Đây thực sự là yếu tố khởi đầu có ý nghĩa thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước theo đúng định hướng, bước cụ thể hoá chủ trương của Đảng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp tại khu vực phía Bắc Việt Nam.
Nhiệm vụ của khu Công nghệ cao Hoà Lạc là dần từng bước chuyển từ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng hoá cải tiến để tiến tới sáng tạo Công nghệ cao Việt Nam, và phát triển đồng bộ vững chắc cùng các lĩnh vực: Tài chính và tiền tệ, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước. Tiếp thu và vận dụng công nghệ tiên tiến vào điều kiện Việt Nam, đồng thời trước mắt phải đào tạo nguồn cán bộ, đào tạo con người (con người là thế mạnh ở Việt Nam); đào tạo gắn với nhu cầu sản xuất tại các xí nghiệp và doanh nghiệp.
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc nằm trong tổng thể Đô thị Thành phố vệ tinh Hoà Lạc trong chuỗi đô thị Miếu Môn-Xuân Mai-Hoà lạc-Sơn tây của vùng đô thị Hà Nội. Để triển khai đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác sử dụng khu Công nghệ cao có hiệu quả, đáp ứng mục đích chuyển giao, nghiên cứu ứng dụng và cải tiến, sáng tạo Công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống cán bộ nhân viên, đảm bảo môi trường và xắp xếp các chức năng trong khu CNC một cách khoa học, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, phát triển đúng lịch trình như dự án đã đề ra... Việc lập quy hoạch chi tiết và chia lô các khu chức năng xây dựng bước 1, làm cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo là cần thiết và cấp bách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây, góp phần san sẻ gánh nặng dân số của Thành phố Hà Nội trong thế kỷ 21, dần từng bước xây dựng Thành phố Hoà Lạc với nhân tố nòng cốt là công nghiệp công nghệ cao thành một thành phố vườn, khoa học công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trung tâm Công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp công nghệ cao nhằm triển khai cụ thể hoá Dự án NCKT đầu tư xây dựng Bước 1 - Giai đoạn I các khu chức năng của khu Công nghệ cao Hoà Lạc, làm cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng các công trình trong khu, góp phần đưa khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động theo đúng lịch trình.
Nằm trong tổng thể qui hoạch phát triển đó, Qui hoạch tổng thể hạ tâng focư sở thông tin Kkhu CNC Hoà lạc đóng vai trò then chốt trong việc góp phần vào thành công của dự án này.
Chính vì nhận thức đựoc tầm quan trọng của vấn đề nên trong năm 2000-2001, nhóm qui hoạch của Viện KHKT Bưu điện được Tổng công ty BCVT Việt nam giao nhiệm vụ cùng phối hợp với Ban quản lý Khu CNC Hoà lạc tiến hành nghiên cứu và xây dựng Qui hoạch tổng thể hạ tầng cơ sở thông tin cho khu vực này. Hạ tầng thông tin khu vực CNC Hoà lạc vừa phải bảo đảm công nghệ tiên tiến mới nhất của Tin học, Viễn thông vừa phải bảo đảm thông tin liên lạc trước mắt và lâu dài. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn của nhóm Qui hoạch và thực hiện đề tài này. Tuy nhiên với kinh nghiệm và công cụ thiết kê,qui hoạch hiện đại cho đến nay chúng tôi đã điều tra khảo sát và dần hình thành phương án tổng thể phát triển hạ tầng cơ sở thông tin khu CNC Hoà lạc. Báo cáo này trình bày một số nét chính những nghiên cứu và tính toán đã thực hiện cho qui hoạch hạ tầng cơ sở thông tin khu CNC Hoà lạc.
Chúng tôi hy vọng nhận được sự đóng góp chân thành của các chuyên gia trong lĩnh vực qui hoạch, công nghệ viễn thông để nhanh chóng có thể đưa ra được bản qui hoạch tổng thể cho khu CNC Hoà lạc góp phần vào sự thành công của Dự án cũng như định hướng cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở thông tin khu vực Hoà lạc và Hành lang 21.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU HOÀ LẠC
Hiện trạng
Khu vực phát triển Hành lang 21 nằm dọc hai bên Quốc lộ 21A, trải dài từ Sơn Tây ở phía Bắc đến Miếu Môn ở phía Nam. Khu vực này giáp với sông Hồng ở phía Bắc, Hồ Tuy Lai (Mỹ Đức - Hà Tây) ở Phía Nam, Sông Tích Giang ở phía Đông và dãy núi Ba Vì, Tản Viên ở phía Tây.
Có khoảng 79.000 người hiện đang sinh sống trong khu vực phát triển Hoà Lạc và Xuân Mai. Phần lớn dân cư có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, trình độ học vấn chưa cao, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, môi trường sống còn gặp nhiều khó khăn.
Khu vực phát triển phần lớn là đất canh tác, cơ sở hạ tầng như hệ thống nhà ở, các công trình công cộng, hệ thống giao thông vận tải, nước sạch, nước thải và vệ sinh, chất thải rắn, điện, dịch vụ bưu điện, viễn thông... hầu như chưa được hình thành.
Quy hoạch của JICA cho khu vực hành lang 21
Nghiên cứu của JICA bao gồm việc lập Quy hoạch Định hướng và Quy hoạch tổng thể. Quy hoạch định hướng đề cập đến vấn đề phát triển vùng đối với khu vực nằm dọc theo quốc lộ 21A, bao gồm Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai và Miếu Môn, được gọi là "Phát triển hành lang 21". Trong đó, quy hoạch tổng thể tập trung giải quyết vấn đề phát triển khu vực Hoà Lạc và Xuân Mai, được gọi là "Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai".
Phát triển hành lang 21 được coi là dự án có tầm chiến lược quốc gia trong bối cảnh xuất hiện các vấn đề đô thị nghiêm trọng đầy khó khăn thử thách và tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong thế kỷ 21. Điều kiện tiên quyết để đặt dự án vào đúng quỹ đạo thực hiện là có được sự nhất trí xuyên suốt. Những vấn đề sau đây là yêu cầu bắt buộc để khởi đầu và thực hiện thành công dự án:
Bắt đầu thực thi vững vàng phát triển giai đoạn một của ĐHQG và KCNC Hoà Lạc,
Tạo ra một không gian đô thị hấp dẫn và thuận tiện, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút người dân, du khách và các nhà đầu tư,
Thành lập bộ máy thực thi phối hợp tốt với sự hỗ trợ của các cơ quan tiên phong để đảm bảo phát tiển cân đối, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế.
Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1 (2000 - 2010)
Giai đoạn 1 được gọi là "giai đoạn khởi đầu" thực hiện theo chiến lược các chức năng chủ yếu như ĐHQG và KCNC Hoà Lạc. Trong giai đoạn này, ĐHQG sẽ xây dựng nền móng khu trường đại học bằng cách di chuyển và sát nhập các trường đại học thành viên, thành lập thêm một số khoa trong đó có khoa công nghệ. KCNC Hoà Lạc cũng sẽ đặt nền móng của mình trong giai đoạn này bằng cách triển khai các chức năng đa dạng như nghiên cứu và đào tạo, giao lưu công nghệ, khu phần mềm, khu công nghệ cao, trung tâm dịch vụ, thương mại và kinh doanh.... Trong giai đoạn này Hành lang 21 chỉ giới hạn phát triển ở Hoà Lạc.
Giai đoạn khởi đầu phát triển độc lập, chủ yếu tập trung vào việc đưa voà sử dụng các chức năng và cơ sở đô thị đã được lựa chọn ở Hoà Lạc, vì vậy không bắt buộc phải có mối liên kết chặt chẽ với trung tâm Hà nội trong giai đoạn này.
Cơ cở hạ tầng cơ bản như các đường huyết mạch, nước, nước thải và vệ sinh, chất thải rắn, điện, dịch vụ bưu điện, viễn thông ... cần được phát triển để hỗ trợ giai đoạn này. Hơn nữa một khu Trung tâm Đô thị hấp dẫn và tập trung sẽ được xây dựng một phần, giã vai trò hạt nhân của toàn bộ dự án Phát triển Hành lang 21.
Giai đoạn 2 (2010 - 2020)
Giai đoạn 2 là giai đoạn lớn mạnh nhằm tạo đà phát triển để xây dựng một thành phố vệ tinh bền vững với các chức năng đô thị đa dạng, đông dân cư trong khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai.
Giai đoạn này sẽ kéo dài tới năm 2020 đến khi hoàn thành xây dựng cơ cấu đô thị của hành lang 21 về cơ bản. Với các ảnh hưởng lan truyền trực tiếp từ Hoà lạc, Xuân Mai sẽ phân chia các chức năng đô thị và tiện ích trong đó chức năng phân phối và lưu thông thương mại sẽ giữ vai trò chủ yếu. Khu vực Xuân Mai và Miếu Môn sẽ tăng cường mối liên kết giữa hai khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Khu vực Sơn Tây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu du lịch giải trí ngày càng tăng không chỉ của dân cư Hà Nội mà cả du khách quốc tế.
ĐHQG, KCNC Hoà Lạc và khu công nghiệp Phú cát sẽ bắt đầu hoạt động cùng với các ngành công nghiệp dịch vụ chủ chốt như giao lưu quốc tế, thể thao, giải trí, các dịch vụ dân dụng thương mại và kinh doanh, hành chính địa phương, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi xã hội.
Vì hành lang 21 sẽ phát triển như một thành phố vệ tinh trọng yếu nên cần tăng cường mối liên kết với trung tâm Hà Nội, điều này đòi hỏi một hệ thống giao thông đường sắt công suất lớn (Mass Railway Transit - MRT) trong giai đoạn này. Có thể nói rằng, sự phát triển tiếp theo của Hành lang 21 chủ yếu là phát triển hệ thống giao thông đường sắt công suất lớn.
Một vấn đề then chốt khác đối với sự phát triển trong giai đoạn này là làm thể nào để hình thành một thị trường nhà ở với các loại nhà ở khác nhau có xem xét đến khả năng của người mua.
Giai đoạn 3 (sau năm 2020)
Giai đoạn 3 được coi là giai đoạn chính muồi. Trong giai đoạn này, sự phát triển sẽ trở nên chín muồi hướng tới phát triển một thành phố vệ tinh đa chức năng với nhiều chức năng đô thị đa dạng cũng như chức năng dân cư có chất lượng để hấp thụ bớt một lượng dân cư của khu vực Thủ đô Hà nội.
Trong giai đoạn này, những bước phát triển trước đây sẽ được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi và môi trường sống sẽ thuận lợi hơn phục những ai sống và làm việc ở đó. Hành lang 21 sẽ trở thành "thành phố sinh thái khoa học" , thu hút nhiều người nước ngoài đến vì nhiều mụch đích khác nhau.
2010
2020
GIAI ĐOẠN 1
Giai đoạn khởi đầu
Thu xếp tiền thực thi về mặt pháp luật, thể chế và tổ chức
Bố trí cơ sở hạ tầng cơ bản bên trong và ngoài khu
Đưa vào sử dụng các chức năng đô thị chiến lược chủ yếu như ĐHQG và KCNC Hoà Lạc để trở thành một thành phố mới độc lập ở Hoà lạc
Hình thành một khu trung tâm đô thị hấp dẫn và các công trình công cộng / cộng đồng khác như nhà cửa, trường học, bệnh viện
GIAI ĐOẠN 2
Giai đoạn phát triển
Đưa vào sử dụng các chức năng đô thị đa dạng bằng cách phân chia các chức năng đó với Hà nội nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm.
Nuôi dưỡng thị trường nhà ở năng động và cung cấp nhà ở với số lượng lớn.
Mở rộng theo tuyến thẳng theo hướng trục phát triển Bắc - Nam dọc quốc lộ 21A.
Phát triển hệ thống vận tải nối liền với trung tâm Hà nội nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi.
Giám sát việc phát triển bên ngoài nhằm duy trì ý tưởng thành phố vườn
Tổ chức các sự kiện quốc tế
GIAI ĐOẠN 3
Giai đoạn chín muồi
Chủ yếu đổi mới và tái phát triển giai đoạn 1 và 2 nhằm đáp ứng những nhu cầu và hoàn cảnh thay đổi
Tạo ra môi trường sống chất lượng như kiểu khu dân cư chất lượng của thủ đô Hà nội
Đảm nhiệm các chức năng trung tâm để thực sự trở thành một trung tâm quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, giao lưu văn hoá trên cơ sở quốc tế
Tác động chắc chắn đến nền kinh tế khu vực có ảnh hưởng đến phần còn lại của Hành lang 21
Hình 1- 1: Kế hoạch phát triển dài hạn
1999 - 2000
2001 - 2005 (Giai đoạn 1A)
2006 - 2010 (Giai đoạn 1B)
Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể
Nghiên cứu khả thi giai đoạn 1A
Xây dựng thể chế
Phân bổ tài chính
Thiết kế Khu vực giai đoạn 1B
TK/XD hạ tầng
TK/XD ĐHQG
TK/XD KCNC HL
TK/XD Nhà ở và CTCC
Kế hoạch hành động
Nghiên cứu Khả thi giai đoạn 1B
Thiết kế khu vực giai đoạn 1B
TK/XD hạ tầng
TK/XD ĐHQG
TK/XD KCNC HL
TK/XD Nhà ở và CTCC
Tiền thực thi
Phát triển giai đoạn 1A
Phát triển giai đoạn 1B
Nguồn:Đoàn nghiên cứu JICA
Hình 1- 2: Kế hoạch phát triển ngắn hạn
Dự báo về kinh tế xã hội
Dân số
Giả thiết rằng tác động ngoại biên hoặc các ảnh hưởng lan truyền sẽ chỉ phát sinh ở khu vực Sơn Tây, Xuân Mai và Miếu Môn cho đến khi những phát triển đáng kể sẽ xảy ra ở Hoà Lạc vào năm 2005. Trên cơ sở này, việc tăng dân số hàng năm trong 3 khu vực sẽ vào khoảng 2 - 3%. sau đó sẽ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển bành trướng của Hoà Lạc, dân số sẽ có thể tăng với tỷ lệ cao hơn vào khoảng 3 - 4%. Quy mô dân số của thành phố Hoà Lạc được dự tính dựa trên số dân cư đang sinh sống tại Hoà Lạc và Xuân Mai, số dân đang làm việc cho ĐHQG, KCNC Hoà Lạc cũng như các ngành dịch vụ, xây dựng và sản xuất khác.
Dân số theo dự kiến của JICA
Đơn vị: người
Tên Khu vực
1996
2005
2010
2020
Sơn Tây
40.000
50.000
60.000
90.000
Hoà Lạc
44.000
135.000
205.000
400.000
Xuân Mai
35.000
45.000
55.000
100.000
Miếu Môn
1.000
1.500
2.000
4.000
Tổng dân số
120.000
231.500
322.000
594.000
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA
Bảng 1- 1: Dân số theo dự báo của JICA
Dân số theo dự kiến của Bộ Xây dựng (Không tính lực lượng quân sự)
Đơn vị: người
Tên Khu vực
1996
2005
2010
2020
Sơn Tây
40.000
60.000
80.000
100.000
Hoà Lạc
44.000
150.000
420.000
670.000
Xuân Mai
35.000
60.000
100.000
170.000
Miếu Môn
1.000
5.000
10.000
30.000
Dự trữ
10.000
20.000
30.000
Tổng dân số
120.000
285.000
620.000
1.000.000
Nguồn: Bộ Xây dựng
Bảng 1- 2: Dân số theo dự báo của Bộ xây dựng
Lượng lao động
Đơn vị: người
Tên Khu vực
2005
2010
2020
ĐHQG
7.100
9.900
14.700
KCNC Hoà lạc
9.000
15.000
25.000
Sản xuất
12.000
24.000
60.000
Xây dựng
12.000
19.400
32.900
Dịch vụ
10.000
18.000
45.000
Hiện có
31.600
31.600
31.600
Người đi làm ở Hà nội
7.700
9.400
13.700
Tổng dân số
89.400
127.300
244.900
Nguồn: Đoàn nghiên cứu JICA
Bảng 1- 3: Lượng lao động khu vực Hoà lạc
Thu nhập
Khi xem xét dân số tương lai và sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo vùng GRDP trên đầu người, khuôn khổ kinh tế của Hành lang 21 được dự tính dựa trên cơ sở sau đây:
Tới năm 2000, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước tạm ngừng lại, sau đó sẽ đạt được sự tăng tốc với tốc độ phát triển cao hơn.
Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai đạt được tốc độ phát triển tăng tốc vào năm 2020 và theo kịp Khu vực Thủ đô Hà Nội về GRDP trên đầu người, nhờ có đầu tư lớn cho Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai, dẫn đến ảnh hưởng lan truyền tới nền kinh tế trong khu vực.
Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai ảnh hưởng biên về kinh tế - xã hội hoặc ảnh hưởng lan truyền đến Sơn Tây, Xuân Mai và Miếu Môn cho đến khi hoàn thành phát triển giai đoạn 1A theo vào năm 2005.
Phát triển Hành lang 21 sẽ tiếp tục giai đoạn tăng trưởng của mình sau năm 2010, và các ngành công nghiệp trong KCNC Hoà Lạc và Phú Cát sẽ hoạt động hết công suất
GRDP
Cấp
GRDP (Tỷ đồng)
GRDP (Triệu US$)
2005
2010
2020
2005
2010
2020
Quốc gia
520.043
764.114
1.893.459
37.413
54.972
136.220
ĐB Sông Hồng
94.170
138.018
339.929
6.774
9.929
24.455
Khu vực Thủ đô Hà Nội
38.211
57.629
151.654
2.748
4.145
10.910
Hành lang 21
2.608
5.185
26.949
187
373
1.938
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA
Bảng 1- 4
GRDP trên đầu người
Cấp
GRDP/đầu người (nghìn đồng)
GRDP/đầu người (US$)
2005
2010
2020
2005
2010
2020
Quốc gia
5.967
8.187
18.215
429
588
1.310
ĐB Sông Hồng
6.198
8.482
18.756
445
619
1.349
Khu vực Thủ đô Hà Nội
15.855
16.367
32.042
1.140
1.177
2.305
Hành lang 21
9.513
13.094
33.644
684
942
2.420
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA
Bảng 1- 5
Các số liệu được đưa ra một cách trung thực theo dự báo cũng như những tính toán của JICA. Tuy nhiên có thể nhận thấy số liệu về thu nhập đầu người hơi thấp (năm 2005 mới đạt con số 684 USD/đầu người, xem chi tiết bảng 1-4). Đây là thu nhập bình quân đầu người toàn khu vực hàng lang 21, như vậy có thể tính thu nhập bình quân đầu người của khu vực Hoà lạc cao hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người của toàn hành lang 21 (số dân chiếm khoảng 1/2, nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu tập trung ở khu vực này do đầu tư tập trung hầu hết tại khu vực Hoà lạc - đến năm 2005).
Về thu nhập đầu người của các khu vực nội bộ và toàn khu vực Hoà lạc sẽ được đề cập đến trong những phần tiếp theo.
Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực
Đoàn nghiên cứu của JICA đã tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho khu vực CNC Hoà lạc. Cuộc điều tra đã được tiến hành ở các khu vực sau:
Khu vực Trường đại học
Khu vực Viện nghiên cứu
Khu vực Doanh nghiệp
Các kết quả thu được được trình bày trong Phụ lục (tập - 4) Báo cáo Nghiên cứu về dự án phát triển đô thị khu vực Hoà lạc và Xuân mai. Sau đây là một số tóm tắt cơ bản của báo cáo này.
Các câu hỏi được thực hiện tại 34 trường Đại học, 55 V